GIÁO LÝ PHỔ THÔNG
BÀI 1.
BÀI
ĐẦU TIÊN
TRONG THÁNH NGÔN HIỆP TUYỂN
VÀ ĐẠO
SỬ.
I/-
THÁNH NGÔN HIỆP TUYỂN. Q1.T 07. “Bản in 1928”.
1/-
Nguyên văn: Noel 1925.
NGỌC- HOÀNG THƯỢNG- ĐẾ VIẾT CAO- ĐÀI TIÊN- ÔNG,
ĐẠI- BỒ- TÁT MA-HA-TÁT GIÁO ĐẠO NÂM PHƯƠNG.
Muôn kiếp có ta nắm chủ quyền,
Vui lòng tu niệm hưởng ân thiên.
Đạo mầu rưới khắp nơi trần thế,
Ngàn tuổi muôn tên giử trọn biên.
Đêm nay 24- Décembre, phải vui mừng vì là ngày
của Ta xuống trần dạy Đạo bên Thái Tây (Europe ).
Ta rất vui lòng mà thấy đệ tử kính mến ta như
vậy.
Nhà nầy sẽ đầy ơn ta. (Nhà của M.C…).
Giờ ngày gần đến đợi lịnh nơi Ta.
Ta sẽ làm cho huyền diệu đặng kính mến ta hơn
nữa.
CHIÊU, KỲ, TRUNG độ dẫn HOÀI sanh,
BẢN đạo khai SANG, QUÍ, GIẢNG thành.
HẬU, ĐỨC, TẮC, CƯ thiên địa cảnh,
HƯỜN MINH MÂN đáo thủ đài danh.
(Mười hai chữ lớn trong ba câu trên là tên của
12 môn đệ trước hết của Đức Ngọc Hoàng
Thượng Đế. Còn ba chữ xiêng lớn trong câu chót là tên ba vị hầu đàn).
2/- Nhận xét: Khi đọc bài Thánh Ngôn
trên hẳn nhiên người đọc sẽ hiểu bài nầy trong cùng một đàn cơ ngày Noel 1925.
Nhưng nếu đọc đến Đạo sử của Bà Nữ Đầu Sư Hương
Hiếu ta sẽ thấy bài trên đây không phải trong một đàn cơ mà trong 2 đàn cơ.
II/- ĐẠO SỬ:
1/- Đạo Sử Q.1.T. 38. “Bản
in- 1995. Hoa kỳ”:
A.Ă. (25-12-1925-
Noel).
Cao Đài đã hiểu lòng của ba đệ tử: Cao Quỳnh
Cư, Phạm Công Tắc và Cao Hoài Sang.
Ngài đã ban đầy ơn cho mỗi người, đêm nay phải
vui mừng vì là ngày của Thượng Đế xuống trần dạy Đạo bên
Thái Tây (Europe).
Ta rất vui lòng mà thấy ba đệ tử kính mến Ta
như vậy. Nhà nầy sẽ đầy ơn ta. Giờ ngày
gần đến đợi lịnh nơi Ta. Ta sẽ làm cho huyền diệu đặng kính mến ta hơn nữa (Cúng
tại nhà ông Cao Quỳnh Cư đường Bourdais số 134 Sài Gòn).
A.Ă.Â
Trước vốn thương sau cũng thương,
Một lòng nhơn đức giữ cho thường.
Trông ơn Thượng Đế tuông rời rộng,
Sum hợp ngày sau cũng một trường.
HỚN THỌ ĐÌNH HẦU.
Tiết nghĩa trung can Hớn đảnh xây,
Phò Lưu dựng Thục một lòng ngay.
Kinh Châu thất thủ nơi tiền định,
Khiến Hớn vận suy mới đổi thay.
25-12-1925.
A.Ă.Â
Muôn kiếp có ta nắm chủ quyền,
Vui lòng tu niệm hưởng ân thiên.
Đạo mầu rưới khắp nơi trần thế,
Ngàn tuổi muôn tên giử trọn biên.
Thầy khuyên trước một giờ nầy, phải cầu nguyện
cùng Ngài và nên coi là ngày vui mừng.
LÝ BẠCH (Noel 1925)
Đường trào hạ thế hưởng tam
quan,
Chẳng vị công khanh chỉ hưởng nhàn.
Ly rượu trăm thi đời vẫn nhắc,
Tánh Tiên muôn kiếp vốn chưa tàn.
Một bầu phong nguyệt say ngơ ngáo,
Đầy túi thơ văn đổ chứa chan,
Bồng đảo còn mơ khi múa bút,
Tả lòng thế sự vẽ giang san.
ĐỖ MỤC TIÊN (Hoạ Lý Bạch).
Chẳng kể công khanh bỏ ấn quan,
Bồng Lai vui Đạo hưởng an nhàn.
Thi Thần vui hứng ngoài rừng trước.
Rượu Thánh buồn say dưới cội tàn.
Nồng Hạ trời thương đưa gió quạt,
Nắng Thu đất cảm đổ mưa chan.
Vân du thế giái vui mùi đạo,
Mơi viếng kỳ sơn tối cẩm san.
2/- Đạo Sử . Q.1.T. 56 “Bản
in- 1995. Hoa kỳ”:
Qua
đến ngày 09-01- (21-02-1926) nhằm ngày vía NGỌC HOÀNG THƯỢNG ĐẾ quan phủ Vương
Quan Kỳ có thiết đàn tại nhà ông số 80 đường Lagrandière (bây giờ là đường Gia Long). Đêm ấy có mời chư Nhu và
nấy vị Đạo Hữu hầu đàn, Thượng Đế giáng cơ dạy như vầy:
Bửu toà thơi thới trổ thêm hoa,
Mấy nhánh rồi sau cũng một nhà.
Chung hiệp ràn vun nền đạo đức,
Bền lòng son sắt đến cùng ta.
Cái nhánh các con là nhánh chính mình Thầy làm
chủ, sau các con sẽ hiểu. Thầy vui muốn các con thuận hoà nhau hoài, ấy là lễ hiến
cho Thầy rất trân trọng. Phải chung lo cho danh đạo Thầy.
Đạo Thầy tức là các con, các con tức là Thầy,
phải làm cho nhau đặng thế lực đừng ganh gỗ nghe. Các con giử phận làm tuỳ ý
Thầy muốn. Ngày kia sẽ rõ thấu ý muốn của Thầy.
Khi ấy quan phủ Ngô Văn Chiêu xin Thượng Đế lấy
tên mấy người đệ tử mà cho một bài thi kỷ niệm:
CHIÊU, KỲ, TRUNG độ dẫn HOÀI sanh,
BẢN đạo khai SANG, QUÍ, GIẢNG thành.
HẬU, ĐỨC, TẮC, CƯ thiên địa cảnh,
HƯỜN MINH MÂN đáo thủ đài danh.
Thượng Đế lại phán: “Hườn Minh Mân sau sẽ
rõ”.
Nguyên 12 chữ lớn trong ba câu trên là tên của
12 vị môn đệ trước hết của Thượng Đế. Có hai tên Sang Thầy điểm chung một tên.
Còn ba chữ lớn câu chót là tên ba vị hầu đàn.
III/- NHẬN XÉT:
Ngay từ bài Thánh Ngôn đầu tiên Hội Thánh đã
giới thiệu để hậu tấn hiểu thêm ý nghĩa đặc trưng của THÁNH NGÔN HIỆP TUYỂN.
1/- Thánh Ngôn Hiệp Tuyển có nghĩa là:
a/- Hội Thánh lập nên một
ban bộ để tuyển chọn Thánh Ngôn. (Còn
một nghĩa ẩn nữa là nhân sự ban bộ đó có khả năng ứng hiệp với thiêng liêng khi
lựa chọn …để được hướng dẫn cần thiết).
b/- Trong việc xem xét đó
có khi đem một bài ra cắt xén bớt rồi để
thành một bài riêng hay cho kết hợp
với một bài khác. Có những phần hay
những bài không cần phải đưa vào.
c/- Thánh Ngôn Hiệp Tuyển
quyển một ra đời khi các vị đệ tử đầu tiên của Đại Đạo Tam Kỳ Phổ Độ như: Đức
Quyền Giáo Tông Thượng Trung Nhựt, Đức Cao Thượng Phẩm, Đức Phạm Hộ Pháp, Đức
Cao Thượng Sanh… đều còn tại thế nghĩa là các vị đều có hiểu và nhìn nhận việc
làm đó trước khi Thánh Ngôn Hiệp Tuyển ban hành.
d/- Như vậy Thánh Ngôn
Hiệp Tuyển hẳn nhiên không phải là Thánh
Ngôn mà Ngài Thái Thơ Thanh xin in 2.000 Thánh Ngôn và 4.000 thi văn vào ngày
15-11- Bính Dần (19-12-1926) (ĐS. Q2. T: 110).
Cũng không phải Thánh Ngôn ban hành cho quí
Chức Sắc Thiên phong mà Thầy có đề cập đến trong đàn cơ ngày (29-11-1927.
T.N.H.T Q2: T. 44- bản in lần thứ nhứt-1963)
2/- Đạo Sử.
- Bà Nữ Chánh Phối Sư Hương Hiếu biên soạn năm 1958.
- Ngài Bảo Thế Lê Thiện Phước đề LỜI PHI LỘ
ngày 29-11- Đinh Mùi (30-12-1967).
- Ngài Hiến Pháp GIỚI THIỆU, không đề ngày.
- Đức Thượng Sanh Cao Hoài Sang viết LỜI XÁC
NHẬN ngày 22-12- Đinh Mùi (21-01-1968).
- Cuối cùng là Hội Thánh nhìn nhận và ấn hành.
Thiết tưởng đủ nói lên giá trị chắc thật của
Đạo Sử.
3/- Kết luận: Cái tuyệt diệu ở đây là ĐẠO SỬ cũng đúng mà
THÁNH NGÔN HIỆP TUYỂN cũng đúng.
Đạo Sử đúng ở chổ lời dạy hay là sự việc như
thế nào thì ghi y nguyên lại như thế ấy. (GIÁ TRỊ GỐC).
Thánh Ngôn Hiệp Tuyển đúng ở mục đích đề ra như
chúng tôi phân tích ở trên. (GIÁ TRỊ TUYỂN).
(Mục đích của đối chiếu trong trường hợp nầy là
để bồi bổ kiến thức hầu hiểu thêm ý nghĩa đặc trưng… chứ không phải đối chiếu
để lựa chọn đúng hoặc sai…).
Nhân đây chúng tôi cũng xin phép trích dẫn để
giới thiệu thêm một vài nội dung đặc sắc của một số đoạn Thánh Ngôn mà chúng tôi nhận thấy chỉ có
trong Đạo Sử mà Hội Thánh đã nhìn nhận nhưng không có trong Thánh Ngôn Hiệp
Tuyển. (Việc giới thiệu thêm những bài Hội Thánh đã nhìn nhận hoàn toàn khác
với việc giới thiệu những bài mà Hội Thánh đã không chọn).
a/- T. 177 (13-12-B.D): Đạo đã thành Đạo đã mạnh, cho đến đổi trái
càn khôn nầy dở hỏng lên khỏi ngất mấy từng làm cho các Tôn giáo đã lập thành
trên mặt địa cầu nầy phải kinh khủng sợ sệt… cười..
b/- T.226 (Chùa Gò Kén năm Đinh Mão): …Dầu cho ai có
quyền phép tiêu diệt càn khôn đi nữa cũng khó ngăn được Đạo Thầy. Như ai buộc
các con đóng cửa chùa thì cứ tuân mạng, đợi chừng nào các sắc con cái Thầy đến
mở cửa sẽ hay…
c/- T. 237(29-7-B.D): ….Như
Nhãn hiền đồ Thầy không muốn nói với con bằng tiếng Hớn Ngôn vì tiếng An NÂm từ
đây Thầy cho là Chánh Tự đặng lập Đạo của Thầy nên buộc phải nói rõ ràng với
con.
Thời kỳ dấu diếm Thiên cơ đã qua rồi…
d/- T 240: …Các con hơi nào mà nghe lời thế sự, một
điều nào cũng chưa quyết đoán cho cùng phải quấy. Khi Thích Ca truyền Đạo dân
BrÂma cho là bàng môn vì khác với Thánh Giáo Phật Đạo. Khi Lão Tử truyền Đạo
thì Đời cho là phép mê hoặc. Khi Chúa Jésus truyền Đạo thì nhà Isarel gọi là
cải Chánh Đạo đến đổi bắt giết. Các con muốn vừa lòng thiên hạ thì là giỏi hơn
Thầy rồi…
Qua những trình bày trên hy vọng là người học đạo sẽ
tự đối chiếu để phát hiện thêm nhiều điều mới, chính xác và thú vị khi học
đạo./.