TRẢ
LỜI CHẤT VẤN.
Ấy vậy các con phải lưu tâm mà chấn hưng mối Đạo; ấy là kế bảo tồn quốc túy, lại là phương thoát tục. Cơ Trời Thầy không lẽ tỏ ra đây,.
Đức Chí Tôn.
Khối Nhơn Sanh Đạo
Cao Đài nhận được lời chất vấn của nhiều vị có nội dung khá giống nhau... xuất
phát từ lời dạy của Đức Hộ Pháp:.. Cứu quốc
toàn dân phải trổ tài.... Tựu trung câu hỏi như sau:
Nơi địa phương...
hiện nay có một số người căn cứ vào lời dạy của Tôn sư dạy... Cứu quốc toàn dân phải trổ tài... và đưa
ra lời giải thích (hay lý luận): ...nên muốn cứu Đạo, trước phải cứu quốc,...
khi thay-đổi chế-độ mới phục-hưng nền Đạo được...
Xin Khối Nhơn
Sanh cho biết ý kiến về cách hiểu trên...
Hồi đáp.
Trước hết KNS
xin cảm ơn quí hiền đã gởi câu hỏi về vấn đề rất thời sự và rất quan trọng như
vậy. Thứ đến xin phép nói rõ là: chúng
tôi cố gắng trình bày cách hiểu lời dạy của tôn sư cho phù hợp với pháp luật và
giáo lý tôn giáo là chính. Điều nầy đồng nghĩa với việc: xin quí hiền hiểu
đúng ý là không nhận xét hay phê bình gì về những cách hiểu mà chúng tôi không
đưa ra. Chúng tôi cố gắng để không bị hiểu lầm là tạo ra cuộc tranh luận (không
cần thiết và vô bổ) trong thời kỳ Hội Thánh không cầm quyền hành chánh. Làm
sáng nghĩa một lời dạy của tôn sư (hay bất kỳ một vấn đề nào khác) để cùng nhau
tiến đến sự thật là trách nhiệm mà chúng tôi tự xét thấy không có quyền từ chối...trên
bước đường phục hồi cơ đạo. Chúng tôi xin phép trình bày:
Thứ nhất: Nguyên
tắc chung.
Câu trên là một
câu thơ... mà một câu thơ thì có nhiều cách hiểu trong đó có một cách hiểu đúng
và hằng hà sa số cách hiểu khác với đáp số đúng (thậm chí là đối nghịch). Cũng
như trong hình học phẳng giữa hai điểm A và B chỉ có một đường thẳng duy nhất
mà có hằng hà sa số đường cong.
Tôn sư trước sau
như một vẫn theo nguyên tắc: lấy pháp luật và giáo lý Đại Đạo Tam Kỳ Phổ Độ làm
gốc. Cho nên dầu là một án văn, một lời phê, một lời dạy, một ẩn ngôn cũng đều
phải căn cứ vào pháp luật, giáo lý đạo để hiểu mới phù hợp (có giá trị). Thí dụ Tôn sư dạy:... Chà Là dành cho mấy người hai vợ ở...
Nhiều người tưởng
thật gặp mấy người đa thê chỉ về Chà Là kiếm đất cất nhà (rõ ràng là Tôn sư dạy
vậy mà...). Nhưng xét theo Tân Luật thì đúng hay sai?
Xin thưa hiểu vậy
thì sai với Tân Luật (hôn nhân một vợ một chồng). Đức Ngài là HỘ PHÁP (giừ giử,
hộ trì pháp luật) thì lẽ nào lại dạy điều sai với Tân Luật? Lẽ nào tạo ra sự
mâu thuẩn trong tôn giáo? Nếu chúng ta không làm sáng tỏ hiền nhân sẽ cười
chê....
Muốn hiểu đúng
phải hiểu đó là ẩn ngôn như câu: Một kiểng hai quê... (một người mà có nhiều
gia đình; một người mà có nhiều nhà...).
Nói rõ ra là Tôn
sư báo cho biết: khu Chà Là dành cho người có nhiều quốc tịch về ở vùng
Thánh địa để học đạo hay hành đạo...
Thứ nhì: đưa câu
thơ trên vào khuôn khổ pháp luật và giáo lý như thế nào?
Đạo Cao Đài có lập
trường ba không: Không chống chánh quyền, không
theo chánh quyền, không tham gia chánh quyền.
Lập trường đó là
bất di, bất dịch nên cho dầu đối với chánh quyền nào (cộng sản, tư bản, trung lập...),
hoàn cảnh nào (họ thuận hay nghịch với đạo) người đạo cũng đều theo khuôn thước
ba không như thế. Người đạo biết tôn trọng quyền Hội Thánh (dầu có cầm quyền
hành chánh hay không) cũng phải tuân theo.
Vi
phạm lập trường ba không với bất cứ chế độ nào, trong bất cứ hoàn cảnh nào cũng
đều không có tư cách để nói là theo chánh giáo chơn truyền.
Thí dụ: Ngài Hồ
Bảo Đạo và Ngọc Đầu Sư thực hiện lập trường ba không...
Chính phủ ra Nghị
quyết 297 (11/11/1977) qui định tại khoản 3 phần 6:
Việc phong chức, bổ nhiệm những người chuyên hoạt động
tôn giáo (kể cả những người do tín đồ bầu cử) phải được chánh quyền chấp thuận
trước. Tuỳ theo phạm vi hoạt động Tôn giáo của những người nầy trong một
Xã, Huyện, Tỉnh hoặc Thành Phố mà Uỷ Ban Nhân Dân Xã Huyện Tỉnh hoặc Thành Phố
chấp thuận. Nếu phạm vi hoạt động tôn giáo bao gồm nhiều Tỉnh thì phải do Thủ
Tướng Chánh Phủ quyết định.
Ngày 23-12- Đinh
Tỵ (31-01-1978). Ngài Hồ Bảo Đạo và Ngọc Đầu Sư (Ngọc Nhượn Thanh) trình trong
phúc sự chung niên rằng:
...Cái khó của Đạo Cao Đài về bản nghị quyết nầy là ở
chổ Cầu Phong, Cầu Thăng cho Chức Sắc phải do cơ bút quyền Thiêng Liêng quyết định
mà nay lại phải do chánh quyền chấp thuận trước như vậy thì Đạo Cao Đài mất
hết ý nghĩa Thiêng Liêng của nó mà trở thành một tổ chức của phàm trần.
Vì lẽ đó trong bản phúc sự chung niên kỳ đó, đệ tử
có trình rằng bản Nghị quyết số 297 của Hội Đồng Chánh Phủ là một sợi dây
xích thằng trói buộc Đạo Cao Đài một cách chặc chẽ, không phương cựa quậy và từ
đó đến nay đệ tử và Ngọc Đầu Sư Cửu Trùng Đài đồng ý ngưng các cuộc cầu phong
và cầu thăng để giử giá trị thiêng liêng cao quí của phẩm tước Chức Sắc
Thiên Phong không chịu đặt Đạo Cao Đài do Thượng Đế lập thành dưới quyền của
phàm tục.
Hai vị không chống nghị quyết, không làm
theo nghị quyết mà quyết định cách bảo tồn giá trị đạo. Đó là cách thực hiện lập
trường ba không...
Thí dụ thứ hai:
Sau đó chính quyền ra Bản Án Cao Đài (20/07/1978) và thi hành bản án: ra quyết
nghị ngày 13/12/1978.
Ðiều
3: Giải tán và nghiêm cấm hoạt động hệ thống tổ chức
hành chánh đạo từ trên đến cơ sở,
xoá bỏ và nghiêm cấm cơ bút.
Chánh
quyền sẽ quản lý toàn bộ các cơ sở vật chất mà Ðạo đang quản lý kinh doanh
không thuộc chức năng tôn giáo để phục vụ cho lợi ích xã hội.
Ðồng
thời căn cứ vào tính chất tu hành, chánh quyền sẽ qui định cụ thể số cơ sở để lại
Ðạo quản lý và số người trong từng cơ sở để chuyên lo về mặt tín ngưỡng.
Ðiều
5: Uỷ Ban Nhân Dân Tỉnh Tây Ninh chịu trách nhiệm tổ
chức chỉ đạo, thực hiện thắng lợi quyết nghị này, và báo cáo kết quả lên cấp
trên, và Hội Ðồng Nhân Dân Tỉnh trong kỳ họp tới.
Lưu
ý rằng quyết nghị chỉ có giải thể mà không có tái lập...
Hai ngài không
chống, và cũng không theo quyết nghị mà ban hành Đạo Lịnh 01/1979 (01/03/1979):
Giải thể hành chánh tôn giáo 05 cấp để tái lập hành chánh tôn giáo 02 cấp. Nghĩa
là có giải thể và có tái lập.
Đến đây xin giải
thích ý nghĩa việc trổ tài gì? trổ tài thế nào?
Đức Chí Tôn dạy ngày 15/04/1927:
“….Các con vì Đạo là
việc công lý mà công lý đánh đổ cường quyền thì Đạo mới phải Đạo. Các con hiểu
à….” (TNHT. Q1.T.106 Bản in 1973)
Đức Hộ Pháp dạy
ngày 20-2-Mậu Tuất (08-04-1958):
Mấy em biết cơ tận độ của Đức Chí Tôn nơi mặt thế nầy,
Đại Từ Phụ đến lập giáo không giống triết lý đạo giáo nào tất cả.....Vì lẽ bất
công đương nhiên của xã hội mà chính mình Đức Chí Tôn đã nói và Đức Lý có lập lại:
“Ngày nào còn tồn tại một lẽ bất công nơi mặt thế nầy thì Đạo Cao Đài chưa
thành Đạo”.....Qua lập lại một lần nữa rằng Đạo Cao Đài có mục phiêu chánh đáng
là chúng ta phải làm cho kỳ được bác ái, công bằng, vị tha, ưu nhơn ái vật, cải
thiện dân sinh, làm cho đại đồng thiên hạ. Ta đã hy sinh không biết bao nhiêu
xương máu từ thử đến giờ cũng vì muốn đạt cho được cái mục phiêu ấy. Muốn
cho Đạo Cao Đài có giá trị nơi mặt thế nầy mà đi chưa đến mục đích ấy tức công
trình của ta cấy lúa trên đá.
.......Chơn lý chánh đáng của ta phải theo đuổi và
đoạt cho kỳ được là muốn nên cho mình trước phải nên cho người. Muốn tạo hạnh
phúc cho mình cố gắng tạo hạnh phúc cho người. Chớ còn kiếp sống mà ra ký sinh
trùng thì không nên sống.
Theo đó KNS nhận
định (về phương diện xã hội) rằng:
Đạo Cao Đài
chủ trương đoàn kết để xây dựng một xã hội trên nền tảng Bác Ái và Công Bằng.
Đạo nâng đỡ người nghèo khó, ít học (vô
sản) thành người hiểu biết và giàu có về vật chất lẫn tinh thần (hữu sản) bằng
05 phương án cụ thể: gia cư, mưu sinh, giáo huấn, kiến thiết và tôn giáo để
nâng cao cuộc sống qua 03 mặt: dân đức, dân trí, dân sinh.
Đạo xây dựng
tinh thần hòa bình chung sống. Tự do trong đạo đức. Dân chủ có nhân quyền. Pháp
Chánh Truyền là cách thức lập quyền dân. Đó là phương lược làm cho hạ tầng mạnh
mẽ trước thượng tầng. Thực hiện cuộc cách mạng đạo đức: Đạo dùng công lý đánh đổ
cường quyền. Đạo xây dựng một nền văn minh mới: Văn minh nhơn đạo.
Muốn công lý
đánh đổ cường quyền như Chí Tôn dạy thì chúng ta phải làm cho người dân hiểu được
công lý, hiểu được Đạo Cao Đài (là đem công lý đánh đổ cường quyền) là điều căn
bản phải thực hiện. Hiểu như vậy mới phù hợp với
trình tự của Thầy dạy ngày 01/02/1927 (TNHT Q1 trang 91, 92):
Kiếp trần
ai lắm nỗi vày vò, các con ở nhầm thời đại nầy gặp đặng lắm cuộc tân toan, nên
mới để ý vào đường Đạo-Đức. Nếu chẳng vậy thì các con cũng đã như ai, đem thân
vùi dập trong chốn lợi quyền, tranh tranh cạnh cạnh biết ngày nào rồi? Ấy vậy các con phải lưu tâm mà chấn hưng mối Đạo;
ấy là kế bảo tồn quốc túy, lại là phương thoát tục. Cơ Trời Thầy không lẽ tỏ ra
đây,..
Muốn dân hiểu được
công lý thì dùng công nghệ thông tin hiện đại (internet) để truyền bá. Chúng ta
bắt đầu từ việc cơ bản nhất là hướng dẫn đồng đạo và đồng bào tập sử dụng điện
thoại thông minh, máy tính để liên lạc, ghi chép mọi bất công, tội ác và trình
trước công luận thì đó là cách thức phù hợp và thiết thực hiện nay...
Thế kỷ 21 sẽ vùi
chôn các chế độ độc tài và khủng bố. Nhân loại sẽ bước vào một nền văn minh mới.
Tại sao dám khẳng định vậy?
Bởi vì internet
ra đời đã phơi bày tất cả việc làm của độc tài. Moi chế độ độc tài sẽ bị dân
chúng tại chính quốc gia tẩy chay và bị tiêu diệt. Nhân loại sẽ bước vào nền
văn minh tâm linh hay văn minh nhơn đạo. Nhơn đạo là đạo làm người (không phải
nhơn đạo theo nghĩa bố thí miếng ăn, thức uống, áo quần cho người khác). Internet
sẽ nâng cao dân trí giúp nhân loại thực hiện đạo làm người...
Đạo làm người
thì rất minh bạch. Muốn làm quỉ thì hành tàng của họ hiện ra cho nhơn loại thấy, muốn làm người thì hiện ra
hành tàng của người... làm gì thì hành tàng đều phơi bày ra thì còn chối cải
chi được.
Các hiền nhân
quân tử, các tổ chức nhân quyền đang chiến thắng vang dội trên các mặt trận
phơi bày sự thật của độc tài, cường quyền và khủng bố. Chúng ta góp phần làm
cho xã hội minh bạch thì người dân sẽ mạnh lên và tự lập quyền cho chính họ.
Dân biết cách tự lập quyền dân thì độc tài, cường quyền và khủng bố sẽ tiêu
tan.
Đến đây xin làm
sáng tỏ thêm lần nữa một vấn nạn bấy lâu:
KNS cộng tác với
các tổ chức xã hội dân sự và các hiền nhân quân tử lo cho nhân quyền và tự do
tôn giáo có phải là làm chánh trị hay không? Có mất độc lập hay không?
Xin thưa rằng độc lập khác với biệt lập
hay cô lập.
Độc lập là nắm
quyền tự chủ về đường lối của KNS (lấy văn bản Hội Thánh làm gốc. Cái gì trái với
Hội Thánh dạy thì KNS không tham gia) để cộng tác với những tổ chức hay cá nhân
cùng chí hướng cho dù họ có tôn giáo khác với mình hay không có tôn giáo. Những
người thiếu hiểu biết về hai chữ độc lập nên nhằm lẫn độc lập với cô lập hay biệt
lập. Do đó mới nhận xét rằng KNS cộng tác với những tổ chức xã hội dân sự hay
cá nhân cùng chí hướng tranh đấu bất bạo động để xây dựng xã hội hòa bình, dân
chủ và tự do cho dân tộc là mất tự chủ.
Như vậy thì họ
hiểu sao về việc Đức Hộ Pháp gởi thư cho Liên Hiệp Quốc và các cường quốc để
yêu cầu họ giúp sức cho Đức Ngài thực hiện cương lĩnh Hòa Bình Chung Sống cho đất
nước và dân tộc Việt Nam...
Tâm thư gởi Tổng
Thống Ngô Đình Diệm ngày 12-11-1956 Đức Hộ Pháp dạy rằng:... Bằng cớ hiển nhiên là cả toàn chủng tộc
ta đều thấy rõ là Bần Đạo dám can đảm nâng đỡ binh vực dạy dỗ những hạng cùng
dân, nghèo hèn, dốt nát, đứng ra thi thố cùng đời,...
Vậy KNS thi thố
với đời chính là làm theo sự dạy dỗ của Tôn sư.
Những người nói
KNS mất độc lập chính là hiểu sai lời dạy của tôn sư. Họ đã trái với ý tôn sư
thì chúng ta không nên bực tức với họ mà nên thương hại họ và quan sát xem họ
có đủ để làm nên cho chính họ hay chưa? Và chờ dịp giúp đở họ. Nhờ có những người
hiểu sai mà chúng ta có thêm công quả...
Đạo Sử Q.2 Tr.239. (21-8 Bính Dần): Thầy dặn các con từ đây ai nói chi tuỳ ý, cứ nghe một Thầy thì khỏi lầm
lạc. Con Trung cứ lo khai đaọ. Món binh khí tà quái vì đó mà tiêu diệt. Nước
Nam có một chủ mà thôi là Thầy. Từ trước vì nhiều Đạo trong nước, mà chẳng một
Đạo nào chơn chánh, làm mạnh quốc dân, nên nước phải yếu, dân phải hèn. Dân tộc các con duy biết làm tớ chớ chưa biết
làm chủ. Thầy vì thấy lẽ công bình thiêng liêng ấy mới giáng trần lập Đạo tại
Nam phương tức là thay mặt Càn Khôn Thế Giới mà qui chánh truyền nhơn loại.
Trong mối Đạo Thầy đã lập thì hằng nói tiên tri rằng: Ngày kia có một nước
đương trong vòng nô lệ vì ta mà làm chủ nhơn- loại các con hiểu à!
KNS nhứt định làm theo lời Đức Chí Tôn và Đức Hộ Pháp dạy.
Đó là làm điều chánh đáng. Ai nói gì thì tùy ý họ. Song xin nhắc rằng: Họ sẽ
đối diện với những lời lẽ của chính họ khi bỏ xác phàm...
Nam Mô Cao Đài Tiên Ông Đại Bồ Tát Ma Ha Tát.
Việt
Nam ngày 10/10/Ất Mùi (21/11/2015).
Tập
thể KNS Đạo Cao Đài.