Trang

Thứ Sáu, 27 tháng 3, 2015

246: ĐỒNG ĐẠO Ở NGOÀI VIỆT NAM LÀM SAO?


THĂM VIẾNG ĐẦU XUÂN (tt).

CÂU 06.
          Đồng đạo ở ngoài Việt Nam làm sao tham dự?
HỒI ĐÁP.
         Theo hiến pháp Việt Nam năm 2013 Điều 24
1. Mọi người có quyền tự do tín ngưỡng, tôn giáo, theo hoặc không theo một tôn giáo nào. Các tôn giáo bình đẳng trước pháp luật.
2. Nhà nước tôn trọng và bảo hộ quyền tự do tín ngưỡng, tôn giáo. 
3. Không ai được xâm phạm tự do tín ngưỡng, tôn giáo hoặc lợi dụng tín ngưỡng, tôn giáo để vi phạm pháp luật.
@@@
Ngày 31. 01. 2015 Báo cáo viên đặc biệt về tự do tôn giáo hoặc tín ngưỡng Heiner Bielefeldt của Liên Hiệp Quốc báo cáo trước Đại Hội Đồng Liên Hiệp Quốc (A/HRC/28/66/Add2) tại số III mục số 13 (Tường  trình các  kết quả chính của chuyến viếng thăm, làm việc tại Việt Nam từ ngày 21 đến ngày 31 tháng 7 năm 2014).
Tổ chức BPSOS dịch từ Anh ngữ sang Việt ngữ như sau:
....
III. Khuôn khổ pháp lý và chuẩn mực của tự do tôn giáo, tín ngưỡng trong nước
A. Quy phạm pháp luật có liên quan đến tự do tôn giáo, tín ngưỡng
12. Việt Nam đã phê chuẩn hầu hết các văn kiện nhân quyền quốc tế, kể cả Công ước Quốc tế về Các Quyền Dân sự và Chính trị. Hiến pháp Việt Nam mới được sửa đổi và thông qua vào ngày 28 tháng 11 năm 2013, có một chương về "quyền con người, quyền và nghĩa vụ cơ bản của công dân" mà Hiến pháp 1992 không có. Đây là một bước tiến nhằm thúc đẩy và tôn trọng nhân quyền, mặc dù có một số quy định khá mơ hồ và khó hiểu, có thể được diễn giải nhiều cách khác nhau.
13. Các đại diện của Chính phủ nhiều lần nhấn mạnh rằng Điều 24 của Hiến pháp mới quy định các quyền liên quan đến tự do tôn giáo hay tín ngưỡng nhằm vào tất cả mọi người hiện diện ở Việt Nam, không giống như các quy định của Hiến pháp năm 1992 chỉ có hiệu lực đối với công dân Việt Nam. Điều này đã được trình bày là một dấu hiệu của thái độ cởi mở hơn đối với tự do tôn giáo hay tín ngưỡng....
@@@
KNS lưu ý rằng đây là báo cáo trước Đại Hội Đồng có chính phủ Việt Nam tham dự nên rất có giá trị pháp lý.

Theo đây thì người có Đạo Cao Đài (không theo chi phái) có đủ quyền lên danh sách nghị viên phái viên rồi báo cho đồng đạo tại Việt Nam biết. Sau đó về Việt Nam tham dự Đại Hội Nhơn Sanh ngày 10. 04. Ất Mùi (27. 05. 2015) mà không phải làm thêm một thủ tục nào với chính quyền Việt Nam (ngoài thủ tục nhập cảnh theo pháp luật hiện hành).
Tóm lại: bất cứ người Đạo Cao Đài nào theo chánh giáo chơn truyền HIỆN DIỆN tại Việt Nam là đủ quyền  tham dự ĐHNS theo pháp luật đạo.