BÁN NGUYỆT SAN THÔNG LIÊN
Ra ngày 23/9/2009.
BBT đăng lại.
HỘI
YẾN DIÊU TRÌ CUNG.
“Lễ
trình diện phát minh phụng sự nhân loại”.
Hoằng khai Đại Đạo Tam Kỳ Phổ Độ Đức Chí Tôn chọn Tiếng An
Nam làm chánh tự.
Xưa tiếng An Nam gắn liền với chữ Hán hay chữ Nôm.
Nay tiếng An Nam gắn liền với chữ Quốc Ngữ.
Chữ quốc ngữ là chữ ký âm. Nghĩa là chỉ ghi lại cái âm chớ
không phải chữ tượng hình như chữ Hán hay chữ Nôm.
Đi xa hơn nữa về nguồn gốc thì người xưa nhìn dấu chân chim
rồi nghĩ ra chữ viết (Hán&Nôm). Còn chữ quốc ngữ thì phát xuất từ chổ nghe
phát âm rồi nghĩ ra chữ viết.
Chữ quốc ngữ xuất phát từ các vị truyền đạo Công Giáo.
Khi các nhà truyền giáo đến Việt Nam thì một trong những khó khăn
các vị gặp phải là ngôn ngữ. Với chữ Hán hay chữ Nôm thì việc ghi chép lại các
bài giảng đạo để truyền bá lời Chúa đến con chiên là điều nan giải. Bởi vì phần
lớn con chiên đều không thạo chữ Hán và chữ Nôm.
Muốn biết chữ Nôm phải có ít nhiều vốn liếng chữ Hán mà chữ
Hán vốn là thứ chữ rất khó học lại dễ bị quên…Còn chữ quốc ngữ rất dễ học và dễ
nhớ. (1)
Do nhu cầu truyền bá lời lành của Đức Chúa đến con chiên mà
các vị nghĩ ra cách ghi âm lại lời chúa, dẫn đến chữ quốc ngữ hình thành và
hoàn thiện.
Như vậy chữ quốc ngữ là tinh hoa của hai nền văn minh:
phương Tây và phương Đông.
Là sự kết hợp của hai sắc dân da vàng và da trắng.
Chữ quốc ngữ ra đời đã góp phần nâng cao dân trí như ta đã
thấy hiện giờ trong xã hội. Thần thông nhơn đã phát xuất từ đó.
Xưa các vị linh mục tạo ra chữ quốc ngữ với dụng ý truyền
bá lời chúa đến con chiên ở Việt Nam .
Nay Đức Chí Tôn làm cho chữ quốc ngữ cao trọng hơn bằng
cách dùng nó làm chánh tự để truyền bá mối đạo Trời đi khắp thế gian.
@@@
1-
Ý
nghĩa: HỘI YẾN DIÊU TRÌ CUNG.
- Hội: là sự tụ họp, gặp gở nhiều người để thảo luận, nghị
luận một hay nhiều công việc có mục đích rõ ràng.
- Yến:
. Yến có nghĩa là một bửa tiệc long trọng.
. Yến cũng có nghĩa là ánh sáng.
Ánh sáng phát ra từ ngọn đèn được gọi là yến sáng.
TNHT Q.2. trang 07: … Quí anh tầm một phương-pháp, dùng tạm thời một ngọn đèn có đủ yến-sáng,
vì chúng ta không có những đèn có đủ yến-sáng, nên cùng chẳng đã, phải tạm
đó thôi. Đèn bảy ngọn cũng có lẽ đặt tên là thất tinh...
TNHT Q2 trang 08: … Để tại đây, thế cho ngọn đèn trước hết, để khi nào có cầu đàn mới dùng.
Còn thường ngày, khỏi phải đốt lên, vì một là cho đủ yến-sáng, hai là rọi
chơn-thần của quí anh, quí chị cho sáng-lạn minh-mẫn…
ĐĐTKPĐ khai ra cũng là yến sáng của Đại Từ Phụ ban cho để dẫn
khách trần ra khỏi chốn tối tăm.
TNHT Q2 trang 34: … Màn Trời che lấp dấu trần, Đạo Thánh dắt-dìu
bước tục, cuối hạ ngươn biết bao đời thay-đổi. Trái cầu sáu mươi tám nầy bổng nhiên
có một lằn yến-sáng thiêng-liêng
để thức tỉnh khách phàm, chiếu dẫn người hữu căn hầu cứu khỏi họa thiên-điều, sẽ
vì hung bạo của sanh-linh mà diệt tận…
Hai đồng tử trong con mắt là yến- sáng.
Nói rộng ra thì khi suy nghĩ để tìm đáp số cho một bài toán
hay giải pháp cho một vấn đề mà bật ra được cách giải quyết thì đều có giây
phút bộ não lóe sáng. Nên chữ yến sáng có thể hiểu là ánh sáng lóe lên từ trong
bộ não của mổi người.
- Diêu Trì Cung.
. Là cung điện bằng Ngọc Diêu ở cạnh ao Thất Bữu (Luật Tam
Thể). Trong thể pháp thì Trí Huệ Cung ở cạnh Ao Thất Bữu (nên THC là hình ảnh
Diêu Trì Cung tại thế).
. Diêu Trì Cung do đức Diêu Trì Kim Mẫu (Phật Mẫu) chủ trì.
Phật Mẫu Chơn Kinh:
…Càn khôn sản xuất hữu
hình,
Diêu Trì Kim Mẫu nung
lò hóa sanh...
Hữu hình trong thế gian nầy đều được sản xuất từ Diêu Trì
Cung mà có.
…Bát hồn vận chuyển hóa
thành chúng sanh…
Vậy thì con người cũng phải qua cung Diêu Trì mới hiện thể.
Từ vật chất hồn đến thú cầm sự luân chuyển hóa sanh còn
trong kiếp tiểu hồi. Đến nhơn hồn thì đã bước sang kiếp đại hồi. (2)
Có con người rồi mới các nền văn minh. Văn minh nhân loại
có 02 diện chính: vật chất và tinh thần. Văn minh vật chất hay văn minh tinh thần
cũng đều xuất phát từ Phật Mẫu (Diêu Trì Cung).
Hội Yến Diêu Trì Cung có hai nghĩa chính:
-
Yến
tiệc long trọng tại Diêu Trì Cung. (Thể pháp trong thể pháp).
-
Là
ngày hội tụ các bộ não trong thanh tịnh để có những phát minh xây dựng văn minh
vật chất hay tinh thần cho nhân loại. (Bí pháp trong thể pháp).
Căn cứ vào văn bút đã ban hành để hiểu Hội Yến Diêu Trì
Cung theo nghĩa thứ hai là chủ ý của bài nầy.
Đức Chí Tôn lập đạo là để xây đời thánh đức cho nhân loại.
Vạn vật dưới thế gian nầy đều phát sinh từ đạo. Trong đó có
con người. Con người đi từ thời ăn lông ở lổ đến kết nhau thành bộ lạc. Từ bộ lạc
tiến lên thành quốc gia xã hội. Từ quốc gia riêng lẽ tiến đến các châu lục và đại
đồng thế giới.
Dù ở thời kỳ nào thì cuộc sống nhân loại cũng có 02 phần
chính là vật chất và tinh thần.
Đạo là sự cân bằng giữa vật chất và tinh thần.
Khi con người chọn vật chất làm chủ (vị kỷ) thì dẫn đến đấu
tranh, loạn lạc… (Bĩ). (3)
Khi chọn tinh thần làm chủ (vị tha) thì có sự tương nhượng,
hài hòa tạo nguồn sống cho nhau (Thái). (4).
Trong Dịch lý thì hai quẻ Thái và Bĩ có số hào âm và dương
bằng nhau nhưng do chọn âm hay dương làm nội quái hay ngoại quái mà sinh ra Bĩ
hay Thái. Do con người chọn vật chất hay tinh thần làm chủ cho cuộc sống mà có
Bĩ, có Thái.
Xã hội thánh đức không phải kéo con người về thời ăn lông ở
lổ, không phải xóa bỏ văn minh vật chất mà lấy tinh thần bác ái và công bằng
làm căn bản khi tạo ra vật chất và xữ dụng vật chất. Nghĩa là lấy tinh thần làm
chủ vật chất.
Xã hội thánh đức là sự cân bằng giữa vật chất và tinh thần.
Nhưng trong đó chọn tinh thần làm chủ còn vật chất là khách.
2- Văn bút khai tâm.
2.1- Khai mở bí pháp (Hội yến lần đầu).
ĐĐTKPĐ là một phát minh
mới thì ngày Hội Yến Diêu Trì Cung lần đầu tiên (15-8-Ất Sửu-1925) là ngày khởi
nguồn cho phát minh gốc để từ đó ĐĐTKPĐ
nẫy sinh ra vô vàn phát minh tiếp theo hầu phụng sự nhân loại xây đời thánh đức.
Đấy chính là ngày khai
mở bí pháp như Phạm Hộ Pháp đã xác định vào ngày 15-8-Kỷ Sữu (1949):
Hôm nay là ngày kỷ niệm Bí Pháp, Bí Pháp Hội Yến Diêu Trì, Ðức Chí Tôn đã lập trong nền
Chơn Giáo của Ngài. Bần Ðạo thừa dịp nên thuyết minh cho toàn cả con cái Ðức
Chí Tôn hiểu rõ cái huyền vi bí mật ấy, bởi
có ảnh hưởng với cơ quan đạt Ðạo chúng ta tại mặt thế gian nầy.
2.2- Cơ đắc đạo tại thế.
Phạm Hộ Pháp giảng rõ: Thời
Nhứt Kỳ và Nhị Kỳ Diêu Trì Cung lập Hội Bàn Ðào,
đãi những người đạt Ðạo trở về cùng Mẹ. (14-8-Đinh Hợi-1947)
Tam Kỳ: Hội Yến Diêu
Trì Cung là cơ đắc đạo tại thế.
Nhưng Ngài cũng nói rõ: dầu cho có cúng lạy cho đến đầu bể
tráng mà không phụng sự nhân loại thì cũng không đắc quả vị bao giờ.
Đức Chí Tôn chọn Tam Thánh (Cụ Nguyễn Bỉnh Khiêm, Văn Hào
Victor Huygo, nhà cách mạng Tôn Văn) đại diện cho nhân loại để ký Đệ Tam Hòa Ước.
Cuộc đời ba vị nầy không thuộc giới tu hành. Nhưng cả ba đều là người có công
phụng sự nhân loại và được xã hội nhìn nhận qua các thời kỳ. Do vậy mà Đức Chí
Tôn phong Thánh. Điều nầy làm sáng tỏ thêm pháp điều Tam Kỳ Phổ Độ: LUẬT PHỤNG
SỰ.
Thầy lấy cái công phụng sự nhân loại rồi đem phẩm vị Thần,
Thánh, Tiên, Phật để trả.
Chính cái công phụng sự nhân loại quyết định phẩm vị.
Vậy hiểu lễ Hội Yến là nơi trưng bày phát minh để phụng sự
nhân loại thì hoàn toàn phù hợp với ý nghĩa và thực tế của câu: Hội Yến Diêu
Trì là bí pháp đắc đạo mà Phạm Hộ Pháp đã dạy.
Thông qua Lễ Hội Yến Hội Thánh sẽ tiếp nhận phát minh và
hoàn thiện nó rồi công bố trước xã hội:
Hội Thánh minh giao
sách trường xuân.
(câu 10- Đệ Tam Cửu).
Công phụng sự xã hội được trưng bày ra sẽ được vạn linh
nhìn nhận. Mà điều chi hể vạn linh nhìn nhận là Chí Tôn nhìn nhận.
Khi Phạm Hộ Pháp sang Cao Miên (1956) cơ đạo gặp khó khăn Hội
Thánh tổ chức Lễ Hội Yến đơn giản…Do vậy mà Phạm Hộ Pháp dạy rõ: Cái cộ Hội Yến
phải có hằng năm…ai cầm đạo quyền mà chế giảm cộ Hội Yến thì thiên điều rút sớm…Tại
sao chế giảm cộ Hội Yến là tội thiên điều phải rút sớm?
Bởi vì xã hội vận động không ngừng nghĩ, muốn phụng sự hay
xây dựng xã hội mà không có những sáng kiến hay phát minh hoặc chỉ dẫn một hướng
đi thì lâm vào cảnh cầm đèn chạy trước ô tô.
2.3- Giới thiệu một
phát minh mới điển hình (Văn minh tổ chức: LUẬT TRỊ NGƯỜI).
Ngày Nghiêu tháng Thuấn (đời thánh đức) theo ĐĐTKPĐ xây dựng
không phải đưa con người về thời kỳ sơ khai; mà có nghĩa là tinh thần con người
làm chủ vật chất nên con người không đua tranh trong bả lợi danh mà đua tranh
nhau trên con đường đạo đức, con đường phụng sự xã hội.
Quốc gia xã hội không phải dẹp bỏ luật pháp mà là để cho LUẬT
TRỊ NGƯỜI. Xã hội thánh đức là xã hội dùng LUẬT TRỊ NGƯỜI.
Dùng Luật Trị Người thì bản thân thượng tầng cũng chịu sự
chi phối của Pháp Luật thì ngay từ trong ý thức đã tạo nên sự thượng tôn pháp
luật.
Đó là cái mới của ĐĐTKPĐ thể hiện qua pháp luật và tổ chức.
(Pháp Chánh Truyền, Tân Luật, Đạo Luật của tôn giáo Cao Đài
đều thể hiện Luật Trị Người).
2.3.1- Người Trị Người.
Xã hội xưa nay dùng NGƯỜI TRỊ NGƯỜI.
Cho nên luật pháp thường không áp dụng cho người đặt ra nó.
Quyền miễn trừ cho những người có địa vị trong xã hội là cái mầm để họ làm sai
luật pháp và đặt ra những điều luật gay gắt hơn để bảo vệ đặc quyền, đặc lợi.(5)
Những người đứng trên luật pháp thì họ mới nghĩ ra những luật
lệ hà khắc và tàn nhẫn để áp dụng cho hạ tầng. Còn bản thân họ, giới của họ hay
đảng phái của họ thì có cách để lách qua luật.
Thượng tầng trong mọi tổ chức vẫn lấn áp hạ tầng. Thượng Tầng
có quyền đứng trên pháp luật và họ thừa quỉ quyệt để lập ra những luật lịnh
trói buộc hạ tầng. Do vậy mà xã hội loạn lạc đời đời.
Thời phong kiến có một nhà vua đứng trên luật pháp.
Thời đảng phái cầm quyền thì Đảng Viên trong Đảng đứng trên
luật pháp (Đảng viên được chính quyền che chở và xữ lý bằng hệ thống luật
“thành văn hay bất thành văn” riêng).
Xưa có một ông vua thì xã hội đã không chịu nổi.
Nay có bao nhiêu Đảng viên thì có bấy nhiêu ông vua lớn hay
vua nhỏ thì hạ tầng chỉ được ăn bánh vẽ. Quốc dân ăn thải uống thừa của những
ông vua Đảng viên nầy mà thôi.
Cổ nhơn từng nhận xét: Quân tử lập Đạo. Tiểu nhân lập Đảng.
Thực tế ngày nay trí thức đua nhau lập Đảng.
Đảng phái nhan nhãn do vậy mà xã hội ngày một hỗn loạn.
2.3.2- Luật Trị Người: Mẫu mực điển hình.
Trong tôn giáo Cao Đài dù Giáo Tông hay Hộ Pháp cũng đều ở
trong luật, khi đã phạm luật thì không có sự miễn trừ nào hết:
Dầu Hộ Pháp
phạm luật cũng bị đòi đến Toà Tam Giáo bên Cửu Trùng Đài thì Thiên phẩm mình dường
như không có, kể như một người Đạo hữu kia vậy.
Còn Giáo
Tông nếu phạm tội cũng phải bị đòi đến Tòa Hiệp Thiên Đài thì cũng chẳng khác một
người tín đồ kia vậy. (Diễn văn Ngày
14 - 2 - Mậu Thìn/ 05 - 3 - 1928).
Tôn giáo là một xã hội nhỏ để làm mẫu mực cho nhân loại
nhìn vào mà chiêm nghiệm. Khi cái mẫu mực ấy được nhân rộng thì nó vượt ra
ngoài vị trí địa lý ban đầu và lan tỏa cả thế giới thì cái nhỏ nhoi sẽ biến
thành to tát. (Rằng trẻ noi sau biến hóa già).
Nhờ phép phân thân biến hóa mà cái mẫu mực nhỏ nhoi đến với
nhân loại và đem lại phúc lộc cho bá tánh.
Trong tôn giáo Cao Đài thượng từng phải chịu sự kiểm soát mạnh
mẽ và thường xuyên của hạ từng. Thượng tầng là bộ não, bộ não không trong sạch
thì hỗn loạn. Hạ tầng là sức mạnh, sức mạnh không có thì tôn giáo chưa đủ sức để
đời thánh đức.
Nhìn thời cúng lễ vía Đức Chí Tôn ở Đền Thánh (09-01-âm lịch)
ta thấy rất trang nghiêm.
Nhìn vào lễ cúng Hội Yến ta thấy đủ mọi thành phần, mọi từng
lớp (cách ăn mặc rất đa dạng) điều đó thể hiện cho tinh thần thương yêu của người
mẹ chung của nhân loại và lòng của nhân loại đối với Đại Từ Mẫu.
Tóm lại trên bước đường hoằng khai đạo pháp tái tạo dinh
hoàn, xây dựng nền văn minh Cao Đài Giáo cho nhân loại thì Lễ Hội Yến Diêu Trì
Cung hằng năm chính là ngày Cửu Viện, Trấn, Châu, Tộc… trình diện những phát
minh của mình trước Hội Thánh và toàn đạo.
3- Đạo chỉ có một.
Thầy lập ĐĐTKPĐ là lập nên quốc đạo cho nhân loại.
Do vậy mà hành chánh tôn giáo được xây dựng rất chặc chẽ.
Chỉ có Trung Ương mới có đủ tư cách và năng lực để tổ chức
lễ Hội Yến. Phát minh thì ai cũng có quyền công bố còn công nhận thì chỉ có một
đầu mối mới tránh được sự hỗn loạn.
Đạo bày thể pháp trước
và bí pháp sau.
Thể pháp và bí pháp Hội Yến Diêu Trì Cung đã bày ra từ năm
1925.
Khai triễn bí pháp để phụng sự cho xã hội sẽ được Hội Thánh
ĐĐTKPĐ thực thi khi cơ đạo được phục hồi. Lễ Hội Yến hằng năm sẽ là nơi trình
diện những phát minh hay những định hướng cho xã hội trước con cái của Phật Mẫu.
Trước Phật Mẫu thì không có giai cấp, không có phẩm tước
cho nên việc phát minh và bình chọn phát minh hoàn toàn công bình, không có một
tư vị nào hết. Trước mặt Phật Mẫu thì chức sắc cũng phải dùng bạch y, nghĩa là
Phật Mẫu không chấp nhận giai cấp.
Quyền suy nghĩ để có những sáng kiến, hay đưa ra những định
hướng phụng sự xã hội không bị ràng buộc bởi giai cấp.
Trước mặt Phật Mẫu thì nhân loại bình quyền tuyệt đối.
Nhân loại mong muốn có một xã hội bình quyền nên có rất nhiều
cuộc cách mạng kêu gọi đánh đổ giai cấp. Đánh đổ giai cấp đáp ứng nguyện vọng của
quần chúng nên quần chúng đã tham gia rất nhiệt tình. Nhưng khi cuộc cách mạng
kêu gọi đánh đổ giai cấp đã chiếm được quyền bính thì họ lại xây dựng bộ máy
chính quyền có nhiều giai cấp hơn. Đó là thực tế không có nhà hùng biện nào che
dấu được.
Ngày nay xã hội đã tiến rất xa về nhiều phương diện. Song
song với sự tiến bộ về tiện nghi trong cuộc sống thì hố sâu và khoản cách nghèo
giàu ngày càng gay gắt. Những con người bình dân và trung lưu ngày một mất dần
cơ hội để thăng tiến, trong khi nền Đại Đạo có phương án để phụng sự chúng sanh
mà quỉ quyền lại phá bĩnh.
Phúc lộc mà Thượng Đế dụng Đạo Cao Đài để ban cho nhân loại
đang bị quỉ quyền cản trở.
Ngày nào bàn môn tả đạo còn chiếm cứ nội ô thì ngày đó chi
phái Nguyễn Thành Tám còn cản trở công cuộc xây dựng nền văn minh Cao Đài Giáo.
Lễ Hội Yến năm nay môn đệ Đức Chí Tôn đồng tâm cầu nguyện
cho cơ đạo được cơ đạo phục hồi để những người nghèo khó và đau khổ trên thế
gian nầy sớm được an ủi cả về vật chất lẫn tinh thần.
&&&
Ghi chú:
(1): Thí dụ: O tròn như quả trứng gà (0), Ô thì đội mũ (^).
Ơ thì mang râu (’) hay dấu sắc kéo qua, dấu huyền kéo lại, dấu hỏi cong cong, dấu
ngã nằm ngang, dấu nặng một chấm…
(2): Kiếp Tiểu Hồi sự tấn hóa phải theo thứ tự (vật chất phải
lên thú cầm rồi mới đến nhơn hồn).
Kiếp Đại Hồi có thể nhảy vọt (nhơn hồn có đủ công quả thì
có thể nhảy qua khỏi thần hồn hay Thánh hồn…).
Ví như khi học tiểu học thì phải đi từ lớp và phải có điểm
danh. Còn khi lên đến đại học thì cách học tập đã thay đổi. Sinh viên phải đi
vào chuyên khoa, có thể đến lớp hay tự nghiên cứu ở nhà miễn là ngày thi có đủ
năng lực thì được công nhận…
(3) Kinh Thánh: ta đến không phải để đem lại hòa bình mà ta
đến để làm cho nàng dâu bất hòa với mẹ chồng, cha con sẽ cãi nhau, anh em sẽ bất
đồng với nhau… ấy là lời chúa báo trước từ giáo lý của Chúa sẽ sản sinh ra nền
văn minh vật chất mà nhân loại đang hưởng dụng (vật chất làm thay đổi lòng người
mới gây ra sự bất mục như Chúa đã phán- và cũng phù hợp với giai đoạn trung
ngươn tranh đấu) . Đấy là tiền đề cho ĐĐTKPĐ hoằng khai (khoa học và kỷ thuật
phát triễn tạo nên cuộc sống vật chất sung mãn... còn riêng Việt Nam lại có chữ
quốc ngữ để Đức Chí Tôn dùng làm chánh tự).
. Chúa dùng nước hóa rượu trong tiệc cưới ở Gana. (Mở đường
cho hóa học, kỷ nghệ làm rượu…)
. Chúa dạy đem bánh mì và cá phát cho người đến nghe giảng
đạo càng phát càng dư. (Dự báo cuộc sống ngày một khá lên, vật thực mổi ngày một
dồi dào…)
. Chúa chữa cho người mù được sáng mắt. Chúa chữa cho người
bị cùi được lành… (gieo ý tưởng cho y học phát triễn như ta thấy ngày nay…)
. Chúa đi trên mặt biển như đi trên đất bằng. (Ý tưởng cho
những tàu thuyền vượt đại dương ngày nay…).
. Chúa nói mà nhiều người cùng nghe ở những nơi khác nhau.
(ý tưởng cho truyền thanh…)
. Chúa hiện ra cùng lúc ở nhiều nơi. (Ý tưởng cho truyền
hình).
Nhà bác học Enstiens: ý
tưởng là quan trọng số một.
Hiểu Kinh Thánh theo hướng gieo ý tưởng cho sự sáng tạo và
nền văn minh mà Thiên Chúa Giáo xây dựng được (theo xu hướng vật chất) hoàn
toàn phù hợp lời Chúa dạy về việc Chúa đem lại sự bất hòa.
Dĩ nhiên trong âm có dương và ngược lại nên khi nói văn
minh vật chất thì có hàm ý là vật chất ở nội quái (chủ) còn tinh thần ở ngoại
quái (khách). Chúng luôn luôn song hành và tác động đến nhau chớ không bao giờ
độc âm hay cô dương.
Quan sát cuộc sống Phương Tây và Phương Đông sẽ làm cho người
biết đối chiếu từ cuộc sống phải ngỡ ngàng.
Đời sống vật chất ở các nước (Tây Phương) đã phát triễn đến
độ sung mãn thì tác động đến tinh thần. Nên cuộc sống ở xã hội Tây Phương không
ràng buộc nhiều vào vật chất. Họ không phải lo nhà ở riêng mà thường ở nhà thuê
cho tiện, không bận lòng phải lo nhà cửa hay vật chất cho con cái như xã hội
Phương Đông. Vật chất dư dã nên họ sẳn lòng bố thí, nhưng ít đi chùa, đi thánh
đường.
Ngược lại phương đông tiếng là chuộng tinh thần nhưng cuộc
sống vật chất khó khăn nên chăm chăm lo nhà cửa, lo tích trử của cải cho con
cái. Rốt lại vì an sinh xã hội hầu như là con số 0 to tướng nên lại bị ràng buộc
vào vật chất. Số đông sẳn lòng đi chùa để cầu xin vật chất và phúc lộc nhưng
không sẳn lòng bố thí vật chất lẫn tinh thần. Tiếng là chuộng tinh thần mà sự
phân chia giai cấp của Phương Đông để dấu ấn đến cả chùa chiền…
(4) Kinh Thánh phần
khải thị nói rõ:
- Đức Chúa Trời đóng thì không ai mở được và đã mở thì
không ai đóng được.
Trời đóng cái gì và mở cái gì?
Đóng địa ngục, mở tầng
thiên.
(Kinh Giải Oan- câu 23).
Trời đã đóng địa ngục thì không ai mở được.
Trời đã mở tầng thiên thì không ai đóng được.
Trời giao cho ĐĐTKPĐ tạo ra tài nguyên và môi trường sống
cho nhân loại thì không một thế lực nào, một chế độ nào có thể đóng lại được.
- Satang được thả ra và bị thua đời đời.
Đức Chúa Trời đến mở đạo thì Ngài sẽ xưng là Thầy. Giáo lý
từ TRỜI có phương án để tu thân và xây dựng một xã hội thánh đức. Cảnh:
Lãng tử cô nhi tảo hồi
hương lý.
Vô biên thế giới địa cửu
thiên trường
Viễn cận đàn na tăng
viên phước thọ…(U Minh Chung: 13-15).
Phải được hiển hiện ngay tại thế gian nầy. Nước Trời mở (Quốc
Đạo) thì không ai đóng lại được nữa.
(5) Thí dụ:
- Thời phong kiến có án tru di tam tộc.
- Thời Cộng Hòa Xã Hội Chủ Nghĩa Việt Nam Thủ tướng Võ Văn
Kiệt ký lịnh chính phủ có quyền giam giữ một công dân Việt Nam trong 02
năm mà không cần xét xử.