Trang

Thứ Bảy, 2 tháng 5, 2020

3182. GIÁO LÝ PHỔ THÔNG BÀI 9

GIÁO LÝ PHỔ THÔNG
 BÀI 9


GÓP PHẦN HIỂU ĐÚNG
MỘT SỐ DANH TỪ.

Rất nhiều người có Đạo Cao Đài thường hay gọi Đền Thánh là Bạch Ngọc Kinh. Hiểu như thế chính xác hay chưa? Hy vọng là phần trích lục các văn bút chính thống của Hội Thánh sẽ góp phần cho vấn đề thêm minh bạch.
Phần trích lục từ  TNHT, ĐS, LTĐ…  có liên quan để tìm hiểu về thời điểm phát xuất danh từ hay hay định nghĩa về Bát Quái Đài, Hiệp Thiên Đài và Cửu Trùng Đài…      những chữ in nghiêng.
Các định nghĩa thì rất nhiều chúng tôi chỉ chọn một số tiêu biểu.


1/- BÁT QUÁI ĐÀI:
a/- Ngày 14-02- Mậu Thìn “05-3-1928” Đức Hộ Pháp “ĐHP”.
 Bát Quái Đài là Bạch Ngọc Kinh tại thế.
Như vậy hiểu chính xác thì không phải toàn thể Đền Thánh là Bạch Ngọc Kinh. Chỉ có phần Bát Quái Đài trong Đền Thánh mới là Bạch Ngọc Kinh.
Hay nói cách khác thì Bạch Ngọc Kinh chỉ là một phần trong Đền Thánh.
Bạch Ngọc Kinh là toà ngự của cả Chư Thần Thánh Tiên Phật mà Thầy làm chủ.
Theo Đạo Nghị Định thứ sáu thì Đức Lý Giáo Tông có viết: “Chiếu theo Pháp Chánh Truyền của cả Hội Thánh Bát Quái Đài, Cửu Trùng Đài, Hiệp Thiên Đài”.
Như thế chúng ta thấy cả ba Hội Thánh “Bát Quái Đài, Cửu Trùng Đài, Hiệp Thiên Đài” không có Hội Thánh nào giống Hội Thánh nào.
@ Ngày 08-01- Bính Dần “20-2- 1926” danh từ Bạch Ngọc Kinh đã có trong TNHT Q.1. T. 9.
Từ đây Thầy khởi sự dạy Đạo cho.......................
Trên Bạch-Ngọc-Kinh có đủ Nam và Nữ; các con chớ lầm tưởng là phân biệt. Có các đấng Nữ-Tiên, Nữ-Phật còn lớn quyền thế hơn Nam nhiều. 
c/- CĐTLHS. Đêm 26 tháng 3 năm Kỷ Sữu Bài 34:
 Kỳ tới Bần Đạo sẽ dắt con cái của Đức Chí Tôn qua Bạch Ngọc Kinh là hình ảnh của Bát Quái Đài chúng ta để tại mặt thế này
2/- HIỆP THIÊN ĐÀI:
a/- Ngày 14-02- Mậu Thìn “05-3-1928” ĐHP.
Hiệp Thiên Đài là nơi chuyên về Đạo Pháp bảo hộ luật Đời và Luật Đạo như Ngọc Hư Cung nắm Thiên Điều tức là Ngọc Hư Cung tại thế mà Hộ Pháp là Chưởng Quản….
Hiệp Thiên Đài là cửa Trời đó vậy….
Hiệp Thiên Đài là hình trạng của Ngọc Hư Cung tại thế.
@ Theo Đạo sử: khoản tháng 9 Ất Sửu (1925) ông AĂÂ giáng hỏi ba ông như vầy: Tôi nói lộ thiên cơ trên Ngọc Hư bắt tội, xin tam vị đạo hữu cầu trên Ngọc Hư Cung tha tội nếu không lo cầu dùm thì tôi sẽ bị phạt… (Q.1 T. 24).
Đây có lẽ là lần đầu tiên có danh từ Ngọc Hư Cung.
@ Theo TNHT Q1, T 22. Ngày 05- 4- Bính Dần (1926) mới có danh từ Ngọc Hư Cung.
Ta vì luật lịnh Thiên mạng đã ra, cho nên cam để vậy, làm cho Phật-Tông thất chánh có gần ba ngàn năm nay. Vì Tam-kỳ Phổ-độ, Thiên-địa hoằng khai; nơi "Tây Phương Cực-Lạc" và "Ngọc-Hư-Cung" mật chiếu đã truyền siêu rỗi chúng sanh. Trong Phật-Tông-Nguyên-Lý đã cho hiểu trước đến buổi hôm nay rồi; tại Tăng Đồ không kiếm chơn lý mà hiểu.
@ Ngày 16-10- Bính Dần Khi Thầy ban Pháp Chánh Truyền mới có danh từ Hiệp Thiên Đài. (TNHT Q1, T, 63).
Như hai đàng chẳng thuận thì chúng nó phải dâng lên cho Hộ Pháp đến “Hiệp Thiên Đài” cầu Thầy giáng xuống mà sửa lại…
@ Theo Đạo Sử thì Ngày 12-10- Bính Dần gọi “Phật Truyền Chánh Pháp”. Q2.T.15.
Hành lễ: còn bao nhiêu đứng tiếp theo sau. Thầy dặn hành lễ rồi thì… biểu Lễ Sanh xướng “Thiên Phong Phò Loan” đặng Thầy lập “Phật Truyền Chánh Pháp”…
 Danh từ Pháp Chánh Truyền ngày 13-10 Bính Dần mới có.  Q2.T.16.
…Kế đêm sau là đêm Thiên Phong cho cả chư môn đệ và là đêm các con phải thành tâm trai giới cho Thầy lập Pháp Chánh Truyền…)
@ CĐTLHS. Đêm 26 tháng 3 năm Kỷ Sữu Bài 34:
Đức Chí Tôn khi đến Ngọc Hư Cung là vị Thượng Hoàng mà thôi chớ không phải Đại Từ Phụ
Cung Hổn Ngươn Thượng Thiên Ngài đến với hình thể danh từ là một vị Đại Từ Phụ…
3/- CỬU TRÙNG ĐÀI:
a/- Ngày 14-02- Mậu Thìn “05-3-1928” ĐHP.
Cửu Trùng Đài là toà ngự của chư chức sắc thiên phong đối hàm với chư Thần, Thánh, Tiên, Phật tại thế mà Giáo Tông chưởng quản…
Cửu Trùng Đài là hình trạng của Cửu Thiên Khai Hoá lại hiệp với Cửu Phẩm Thần Tiên. Để chơn vào Đạo tức là vào các địa vị ấy….
Cửu Trùng Đài phù hạp với Cửu Trùng Thiên thì dầu cho cả chơn linh trong càn khôn thế giới cũng phải vào nơi đó đoạt cho đặng các phẩm vị giả trang ấy mới mong lập vị mình.
Chẳng vào cửa Đạo hiệp cùng Cửu Trùng Đài thì chẳng đi đường nào mà vào Cửu Trùng Thiên cho đặng.
@- Ngày 25-2-1926 danh từ Cửu Thiên Khai Hoá có trong TNHT. Q1, T, 11:
Lạy Tiên lạy Phật thì chín lạy là tại sao?
Là tại chín Đấng Cửu-Thiên Khai Hóa.
Còn lạy Thầy mười hai lạy là tại sao?
Các con không biết đâu?
Thập Nhị Khai-Thiên là Thầy, Chúa cả Càn-Khôn-Thế-Giái; nắm trọn Thập Nhị Thời-Thần vào tay; số mười hai là số riêng của Thầy.
(Đây cũng là lần đầu đề cập đến Thập Nhị Khai-Thiên, Thập Nhị Thời-Thần)
b/- Theo TNHT, ngày 4-6- Mậu Thìn (1928) mới chính thức có danh từ Cửu Trùng Đài. Q.2 T. 56:  Hiệp Thiên Đài có Đức Chí Tôn là chủ quản. Quyền thưởng phạt nơi Ngài mà thôi. Tân Luật lập còn thiếu nhiều, bởi chức sắc Hiệp Thiên Đài chẳng để mắt đến, quyền hành thưởng phạt lộn xộn nên phải chịu dưới quyền Toà Tam Giáo Cửu Trùng Đài. Sau sẽ có Thánh Lịnh dạy lại. Còn chưa phân minh nhiều chỗ…
(Pháp Chánh Truyền của Cửu Trùng Đài lập trước nhưng không hề xuất hiện danh từ Cửu Trùng Đài, mà lại xuất hiện Hiệp Thiên Đài).
4/- ĐẠI TỪ PHỤ:
Thượng Đế, Trời, Đức Chí Tôn, Đại Từ Phụ, Ngôi Thái Cực … vốn là một sau đây là những danh xưng rất đa dạng.
a/- Đại Từ Phụ: CĐTLHS. Đêm 26 tháng 3 năm Kỷ Sữu Bài 34.
Cung Hổn Ngươn Thượng Thiên Ngài đến với hình thể danh từ là một vị Đại Từ Phụ…
Nếu đoạt pháp được về nơi Cung Hổn Ngươn Thượng Thiên thì:
Người Do Thái thấy Đại Từ Phụ hiện hình là Jéhovah.
Người Tàu thấy Đại Từ Phụ đến hình ảnh Hồng Quân Lão Tổ.
Người Ấn Độ tùy theo trường hợp hành động của họ mà Đại Từ Phụ đến với hình ảnh Brahma, Civa, Christna.
Chúng ta thấy nơi Cung ấy Đức Chí Tôn cho những kẻ dầu đoạt pháp hay không đoạt pháp, cũng vẫn về hiệp một cùng Đức Chí Tôn, rồi chính mình Ngài đến đặng giáo hóa, đặng dạy dỗ, chính mình Ngài đến đặng cùng chung sống con cái của Ngài, trong buổi giáo hóa, Ngài không tiếc chi với con cái của Ngài.
b/- TRỜI LÀ GÌ?  (15-7-Nhâm Thân - 1932- ĐHP).
Trời là Đấng đủ quyền hành Chí Linh mà tạo thành càn khôn thế giới, Đấng tự hữu hằng hữu đã sanh thành vạn vật với loài người, Cha cả của chúng sanh, chúa của các Đẳng linh hồn chủ của chư Thần Thánh Tiên Phật… theo ngôn ngữ của các sắc dân tôn tặng.
Cái không trung vô ngằn (l’infini) không bờ bến kia đã huyền bí bao nhiêu thì đấng tạo hoá là chủ tể của nó cũng huyền bí bấy nhiêu. Thật là hễ càn khôn vô tận thức thì tánh đức của tạo hoá cũng vô tận thức.
c/-  TẠO HOÁ: (Tân Luật ban hành 01-6-1927. phần  Tiểu tự.)
Phàm là con người phải biết có cái chi trên đầu. Cái không trung trên đầu ta đó là Trời. Đứng cầm quyền trên ấy là đứng TẠO HOÁ, là NGỌC HOÀNG THƯỢNG ĐẾ là CHÚA TỂ cả càn khôn thế giới.
5/- ĐẠO LÀ GÌ?
a/- Tây-Ninh (Chùa Gò-Kén) năm Bính-Dần 1926. TNHT Q.2 T. 03.
Đạo là gì?
Sao gọi là Đạo?
 Đạo, tức là con đưòng để cho Thánh, Tiên, Phật đọa trần do theo mà hồi cựu-vị. Đạo là đường của các nhơn-phẩm, do theo mà lánh khỏi luân-hồi. Nếu chẳng phải do theo Đạo, thì các bậc ấy điều lạc bước mà mất hết ngôi phẩm. Đạo, nghĩa-lý rất sâu-xa, nhưng phải hiểu trước bao nhiêu đó, rồi mới học các nghĩa huyền-bí khác cho đích-xác đặng. Đời cũng thế, Đạo cũng thế, chẳng Đạo chẳng nên đời, đời đạo chẳng trọn, lấy Đạo trau đời, mượn đời giồi Đạo, Đạo nên đời rạng, giũ áo phồn-hoa, nương bóng khổ trăm năm mãn cuộc, tự thanh cao, nếm mùi tự-toại, dưỡng chí thanh-nhàn thì có chi hơn.
      b/- Ngày 14-02- Mậu Thìn (05-3-1928) Đức Hộ Pháp.
Đạo là cơ mầu nhiệm mà cơ mầu nhiệm ấy phải làm thế nào có hình thể như một con đường dẫn người ra khỏi chốn trầm luân khổ hải lại đặng phước siêu phàm nhập thánh….
Ấy vậy Đạo là cơ bí mật làm cho kẻ phàm có thể đoạt được phẩm vị Thần, Thánh, Tiên, Phật.
c/- Ngày 15-7-Nhâm Thân - 1932- ĐHP.
Đạo là một tiếng mượn đặng chỉ sự vô hình hay định danh (Entité) ….
Nói rõ thì cơ mầu nhiệm Trời và Người hiệp một theo cổ nhơn lấy mình mà tầm tánh Chí Linh nên đặc tên là Đạo.
d/- Ngày 15-7- Đinh Sữu. (20-8- 1937) ĐHP.
Chiếu theo ý nghĩa chữ Đạo là một định-từ để chỉ tính-đức của loài người đối với Đức Chí-Linh cùng Càn-Khôn Vũ-Trụ.
Loài người bao giờ cũng chủ tâm tìm tòi, kiếm cái nguyên-do lai-lịch của mình hầu định phận đối cùng tạo-đoan vạn-vật. Muốn biết mình, con người phải lột cả sự bí-mật huyền-vi của vạn-vật hữu-sanh tại thế gọi chúng-sanh đặng so sánh thấy đặng cái sống của vạn-vật mới biết đặng cái sống của mình, thấy đặng cái năng-tri năng-giác của chúng-sanh, mới tầm đặng cái tâm-linh của mình là báu.
Thấu đáo đặng tâm-linh mới biết thiên-lương do chí-thiện. Khi hiểu cái thiên-lương ấy là nhiệm-mầu huyền-bí, tả không cùng, hiểu không tột, chẳng biết lời chi mà đặt để nên định phong danh là Đạo.                                            
6/- HỘI THÁNH LÀ GÌ?
Thông thường người Đạo vẫn hiểu Hội Thánh Cao Đài gồm Chức Sắc Cửu Trùng Đài, Hiệp Thiên Đài, Phước  Thiện từ phẩm Giáo Hữu và tương đương trở lên. Đó là nói về Hội Thánh theo khía cạnh phẩm bậc. Nhưng có lúc ĐHP lại không dùng phẩm bậc để định danh từ Hội Thánh.  Chúng tôi xin trích ra để cùng nhau tìm hiểu.
Có rất nhiều định nghĩa và giải nghĩa về Hội Thánh nhưng thiễn nghĩ có 02 hướng chính nên xin tạm gọi là định nghĩa theo hành chánh và đạo học.
a/- Ngày 14-02- Mậu Thìn (05-3-1928) Đức Hộ Pháp.
Hội Thánh tức là đám lương sanh của Thầy tom góp lại làm một. Cả lương sanh ấy Thầy đã dùng quyền Thiêng Liêng dạy dỗ trước un đúc nơi lòng một khiếu từ bi cho tâm địa có mãy mún tình ái vật ưu nhơn theo Thánh Đức háo sanh của Thầy dùng làm lợi khí phàm tục để độ rỗi người phàm tục.
b/- Tại Đền-Thánh Thời Tý đêm 28 tháng 6 năm Mậu -Tý (3-8-48) “ĐHP”.
Bần-Đạo đã nhiều phen giảng-giải Hội-Thánh là Thánh-Thể của Đức Chí-Tôn tức nhiên là xác-thịt của Ngài tại-thế. Ấy vậy chúng ta đặng may duyên, nên buổi thế-kỷ thứ hai mươi là thế-kỷ hỗn-loạn, sa-ngã vào đường tội lỗi, sự tàn-ác của đời đương-nhiên chúng ta phải gớm sợ, Chí-Tôn lại đến đặng dìu con cái Ngài, tức là các nguyên nhân của Ngài tại thế, từ bấy lâu nay bị sa-ngã vào đường tội-lỗi. Ngài đến qui-hội cùng Ngài và chính mình Ngài đi tìm con-cái của Ngài mà thôi.
c/- Diễn   văn   của ĐHP  “Chủ Toạ” KỲ HỘI NHƠN SANH NĂM ĐINH SỮU 1937.
Quyền   Chí Tôn: Luật Thiên Điều tức là Thiên luật.
Quyền   Hội Thánh: Luật Hội Thánh.
Quyền   Nhơn   sanh: Thế luật và Tân   Luật.
Cả Thánh giáo tổng hợp lại là Luật của Chí Tôn tức Thiên Luật.
Lập Thánh Thể của Người rồi  Người lại dạy Đức Lý Giáo Tông lập Tân Luật cùng Đạo Nghị Định ấy là Luật của Hội Thánh với Luật hành động từ 12 năm nay.
Luật của Chúng Sanh là Luật Đời (Code pénal), tổng hợp lại với Luật Đạo.
Chúng ta còn chịu một điều xôn xao náo nhiệt là họ sẽ nói rằng: Giao quyền   phong thưởng của Chí Tôn lại cho quyền Vạn Linh là phàm. Chúng ta chẳng lạ cho cái phàm của nó đó là đem 3117  người  phàm đặng làm cái xác Thánh của  Ngài  là Hội Thánh.
Thay vì chúng ta nói nó một lần phàm mà thật ra 3117 lần phàm. Vì thế mà chưa hề thấy Thầy hay là Đức Lý Giáo Tông cầm viết lập Luật chỉ để cho Nhơn   Sanh lập luật đặng tự buộc lấy mình.
Vả Đức Lý Giáo Tông có nói rằng: Nếu để cho Lão lập luật thì nội trong 3 ngày là xong, song e cho Chúng Sanh   tu không đặng.
Lòng đại từ đại bi của Thầy cho quyền Chúng Sanh lập luật mà tu đặng lần lần   khép mình vào Thiên  luật. Vì ở nơi phàm luật của mình nó có khuôn viên Thiên   Luật.
Ấy vậy Luật Hội Thánh là phàm luật; còn Thánh luật duy có Pháp Chánh Truyền mà thôi.
Một người chủ nào mà quảng đại bao la thì chẳng hề định giới hạn sự hành động của đứa tớ bao giờ, chỉ để cho nó tự do lấy trí ý mình đặng kiếm phương chước thi hành cho nên vẹn vẽ.
Chí Tôn cũng vậy cả con cái của Người đầu óc mỗi đứa đều mỗi khác, chẳng hề buổi nào Người định giới hạn khuôn khổ cho nó chỉ để cho nó định mà thôi. Cả khuôn khổ của nó định là trong khối phàm mà ra rồi bảo sao không phàm cho đặng. Ấy là Người muốn lấy khí cụ phàm mà trị phàm.
d/- Diễn văn của ĐHP “Chủ Toạ” KỲ HỘI HỘI THÁNH NĂM ĐINH SỮU 1937.
Đức Đại Từ Phụ vì không hình thể hữu vi nên mới lập Hội Thánh đặng thay hình thể cho Người. Vậy cái trọng trách của Hội Thánh là phải làm thế nào?
Người chẳng phải đến  đặng biểu chúng ta làm Ông Toà trị thế ; mà trái lại  Người  đến  để biểu chúng ta làm Cha làm Thầy , đặng thương yêu dìu dắt dùm  đám con  cái khổ não của  Người .
Hễ cái khổ não của con cái Người bấy nhiêu thì chúng ta phải thương tâm đau đớn bấy nhiêu. Vì Đại Từ Phụ đến đặng làm Cha tức nhiên Người đến đặng lấy giọt huyết lệ rữa cả khổ não cả con cái của Người.
Mãnh tâm vô cùng vô tận yêu ái của Người là duy có làm thế nào cho con cái của Người được hạnh phúc ấy là sở vọng thoã đáng của Người đó.
Hại thay chúng ta vì mang thi hài xác tục nên chưa làm đặng trọn nhiêm vụ của Người đối cùng Chúng Sanh. Cho nên cái năng lực của chúng ta không tương đối với Chí Tôn.
Lại nữa cả khuôn luật của Người hay là cơ quan giải thoát nó thường hay nương theo không gian và thời gian mà định tướng. Ấy vậy phận sự chúng ta là thay thế hình ảnh cho Chí Tôn đặng làm cho con cái của Người đặng hạnh phúc; thì con đường hạnh phúc của Chúng Sanh chúng ta phải dong ruỗi.
Cái thiệt phận của chúng ta là phải gánh vác các điều khổ não đặng thay thế cho Chí Tôn mới đáng.
Ấy vậy nếu Hội Thánh chẳng đủ làm cho chúng sanh đặng hạnh phúc thì Hội Thánh chẳng hề từ chối một mối khổ tâm nào ; một điều nhục nhã nào. Dẫu phải đi trên tuyết giá hay là vào luông đầm hổ huyệt cùng là đi trên than, trên lửa cũng chẳng hề thối chí nãn lòng đặng. Quyết mong đoạt thành cái thiệt đạo của Chí Tôn là dẫn cả thảy chúng sanh đi vào con đường hạnh phúc.
Cái bước nào phải đi, đi đặng làm con cái của Người ra hạnh phúc  thì chẳng bao giờ ta từ chối đặng. Vì chúng ta đã hết tâm mà thật hành Thánh Thể của Người.
Nếu mình còn lo một điều cho mãy mún vị ngã cho mình nữa thì là chưa đúng bực Nam nhi xữ thế.
Và mình cũng còn mình thì không thể nào thay thế hình ảnh Chí Tôn đặng.
Cơ thể của Đạo vốn phải chuyển luân chớ chẳng phải đều là áp bức.
Từ khi mở Đạo đến nay Chí Tôn có truyền cho  Bần Đạo một bí pháp mà  Bần Đạo chưa nở thật hành đặng, là vì Chức Sắc Thiên Phong còn bán thế qui y nữa đời nữa Đạo nên không đắc dụng .
Bí Pháp ấy là gì?
Là cho Chức sắc Thiên Phong chết vì Đời Sống vì Đạo mà thôi.
Các phần trên đây có thể tạm gọi là hiểu theo ý nghĩa Hành Chánh.
e/- Định nghĩa rộng của Hội Thánh.
+ ĐHP: Ngày 15- 01- Canh-Dần (1950)” LTĐ. Q.3 T 70.
Hội-Thánh, mấy em nam, nữ lưỡng phái còn trong hàng Tín-Đồ nghe Qua nói rõ: Thánh-thể Đức Chí-Tôn không phải Chức-Sắc Thiên-Phong mà thôi, các phần trong nền Chánh-Giáo của Ngài mấy em phải biết trong thân thể của mấy em thế nào chẳng phải đầu óc mặt mũi tay chân là cơ-quan trọng hệ gọi là trọng yếu, dầu cho một sợi tóc móng tay cũng trọng yếu vậy ; các phần tử trong thánh-thể của Đức Chí-Tôn Qua nói rõ chẳng phải Chức-Sắc Thiên-Phong mà trọng yếu, chính mình bản-đồ của Đức Chí-Tôn đã vẽ rõ: Trên Đại-Từ-Phụ dưới là mấy em đó đa nghe! chớ chẳng phải thánh-thể Đức Chí-Tôn là Chức-Sắc Thiên-Phong mà thôi, bây giờ Qua nói: Qua thuyết đêm nay cho mấy em Tín-Đồ nam, nữ với mấy đứa nhỏ hậu tấn nghe đó vậy phải để ý hơn hết nghe!
+ Kinh Thiên Đạo và Thế Đạo.
Kinh Giải Oan:
Đóng địa-ngục mở tầng Thiên,
Khai đường Cực-lạc, dẫn miền Tây-phương.
Nhập Thánh thể dị đường cựu vị,
Noi chơn truyền khử quỉ trừ ma,
Giải oan thì không nhất thiết phải là các bậc phẩm từ Giáo Hữu trở lên mà tín đồ cũng có lúc cần phải giải oan…
Kinh Nhập Hội:
… Các con vốn trong vòng Thánh Thể
Phép tu vi là kế tu hành
Mở đường tích cực oai linh
Cậy phương thuyết giáo vẽ thành kinh chơn…
… Mạng danh Hội Thánh đã đành
Nâng tay nhục thể xây hình Chí Tôn.
Hẳn nhiên khi vào hội thì có cả Tín đồ và cùng đọc kinh thì hoàn toàn đúng với ý nghĩa Hội Thánh  ở LTĐ. Q3, T 70.

*/- Cần nên phân biệt với Đại Hội Hội Thánh là một trong ba hội lập quyền Vạn Linh trong Tôn giáo Cao Đài.
Đại Hội Hội Thánh do Thái Chánh Phối Sư là Nghị Trưởng và Nữ Chánh Phối Sư làm Phó Nghị Trưởng gồm:
a/-  Chức Sắc Cửu  Trùng Đài  từ phẩm Giáo Hữu Nam Nữ lên đến Chánh Phối Sư.
b/- Chức Sắc Hiệp Thiên Đài:  Thập Nhị Thời Quân Hiệp Thiên Đài phải có mặt bửa Hội nhóm đặng lo bảo thủ Đạo Luật không cho Hội phạm đến.
c/- Biểu quyết: Nếu một vấn đề nào sau khi bàn cải rồi mà Cửu Trùng Đài bỏ thăm thuận còn Hiệp Thiên Đài thì bỏ thăm nghịch hoặc là Cửu Trùng Đài bỏ thăm nghịch mà Hiệp Thiên Đài bõ thăm thuận thì vấn đề ấy phải bàn tính mà bỏ thăm lại.
Nếu hai phen bàn cải mà vẫn cũng còn phản khắc nhau thì Chánh Chủ Hội tuyên bố liền rằng vấn đề ấy sẽ dâng lên Thượng Hội định đoạt.
*/- Huấn Lịnh 638:  Ngày 04-6- Đinh Hợi. (21-7-1947). Hộ Pháp.
Tại sao Hội Thánh lại đám mạo hiểm xưng mình là Thánh Thể của Đức Chí Tôn. Là Đại Từ Phụ là Thầy của chúng ta.
Thì Chí Tôn đã nói: Người đến qui lương sanh đặng Người có quyền năng hữu hình mà giáo hoá và cứu vớt quần sanh.
Ây vậy Hội Thánh đã đặng mạng lịnh thiêng liêng của Người mà làm Cha, làm Thầy cả con cái của Người.
Cái quyền hành ấy cao trọng biết chừng nào chúng ta không cần để luận. Muốn nắm quyền hành ấy nơi tay, tức phải tỏ ra mình là phẩm giá lương sanh mới đáng. Dầu toàn Hội Thánh hay một phần tử của Hội Thánh, tức là một vị Chức Sắc Thiên Phong nào cũng vậy; phải đáng mặt lương sanh đặng vào Thánh Thể của người chẳng phải là dể. Vì vậy mà Chí Tôn phải đem lương sanh ấy vào bậc Thiên Phong cho đồng thể cùng Thần, Thánh, Tiên, Phật mới đáng làm hình thể của người.
Nếu để phàm phong thì quả nhiên nhơn loại đã lăng mạ danh thể của Người. Ấy là tội Thiên Điều chẳng hề dung thứ. Mà Thiên Phong chánh vị còn giữ phàm tánh, thì lại lăng mạ danh thể của Người hơn thập bội…../.