TRÍCH VĂN THAY LỜI TỰA.
Trích lục về nhà bác học ALBERT EINSTEIN.
- Nhà giáo dục nhân bản: ….Đạo đức đối với ông
là tiêu chuẩn hàng đầu: “Một tính cách tốt và vững vàng có giá trị hơn khả năng
hiểu biết và sự uyên bác”.
Nền
tảng của tất cả mọi giá trị con người là đạo đức.
Einstein cho rằng mục tiêu (của nhà trường)
phải là sự đào tạo nên những cá nhân tự hành động và tư duy nhưng biết nhìn
thấy trong việc phục vụ xã hội là nhiệm vụ cao cả nhất của cuộc đời.
Einstein từng phát biểu: … “Tôi tin rằng sự sa
sút khủng khiếp trong tư cách đạo đức của con người trước nhất có liên quan đến
sự máy móc hoá làm mất đi tính cách cá nhân trong cuộc sống của chúng ta…”…
Báo Tuổi Trẻ
ngày 03-3- 2007.
LỜI THƯA TRƯỚC.
Ngay trong những bài Thánh Ngôn đầu tiên Đức
Chí Tôn đã dạy: Đạo Thầy phải bày ra cho cả nhân loại chứ không phải chỉ chọn
lựa một số thành phần…. Hội Thánh Đại Đạo Tam Kỳ Phổ Độ đã phổ biến giáo lý,
pháp luật tôn giáo… ra xã hội.
Căn cứ vào nguồn mà Hội Thánh đã phổ biến…
người đọc mới tìm tòi; đào sâu ý nghĩa
hoặc liên kết với những văn bút khác nhằm học hiểu hay nghiên cứu và trao đổi
lẫn nhau… đấy là Giáo Lý Phổ Thông.
Giáo
Lý Phổ Thông cũng bao gồm những kinh nghiệm thực tế trong quá trình thực
thi Chánh Trị Đạo được đúc kết lại thành bài bản... Như vậy đối tượng tham gia
vào việc biên soạn có thể là cá nhân hay tập thể. (Quyền nhận định, phê bình, trích điểm những văn bút biên soạn đúng hay sai thuộc về
người đọc. Quyết định giá trị đúng sai thuộc về Hội Thánh).
Một đàn là nguồn cung, một đàn là dòng chảy để
đáp ứng nhu cầu của nhân loại. Nguồn có trong thì dòng mới trong mà phụng sự
cho vạn linh sanh chúng trong cơ tận độ. Đó là bản sắc trong
lành của đạo.
MỚI VÀ CỦ: Theo thiển ý thì Tôn giáo Cao Đài thừa
kế tinh hoa của 2 thời kỳ phổ độ trước đây để dụng đó làm một trong những nguồn
năng lượng xây dựng một nền văn minh mới cho nhân loại. Nhưng phần chìm của
tảng băng chính là những cái mới ẩn chứa trong Thánh Ngôn, Kinh Thiên Đạo Thế
Đạo, Thể pháp Tôn giáo… để xây dựng một
thế giới đại đồng trên nền tảng BÁC ÁI CÔNG BẰNG là cứu cánh của Tôn Giáo Cao Đài.
Giáo lý phổ thông tất nhiên phải đi vào con đường
tìm hiểu, làm rõ những điểm mới của cơ chế, giáo luật, giáo lý hoặc xác định
cho được công thức hay các thế mà Tôn Giáo phải thực thi để đi tới cứu cánh chứ
không thể lý thuyết chung chung hàng trăm trang giấy mà không chỉ ra được công
thức. Người có thiện chí cách mấy cũng sẽ thất vọng khi cố tâm dành thời giờ quí
báu ra đọc cả một cuốn sách mà không nhận ra đựơc một công thức, một phương án hay
một nhận định mới nào trong hàng trăm trang giấy. Đó là điều mà người cầm bút
phải tự ý thức… để cho văn bút có một cái hồn sau những dòng chữ…
Giáo lý phổ thông phải hô hấp với cuộc sống xã
hội, phải mang xã hội và con người xã hội vào trong trang sách. Con người có
thể xác và tinh thần thì giáo lý phổ thông cũng phải thể hiện cả hai phương
diện vật chất và tinh thần chứ không thể lệch về một phương diện nào. Phải đứng
trong xã hội để xây dựng xã hội chứ không thể cứ đề tựa là giáo lý rồi truyền
bá những điều hữu hư vô thiệt…
Trong Kinh Dịch thì Quẻ Thái và Bỉ có số hào âm
và số hào dương kết thành khối liền nhau và bằng nhau. Nhưng tuỳ vào vị trí của
âm dương mà gọi là Bỉ hay Thái. Vật chất và tinh thần vốn tương liên, tương
tiếp, tương tuỳ bất khả phân ly. Chúng phải bằng nhau nhưng tuỳ vào nhân tố xem
vật chất và tinh thần ở vào chủ hay khách mà định giá vậy.
Cứ nhìn Đại Đồng Xã Đông Khán Đài “Tinh thần”
Tây Khán Đài “Vật chất” cả hai tương hành nhau để xây dựng một Tân Thế Giới thì
biết quan niệm của Đạo Cao Đài về vật
chất và tinh thần.
Bước vào Đền Thánh ngay trước cây cân công bình
ở phần plafond của Bao Lơn Đài ta thấy có một hoa văn hình tròn bên ngoài hoa
văn ấy cũng có 50 hạt châu kết thành một vòng tròn. Thể Pháp nói lên nhiều vấn
đề nhưng nếu căn cứ vào đấy mà luận thì nó cũng mang ý nghĩa thăng bằng của 100
ức nguyên nhân chia ra làm hai: 50 lo về tinh thần đạo đức “Tôn Giáo” 50 lo về
khoa học kỷ thuật “Vật chất”.
Trong Thánh Ngôn Hiệp Tuyển số trang dành cho
việc giảng dạy về Tam Giáo rất ít so với số trang dạy về đường hướng và nhiệm
vụ của Tôn giáo Cao Đài.
Đức Hộ Pháp có nhắc đến tinh hoa Tam Giáo cũng
là để đi đến Giáo Lý mới của Chí Tôn dành cho Tam Kỳ… Hiểu quá khứ là điều cần
nhưng nhận diện được nhân tố mới, hiểu được cái mới và khai triển ra để thực
thi mới là điều tối trọng cho hiện tại và tương lai của người học đạo cũng như
cả nền Tôn giáo.
Tôn giáo Cao Đài là một nhân tố mới chứa đựng
trong lòng nó những Thể Pháp vô song mà các tôn giáo trước đây không hề có. Ta
có thể kể một vài điển hình như:
- Đền- Đài- Cung- Điện…
- Có bộ máy hành chánh Tôn giáo từ Trung Ương
đến Địa Phương… (Có
Cửu Viện có Hàn Lâm Viện…. là nơi nghiên cứu để cung ứng bài bản giúp cho Tôn
giáo hoàn thành nhiệm vụ).
- Có cơ chế dân chủ cho nhơn sanh xây dựng Tôn
Giáo. (Đây là điều các tôn giáo trước nay không có)
Giáo lý Tôn giáo thì vô tận cho nên không thể
có một văn bút nào trình bày được hết. Trong cái vô tận ấy người trình bày chỉ
mong giới thiệu đề tài và nêu lên được một số vấn đề để những người đồng hành
cùng nhau bàn luận là quí rồi.
Cái sai do cố ý sửa đổi những văn bút căn bản
đã được ban hành để dẫn người khác đến sự lệch hướng là điều đáng phải nghiêm
khắc. Còn như hiểu không đúng ý thậm chí hiểu sai những văn bút căn bản ấy là
điều vẫn có xãy ra với một người bình thường. Cái sai ấy cần được bàn đến để
giúp cho sự việc sáng tỏ.
Cuốn sách nầy chưa qua sự kiểm duyệt của Hội
Thánh nên đương nhiên là có nhiều điểm chưa chính xác nên xin quí vị khi đọc
hết sức cẩn thận đề phòng cái sai mà chúng tôi không nhận ra.
Mỗi bài viết được xem như một đề tài độc lập
cho nên người đọc có thể bắt đầu từ bất cứ đề tài nào.
Cao Canh Tân kính bút.
MỤC LỤC.
TÊN BÀI.
TRANG.
1/- Bài đầu tiên
trong TNHT& Đạo Sử. 08.
2/- Tìm hiểu một số vấn đề về 3 hội lập quyền 14.
3/- Xuất xứ một bài thi.
24.
4/- Cách tính
năm đạo.
35.
5/- Bát Quái Đồ
Thiên- 1926.
41.
6/- Một công
thức 3 giai đoạn. 54.
7/- Góp Phần
Hiểu Đúng…
57.
8/- Ý Nghĩa Phật
Giáo Chấn Hưng. 66.
9/- Hiểu
đúng một số danh từ. 74.
10/- Một bài bị sót….
83.
11/- Một vài câu vấn đáp.
87.