GIÁO LÝ PHỔ THÔNG
BÀI 6
MỘT
CÔNG THỨC 3 GIAI ĐOẠN.
Ngày 21-01- Đinh-Mão (13 Février 1927) Đức Chí Tôn lập Pháp
Chánh Truyền phần Hiệp Thiên Đài.
I/- THEO THÁNH NGÔN HIỆP TUYỂN:
Hiệp-Thiên-Đài dưới quyền Hộ-Pháp Chưởng-quản,
tả có Thượng-Sanh, hữu có Thượng-Phẩm.
Đấy cũng là 03 vị Chưởng Quản 3 Chi là:
Hộ-Pháp chưởng quyền về Pháp.
Thượng-Phẩm thì quyền về phần Đạo.
Thượng-Sanh thì lo về phần Đời.
Khi sắp đặc 4 phẩm cho mỗi chi Đức Chí Tôn sắp
thứ tự: Bảo; Hiến; Khai; Tiếp.
Đức Chí Tôn còn giải thích ý nghĩa: Bảo là giữ gìn. Hiến là
dâng. Khai là mở (bày ra). Tiếp là rước.
Tước phẩm của Thiêng Liêng sắp đặc hẳn nhiên là
không thể tuỳ tiện đem ra phân tích. Nhưng nếu lấy Tiếng An Nam làm chánh tự
thì người Việt lại có câu: Tên thì cử, Chữ thì đọc.
Vậy xin hiểu đây là phần phân tích các chữ:
Bảo; Hiến; Khai; Tiếp chứ không phải phân tích các phẩm Bảo; Hiến; Khai; Tiếp.
Lấy 4 chữ Bảo; Hiến; Khai; Tiếp để xét thì có thể hiểu đây là 4 công thức của
từng Chi nơi Hiệp Thiên Đài.
Căn cứ vào ý nghĩa thì có thể hiểu 4 chữ trên: Điều gì của Đức Chí Tôn hay Thiêng Liêng đã
dạy thì Hội Thánh phải giữ gìn cho đúng: “Bảo”.
Sau đó truyền
bá cho nhân loại: “Hiến”. Cống
hiến, truyền
bá thì phải có sự sắp đặt, có sự trình bày cho nhân loại hiểu, có
hiểu thì mới khai mở tâm trí nhân loại được: “Khai”. Nhân loại hiểu
thì họ mới đón nhận và chấp nhận: Tiếp”. Từ
đó chính nhân loại phải tham gia vào tiến trình phổ độ…
II/- THEO PHÁP CHÁNH TRUYỀN CHÚ GIẢI.
Khi Chú Giải Pháp Chánh Truyền thì Đức Hộ Pháp
đã xoay 4 phẩm trên một góc 180o.
Đức Ngài đã sắp thứ tự Tiếp; Khai; Hiến; Bảo.
Sự đảo ngược nầy hẳn nhiên được Thiêng Liêng
nhìn nhận. “Đức Lý Giáo Tông bám sát từng câu chữ và nhiều lần Ngài có lời
khen…” . Vậy sự đảo ngược đã được thiêng liêng nhìn nhận thì không ai có
bạo gan và máy móc đến nổi xin chỉnh lại cho đúng với thứ tự có trong Thánh
Ngôn Hiệp Tuyển. Chúng tôi không có ý xin chỉnh lại mà chỉ có ý tìm hiểu ý
nghĩa sự đảo ngược và rút ra vài nhận xét có hữu ích cho người học đạo mà thôi.
Đặc nhiệm của Hiệp Thiên Đài là bảo thủ luật
pháp chơn truyền. Nhân sự Hiệp Thiên Đài là người thực thi các điều luật và
chăm lo cho nhân sự Tôn Giáo không vi phạm các điều luật đã qui định. Nhân sự
Hiệp Thiên Đài không có quyền tự đặc ra luật pháp.
Muốn làm cho đúng thì đầu tiên là phải tham
khảo các văn bản luật pháp, tham khảo cho tận tường cái lý và sự: “Tiếp”.
Khi đã có đủ các dữ kiện rồi phải khai triển nó
ra dưới nhiều góc độ, nhiều khía cạnh, nhiều người tham gia tranh luận và phản
biện xem còn gì sơ suất hay gượng ép thì phải chỉnh sửa cho hoàn chỉnh: “Khai”.
Khi đã thấu tình, đạt lý mới cống hiến cho xã
hội được. Luật pháp Tôn Giáo mỗi khi đưa ra án văn hay phán quyết thì phải có
sự tâm phục khẩu phục. Luật pháp không thể tạo ra cảnh bằng mặt không bằng
lòng. Mỗi sản phẩm từ luật pháp tôn giáo sản sinh ra dù lớn nhỏ cũng phải là
sản phẩm thống nhất và hoàn chỉnh: “Hiến”.
Luật pháp đã đưa ra hay phán quyết trong những
án văn thì phải được mọi người quí trọng và gìn giữ để làm mẫu mực cho hành
chánh tôn giáo: “Bảo”.
Hiểu như thế thì việc Đức Hộ Pháp đảo ngược thứ
tự 4 chữ Bảo; Hiến; Khai; Tiếp thành ra: Tiếp; Khai; Hiến; Bảo chính là để tạo
nên 4 công thức cho nhân sự Hiệp Thiên
Đài trên bước đường thực thi các điều luật trong tôn giáo.
III/- VỚI XÃ HỘI HAY CỬU TRÙNG ĐÀI.
Theo Đạo Nghị Định thứ sáu, Đức Lý Giáo Tông có
viết: “Chiếu theo Pháp Chánh Truyền của cả Hội Thánh Bát Quái Đài, Cửu Trùng
Đài, Hiệp Thiên Đài…”.
Căn cứ theo câu trên mà hiểu thì Tôn Giáo Cao
Đài có 03 Hội Thánh.
Vậy phải chăng Bảo; Hiến; Khai; Tiếp là của Hội
Thánh Bát Quái Đài.
Tiếp; Khai; Hiến; Bảo là của Hội Thánh Hiệp
Thiên Đài.
Vậy lấy 4 chữ trên mà hiểu cho Hội Thánh Cửu
Trùng Đài thì phải theo thứ tự nào?
Cửu Trùng Đài là phần Đời của Đạo Cao Đài nên
gắn liền với xã hội.
Thực tế trong xã hội thì một người muốn bảo vệ
luận án hay đề tài nghiên cứu để phụng sự xã hội ít nhất cũng phải qua 4 bước.
Tiếp
nhận đề tài. “Của nhà trường hay của Hội Đồng… có thẩm quyền giao cho”. Khai thác đề tài dưới mọi
hình thức. “Tìm kiếm tư liệu, lấy số liệu từ các nguồn tin cậy hay thực tế điều
tra xã hội hoặc các thí nghiệm…”. Bảo vệ đề tài trước Hội
Đồng có thẩm quyền. “Người trình đề tài phải có đủ kiến thức, năng lực để giải
đáp mọi phản biện từ Hội Đồng và khi hoá giải được mọi phản biện thì Hội Đồng
phải công nhận giá trị của đề tài”. Hiến dâng công trình cho xã hội. “Khi công
việc bảo vệ đã xong thì đề tài ấy mới đem ra thực thi…”
Vậy 4 chữ ấy đã theo thứ tự: Tiếp, Khai, Bảo,
Hiến.
Đó là nói cho việc bảo vệ luận án hay đề tài
trong xã hội.
Còn nếu dùng 4 chữ trên cho Hội Thánh Cửu Trùng
Đài thì như thế nào?
Ý nghĩa 4 công thức Bảo; Hiến; Khai; Tiếp về xã
hội học nghĩ ra rất rộng rãi mà phần trên đây chỉ là tiếp thị của 4 chữ trên
theo nghĩa của công thức mà thôi.
IV/- MỘT SỐ VẤN ĐỀ LIÊN QUAN.
Qua phần dẫn chứng và trình bày 4 chữ Bảo;
Hiến; Khai; Tiếp được hiểu như những công thức thì ta thấy công thức ấy đã qua
3 giai đoạn. Bát Quái Đài- Hiệp Thiên Đài và Cửu Trùng Đài.
Bát Quái Đài thể hiện Từ Bi. (Thần).
Hiệp Thiên Đài thể hiện Trí Tuệ. (Khí).
Cửu Trùng Đài thể hiện Hành Động. (Tinh).
Ba giai đoạn nầy cũng ứng hợp với công thức ở Cửu
Trùng Thiên. (Tính từ trên xuống thì: Vàng- Xanh- Đỏ hay là “Từ Bi- Trí Tuệ –
Hành Động).
*/- PHẨM SỈ TẢI CÓ VÀO LÚC NÀO?
Khi tìm hiểu 4 chữ: Bảo; Hiến; Khai; Tiếp theo
nghĩa công thức chúng tôi nhận thấy Đạo Sử Q.2. “Bản in Hoa Kỳ”:
T 157 ngày 07-12 Bính Dần Đức Lý Đại Tiên có
dặn … Thượng Phẩm dặn Sĩ Tải nghe.
T 159 Q2 ngày 08-12- Bính Dần. Đức Lý Đại Tiên
có dạy… Thượng Phẩm hiền hữu dặn Sĩ Tải phải viết cho cẩn thận….
Như ta đã biết đến Ngày 21-01- Đinh-Mão (13
Février 1927) Đức Chí Tôn mới lập
Pháp Chánh Truyền Hiệp Thiên Đài.
Như vậy ở thời điểm chưa lập Pháp Chánh Truyền thì chữ Sĩ Tải mà Đức Lý Đại Tiên nói đến ở
đây có phải là phẩm Sĩ Tải của Hiệp Thiên Đài hay không? (Nhìn về ý nghĩa
thì đại văn hào Trương Vĩnh Ký có nhiều bút hiệu trong đó có bút hiệu: Sĩ Tải).
Thiễn nghĩ là một ngày kia Hội Thánh Đại Đạo Tam
Kỳ Phổ Độ được hồi phục lại thì Hội Thánh sẽ giải đáp những câu hỏi của nhơn sanh vậy./.