GIÁO LÝ PHỔ THÔNG
BÀI 11
HẾT.
MỘT VÀI
CÂU VẤN ĐÁP.
Câu 1: Tại sao gọi Tân Luật và
Pháp Chánh Truyền là Binh Thư Chiến
Pháp; Kinh Thiên Đạo Và Thế Đạo; Thánh Ngôn Hiệp Tuyển là Kinh Thư Chiến lược?
A- Tân
Luật- Pháp Chánh Truyền: Binh Thư Chiến Pháp.
I/- Ý nghĩa của Binh Thư
Chiến Pháp.
Binh Thư Chiến Pháp là công trình đúc kết kiến
thức, kinh nghiệm, tầm nhìn của người
cầm quân đánh trận hầu quyết thắng đối phương về Quân sự, Chính Trị, hay Kinh Tế … để bảo vệ và phát triển đất nước hay là xâm lăng
nước khác.
Chủ yếu của Binh Thư Chiến pháp là chỉ cách sữ
dụng nhân sự để hành binh bố trận, thích hợp với địa hình, địa vật cùng là thời
tiết… Địa hình, địa vật có thể do tự nhiên mà có hoặc giả do nơi người cầm binh
bố trận tạo ra…
Vận dụng kiến thức có từ Binh Thư chiến pháp và
thực tế mà người cầm binh chiếm lấy những tiện nghi và nhìn ra những khiếm khuyết
của đối phương. Từ việc biết người biết ta
mới có những quyết sách thích hợp mà đi đến chiến thắng.
Tóm lại: Thiên văn, địa lý, nhân sự…đều có qui
luật… và được biên soạn lại.
Đó là những ý nghĩa chính của Binh Thư Chiến
pháp.
Những bộ Binh Pháp nổi tiếng của phương Đông
như: Thái Công Binh Pháp; Tôn Ngô Binh Pháp; Khổng Minh Binh Pháp…
Phương Tây có các nhà quân sự chánh trị nổi
tiếng như: Césa, Alécxangdre, Napoléon ,
Washington …
Việt Nam có bộ Binh Pháp của Hưng Đạo Vương…
II/- Gọi Tân Luật và PCT là Binh Thư Chiến Pháp vì:
1/- Pháp Chánh Truyền:
Nhìn chung PCT có mấy nội dung chính yếu:
-
Ấn
định thứ bậc các bậc phẩm Tôn giáo và số lượng nhân sự các bậc phẩm.
-
Trách
nhiệm; quyền hạn các phẩm và mối tương quan các phẩm với nhau.
-
Phạm
vi hoạt động; địa bàn hoạt động các phẩm cấp và Luật công cử.
2/- Tân
Luật:
Có 3 phần: Đạo Pháp; Thế Luật; Tịnh Thất.
Đạo Pháp 8 Chương 32 điều.
Thế Luật: 24 Điều.
Tịnh Thất: 8 Điều.
Vị chi có 64 điều.
Phần Đạo Pháp Tân luật qui định rõ:
-
Nhiệm
vụ của Chức Sắc cai trị trong Đạo.
-
Nhiêm
Vụ Người giữ Đạo.
-
Về
Việc lập Họ.
-
Về
Ngũ Giới Cấm.
-
Về
Tứ Đại Điều qui.
-
Về
Giáo Huấn.
-
Về
Hình phạt.
-
Về
việc ban hành luật pháp.
Nội dung của Tân Luật và Pháp Chánh Truyền xét
về ý nghĩa thực tiển đó là phương cách mà toàn Đạo từ người Đạo Hữu cho đến vị
Giáo Tông phải thực thi để xây dựng nên hình tướng Quốc Đạo.
Nhân sự bao nhiêu? Quyền hạn đến đâu nhiệm vụ
thế nào? Bao nhiêu người thì được xây Thánh Thất? Nơi nào mới được xây…
Đối nội và đối ngoại đều có thể hiện rõ ràng
nghiêm minh…
Tóm lại: Thiên thời, địa lợi, nhơn hoà và bài
bản cụ thể của một cuộc hành quân thì chiến thuật thế nào, vị trí nào mới
bố trí cơ ngơi và cơ ngơi ở vào diện nào… một chiến dịch phải có mục tiêu nào
cần đạt, một chiến lược toàn cầu phải thể
hiện ra sao… đều có trong TL và PCT… để nhân sự tôn giáo tuỳ ý chí học mà thực
thi; chiến binh xung trận như thế, lãnh đạo như thế thì: Bách chiến bách thắng…
trong cuộc chiến NHÂN NGHĨA.
Cuộc chiến mà Quốc Đạo phải chiến đấu và chiến
thắng là :
Chánh nghĩa thắng phi nghĩa.
Đạo đức thắng hung tàn.
Nhân nghĩa và Công lý đánh đổ bạo lực, cường
quyền.
Gọi Tân Luật và PCT là Binh thư chiến pháp
chính là trong ý nghĩa cuộc chiến nhân nghĩa đó.
Chính Đức Lý Giáo Tông từng dạy: Q2. T 82:1-8-1931 (Tân Mùi): …Lão hạ mình bỏ quyền Nhứt Trấn lãnh việc
Giáo Tông mà lập vị cho đoàn em bước tới. Lão đã lắm phen thấy điều khó khăn
mắc mỏ của phần ấy nên ra tay dục loạn đặng phân rõ chành tà hầu giúp phương
cho Hội Thánh trừ khử…
Ngày nay
đã hành chánh thì cũng nên lập mình cho đủ tư cách một người cầm sanh mạng của
nhơn loại
…Hiền hữu
biết rằng trong trận trí binh nầy, nếu không đủ tài tình oai dõng thì chẳng hề
thắng đặng…
Đức Lý Giáo Tông
cũng dạy: Pháp luật đạo là binh khí diệt tà quyền.
Trong cuộc đấu tranh:
- Để trong sạch nội bộ.
- Để quyết thắng với bạo lực, với bất công,
cường quyền.
Thì phải dùng đến Pháp và Luật để phân ranh
giới rạch ròi thì mới đem cái Thiện mà chế ngự cái bất thiện.
Trong Con Đường Thiêng Liêng Hằng Sống bài 33
(22-3-Kỷ Sửu) Đức Hộ Pháp kể chuyện Đức Lý Ngưng Vương đánh với Kim Quan Sứ bất
phân thắng bại.
Đức Ngài coi riết rồi buồn ngủ và ngủ mấy chập
mà trận chiến vẫn không thể kết thúc. Khi Đức Hộ Pháp dùng cây Kim Tiên gom vòng
lại thì Kim Quan Sứ mớí bị Đức Lý Ngưng Vương đập cho một gậy và chịu thua, hóa hào quang như lọ nồi bay mất.
Câu chuyện trên cho thấy Cửu Trùng Đài là giáo
hoá nên không thể quyết thắng được với kẻ luôn luôn loạn động để quấy phá.
Đến khi Hiệp Thiên Đài qui vào khuôn khổ của
Pháp và Luật thì trận chiến mới quyết định được. Trận chiến quyết định là là do
Cửu Trùng Đài (Giáo Hoá) nhưng phải có sự hổ trợ của Hiệp Thiên Đài (Pháp Luật)
mới thành công.
Đặc nhiệm của Hộ Pháp là lo bảo hộ Luật Đạo và
Luật Đời.
Kim Tiên là công thức của Hiệp Thiên Đài.
Lực lượng thực thi để quyết định sự thành bại
là của Cửu Trùng Đài mà kế sách là của Hiệp Thiên Đài.
…Cửu Trùng không kế an thiên hạ,
Phải để Hiệp Thiên đứng trị vì…
Cả hai hợp lại mới tạo được sự thành công…
B/- Kinh Thiên Đạo và Thế Đạo, Thánh Ngôn
Hiệp Tuyển:
Thế nào là Kinh Thư Chiến lược?
Kinh Thư Chiến Lược mang ý nghĩa Bách Khoa toàn
thư để mở mang sự hiểu biết, mở mang kiến thức và nâng cao nhận thức cho nhân
tố và xã hội.
Kinh Thiên Đạo và Thế Đạo; Thánh Ngôn Hiệp
Tuyển của Tôn Giáo Cao Đài thể hiện qua 2 phương diện:
-
Bách
Khoa Toàn Thư.
-
Luật
bí ẩn vũ trụ siêu hình học đi trước thời gian mà khoa học và nhân loại sẽ phải
truy tìm một cách ngẫu nhiên hay là có định hướng.
Đó chính
là nội lực của Quốc Đạo.
Có Binh Thư Chiến Pháp mà không có Kinh Thư Chiến
Lược thì thiếu tầm nhìn bao quát, rộng
lớn để đo lường và biến hoá hầu hướng dẫn vạn linh xây dựng một nền văn minh
mới.
Có Kinh Thư Chiến Lược mà không có Binh Thư
Chiến Pháp thì không tạo nên một sức mạnh để thể hiện sự nhất quán của chân lý.
Kinh Thư Chiến Lược giúp nhân tố hiểu sâu sắc chơn truyền.
Không có Binh Thư Chiến pháp thì tạo ra sự bất
nhất và chỉ cần một bước nhỏ là đi đến hỗn loạn do sự nhập nhằng của nhân tố
trong việc thực thi chánh pháp.
Binh Thư Chiến Pháp giúp nhân tố vận dụng chơn
truyền thực hiện thành công các sách lược trong Kinh Thư Chiến Lược.
Có Binh Thư Chiến Pháp mới có kỷ cương, có thực
lực thắng được mọi trở ngại, thắng được sự phá hoại từ bên trong lẫn bên ngoài
trên bước đường hành đạo phụng sự cho vạn linh.
Cả hai kết hợp lại mới có đủ năng lực xây dựng
Quốc Đạo cho nhân loại.
Bảo thủ chơn truyền mà không thấu đáo chơn
truyền cũng cận kề với sự máy móc không nhìn thấu được chổ sâu sắc của Luật
Phụng Sự và Luật Tấn Hoá.
Câu 2: TÍNH ƯU VIỆT CỦA
PHÁP CHÁNH TRUYỀN.
Về xã hội
học
PCT được hiểu như là Hiến Pháp của Tôn Giáo Cao Đài.
Có thể nêu lên một vài điều ưu việt và đặc trưng
của Pháp Chánh Truyền:
1/- PCT xếp vào loại cang tánh cho nên cấm sửa đổi
dưới mọi hình thức. Mới nghe qua thì có vẽ như độc đoán nhưng tìm hiểu kỷ thì
đó chính là để bảo vệ cho hạ tầng một cách tuyệt đối.
a/- PCT định rõ nhân sự trong bộ máy thượng tầng và đóng khung nó lại
không cho phát triển quá số lượng đã
định dưới mọi hình thức và mọi trường hợp. Nhân sự thượng tầng được qui định cụ
thể cho từng phái, từng phẩm bậc, và tổng số. Nó đóng vai trò giống như một
định tinh đứng yên để định vị mọi hành tinh trong hệ thống Tôn Giáo. Nói theo
toán học thì nó gống như toạ độ gốc trên đồ thị cho nên phải nhờ nó mới định vị
được các toạ độ khác. (Một Giáo Tông… 3.000 Giáo Hữu. Tổng cộng 3115). Đây là một đường hướng
kiến thiết Hiến Pháp mà toàn thể Hiến Pháp các quốc gia trên thế giới hiện nay
chưa có. Ngày nay nhân loại mới được biết nó lần đầu tiên qua ngưỡng của Tôn
giáo Cao Đài.
Tánh chất mới và ưu việt của PCT sẽ được nhân
loại biết đến và sẽ yêu cầu các nhà làm luật Hiến Pháp phải biên soạn hay tu
chính Hiến Pháp theo hướng đó. Cho dù là
quốc gia theo chủ nghĩa Tư Bản, Cộng Sản, quân chủ Lập Hiến, Cộng Hoà, Liên
Bang, Trung Lập… thì cũng phải căn cứ vào ý dân.
Quốc gia nào cũng phải lấy dân làm gốc, một khi
dân đã muốn thì vấn đề thực thi chỉ là thời gian. Đó là qui luật của lịch sử và
qui luật nầy đến hiện nay vẫn còn đầy đủ giá trị.
b/- Hạ tầng thì cho phát triển không hạn chế; không ai có quyền giới hạn số lượng nhân sự
từ hàng phẩm Lễ Sanh trở xuống. Chính sự
phát triển không hạn chế nầy sẽ tạo nên thế mạnh trước thượng tầng.
2/- Ấn định phẩm bậc nào sẽ làm việc ở Trung Ương và phẩm
bậc nào còn làm việc ở địa phương. Phẩm trật lớn nhỏ đều
có quyền rõ rệt lớn không được ép nhỏ và nhỏ không được lấn lớn còn đồng phẩm
thì cấm hẳn việc lấn ranh nhau…
3/- Sự công cử nhân sự được diễn ra công khai và sự công khai ấy trở thành định chế trong Ba Hội Lập Quyền Vạn Linh trong Tôn Giáo.
Tóm lại: Trong tiến trình xây dựng dân chủ và nhân quyền thì nhân loại sẽ thấy được tính ưu việt của PCT và yêu cầu các nhà
lãnh đạo chánh trị dụng đường hướng của PCT để kiến thiết Hiến Pháp của quốc
gia
Cái đẹp của quê hương anh phải do chính anh xây
dựng lấy mà muốn thế thì Tôn Giáo Cao Đài là nơi phát xuất những phương án mới,
những công thức mới để cung ứng cho nhân loại vậy.
Câu 3: TNHT Q2, T 80.
Đức Lý Đại Tiên có dạy: ….Lão nghĩ như thế
nên nhứt định tái thủ quyền hành đem cập
nhãn Thiêng Liêng thay vì cập nhãn của Thầy đặng thấy dùm mọi điều cho chư hiền
hữu, chư hiền muội, đặng quyết thắng chúng sanh trong kỳ khai đạo nầy…
Thầy là Chúa Tể Càn Khôn Vủ Trụ còn các Đấng
Thiêng Liêng là do nơi Thầy mà ra vì sao lại có việc: … đem cập nhãn
Thiêng Liêng thay vì cập nhãn của Thầy… rất nên khó hiểu.
Hoằng khai Đại Đạo Tam Kỳ Phổ Độ là do mạng
lịnh của Thầy.
Các Đấng Thiêng Liêng đúng là làm việc theo
mạng lịnh của Thầy như giáo lý của Đạo Cao Đài đã dạy.
Thầy và các Đấng có cùng một mục đích: giúp
nhân loại xây dựng thế giới Đại Đồng trên nền tảng Bác Ai Công Bằng hay còn gọi
là Đời Thánh Đức…
Nhưng không phải quan điểm của Thầy và các Đấng
thiêng Liêng lúc nào cũng trùng khớp nhau.
Cụ thể là lòng từ bi của Thầy là vô lượng vô
biên (Đại Từ Phụ) nên Thầy không bao giờ trừng phạt một nhân tố nào cho dù họ
có hổn hào đến đâu hay là chống lại Thầy đi nữa Thầy cũng không trừng phạt, Thầy
không hề biết trừng phạt một đứa con nào bao giờ như lời Thầy từng dạy đó. Bài
thi:
Con khổ
mà cha sướng đặng nào,
Ai từng
cắt ruột lại không đau.
Chia
quyền những sợ quyền chia lại,
Muốn
liệng cho xong mảnh đế bào.
Chính vì lòng từ bi vô lượng của Thầy mà các
Đấng lãnh mạng lịnh của Thầy không thi hành phận sự hữu hiệu được.
Đức Lý Đại Tiên mới xin với Thầy phải dụng Luật
mới xây dựng sự nghiệp của đạo được.
Sự không thống nhất đó đã được Đức Hộ Pháp kể
lại qua việc Đức Ngài “được” Đức Lý và Đức Chí Tôn dạy hai cách thức thực thi
khác nhau làm cho Ngài rất nên khổ sở…
Và cuối cùng là Đức Chí Tôn chấp nhận cho Đức
Lý Đại Tiên thực thi quan điểm hành sự của Đức Lý.
Đó là ý nghĩa của câu: … đem cập nhãn Thiêng Liêng thay vì cập
nhãn của Thầy… mà chúng ta đang tìm hiểu đây vậy.
Chúng ta cũng có thể thấy còn nhiều văn bút thể
hiện cho quan điểm của Thầy và các Đấng có đôi chổ khác biệt như:
a/- Khi thành lập Tân Luật:
Thầy dạy: ... Nghe Thầy dạy khởi đầu lập “Luật Tu” gọi là “Tịnh Thất Luật” kế
nữa lập “Luật Trị” gọi là “Đạo Pháp Luật” ba là lập “Luật Đời” gọi là “Thế
Luật” các con hiểu à…( Đạo Sử : Q2T 73. 02-11-Bính Dần ).
Nhưng khi Đức Lý Đại Tiên chủ trì việc thành
lập Tân Luật thì 3 phần trên đã có sự thay đổi vị trí.
Tân Luật có 3 phần: Đạo Pháp; Thế Luật; Tịnh
Thất.
Đạo Pháp: 8 Chương 32 điều.
Thế Luật: 24 Điều.
Tịnh Thất: 8 Điều.
Vị chi có 64 điều.
Đồng ý là nội dung vẫn là 3 phần nhưng thứ tự
sau trước thể hiện quan điểm của người có trách nhiệm hành chánh vậy.
b/- Đạo Sử Q.2 T. 114: … Đáng kiếp cho mấy con nghé, phải có hình
phạt như vậy các con mới biết sợ, chớ dỗ dành ngon ngọt các con không sợ, còn
Thái Bạch hăm trừng thì các con đều kinh khủng… khi Thầy và Thái Bạch khác nhau
xa lắm con há?.....
Câu 4: Thánh Ngôn Hiệp
Tuyển ngày 18-10-Ất Hợi (1935) Q2, T 97.
Đức Lý Đại Tiên có dạy: …Lão chẳng nói rõ, Hiền hữu cũng thấy hiển nhiên rằng từ thử, thảng Lão
có muốn nên cho Đạo đi nữa thì cũng
không thi thố chi đặng với một Hội Thánh
Hữu Hư Vô Thiệt như vậy có phải? May thay! Thiên thơ do một mặt chẳng
chi dời đổi trở ngăn, nên may ra nữa, từ đây Lão có phương cầm quyền trị thế…
Vậy ý nghĩa chữ Hữu Hư Vô Thiệt trong trường
hợp nầy là gì?
Bài Thánh ngôn trên phần đầu Đức Lý Đại Tiên
cám ơn Đức Hộ Pháp chịu lắm phen nhọc nhằn khổ não làm cho Đạo ra thiệt tướng… Có
nghĩa là Đạo đã có nề nếp và khuôn thước vững vàng. Nhân sự Tôn giáo có đạo đức
và ý chí để phụng sự; các cơ quan trong nền chánh trị đạo cũng đã thể hiện được
vai trò trong nền chánh giáo… Chánh thể của Đạo về 03 Hội Lập Quyền Vạn
Linh cũng đã nên hình và luật lệ đã đầy đủ…
Tóm lại là những nét cơ bản về Thể Pháp đã tương đối…
Đến phần kế là đoạn văn có câu: …thảng Lão có muốn nên cho Đạo đi nữa thì
cũng không thi thố chi đặng với một Hội Thánh hữu hư vô thiệt như vậy có phải?
Theo thiển ý chữ Hữu Hư Vô Thiệt ở đây là đề
cập đến kiến thức, năng lực trong nhận thức và thực thi đường hướng Tôn Giáo
chưa đúng với tầm vóc của Tôn Giáo. “Đức Hộ Pháp đã nhấn mạnh trong Hội Quyền Vạn Linh năm Đinh Sửu
(1937) ngay sau đó 02 năm: Năng Lực Chức
Sắc còn yếu kém… ”.
Nguyên lý của Tam Kỳ là đi từ hữu hình đến vô
vi mà nhân sự Tôn Giáo không chú trọng với cái hữu hình tại thế lại chú trọng ở
cái vô vi nơi cõi hư linh. Cũng như người đi thi cứ trông mong cho đến ngày thi
mà quên rằng cái chính yếu là phải học hỏi và trao dồi kiến thức để làm bài
thi.
Cụ thể thì người đạo nặng về tìm hiểu cảnh giới
nơi cõi hư linh, cảnh giới mà con người sẽ đến khi bỏ xác phàm… mà quên đi trần
gian với những công việc và cái thiệt phận của Tôn giáo là xây dựng một xã hội
hoà bình trong Bác Ái Công Bằng. Các vị chưa thấm nhuần rằng: Có làm được những
công việc bình thường trong sứ mạng phi thường để phụng sự vạn linh thì đó mới
là thiệt phận của nhân sự tôn giáo tại thế gian nầy.
Nhìn chung Hữu Hư Vô Thiệt có thể hiểu qua mấy
nghĩa tiêu biểu sau:
a/- Thích những chuyện nơi cõi hư linh mà không chú ý nhiều
đến nhu cầu thiết thực và chánh đáng của con người đang sống trong xã hội.
Chẳng hạn như thích bàn hay tìm hiểu về thế
giới hư linh mà không chú ý đến phần thực thi những phương án xây dựng gia cư,
mưu sinh, giáo huấn hay kiến thiết cho nhân sinh hay Tôn Giáo…
Các vị không nghĩ rằng cõi hư linh bắt đầu từ
những công việc hết sức bình thường nhưng đầy ý thức và tâm hồn cao thượng ngay
tại thế gian nầy.
Các vị mãi nhắm về nơi ta đến mà gần như quên
hẳn mãnh đất mà ta đang đứng. Mãi mê hướng về cứu cánh mà quên mất xem phương
tiện nào để giúp ta đạt được cứu cánh… Phương tiện và cứu cánh khập khễnh nhau…
b/- Chấp nhận mà không cần biện chứng những vấn đề Tôn giáo
nêu ra từ đó làm cho giáo lý Tôn
giáo tăng phần huyền bí mà kém đi
phần khoa học hay kỷ thuật xây dựng con người và xã hội. Từ đó Tôn giáo thiếu
việc ứng dụng hay tạo những phát minh, những bài bản khoa học kỷ thuật xây dựng
cuộc sống vật chất đầy đủ cho người theo đạo.
Nghĩa là một số đông trong Tôn giáo đi vào lối
mòn của Nhứt kỳ và Nhị kỳ là kêu gọi mọi người sống trong tình thương và công
bằng nhưng lại không thể tạo điều kiện
và môi trường cho người có ý thức Tôn giáo được sống theo đức tin Tôn giáo.
c/- Nặng về lý tưởng thiếu đi phần hiện thực cũng nằm trong phạm trù của câu hữu hư vô thiệt.
+ Mỗi
việc chi cứ việc lao vào
làm mà không tìm hiểu căn cơ, không tôn trọng qui luật hay lộ trình rồi phú
thác sự thành bại cho Chí linh. Muôn việc chi cũng cứ đổ cho chí Linh còn cái
nguyên nhân đã đưa đến kết cục thất bại thì hoàn toàn mờ mịt. Đây cũng là một
dạng tiệm cận với hữu hư vô thiệt.
+ Một nhân tố sống trong lý tưởng, ôm ấp những
điều tốt đẹp cao siêu mà cái bao tử rỗng với tứ chi run rẫy trong cơn đói thì
lý tưởng ấy có bao nhiêu người chấp nhận thực thi…
+ Cứ mong rằng Đạo có nhiều nhân tố tốt đẹp để
cống hiến mà không để công linh ra đào tạo nhân sự lẫn thời thế thì làm sao đạt
được cứu cánh.
Tóm lại: Nhân bản tín ngưỡng là một dạng của hữu hư vô
thiệt… còn nhân văn tín ngưỡng mới là điều mà người tín đồ Cao Đài phải thực
hiện./.
Năm
Đạo 81.
CAO
CANH TÂN.
Đạo Hữu Dương Xuân
Lương
WhatsApp: +1 469
642 4667.
Email:
hoabinhchungsong220513@yahoo.com
TỰ SỰ: Ngày
26/6/1996 công an cộng sản bắt hiền huynh Phó Trị Sự Võ Văn Liêm (60 tuổi), Đạo
Sở Trần Văn Khoa và Tôi để dập tắt phong trào KIẾN NGHỊ thực hiện điều số 4 Đạo
Lịnh 01/1979. Tháng 12/1999 Tôi hết án tù.
Tôi về nhà tiếp tục
việc học đạo và tranh đấu cho đạo quyền của Đạo Cao Đài 1926. Tôi biết mình đang
sống giữa trùng vây cộng sản nên không thể để tên thật. Nay Tôi không còn bị
cộng sản truy duổi nữa nên đề tên thật để chịu trách nhiệm.
Nay kính.
TRÍCH VĂN THAY LỜI BẠT.
Trích
lục về nhà bác học ALBERT EINSTEIN: Giấc mơ “Hoà Bình Vĩnh Cửu”:
Báo
Tuổi Trẻ ngày 02-3- 2007.
…Ông đề nghị
thành lập một chính phủ thế giới hoặc sẽ không còn thế giới nữa. Ý tưởng của
ông nối tiếp ý tưởng về một cộng đồng thế giới của các dân tộc có chủ quyền
sống hoà bình, độc lập và tự do trong một thể chế liên bang, trong giấc mơ “Hoà
Bình Vĩnh Cửu”…