Đức Lý ra Bát Đạo Nghị Định mà Ngài lập trọn vẹn hết, chúng ta cũng nên tôn sùng đáng kính, đáng sợ quá đổi Đấng Cứu Đạo như thế, .. ĐHP.
Bản vi tính và ảnh chụp.
Q.3/12: CÔNG
NGHIỆP CỦA ĐỨC LÝ GIÁO TÔNG.
Đức Hộ Pháp thuyết đạo: Tại Đền Thánh đêm
18 tháng Tám Kỷ Sửu (1949)
(Vía ĐỨC LÝ ĐẠI TIÊN)
Đêm nay ngày Vía Đức Lý Đại Tiên, tức nhiên Đấng cầm
quyền Nhứt Trấn Oai Nghiêm nơi cõi Thiên Cung. Bần Đạo giảng giải nhơn dịp ngày
lễ của Ngài, Bần Đạo cũng nên nhắc công nghiệp của Ngài, đã cầm quyền Nhứt Trấn
Oai Nghiêm, còn phải chịu vì Đạo, buộc mình kiêm luôn chức Giáo Tông Đại Đạo
Tam Kỳ Phổ Độ, tức là anh cả toàn Thánh Thể của Đức Chí Tôn.
Bần Đạo nhớ lại lúc ban sơ nền Đạo mới phôi thai nền
chính trị Đạo không có chi hết. Bần Đạo đã bị uy quyền ép chế thành thử buổi ấy
chưa biết giá trị của mình lãnh sứ mạng nơi Đức Chí Tôn là gì hết, mà dám chịu
lãnh quyền tước, khi chịu mang cái quyền tước trong mình thì thời buổi không có
làm gì được hết.
Vì buổi ấy Đạo còn yếu ớt, non nớt bạc nhược, chẳng có
đem lại mảy may năng lực gì cả, biết bao phen Đức Lý Đại Tiên giáo hóa khuyên
lơn. Ngài chỉ có để lời ngọt dịu dạy bảo khuyên răn. Thánh Giáo dẫy đầy mà họ
không biết tìm hiểu gì hết, chính mình họ, họ cũng không biết giá trị của họ là
gì, Ngài đến cầm quyền định Đạo. Ngài cầm quyền Nhứt Trấn Oai Nghiêm. Vì thương
Đức Chí Tôn nồng nàn đáo để mà vâng lịnh của Ngài cầm quyền Giáo Tông Đại Đạo
mà hễ động đến vị Chức Sắc Thiên Phong, nam nữ nào thì Đức Chí Tôn than phiền,
trách trừng răn biểu mình đừng làm chinh lòng với nhau. Thánh Giáo Đức Chí Tôn
không coi mà cứ toàn mưu phá Đạo, hiện giờ có vài vị Chức Sắc Bần Đạo không nói
tên, nghe lời Đức Lý răn phạt thì Đức Chí Tôn buồn, đến đổi Ngài hờn mà làm bài
thi như vầy:
Con khổ mà cha sướng đặng nào,
Ai từng cắt ruột lại không đau.
Chia quyền lại sợ quyền chia lạ i,
Muốn liệng cho xa mảnh đế bào.
Vì giận Đức Lý rầy phạt một mình con thảm Ngài sướng đặng
sao. Thật sự Bần Đạo biết thời buổi ấy Đức Chí Tôn và Anh Cả chúng ta bất hòa với
nhau. Bần Đạo buổi nọ không biết gì hết, chưa biết phận sự mình là gì không biết
làm sao ra cho thật hiện được, không biết quyền hành gì hết, duy có biết lý
thuyết chớ không biết thi thố gì được cả.
Buổi nọ Đức Chí Tôn sợ Bần Đạo nghe lời theo Đức Lý mỗi
phen chấp bút thì Ngài đều can gián. Chi chi con cũng nghe lời Thầy, đừng có
nghe Thái Bạch nghe con. Khi đó rất đáo để cho Bần Đạo nếu không nghe lời Ngài,
để vậy mãi, thì tiêu diệt không thể tránh khỏi, nhứt là nội loạn, còn ngoài thì
Đảng Phái phá rối nền chơn pháp của Đức Chí Tôn, Ngài đến chỉ cho Bần Đạo thấy
cái cảnh nguy biến của nền Đạo như thế đó. Cảnh tượng của mỗi người như thế đó.
Ngài biểu Bần Đạo phải nghe lời Ngài thì mới cứu vãn tình thế, bằng không thì tiêu
diệt nền chánh trị Đạo buổi đó, có mạnh mẽ duy nhứt nào cả, bên nầy là lời giáo
huấn của Đức Chí Tôn, bên kia là lời dạy của Anh Cả, hai bên không biết đường
nào mà đi, làm cho Bần Đạo ngơ ngẩn trong 6 tháng trường,
cứ thơ thẩn đi tới đi lui nơi rừng thiên nhiên mà suy nghĩ, làm cho Bần Đạo bối
rối cả đầu óc.
Đức Lý đến chỉ công chuyện như vầy rồi thăng, kế Đức
Chí Tôn đến biểu đừng nghe lời, làm Bần Đạo lưng chừng, túng thế, Ngài nắm Bần
Đạo ngồi trên bàn từ 9 giờ tối đến 4 giờ khuya, Ngài không cho đi đâu hết, buộc
phải nghe lời Ngài viết nói đủ lẽ nguy tướng của Đạo, nếu không quyết định thì
đi khỏi nền Đạo Cao Đài trước tốt hơn. Bần Đạo thấy chỉ
đủ lý lẽ quả nhiên buộc phải nghe lời, nghe lời rồi Ngài mừng quá nhiều,
mà Bần Đạo không hiểu không biết tại sao Ngài mừng, vì nghe lời thọ pháp quyền
năng thiêng liêng đó vậy.
Trong đó có 3 Đài, có ba người chủ nắm vững.
1.- Bát Quái Đài, dưới quyền Đức Chí Tôn, Ngài Chúa cả
Chư Thần, Thánh, Tiên, Phật cùng Vạn Linh, chính Ông chủ Bát Quái Đài là Đức
Chí Tôn.
2. Cửu Trùng Đài là quyền Giáo Tông làm chủ Hội Thánh.
3. Hiệp Thiên Đài là quyền Hộ Pháp làm chủ.
Ba Ông chủ ấy, có hai Ông nầy, Cửu Trùng Đài và Hiệp
Thiên Đài, nếu riêng ra không có thể gì dâng sớ cho Bát Quái Đài, tức nhiên quyền
Chí Tôn ở nơi Bát Quái Đài, hai Đài Cửu Trùng và Hiệp Thiên hiệp nhứt là quyền
Chí Tôn tại thế nầy, không có một quyền nào cai quản cãi qua quyền Bát Quái Đài
được.
Có lần Bần Đạo nghe lời Đức Lý thì Đại Từ Phụ
thất vọng thấy tội nghiệp Ngài quá đổi, Đức Đại Từ Phụ tính không thể gì
bảo trọng mấy đứa kia được, biết Đức Lý nhứt định đuổi những kẻ tà tâm ra khỏi
nền Tôn Giáo, Đại Từ Phụ biết không thể gì không biến sanh chi phái, nếu nẩy
sanh chi phái rồi thì không phương cứu vãn và trị loạn được, thì nền Chánh Giáo
của Đức Chí Tôn không có giá trị gì hết, Bần Đạo vừa nghe lời Đức Lý, Đức Chí
Tôn không đến chừng ba tháng. Khi Đức Chí Tôn giáng cho
làm lễ đăng điện tái quyền Giáo Tông lại chính mình Ngài đòi Đức Lý đến, Đức Lý
xin từ chức Giáo Tông. Ôi thôi! Buổi ấy rất biến
đổi, đến chừng Ngài triệu hồi Đức Lý trở lại, rồi Đức Chí Tôn không thể gì phản
kháng với Ngài nữa Ngài thường nhắc cả toàn Hội Thánh Hiệp Thiên và Cửu Trùng
làm lễ đăng điện cho long trọng khi Ngài tái nhậm phận sự rồi Ngài lên
ngôi vị của Ngài, Ngài cầm cơ viết: Tôi tưởng không có vị Vua Chúa nào viết được
bài diễn văn như Ngài; trong Thánh Ngôn Hiệp Tuyển có 4 câu thi của Ngài rất ngộ
nghĩnh.
"Cửu tử kim triêu đắc phục hườn,
Hạnh phùng Thiên mạng đạo khai nguơn.
Thế trung kỵ tử hà tri tử,
Tử giả hà tồn chủ "tịch hương".
"Cửu tử kim triêu đắc phục hườn" là cảnh
trần ta chết đã lâu rồi, mà hôm nay ta được phục sanh lại trong Thánh Thể của Đức
Chí Tôn.
"Hạnh phùng Thiên mạng đạo khai
nguơn" là còn hạnh phúc đặng Thiên mạng đến khai nguơn. Tại sao Ngài
nói đến? Bần Đạo đã thuyết cuối Hạ nguơn tam chuyển khởi Thượng nguơn tứ chuyển
Ngài đến khai nguơn là có duyên cớ.
Bần Đạo dám chắc rằng: Đấng nào khác hơn Ngài thì
không thi hành được, Ngài đến đặng mở Thượng ngươn tứ chuyễn.
"Thế trung kỵ tử hà tri tử" thế gian sợ
chết mà không biết cái chết là gì, chính Ngài hỏi rồi nói.
"Tử giả hà tồn chủ tịch hương" là tịch
của nữ phái, nữ phái là nguồn sống của nhơn loại, nếu nói nó chết thì Ngài đến
làm chủ của nữ phái nghĩa gì? Cầm cái giống của thế gian nầy chi?
Bây giờ nói đến quyền hạn của Ngài, chính tay Ngài cầm
bút viết:
Ánh Thái Cực biến sanh Thái Bạch,
Hiện Kim Tinh trọng trách Linh Tiêu.
Quyền năng vưng thửa Thiên Triều,
Càn Khôn thế giái dắt dìu Tinh Quân.
"Ánh Thái Cực biến sanh Thái Bạch" là
buổi Thái Cực vừa nổ hiện ra ánh sáng Thái Cực, chính là Ngài, duy Đức Chí Tôn
cầm pháp, xin cả thảy nhớ nghe khi Đức Chí Tôn cầm pháp hiện ra hai lằn Hạo
nhiên khí đụng lại với nhau nổ, tức nhiên trái khối lửa đó tạo Càn Khôn Vũ Trụ
ánh sáng Thái Cực đó là Ngài.
"Hiện Kim Tinh trọng trách Linh
Tiêu" là các cung đẩu trên mặt địa cầu nầy đều hưởng ánh sáng ấy, mà
chính ánh sáng vi chủ và điều khiển là Ngài.
"Quyền năng vưng thửa Thiên Triều" là
quyền năng vưng lịnh của Thiên điều.
"Càn Khôn thế giái dắt dìu Tinh
Quân" là các cung đẩu trong Càn Khôn thế giái nầy có Ngài vi chủ hết
thảy.
Tinh quân thọ sắc thuở Phong Thần,
Cho đến Đường triều mới biến thân.
Thái Bạch Kim Tinh đang trị thế,
Trường Canh trích tử đến thăm trần,
Động đình thi rượu đong muôn đấu,
Bồng Đảo Câu Tiên nắm một cần.
Vâng lịnh Ngọc Hư nay xuống thế,
Tam Kỳ độ rỗi các nguyên nhân.
"Tinh quân thọ sắc thuở Phong Thần" là
Ngài đoạt ngôi vị cùng quyền hành của Ngài có sắc phong thiệt hiện hồi đời
Phong Thần.
"Cho đến Đường triều mới biến thân" là
đến đời Đường Ngài mới biến thân.
"Thái Bạch Kim Tinh đang trị thế" là vì
nguyên linh ấy cầm quyền trị thế.
"Trường Canh Trích Tử đến thăm trần"
"Động Đình thi rượu đong muôn đấu"
là nơi Động Đình hỏi đến Ngài thì thiên hạ đều biết
danh Ngài hết.
"Bồng Đảo Câu Tiên nắm một cần" là nơi
Bồng Đảo Ngài cầm Thiên Thai cho Khổng Giáo.
"Vâng lịnh Ngọc Hư nay xuống thế" là buổi
Đại Đạo Tam Kỳ khai mở đây Ngài thọ lịnh Ngọc Hư đến trị Đạo.
"Tam Kỳ độ rỗi các nguyên nhân" là (92)
chín mươi hai ức nguyên nhân, thì Tam Kỳ này Ngài độ rỗi.
Bần Đạo quên nói cái tiên tri của Ngài rất ngộ nghĩnh,
thời buổi ấy Ngài đến dạy biểu Bần Đạo nghe lời, nếu hiền hữu không nghe lời,
ngày kia cái tai họa ấy tiêu diệt hay đoạt Đạo thì hiền hữu gánh trách nhiệm ấy
nặng nề trước cả. Bần Đạo buổi nọ không hiểu gì cả. Bần Đạo nói toàn Thánh Thể
Đức Chí Tôn cả triệu con người cớ sao một mình Bần Đạo gánh vác. Nói tiên tri ấy
là thời giờ Ngài giao quyền Giáo Tông nầy cho Bần Đạo chưởng quản luôn Cửu
Trùng Đài, nếu không nghe lời thì Bần Đạo gánh hết. Nếu không nghe lời Ngài buổi
nọ thì gánh nầy giao lại cho ai? Như giờ phút nầy có nên bỏ, chớ không thể sống
với Đạo.
Bần Đạo xin nói thế gian nầy cầm quyền trị cơ quan
chính trị đạo nào hay định luật trước dưới Bát Đạo Nghị Định lập nên chính trị
của nước như Ngài, Bần Đạo chưa ngó thấy Đức Lý ra Bát Đạo Nghị Định mà Ngài lập
trọn vẹn hết, chúng ta cũng nên tôn sùng đáng kính,
đáng sợ quá đổi Đấng Cứu Đạo như thế, Bần Đạo cũng khen kính Người ấy
cho đến ngày tận thế.
Nếu nền Đạo Cao Đài còn mãi mãi thì công nghiệp Đức Lý
Giáo Tông vẫn còn tồn tại trong tâm trí nhơn sanh luôn luôn./.
Ảnh chụp.