Bản vi tính & ảnh chụp.
|
NAM
MÔ CAO ĐÀI TIÊN ÔNG |
VI BẰNG.
“Tìm hiểu về Thần Linh Học qua cách lập thành Tân Luật,
Bát Đạo Nghị Định và Pháp Chánh Truyền Chú Giải.”
KNS và
HTE ĐĐTKPĐ mở phiên họp qua gotomeeting kể từ ngày 4/10/Nhâm
Dần (28/10/2022) và nhiều phiên họp khác để hoàn thành bài 1 và lập vi bằng thông
qua ngày 14/11/2022. Nghĩa là cuối niên đạo 97 đến đầu niên đạo 98.
I/- Thành phần dự họp.
Chủ tọa: CTS Võ Văn Quang (TBCH HTE
ĐĐTKPĐ)
CTS Lương Thị Nở (Phó Ban Chấp Hành HTE ĐĐTKPĐ)
Marie Võ (Phó Ban Chấp Hành HTE ĐĐTKPĐ)
Người điều hành: CTS Lương Thị Nở
Thư ký HTE ĐĐTKPĐ: Nguyễn Hồng Phượng (PTS)
CTS Nguyễn Hữu Khanh (Trưởng BKS Luật HTE ĐĐTKPĐ)
CTS Trần Quốc Tiến (Trưởng BCH KNS)
Chức việc: CTS Nguyễn Thành Phương, CTS Lê Văn Một, CTS
Nguyễn Thị Hương, CTS Nguyễn Thị Thu Cúc, PTS Nguyễn Ngọc Bích, PTS Lương Văn
Dương, PTS Nguyễn Thị Kim Thùy, Thông Sự Chery Nguyễn.
Đạo Hữu Nam Nữ: Nguyễn Thị Chợ (Út Cam), Dương Xuân Lương (John Tung),
Trương Văn Mai.
Khách mời:
CTS Victoria.
Đọc Kinh Nhập Hội (Thu Cúc)
II/- Đề tài: Căn cứ vào Lời Thuyết Đạo của Đức Hộ Pháp tại Đền Thánh đêm 18 tháng Tám, Kỷ Sửu (1949): CÔNG NGHIỆP ĐỨC LÝ GIÁO
TÔNG để tìm hiểu về Thần-linh-học qua thể pháp tôn giáo.
III/- Tiến trình thảo luận.
1/- Khái niệm về Thần-linh-học.
Thần-linh-học là phần tìm hiểu về sự thảo luận, cách hành sự của các Đấng Thiêng
Liêng được Hội Thánh thực hiện, ghi chép lại và ban hành cho nhơn sanh tìm học.
Hậu tấn căn cứ vào Thể Pháp như công trình kiến trúc, kinh sách, lễ nghi … rồi
hệ thống lại và đúc kết thành bài học để soi đường khi học đạo và hành đạo. Đối
tượng của Thần linh học là tìm hiểu về vô vi mà vô vi thì cao không vói tới,
khuất không rờ đặng nên phải nhờ vào Thể Pháp làm căn cứ.
KNS và HTE ĐĐTKPĐ nhận định Thần-linh-học có 2 phần: Phần nền hay phổ thông
là căn cứ vào thể pháp để tìm hiểu và phần nâng cao là mỗi người được các Đấng đến
dạy dỗ riêng tùy vào tâm đức và chí nguyện hành đạo của mình. Nghĩa là từ hữu hình
đến vô vi hay hữu tự đến vô tự. KNS và HTE ĐĐTKPĐ mạo muội tìm hiểu và giới thiệu
một số bài dễ hiểu trong phần Thần-linh-học phổ thông. Dĩ nhiên sự quan sát và
tìm hiểu nầy chưa được Hội Thánh Cao Đài kiểm duyệt nên chỉ có giá trị như mốc để
làm dấu khi thảo luận với các bạn đồng sanh. Khi đọc xin cẩn thận.
2/- Cơ sở tìm hiểu.
Xin trích dẫn những kinh sách của Hội Thánh Cao Đài để làm cột mốc cho việc
tìm hiểu:
2.1/- Thánh Ngôn Hiệp Tuyển ngày 15/12/1926, Q 1, trang 111, bản in 1972.
Chỉ sau nhiều cuộc khảo cứu và sưu tầm
về Thần-linh-học mà Thầy đem truyền nền đạo lý mới mẻ nầy.
Thầy há chẳng có lời tiên tri rằng Thần-linh-học là
một nền Đạo tương lai sao.
Nhận xét: Xét theo luật cung cầu thì trước năm 1926 nhân loại đã có nhu cầu
tìm hiểu về thế giới vô hình nên ra công sức khảo cứu và sưu tầm về Thần-linh-học.
Giáo lý mới mẻ Thầy đề cập trên đây chính là Đại-Đạo Tam-Kỳ Phổ-Độ (ĐĐTKPĐ) nói
tắt là Đạo Cao Đài do Thầy dùng cơ bút lập tại Chùa Gò Kén làng Long Thành tỉnh
Tây Ninh, Nam phần nước Đại Nam vào năm 1926. Trong các kinh sách lưu truyền
trong nhân loại trước năm 1926 đã có tiên tri rằng Thần-linh-học là một nền đạo
trong tương lai, đó chính là nền Đạo cao Đài. Xét về thể pháp ĐĐTKPĐ có 3 đài:
Bát Quái Đài (BQĐ) là nơi ngự của chư Thần, Thánh, Tiên, Phật (là các Đấng
thiêng liêng, không có phàm thể nên là vô vi) do Đức Chí Tôn làm chủ. BQĐ là
linh hồn của đạo và nắm quyền Lập Pháp.
Cửu Trùng Đài (CTĐ) là xác thân để thi hành mệnh lệnh của Bát Quái Đài. Vì Thầy
và các Đấng không nhơn thân phàm ngữ nên không thể làm những việc hữu vi như
con người cho nên Thầy lập ra CTĐ để thay thân cho Thầy làm lợi khí phổ độ chúng
sanh. CTĐ cầm quyền Hành Pháp đó là sức mạnh của đạo.
Hiệp Thiên Đài (HTĐ) là bán hữu hình vì là cầu nối giữa CTĐ và BQĐ, như vậy
HTĐ là cơ quan vén màn bí mật cõi vô hình cho nhơn sanh học hiểu. Phần hữu hình
của HTĐ phụ trách về pháp luật đạo nên cầm quyền Tư Pháp, phần vô vi là đạo, thể
hiện qua Cung Đạo nối liền CTĐ và BQĐ bằng cơ bút trong Đền Thánh. HTĐ nhìn nhận
là đúng với pháp luật đạo thì CTĐ mới có quyền thi hành. Đạo không Đời không sức,
Đời không Đạo không quyền thể hiện đặc trưng và sự tương quan của CTĐ và HTĐ.
Trong thể pháp qua kiến trúc thì bước vào Đền Thánh phải vô HTĐ trước nghĩa
là phải có tôn ti trật tự theo khuôn viên pháp luật đạo, rồi vào CTĐ để thực hành
tam lập, vào CTĐ rồi muốn về tới BQĐ phải nhờ đạo là cầu nối để vén bức màn bí
mật cuối cùng.
Tóm lại nhân loại đã có nhu cầu tìm hiểu về Thần-linh-học nên Thầy đến cung
cấp hệ thống triết lý mới để tổ chức tôn giáo pháp quyền cung cấp cầu nối (đạo)
cho nhơn sanh bước vào trường học của Thầy Trời.
2.2/- Pháp Chánh Truyền Chú Giải (1931):
Cơ Tạo Hóa chỉ có hai bí mật tối trọng, một là quan sát sự hữu hình, hai là
xét đoán sự vô vi; quan sát sự hữu hình thì dễ, mà xét đoán sự vô vi vẫn rất
khó; hữu hình với vô vi chỉ phân nhau với màn bí mật, từ thuở tạo Thiên lập Địa,
dầu cho bậc Trí Thức Nhơn Sanh đặng tấn hóa lên tới bậc Đại giác đi nữa, cũng
chưa hề có phương thế hé trọn vẹn màn bí mật ấy, mà dòm qua phía vô vi cho đặng,
nhưng nhơn sanh đã có sẵn nơi tay một cái chìa khóa, là xem cơ tương đắc của hữu
hình và vô vi trong sự sanh họat của vạn vật. Vô vi và hữu hình phải hiệp làm một,
mới thuận theo cơ tạo … (TLPCTCG, trang 70, bản in 1972)
Thầy là chúa sự vô vi, nghĩa là chúa các việc vô hình, Thầy lại ban cho người
đủ khôn ngoan trí thức Thiêng Liêng, đặng làm chúa của sự hữu hình, nghĩa là
chúa cả của vạn vật, nếu muốn cho sự vô vi và sự hữu hình được tương đắc, thì cả
hai ông chúa phải liên hiệp nhau mới đặng, người có sức sửa cơ Tạo Hóa, song Tạo
Hóa cũng tùy người mà làm cho vạn loại trở nên tận thiên, tận mỹ. (TLPCTCG,
trang 73, bản in 1972)
Thầy
cùng các Đấng Thiêng Liêng không nhơn thân phàm ngữ, thế nào mà thông công cùng
cả chúng sanh, lại còn cao khó vói, khuất không rờ, chỉ nhờ lương sanh giúp
công gầy đạo đức. (TLPCTCG, trang 74, bản in 1972).
Đấng thứ nhứt, là Trời.
Ban cho ta một điểm linh tâm; chúng ta nhờ
nương theo nó mà khôn ngoan hơn vạn vật, hầu thay thế cho Trời, mà trau giồi cơ
hữu hình của đời, cho ra tận thiện tận mỹ; chung qui rồi thì cả sự hay khéo của
cá nhân, lại hiệp cộng vào khối trí thức tinh thần của toàn nhơn loại, đặng lưu
lại làm chương trình học vấn của hậu tấn, lập nên phương thế cho kẻ trước dắt
người sau, người sau nương kẻ trước; lẽ Trời định vậy.
Chúng ta nhờ tìm mà hay, nhờ học mà hiểu,
đào luyện trí lự; đặng nối chí của người tiền nhơn. Trước qua, sau tới, nong nã
cho trí lự tăng tiến thêm hoài; tưởng khi đến ngày tận thế, thì có lẽ nhơn loại
sẽ đạt đặng biết bao sự bí mật huyền vi cơ tạo. (TLPCTCG, trang 86).
Có hữu hình thì chắc có vô vi, công bình tạo
đoan đã định, tại thế nầy thể nào, thì trên cõi hư linh cũng vậy, chẳng khác
nào đã có mặt luật nhiệm mầu, giục cả nhơn sanh tự tỉnh, lấy trí thức mà lánh dữ
tìm lành, theo gương chư Hiền, Thần, Thánh, Tiên, Phật, dầu cho Đức Chí Tôn,
cũng phải chiều theo phép mà tạo thời, cải thế. (TLPCTCG, trang 88, bản in 1972).
2.3/- Kinh Thiên Đạo và Thế Đạo (1936).
Kinh Đệ Bát Cửu câu 8-12 dạy:
Cung Diệt Bửu ngọc rèm đã xủ,
Nghiệp hữu hình tượng đủ vô vi.
Hồ Tiên vội rót tức thì,
Nước Cam Lồ rửa
ai bi kiếp người.
Theo lời dạy của kinh thì chúng
ta quan sát việc hữu hình cho thấu đáo thì sẽ hiểu được phần vô vi.
3/- Cuộc đối thoại của Thầy, Đức Lý Giáo Tông và Đức Hộ Pháp khi lập Bát Đạo
Nghị Định.
Thể hiện qua bài thuyết đạo của Đức Hộ Pháp tại Đền Thánh đêm 18 tháng Tám,
Kỷ Sửu (1949).
Bài thuyết đạo kể lại cuộc đối thoại giữa Đức Chí Tôn (Thầy, Cha) với Đức Lý
Thái Bạch (Giáo Tông, Anh Cả) về quan điểm hành đạo. Thầy muốn dùng tình thương
để điều đình mối đạo, Đức Lý Giáo Tongo muốn dùng pháp luật để điều hành cơ đạo.
Cụ thể là Đức Lý Giáo Tông thuyết phục Đức Hộ Pháp đồng ý với Ngài để lập ra 6 Đạo
Nghị Định năm 1930; sau đó ra Đạo Nghị Định thứ 7 và 8 vào năm 1934.
Xin dẫn chứng các trích văn như sau:
Thật sự Bần Đạo biết thời buổi ấy Đức
Chí Tôn và Anh Cả chúng ta bất hòa với nhau…
… làm cho Bần Đạo ngơ ngẩn trong 6 tháng trường, cứ thơ thẩn đi tới đi lui
nơi rừng thiên nhiên mà suy nghĩ, làm cho Bần Đạo bối rối cả đầu óc …
Đức Lý đến chỉ công chuyện như vầy
rồi thăng, kế Đức Chí Tôn đến biểu đừng nghe lời, làm Bần Đạo lưng chừng, túng
thế, Ngài nắm Bần Đạo ngồi trên bàn từ 9 giờ tối đến 4 giờ khuya, Ngài không
cho đi đâu hết, buộc phải nghe lời Ngài viết nói đủ lẽ nguy tướng của Đạo, nếu
không quyết định thì đi khỏi nền Đạo Cao Đài trước tốt hơn. Bần Đạo thấy chỉ đủ
lý lẽ quả nhiên buộc phải nghe lời, nghe lời rồi Ngài mừng quá nhiều, mà Bần Đạo
không hiểu không biết tại sao Ngài mừng, vì nghe lời thọ pháp quyền năng thiêng
liêng đó vậy….
Có lần Bần Đạo nghe lời Đức Lý
thì Đại Từ Phụ thất vọng thấy tội nghiệp Ngài quá đổi, Đức Đại Từ Phụ tính không
thể gì bảo trọng mấy đứa kia được, biết Đức Lý nhứt định đuổi những kẻ tà tâm
ra khỏi nền Tôn Giáo, Đại Từ Phụ biết không thể gì không biến sanh chi phái, nếu
nẩy sanh chi phái rồi thì không phương cứu vãn và trị loạn được, thì nền Chánh
Giáo của Đức Chí Tôn không có giá trị gì hết, Bần Đạo vừa nghe lời Đức Lý, Đức
Chí Tôn không đến chừng ba tháng. Khi Đức Chí Tôn giáng cho làm lễ đăng điện
tái quyền Giáo Tông lại chính mình Ngài đòi Đức Lý đến, Đức Lý xin từ chức Giáo
Tông. Ôi thôi! Buổi ấy rất biến đổi, đến chừng Ngài triệu hồi Đức Lý trở lại, rồi
Đức Chí Tôn không thể gì phản kháng với Ngài nữa Ngài thường nhắc cả toàn Hội
Thánh Hiệp Thiên và Cửu Trùng làm lễ đăng điện cho long trọng khi Ngài tái nhậm
phận sự rồi Ngài lên ngôi vị của Ngài…
(Xem nguyên văn bài thuyết đạo tại
phụ đính 1)
***: Khi lập Tân Luật.
Theo Đạo Sử của Bà Nữ Đầu Sư Hương
Hiếu, Đức Chí Tôn dạy lập Tân Luật theo trình tự: Luật Tu, Luật Trị và Thế Luật
(xem phụ đính 2); nhưng Tân Luật ban hành
ngày 1/6/1927 lại theo trình tự: Đạo Pháp, Thế Luật và Tịnh Thất.
4/- Đối thoại giữa Đức Hộ Pháp, Đức Lý Giáo
Tông và Thầy khi chú giải Pháp Chánh Truyền.
Pháp
Chánh Truyền được lập thành qua nhiều thời điểm :
+ Ngày
16-10- Bính Dần (1926) Ðức Chí Tôn lập P.C.T. Nam phái Cửu Trùng Ðài.
+ Ngày
17-10- Bính Dần Ðức Chí Tôn lập phần công cử.
+ Ngày
01-01- Ðinh Mão (1927) Ðức Lý Ðại Tiên Trưởng kiêm Giáo Tông Đại Đạo Tam Kỳ
Phổ Độ lập P.C.T. Nữ phái Cửu Trùng Ðài.
+ Ngày
12-01- Ðinh Mão (1927) Ðức Chí Tôn lập P.C.T. Hiệp Thiên Ðài.
+ Ngày
tháng Ðức Lý Ðại Tiên lập P.C.T Chức Việc Nam Nữ các cấp không thấy có trong
T.N.H.T. và Ðạo Sử nên không xác định được thời gian.
Pháp
Chánh Truyền hoàn toàn do quyền Thiêng Liêng định nên là thiên luật (còn lại đều
là phàm luật). Cho nên không cho phép cải sửa cho dù một dấu chấm một dấu phết
cũng không đặng.
4.1/- Đức Hộ Pháp đảo ngược phẩm Thời
Quân cả ba chi Pháp, Thế, Đạo so với nguyên bản.
(Xem phụ
đính 7: nguyên văn Pháp Chánh Truyền HTĐ).
(Xem phụ
đính 8: Pháp Chánh Truyền Chú Giải).
4.2/- Đức
Hộ Pháp và Đức Lý Giáo Tông tạo ra ba phẩm Chức Việc.
Pháp Chánh Truyền Cửu Trùng Đài Nam, Nữ đến
phẩm Lễ Sanh là hết. Khi chú giải Đức Lý Giáo Tông dạy Đức Hộ Pháp lập thêm phẩm
Chánh Trị Sự và Phó Trị Sự, Ngài cũng khuyên Đức Hộ Pháp lập thêm phẩm Thông Sự.
Trong chú giải gọi là Chức Sắc của Đức Lý lập thành, ngày nay gọi là Chức Việc.
Một vị Chánh Trị Sự, một vị Phó Trị Sự và một vị Thông Sự trong một Hương Đạo
hiệp lại gọi là Bàn Trị Sự.
5/- Bài học cho hậu tấn:
Theo dịch lý khi 3 hào dương ở dưới và 3 hào
âm ở trên tạo nên quẻ Địa Thiên Thái. Thái là âm và dương giao thông được với
nhau. Còn như khí âm ở dưới và khí dương ở trên không giao thông được với nhau
là Thiên Địa Bỉ. Xét về ngôi thứ thì lớn là dương, nhỏ là âm. Thầy là bậc chúa
tể càn khôn vũ trụ là ngôi Chí Tôn là chủ cả nền đạo nên là dương. Đức Lý Đại
Tiên lãnh nhiệm vụ Nhứt Trấn kiêm Giáo Tông Đại-Đạo Tam-Kỳ Phổ-Độ là bậc dưới nên
là âm. Thầy và Đức Lý đối thoại nhau là tạo nên quẻ Thái.
Đức Lý thuyết phục Đức Hộ Pháp chấp nhận cách
dùng pháp luật để điều hành mối đạo thì Thầy chấp nhận (vì có 3 đài mà hai đài đã
cùng một ý). Thầy có buồn nhưng vẫn dạy làm lễ đăng điện cho Đức Lý thật long
trọng để đủ quyền uy thực thi nhiệm vụ. Đức Lý cũng một mực tôn kính Đức Chí Tôn
ấy là trên dạy dưới dùng lễ, dưới gián trên luôn giữ khiêm cung. Cuộc đối thoại
giữa Thầy, Đức Lý Giáo Tông, và Đức Hộ Pháp đã để lại cho hậu tấn bài học về lễ
nghĩa, hạnh khiêm cung khi đối thoại nhau để đi đến chữ HÒA. Đó là bài học rất
lớn cho hậu tấn soi mình trên đường học đạo và hành đạo để thực thi tam lập hầu
tự lập vị cho xứng đáng.
Pháp luật đạo là công bằng, là tình thương:
Khi
giảng về Pháp Chánh Hiệp Thiên (11), Đức Hộ Pháp dạy rõ một án không có hai hình,
một công không có hai thưởng, cho nên khi có lỗi mà Tòa đạo đã xử “quẹt lọ” nơi
cõi hữu hình nầy thì về thiêng liêng không xét xử lại nữa. Thiên điều tại thế,
thế tại thiên điều cho nên có phàm trị thì khỏi bị thiên trị. Cách dụng pháp luật
đạo để điều hành đạo sự giúp người đạo biết sợ mà giữ mình cho khỏi vấp phạm đồng
thời tạo ra môi trường công quả trong lành, tốt đẹp cho người đạo bớt bị khảo đảo
trên đường tu mà lập công bồi đức cho xứng đáng với nhơn phẩm của mình. Đức Lý
và Thầy có đầy đủ tình thương với nhân loại và môn sinh nhưng chỉ là khác nhau ở
hình thức thể hiện mà thôi.
Bát Đạo Nghị Định là khuôn thước để người đạo
căn cứ vào đó mà hiểu được đâu là chánh giáo chơn truyền, đâu là tà quái mượn
danh Thầy và các Đấng để cám dỗ môn sinh xa rời mối đạo. Đó là lẽ công bằng, là
tình thương của Anh Cả dành cho đàn em.
Luận về mặt giao thông để hiểu thì Bát Đạo
Nghị Định thiết kế đường xá theo khoa học, cung cấp các phương tiện giao thông bảo
đảm kỷ thuật và bắt buộc người tham gia có ý thức chấp hành luật lệ giao thông.
Đó là những yếu tố căn bản để hành khách đến nơi an toàn. Hành khách đến nơi an
toàn đó là trách nhiêm, là sự công bằng là tình thương của người phụ trách công
việc giao thông. Những người vi phạm luật giao thông phải bị nghiêm trị mà nghiêm
trị ở cõi hữu hình nầy so với thiên trị thì nó rất nhẹ nhàng như “quẹt lọ” cho
có vậy thôi. Người vi phạm bị pháp luật đạo xử “quẹt lọ” thì về thiêng liêng không
bị xử việc vi phạm đó nữa.
(Lời cảm thán: Khi Hội Thánh
bị cốt thì Tòa Đạo không có nhân sự hành đạo. Nghĩa là người đạo có làm sai cũng
không có ai chỉ dạy hay răn phạt nơi cõi hữu hình. Sự bất phước của người đạo
khi Hội Thánh bi cốt là không bị phàm trị nên chỉ còn thiên trị. Đức Hộ Pháp
có dạy rằng khi bỏ xác phàm về cõi thiêng liêng thì mỗi người phải tự xử lấy mình,
tự mình làm quan tòa cho mình, mà mình xử lấy mình thì đâu còn kêu ca chi được
nữa. NHƯNG trong Cơ Đại Ân Xá thì mình có quyền từ chối không xử mình mà xin
giao cho Chí Tôn định phận cho mình. Mà Chí Tôn là Đấng Đại Từ Bi nên dù mình có
tội lỗi thế nào Ngài cũng cho mình KHOANH NỢ lại mà tái kiếp để trả nợ. Cho nên
Đức Hộ Pháp cũng giảng rằng Đức Chí Tôn là một khối khổ vô biên, là Ông Già Nghèo
lãnh nợ … kẻ nào ở thế gian nầy biết chia khổ với bạn đồng sanh là phục vụ cho Đức
Chí Tôn đó vậy.)
IV/- Đọc Kinh Xuất Hội
CTS Nguyễn Thị Thu Cúc.
Kết thúc lúc 22 giờ
ngày 14/11/2022
Hết.
Các phụ
đính.
1/- Công
nghiệp Đức Lý Giáo Tông.
https://khoinhonsanh2014.blogspot.com/2022/11/4347-cong-nghiep-uc-ly-giao-tong-ang.html
2/- Thầy
giao quyền Giáo Tông cho Đức Lý Thái Bạch.
https://khoinhonsanh2014.blogspot.com/2022/11/4348-thay-giao-quyen-giao-tong-cho-uc.html
3/- Đức
Lý Giáo Tông tái thủ quyền hành ngày 22/11/1930 trong đàn cơ lập 6 Đạo Nghị Định
năm 1930; đến năm 1934 lập thêm 2 Đạo Nghị Định 7&8.
https://khoinhonsanh2014.blogspot.com/2022/11/4349-uc-ly-thai-bach-tai-thu-quyen-hanh.html
4/- Đức
Lý Giáo Tông tái thủ quyền hành ngày 24/11/1930 (Thánh Ngôn Hiệp Tuyển Q 2
trang 184, bản in 1972)
https://khoinhonsanh2014.blogspot.com/2022/11/4350-uc-ly-thai-bach-tai-thu-quyen-hanh.html
5/- Thầy
dạy lập Tân Luật (Trích từ Đạo Sử).
https://khoinhonsanh2014.blogspot.com/2022/11/4346-thay-day-lap-tan-luat-ao-su-q-2.html
6/- Tân
luật hiện nay.
https://khoinhonsanh2014.blogspot.com/2022/01/3781-anh-chup-tan-luat-1927.html#more
(Sau
khi ban hành Tân Luật Đức Lý Giáo Tông từ nhiệm, không rõ thời gian nào).
7/- Đối
chiếu Tân Luật với lời Thầy dạy để dẫn tới Thần-linh-học Cao Đài Giáo.
https://khoinhonsanh2014.blogspot.com/2022/11/4353-oi-chieu-tan-luat-hien-hanh-va.html#more
8/- Đối
chiếu Pháp Chánh Truyền HTĐ: Bảo, Hiến, Khai, Tiếp và Đức Hộ Pháp chú giải thành:
Tiếp, Khai, Hiến, Bảo.
https://khoinhonsanh2014.blogspot.com/2022/11/4352-oi-chieu-phap-chanh-truyen-goc-chu.html
10/- Đức
Hộ Pháp thêm vào phần Bàn Trị Sự và Chú Giải.
https://khoinhonsanh2014.blogspot.com/2022/11/4354-phap-chanh-truyen-goc-chu-giai.html
11/- Pháp
Chánh Hiệp Thiên và Hình Luật Tam Giáo. (Lời Thuyết Đạo Q 2, ngày 01-07-Mậu Tý “dl.
05-08-1948”)
https://khoinhonsanh2014.blogspot.com/2022/11/4363-phap-chanh-hiep-thien-hinh-luat.html#more
Ảnh chụp
.