Trang

Thứ Bảy, 2 tháng 5, 2020

3183. GIÁO LÝ PHỔ THÔNG BÀI 10

GIÁO LÝ PHỔ THÔNG
 BÀI 10


MỘT BÀI BỊ SÓT TRONG
CON ĐƯỜNG THIÊNG LIÊNG HẰNG SỐNG.
“CĐTLHS CÓ BAO NHIÊU BÀI?

Lập Tam Kỳ  Phổ Độ thì Đức Chí Tôn lập ngay Pháp Chánh Truyền. Pháp Chánh Truyền là chủ quyền của Đạo. Vậy người có Đạo phải nên hiểu rằng chủ quyền của Đạo không nằm ở cá nhân hay tập thể mà nằm trong hệ thống văn bản của Tôn Giáo.


Luật pháp Tôn Giáo điều khiển đạo sự...  vậy người trong tôn giáo nên căn cứ vào các văn bản của Hội Thánh ấn hành mà thực thi  thì  đạo sự sẽ điều hoà.
Thế nhưng về giáo lý trong buổi đầu do nhiều lý do khác nhau… khiến cho  Hội Thánh cũng chưa có đủ ngày giờ hiệu chính hết những Lời Thuyết Đạo “LTĐ” của Đức Hộ Pháp để ấn hành. Chính vì vậy mà người Đạo cũng nên tự thấy bổn phận gìn giữ những văn bản đó chờ trình lên Hội Thánh….
I/- NHẬN XÉT  VỀ NGUỒN VĂN BẢN:
Xét về văn bản có nguồn từ Đạo Cao Đài… có thể kể ra 03 nguồn thường thấy:
1/- Nguồn từ Hội Thánh. Đó là những văn bản đã qua sự kiểm duyệt của Hội Thánh Cao Đài.
2/- Nguồn từ Ban Tốc Ký.  nhiên là BTK thừa lịnh Hội Thánh ghi chép và tập hợp lại để trình lên Hội Thánh.
Đây là nguồn chưa qua sự kiểm duyệt của Hội Thánh nhưng rất đáng tin cậy. Chính nhờ nguồn từ Ban Tốc Ký mà người Đạo Cao Đài ngày nay biết được nhiều bài trong khi chờ sự ban hành của Hội Thánh. Hội Thánh hiện nay đang bị giải thể nếu không có nguồn văn bản từ BTK thì  người Đạo khó có thể đọc được LTĐ của những năm sau năm 1951,  Lời Phê hay là  CON ĐƯỜNG THIÊNG LIÊNG HẰNG SỐNG “CĐTLHS”...
Hội Thánh là nơi quyết định công bố như thế nào và công bố đến đâu.
Nhận xét nầy xuất phát từ thực tế là Lời Thuyết Đạo của Đức Hộ Pháp từ Quyển 1- đến quyển 4 do Hội Thánh in ấn có khác với tài liệu của BTK.
3/- Nguồn từ những tập thể hay cá nhân trong hay ngoài tôn giáo Cao Đài.
Đây là nguồn cần phải thận trọng…  nếu tiếp cận mà không đủ bản lãnh, không định hướng được Tôn Chỉ, Mục Đích, Cứu Cánh, Tổ Chức,… không phân định cứu cánh và phương tiện, bản chất và hiện tượng, bất biến và ứng biến trong cách thức sinh hoạt của Tôn Giáo thì dễ bị rối rắm và mất phương hướng…
Cứ nhìn vào danh mục tự  phát hành ngày nay  và nhớ đến câu nói của  người xưa: Đường  nhiều  ngõ nên mất dê… thì mới thấy giá trị của câu kinh:
Hội Thánh minh giao sách trường xuân… “Cửu 3”
“Hội Thánh minh định vấn đề hay đưa ra những phát minh và biên soạn thành sách lược giao lại cho tín đồ học tập để xây dựng một cuộc sống tốt đẹp, lâu dài cho cá nhân lẫn xã hội”.
Chúng ta cám ơn các vị trong BTK đã ghi chép  CĐTLHS và ấn hành cho chúng ta có đọc… Thiển nghĩ việc  chúng ta góp phần làm cho bản CĐTLHS được đầy đủ và chính xác trong khi chờ đợi để dâng lên Hội Thánh chính là một trong những cách thức bày tỏ tấm lòng thành đối với sự nghiệp chung của Đạo.
Đó là chủ ý của bài phân tích nầy.
II/- BÀI BỊ SÓT TRONG   CĐTLHS.
1/- Vài nhận xét: Quyển “CĐTLHS” đang lưu hành hiện nay là do Ban Biên Tập soạn thảo tài liệu Thuyết Đạo của Đức Hộ Pháp ấn hành. Bên dưới có đề tên ông Nguyễn Văn Mới nhưng không thấy ghi nhiệm vụ của ông. Việc đề tên bên dưới như vậy ta cũng có thể tạm hiểu ông là Trưởng ban soạn thảo tư liệu nầy.
Việc soạn thảo CĐTLHS khó khăn như thế nào thì ông đã trình bày ở lời tựa.
Thiếu đoạn mở đầu.
Các vị Tốc ký viên chép tuỳ vào trình độ nên câu chữ hẳn là không như nhau.
Đức Hộ Pháp khởi thuyết về CĐTLHS tại Đền Thánh từ đêm 13-8 Mậu Tý (16-9-1948). “Trung Thu năm Mậu Tý và kết thúc vào đêm 30-3- Kỷ Sữu (1949).
Tổng cộng có 35 bài.
Đó là nội dung cuốn sách đã thể hiện.
Tóm lại:
Toàn bộ các bài đều thuyết tại Đền Thánh.
Đều thuyết sau thời cúng Tý. 
Thời gian mỗi lần thuyết không cố định nhưng tần suất 4 ngày là chiếm đa số.
2/- Đối Chiếu.
a/- Bài bị sót: Trong quyển 2 Lời Thuyết Đạo bản in năm 1973 trang 154 có một bài thuyết Tại Đền Thánh đêm 09-11- Mậu Tý (09-12-1948). Có tựa đề: NĂNG LỰC TINH THẦN ĐẠO ĐỨC.
 Hôm nay Bần-Đạo định thuyết con đường dục tấn của chúng ta nơi cỏi Thiêng-Liêng Hằng-sống.
Có một vấn-đề trọng-yếu do một trường ngôn-luận tại cung Hiệp-Thiên Hành-Hóa, cho nên ngày nay Bần-Đạo thuyết về "năng-lực của tinh-thần đạo-đức"….
Như vậy Đức Ngài đã xác định đây là số bài thuộc chủ đề CĐTLHS nhưng trong tài liệu do BTK tập hợp đã không đưa vào.
Xét về thời gian thì:
Bài 12 của BTK là đêm mùng 05 tháng 11 năm Mậu Tý.
Bài 13 Đêm mùng 13 tháng 11 năm Mậu Tý.
Như thế thì bài bị bỏ sót là bài đêm 09-11- Mậu Tý. Tính ra thì ở vào tần suất 04 ngày một bài là tần suất nhiều nhất trong CĐTLHS.
Nếu bài trên được đưa vào thì CĐTLHS phải là 36 bài chứ không phải 35 bài.
b/- Bài trùng nhau:
Trong Lời Thuyết Đạo Quyển 2 còn có 02 bài:
-    Bài Bác Ái Công Bình trang 159. “Đêm 23- 11- Mậu Tý”. Tại Đền Thánh.
-    Luật- Quyền Trang 168. “15-12- Mậu Tý” Tại Đền Thánh.
Đối chiếu với 02 bài có trong CĐTLHS đó là:
BÀI 16. Đêm 22 tháng 11 năm Mậu Tý. (T.65).
BÀI 19. Đêm 15 tháng 12 năm Mậu Tý. (T.79).
Ta sẽ thấy 02 bài trên chính là hai bài trùng nhau.
Bài trong LTĐ có sự nắn nót của Hội Thánh nên có đề tựa để làm rõ trọng tâm của bài. Chấm phết, chỉnh đốn cho bài văn sáng sủa giúp người đọc dễ hiểu…
Về thời gian:
- Bác Ái Công Bình LTĐ ghi: đêm 23- 11- Mậu Tý.
- Bài BTK ghi đêm 22 tháng 11 năm Mậu Tý.
Thiễn nghĩ là nên theo bản của Hội Thánh. “Đêm 23- 11- Mậu Tý”.
Cách làm việc của Hội Thánh thiễn nghĩ cũng là cách làm sau nầy cho các bài còn lại trong CĐTLHS.
III/- KẾT LUẬN.
Điều cần nên xác định rõ là chúng tôi chỉ trình bày để người quan tâm đến Tôn giáo nhận xét xem có chính xác hay không… còn có điều chỉnh hay không điều chỉnh hoặc điều chỉnh như thế nào lại là vấn đề khác.
Hội Thánh Cao Đài nhất định phải được tái lập để hoàn thành nhiệm vụ: Lập đời Thánh Đức. Hội Thánh sẽ tiếp tục những công việc chưa làm xong và khai triển những vấn đề mới, những lãnh vực mới trên đường thực thi nhiệm vụ.
Thiễn nghĩ người hữu tâm với Tôn Giáo cho dù là trí thức hay bình dân xét thấy những gì cần thiết để giúp sức cho Hội Thánh trong tương lai cũng nên chuẩn bị hay ghi chép rõ ràng để ngày giờ cần đến sẽ kịp thời đóng góp vào công cuộc xây dựng một thế giới đại đồng trên nền tảng bác ái công bằng./.