MỤC ĐÍCH NỀN CHƠN
GIÁO LÀ AN ỦI CHIA SỐNG LẪN NHAU.
ĐỨC HỘ PHÁP
Tại
Đền Thánh thời Tý
đêm mùng 8 tháng giêng năm Canh Dần (1950)
đêm mùng 8 tháng giêng năm Canh Dần (1950)
Đêm nay nếu chúng ta co tay đếm lại Đức
Đại Từ Phụ đã đến chung hiệp cùng chúng ta, đem Chơn Giáo Ngài làm phương cứu
thế đã 25 năm rồi.
Bần Đạo nhớ lại khi Đại Từ Phụ mới đến,
Ngài gởi con cái của Ngài với sứ mạng thiêng liêng đến thế gian nầy cùng Ngài,
đến chung hiệp làm một cùng nhau đặng lập thành thánh thể của Ngài. Hai mươi
mấy năm, chúng ta tưởng lại sự khổ tâm nhọc trí của Ngài, chúng ta phải bùi
ngùi cảm động. Đức Đại Từ Phụ với lòng đại từ đại bi của Ngài không thể gì nói
đặng, hai mươi mấy năm trường Ngài đến Ngài độ từ đứa, Ngài dụ từ người, đem cả
một thể thống thiêng liêng vô cùng vô tận, quí hóa kia đổi lại một tấm yêu ái
của chúng ta đặng làm cơ quan cứu thế, buổi Ngài mới đến, Bần Đạo thú thật phần
nhiều anh em chúng ta buổi nọ không hiểu Đạo là gì, dầu đàn anh chúng ta đã có
sứ mạng nơi mình lãnh trách nhiệm làm thánh thể cho Ngài khi ấy cũng không biết
Đạo là gì cả, chỉ nhắm mắt theo Ngài mà thôi; chính Bần Đạo buổi nọ, Đại Từ Phụ
nói với Bần Đạo một lời thiết yếu: "Tắc, dâng cả mảnh thân con đặng Thầy tạo Đạo cứu Đời con
có chịu chăng?"
Bần Đạo trả lời với Ngài một cách quả
quyết rằng: Nòi giống con
còn nô lệ, nước nhà còn lệ thuộc thì làm thế nào con tu cho đặng. Ngài cười
nói: Nhưng điều ấy các con làm không đặng đâu, để cho Thầy, tiếng để đó cho
Thầy, Bần Đạo nhớ lại dễ như không, mà đã hai mươi mấy năm trường rồi đó, Ngài hứa khi Ngài mới đến cùng Cao
Thượng Phẩm và Bần Đạo cuối năm Tý đó vậy, theo phàm tánh của chúng ta có lẽ
buồn, nhưng vì chúng ta sống trong thời gian, còn Đức Chí Tôn sống trong không
gian, chúng ta tính từ ngày, tháng, năm, còn Ngài chỉ lấy quyết định của Ngài
làm căn bản mà thôi. Lời hứa đơn sơ ấy ngày nay chúng ta đã thấy rằng Ngài
không bao giờ thất hứa với chúng ta đó vậy, nếu chúng ta đoán xét kỹ cơ quan
của Ngài đã thi thố giải ách nô lệ cho nòi giống Việt Nam, chúng ta ngó thấy
một hành tàng khắc khe khó nói, thi thố với một cách mà trí óc phàm chúng ta
không thể đoán đặng và Bần Đạo nói rằng: Không có một tay phàm thi thố đặng; muốn giải ách nô lệ cho nước Việt Nam mà
dùng quyền phép vô biên của Ngài đào độn cả Vạn Quốc hoàn cầu đặng làm cho sôi
nổi một trường chiến tranh của toàn thế giới, giục thúc các nước còn lạc hậu
chiến đấu lấy cho đặng quyền sở hữu của họ, giành cho được độc lập cho nòi
giống và Quốc Gia của họ, quyền sở hữu ấy là quyền định sống của họ đó vậy. Nơi cõi Á Đông nước nào còn lạc hậu đều
đặng giải thoát, đều chiến đấu đặng tranh độc lập và thống nhứt. Nước nhà nòi
giống Việt Nam cũng tấn triển theo khuôn luật ấy mà định vận mạng lấy mình,
không coi lại sự độc lập và thống nhứt nước Việt Nam, có nhiều điều khắc khe,
mà trí óc phàm nầy không thể làm đặng nên phải dùng tay của Đức Chí Tôn, và cả
con cái của Ngài.
Bần Đạo đứng nơi Tòa Giảng nầy không nói
thêm không nói bớt; khó nhứt là nước Việt Nam, nòi giống Việt Nam, quốc gia
Việt Nam đã thiếu Ngài một nợ tình không biết giá trị nào nói cho đặng, thâm
tâm của Ngài muốn gieo món nợ tình với Quốc Dân Việt Nam đặng chi, ta nêu một
dấu hỏi? Thêm cho đủ yếu lý ấy, Bần Đạo nói sự mơ ước của Ngài rất đơn giản rất nhẹ giá trị
không cùng, chỉ muốn Quốc Dân Việt Nam là thánh thể của Ngài, thay thế hình ảnh
của Ngài đặng chia khổ cho Ngài, chung hiệp cùng Ngài hầu nâng đỡ kẻ khổ, an ủi
tâm hồn nhơn loại đang đau đớn trong buổi cạnh tranh giành sống của họ, của cơ
quan tranh đấu cho kỳ đặng độc lập đặng bảo vệ sanh mạng của họ, nếu không mực
thước chuẩn thằng định tâm lý của họ, dầu cho đấu tranh để lập quyền sống của
mình, ít nữa phải có Nhơn Đạo đặng giúp mạng sống của người, chớ đừng bảo vệ
mạng sống của mình để chiếm đoạt mạng sống của kẻ khác, tấn tuồng ấy Bần Đạo chỉ nói là quả
kiếp mà thôi. Đức Chí Tôn Ngài đến lập nền Chánh Giáo của Ngài cốt yếu làm thế
nào cho họ đừng cướp sống lẫn nhau mà an ủi với nhau ấy là chí hướng của Ngài
đó vậy.