09-01-2013 08:13 PM#58
trần
văn chíThành Viên Tích Cực
Thông tin Tham gia ngày Dec 2012
Bài viết 45
DIỄN ĐÀN TÌM
HIỂU ĐẠO CAO ĐÀI. ĐỀ TÀI THẢO LUẬN.
Ðề tài: Đạo quy Hội thánh Truyền Giáo và Pháp chánh truyền, Tân luật.
Ðề tài: Đạo quy Hội thánh Truyền Giáo và Pháp chánh truyền, Tân luật.
Tiếp
theo câu III.
IV- Cơ bút trong
xã hội và cơ bút trong ĐĐTKPĐ.
1- Sơ lược về cơ
bút trong xã hội.
Cơ bút là phương tiện mà nhân loại dùng để
thông công với thiêng liêng. Cơ bút đã lưu hành trong xã hội trước khi Thầy
hoằng khai ĐĐTKPĐ. Cơ bút là một phương tiện thông công với thế giới vô hình mà
cả nhân loại đều có quyền dùng.
Nhưng khi Thầy
dùng cơ bút để hoằng khai ĐĐTKPĐ thì Thầy có qui định riêng cho các môn đệ NGAY
TỪ BUỔI ĐẦU TIÊN.
Xin trích dẫn sơ
lược để chúng ta có cái nhìn tổng quát.
2- Qui định về
cơ bút trong ĐĐTKPĐ.
Người theo
ĐĐTKPĐ có quan tâm đến cơ bút đều thuộc nằm lòng câu: Cơ bút có thể tạo đạo thì cơ bút cũng có thể diệt đạo của
Đức Hộ Pháp dạy.
2.1- Trước ngày
khai đạo: Muốn chấp cơ phải đợi lịnh Thầy.
Lúc đầu là xây
bàn sau đến tiểu ngọc cơ và đại ngọc cơ, chúng tôi gọi chung là cơ bút.
Đồng tử muốn cầu
Thầy phải ăn chay….
Ngày 03-1-1926
thầy dạy về Thủ cơ- chấp bút:
Trước khi thủ cơ hay là chấp bút, thì phải thay y
phục cho sạch sẽ, trang hoàng tắm gội cho tinh khiết; rồi mới đặng đến trước
Bửu- Điện mà hành sự, chẳng nên thiếu sót mà thất lễ. Nếu chấp cơ phải để ý
thanh bạch không đặng tưởng đến việc phàm. Tay chấp cơ cũng phải xông hương khử
trược, tịnh tâm một lát, rồi phải để tinh thần tấn mà xuất ngoại xác đến hầu
dạy việc. Phải có một chơn-linh tinh tấn mới mầu nhiệm huyền diệu; phải trường trai mới đặng linh-hồn tinh
tấn; phải tập tánh chí Thánh, Tiên, Phật mới phò cơ dạy đạo cả chúng sanh. Kẻ
phò cơ chấp bút cũng như Tướng-Soái của Thầy để truyền Đạo cho thiên hạ. Các
con đừng tưởng việc bút cơ là việc tầm thường.
….Vậy khi
nào chấp cơ phải đợi lịnh Thầy rồi sẽ thi hành.
Khi đàn cơ chưa
được thiết lập thì Thầy làm sao ra lịnh chấp cơ?
Hẳn nhiên là
Thầy động tâm cho Đồng Tử hay là trong đàn cơ có trước đó Thầy sẽ định ngày
giờ, địa điểm cho đàn cơ mới.
Dù đàn cơ ở đâu
thì người chấp cơ vẫn phải là đồng tử mà Thầy đã chọn. Trong số các đồng tử
được Thầy chọn cũng phân ra trách nhiệm từng cặp cơ: một cặp cơ phong thánh,
nhiều cặp cơ phổ độ….dĩ nhiên địa điểm cầu cơ không cố định.
Ngày 14-1-1926.
Ông Đốc Bản (Đoàn Văn Bản) thấy sự huyền diệu cơ bút mới xin làm đồng tử; thầy cho thi:
Bút nở mùa hoa
đã có chừng,
Chẳng như củi
mục hốt mà bưng…
Bên dưới có chú
thích:
Ông Ðốc Bản xin chấp bút, Thầy cho bài thi nầy ám
chỉ Thầy định cho ai thì nấy đặng, chớ không phải ai cũng có thể cầu cơ chấp
bút đặng.
2.2- Sau ngày
khai đạo.
Dĩ nhiên các
đồng tử được Thầy chọn vẫn tiếp tục nhiệm vụ được giao. Địa điểm thường là ở Gò
Kén. Sau đó thì dời về Tòa Thánh hiện nay. Tòa Thánh buổi đầu làm tạm nhưng vẫn
có làm Hiệp Thiên Đài tạm để làm nơi cầu cơ.
+ TNHT Q2 trang
38 dòng 02 (bản in 1963) Thầy dạy ngày 01-5-1927 (Đinh Mão): Còn tới cuối kỳ tháng 6 nầy thì Thầy phải
ngưng hết cơ-bút truyền Đạo, các con sẽ lấy hết chí-thành đã ung-đúc bấy lâu mà
lần-hồi lập cho hoàn-toàn mối Đạo.
+ TNHT Q2 trang
41 dòng 07 (bản in 1963) Thầy dạy ngày 01-10-Đinh Mão (1927): Các
con, kỳ ngưng cơ phổ-độ đến nay, chưa được bao lâu, mà nền Đạo xảy ra lắm điều
trắc-trở...
Cả hai lần Thầy
đều dạy rõ là ngưng cơ bút truyền đạo (cơ phổ độ). Còn cơ phong thánh, cơ lập
thánh Thầy không có dạy ngưng.
Nhiều người
không biết do vô tình hay cố ý cứ hô hoán lên là Thầy đã ngưng cơ bút rồi nên
không nhìn nhận các đàn cơ sau đó. Ấy là tự mình chác lỗi và làm cho người tin
mình bị lỗi theo.
Thầy cho biết có
tà quái lẫn lộn trong môn đệ hằng lấy danh Thầy mà cám dỗ. Tà quái thông qua cơ
bút mà đưa ra lời cám dỗ.
+ TNHT Q2 tr 48
(bản in 1963) ngày 03-02-1928.
Các con đã từng nghe lời Thầy khuyên nhũ về chuyện
ngừa cơ-bút, thế mà một phần
chẳng chịu sửa cải đường ngay cho khỏi lâm vào nẻo tà-mị, đã vi lịnh Thầy mà
dìu-dắt các con lạc bước. Thầy cũng đại lụy mà ngó xem một phần môn-đệ
xứng-đáng của Thầy phải sa vào vực-thẳm.
Các con nên ghi nhớ mà coi chừng đường lối sau nầy.
Thầy đã chỉ rõ quanh-co, thì khá liệu chừng mà bước
tới, tâm bền dạ vững, kính mến Thầy, là yêu-dấu Thầy đó, nên nghe à. …
…. C..., Thầy cấm từ đây chẳng nên lấp-lửng
cầu-cơ hay chấp-bút chi, vì là một sự hại lớn-lao cho Đạo. Đả phá đức
tín-ngưỡng của chúng-sanh, lại làm cho nhơn-sanh bị nhơ-trược.
+ Đức Lý Giáo Tông dạy ngày
1-8-1931- Tân Mùi- Bản in 1963:
…Ngày nay đã hành chánh thì cũng
nên lập mình cho đủ tư cách một người cầm sanh mạng của nhơn loại…(TNHT Q2.
tr 82 dòng 26-27).
…Hiền hữu
biết rằng trong trận trí binh nầy, nếu không đủ tài tình oai dõng thì chẳng hề
thắng đặng… (TNHT Q2. tr 83
dòng 04-06.).
+ Ngày
01-11-1932 Ngài Chánh Phối Sư Thượng Tương Thanh gởi thư cho Ông Thái Ca Thanh
ở cầu Vỹ Mỹ Tho.
Ông Ca được
phong phẩm Phối Sư và được Đức Lý Giáo Tông giao cho việc lập ra Chương Trình
Hiến Pháp ngày 14-7- Mậu Thìn (1928). Đây là văn bản rất quan trọng, can hệ đến
danh hiệu ĐĐTKPĐ trong thất ức niên, nhưng sau đó ông Ca cầu cơ riêng để học
hỏi và chính cơ bút riêng nầy đã dụ dẫn ông theo đường tà quái.
Trong thư Ngài
Thượng Tương Thanh có đoạn:
Tôi có đọc kỷ và cũng có đọc lại các Thánh Giáo,
Thánh Ngôn Anh gởi mấy lần trước, Tôi thấy rõ là một cuộc khảo do nơi Tam Trấn
để cho Tà Thần mượn tên cám dỗ…..
…Thầy đã dạy: Đạo khai tà khởi, nó cũng dám lấy tên
Thầy mà cám dỗ lựa là Tiên Phật nên Thầy
đã căn dặn ngoài Thập Nhị Thời Quân của Thầy đã chọn đừng vội tin Thầy có giáng
nơi nầy, nơi nọ mà phải lầm mưu tà quái cám dỗ.
+ Ngày
03-11-1932 Ngài Ngọc Chánh Phối Sư kiêm chủ Trưởng Chức Sắc Nam Phái có gởi thư
cho Chư Đầu Họ, Tỉnh và Quận Đạo bày tỏ ý kiến về lá thư của Ngài Thượng Tương
Thanh.
Các ý kiến tỏ ra trong thơ ấy đều hạp với ý kiến của
Tôi,…
Sơ lược như thế
để hiểu rằng Hội Thánh ĐĐTKPĐ qui định về cơ bút rất nghiêm nhặc; cốt yếu là
ngăn chận tà quái mượn danh Thầy mà cám dỗ môn đệ của Thầy vào vòng tội lỗi.
Nghĩa là ngăn chận phần hại của cơ bút trong nền đạo.
2.3- Thời kỳ Đức
Hộ Pháp bị Pháp đày đi Madagascar.
Năm 1941 Pháp
bắt Đức Hộ Pháp và một số chức sắc khác đày đi Madagascar (Phi Châu). Thời gian
nầy Pháp chiếm Tòa Thánh và hầu như toàn bộ các cơ ngơi của đạo ở Đông Dương. ĐĐTKPĐ lâm vào tình trạng nguy cấp.
Trong cơn nguy cấp một số chức sắc Hiệp
Thiên, Cửu Trùng hiệp nhau ở Kiêm Biên cầu cơ xin chỉ dạy. Đức Lý Giáo Tông và
Đức Quyền Giáo Tông về cơ dạy hiệp tác với Nhựt lập Nội Ứng Nghĩa Binh đảo
chánh Pháp….
Các vị tin vào
cơ bút chỉ dạy và quyết chí làm theo nên lập được công lớn. Các đàn cơ giai
đoạn nầy được lập ở nhiều nơi và có sự tham gia của Ngài Tiếp Đạo Cao Đức
Trọng. Ngài được ban dây sắc lịnh nên vẫn có giá trị pháp lý theo PCT chú giải:
….hễ mỗi Chức Sắc Hiệp Thiên Đài mang dây sắc
lịnh vào mình mà hành chánh nơi nào, thì phải tuân mạng, dầu lỗi quấy cũng phải
chìu theo, chỉ để cho Hội Thánh có quyền định tội,…
Đức Hộ Pháp và
Hội Thánh sau nầy cũng không có văn bản nào khiển trách các vị về các đàn cơ
liên quan.
2.4- Sau khi Đức
Hộ Pháp từ Madagascar về.
Năm 1946 Pháp
đưa Đức Hộ Pháp về Tòa Thánh. Cơn nguy cấp đã qua. ĐĐTKPĐ trở lại với nề nếp về
cơ bút đã được lập thành.
Nhiều người
trưng các đàn cơ học hỏi riêng từ bên ngoài để trình với Hội Thánh.
Thí dụ như Ông Trung Uý Tường xin phần đất thổ cư ở từ
trước đến giờ chưa có đơn xin và tại nhà nầy kêu là Minh Trước Đàn để cho Sỉ
quan cầu cơ học hỏi từ Trung Uý đổ xuống.
. LỜI
PHÊ ĐỨC HỘ PHÁP:
Chúng ta không biết thọ mạng lịnh chi của Đức Thanh
Sơn. Nếu Ngài không giáng cơ công khai nơi Cung Đạo Đền Thánh trước Thánh thể
Đức Chí Tôn thì ta không nhìn nhận Minh Trước Đàn.
Còn Tường muốn xin đất thì buộc tuân y pháp luật của
Hội Thánh; cho hay chăng do quyền Hội Thánh.
HỘ PHÁP
(Ấn Ký).
Cơ bút học hỏi riêng bên ngoài nở rộ, Đức Hộ Pháp cầm
giềng mối đạo lại là người từng trãi về cơ bút nên Ngài nhứt định áp dụng qui
định dùng cơ bút đã ban hành. Ngài có bút phê, văn bản giải thích rõ.
Chúng tôi xin trích đoạn 02 văn bản điển hình.
&&&
ĐẠI
ĐẠO TAM KỲ PHỔ ĐỘ.
Nhị
Thập Lục Niên.
TÒA
THÁNH TÂY NINH.
Ngày
16-2-Tân Mão (dl 23-3-1951).
HỘ
PHÁP
Chưởng Quản Nhị Hữu Hình Đài
Hiệp Thiên và Cửu Trùng
Chưởng Quản Nhị Hữu Hình Đài
Hiệp Thiên và Cửu Trùng
Gởi
cho cả Chức sắc Thiên phong HTĐ.
Cơ
Bút là một cơ quan thuộc Huyền Linh Pháp nên vẫn là hư hư thiệt thiệt, vì bất
kỳ mọi sự chi mà có tánh phàm của con người hùn vốn vào đó đều giả nhiều mà
thiệt ít.
Cơ
Bút đã đủ quyền lập Đạo đặng thì nó cũng đủ quyền diệt Đạo đặng.
Vì
cớ mà Đức Chí Tôn đã cấm Cơ Bút Phổ Độ.
Một
điều nguy hiểm nhứt là Cơ Bút có quyền phong cho một tên cùi phung ăn xin nơi
giữa chợ ngồi địa vị Giáo Tông hay là Hộ Pháp đặng, thì ta là người giữ gìn
chơn pháp lại càng phải oai nghiêm lắm lắm mới đặng.
Bần
đạo đã xét nét cùng các Đấng và Thánh Lịnh số 6/PC thì làm cho chúng ta phải
lưỡng lự.
Nếu
dùng oai nghiêm mà trị giả dối đã đành, còn thoảng như rủi gặp thiệt, ta mới
tính sao?
Bần
đạo đã có giải rõ những đồng cốt là khí cụ có thể là của Trời dùng mà cũng có
thể là của Quỉ hại. Đồng cốt giả, với Bần đạo, Bần đạo dám cho nó giả, vì cái
giả của nó, Bần đạo sẽ có đủ phương làm ra có thiệt. Còn các bạn tu và em út ta
nó có đặng như Bần đạo đâu mà Bần đạo dám cả gan để cho họ bị hại vì cái giả
của đồng cốt.
Đã
bàn luận xong cùng các Đấng, nên Bần đạo quyết định như vầy:
Y như Bần đạo đã định khi trước, là ai
cũng đặng tự do dùng Cơ Bút mà học hỏi lấy mình mà thôi, còn cấm nhặt không
đặng truyền bá.….
Thi
hành Chánh pháp cho nghiêm nhặt.
Bất kỳ Cơ Bút nào mà ra lịnh cầm quyền
Hội Thánh, không có mặt đủ Thiên phong Nhị Hữu Hình Đài và nơi Cung Đạo Đền
Thánh, xuất hiện thì ra lịnh bắt đồng tử và kẻ nghịch tuyên truyền giam lại,
rồi đem ra Pháp Chánh kết án trục xuất ra khỏi Đạo.
Bảo
Thế xem rồi lập Thánh Lịnh lại đưa cho Bần đạo ký.
Ký
tên và đóng ấn:
PHẠM
CÔNG TẮC.
&&&
VĂN
BẢN THỨ NHÌ.
ĐẠI
ĐẠO TAM KỲ PHỔ ĐỘ.
Nhị
Thập Lục Niên.
TÒA
THÁNH TÂY NINH.
SỐ
21/TL.
THÁNH LỊNH
HỘ
PHÁP
Chưởng Quản Nhị Hữu Hình Đài
Hiệp Thiên và Cửu Trùng.
Chưởng Quản Nhị Hữu Hình Đài
Hiệp Thiên và Cửu Trùng.
Chiếu
y Tân Luật và Pháp Chánh Truyền,
Chiếu
y Đạo Luật ngày 16-1-Mậu Dần (dl 15-2-1938) giao Quyền Thống Nhứt Chánh Trị Đạo
cho Hộ Pháp nắm giữ cho tới ngày có Đầu Sư chánh vị,……
THÁNH LỊNH.
Điều
thứ nhứt:
Mỗi người trong bổn đạo được phép dùng Cơ Bút học hỏi riêng mà thôi, nhưng cấm
bặt truyền bá ra ngoài.
Điều
thứ nhì:
Sự truyền bá ra ngoài có nghĩa là: Chép Thánh Giáo của người học hỏi riêng rồi
phân phát ra cho người khác xem, hoặc tuân hành theo.
Điều
thứ ba:
…..
Điều
thứ tư:
Bất kỳ Cơ Bút nào mà ra lịnh cho cầm quyền Hội Thánh, không có đủ mặt Thiên
phong Nhị Hữu Hình Đài và nơi Cung Đạo Đền Thánh xuất hiện thì Hội Thánh liền
ra lịnh bắt đồng tử và người tuyên truyền Cơ Bút ấy giam lại, rồi đưa nội vụ ra
Pháp Chánh kết án trục xuất ra khỏi Đạo.
Tòa
Thánh, ngày 22-2-Tân Mão (dl 29-3-1951).
HỘ
PHÁP
(ấn ký)
(CÒN
TIẾP CÂU V: Giải pháp rốt ráo).