Trang

Thứ Năm, 5 tháng 3, 2015

241. CHUYÊN ĐỀ 03: HIẾN CHƯƠNG 1965 (tt).



19-01-2013 05:10 PM#64
trần văn chíThành Viên Tích Cực
Thông tin Tham gia ngày Dec 2012
Bài viết 45
(TIẾP THEO CÂU SỐ 2)
3- Giá trị riêng của điều 25 trong HC 1965.
Bây giờ xin bàn riêng về điều 25 trong HC 1965.
Nguyên văn điều 25 trong Hiến chương 1965:
Để áp dụng Hiến Chương nầy, bản Tân Luật, Pháp Chánh Truyền, Đạo Luật và Kinh Lễ được coi là quy chế có tánh cách Nội Qui.
Theo Tôi hiểu đây là điều mở trong HC 1965. Mở như thế nào?

Căn cứ theo điều 25 thì ĐĐTKPĐ có đầy đủ quyền tự chủ thực hiện tất cả những điều có trong Tân Luật, Pháp Chánh Truyền, Đạo Luật và Kinh Lễ mà không cần phải xin bất cứ một loại giấy phép con nào. Không cần phải chờ đợi ý kiến của bất cứ cấp chánh quyền nào hay viên chức nào hết. Một khi đã thực thi thì chính quyền các cấp không có lý do gì để không thừa nhận hay gây khó dễ. Sắc lệnh ban pháp nhân là của chính phủ thì dĩ nhiên là có giá trị trong phạm vi lãnh thổ chánh phủ đương quyền.
Nó như một cánh cửa huyền diệu để ĐĐTKPĐ được tự do thực thi chánh trị đạo, hành chánh đạo…. mà không bị chi phối bởi chính quyền.
Đoạn …là quy chế có tánh cách nội qui   có 08 chữ mà giá trị giống như cái cổng mở lên trời. Mở được cổng trời thì mới thấy được bầu trời bao la không có giới hạn, có giới hạn chăng là do tầm mắt người nhìn mà thôi. Tại sao dám ví như vậy?
Bởi vì Tân Luật, Pháp Chánh Truyền, Đạo Luật, Kinh Lễ là những hòn đá tảng để hình thành và phát triễn ĐĐTKPĐ. Nó mạnh đến nổi nhấc bổng địa cầu 68 lên được. Phạm vi của nó là để cho toàn đạo chớ không riêng gì nước Việt Nam. Vậy khi Hội Thánh ĐĐTKPĐ căn cứ vào qui định có trong Tân Luật, Pháp Chánh Truyền, Đạo Luật, Kinh Lễ để áp dụng cho toàn đạo (kể cả ra thế giới) thì chính phủ cũng không có quyền ngăn trở (vì đã công nhận các giá trị trong đó).
Pháp Chánh Truyền thì cấm sửa đổi.
Tân luật cho quyền chỉnh đốn.
Chữ Đạo Luật đây là nói chung cho pháp luật đạo chớ không phải chỉ riêng cho Đạo Luật Mậu Dần (1938).
Các nội luật, luật 03 HLQVL….đều nằm trong Đạo Luật.
Những qui định đó là chuyện nội bộ của Đạo, là quy chế của đạo, chính phủ không có quyền xen vào như thế là lợi hay hại cho đạo?
ĐĐTKPĐ được chủ động để thực thi Tân Luật, Pháp Chánh Truyền, Đạo Luật…một cách tự chủ, tự do thì đó chính là ao ước, là khát vọng của toàn thể người đạo.
3.1- Đạo Luật Mậu Dần (1938) Điều 02 khoản 08 qui định:
Trong một năm là 24 kỳ Đàn, mà những con cái biếng nhác của Đức Chí-Tôn không đến thăm viếng Người ít nữa là 20 kỳ Đàn, thì Hội Thánh sẽ không ngó ngàng đến nữa, dầu cho trong đường Đời hay là trong đường Đạo của họ cũng vậy. Nếu như có bận việc chi phải buộc mình vắng mặt, thì phải có tờ giấy Chức Sắc Thiên Phong vi chứng mới đặng.
Từ qui định trên của Đạo Luật Hội Thánh đề nghị với chánh phủ cho quân nhân, công chức có Đạo Cao Đài được nghĩ ngày sóc vọng để đi cúng. Chính phủ đã có văn bản chấp thuận đề nghị chánh đáng nầy và ra lịnh cho các cấp thi hành.
+ Hội Thánh ĐĐTKPĐ tu sửa, xây mới hằng loạt cơ sở ở Trung ương, Thánh Thất, Điện Thờ mà chẳng phải xin thêm giấy phép con nào.
3.2-  Về giáo dục.
Đức Chí Tôn có dạy ngày 27 tháng 6 năm Bính-Dần (04-8-1926).
….Thầy muốn các con hội-hiệp đặng nghe dạy:
Th... nghe dạy:
Thầy đến chuyển Đạo, lập lại vô-vi, các con coi thử bên nào chánh-lý: hữu-hình thì bị diệt đặng, chớ vô-vi, chẳng thế nào diệt đặng.
. Chẵng cần chi con lo lập Thánh-Thất của Thầy và sùng tu Phật tượng chi hết. Con hiểu bổn-nguyên "Bảo-Sanh" là bổn-nguyên "Thánh-chất Thầy".
 Thầy khuyên con để dạ lo cho nhơn-sanh mà thôi; phần hồn về Thầy.
        Con có biết sự chơn-thật nơi nào mà phải khổ thân lo-lắng. Con có phận-sự rất lớn, thánh-danh con cũng lớn, Thầy dặn con nhứt nhứt phải do mạng lịnh Thầy mà thôi. Con phải lập cho thành một nền tư-bổn, chung lo cùng môn-đệ Thầy, ngày-ngày hằng góp-nhóp, tùy sức mỗi đứa lo lập:
-         Một sở trường học,
-          Một sở dưỡng-lão, ấu,
-          Và một nơi Tịnh-Thất.
 Còn chùa-chiền, thì ngày sau e cho con không đủ sức cai-quản cho hết, ấy vậy đừng lo-lắng đến nữa. Nghe và tuân theo.
Hội Thánh ĐĐTKPĐ căn cứ vào đó mà đưa vào Tân Luật, vào Đạo Luật Mậu Dần (1938) điều thứ bảy: PHƯƠNG DIỆN GIÁO DỤC, CẤT HẠNH ĐƯỜNG VÀ HỌC ĐƯỜNG CÁC THÁNH THẤT.
LUẬT
Phải lập Hạnh Đường nơi Tòa Thánh và Văn Phòng Đầu Tỉnh Đạo đặng giáo hóa Chức Sắc Thiên Phong và Chức Việc, cùng lập Học Đường đặng dạy dỗ trẻ em cho rõ thông chữ nghĩa và kinh kệ. Các Thánh Thất đều phải có Học Đường. Mỗi năm mở khoa mục khảo dượt một lần đặng ban cấp bằng hay là giấy chứng nhận cho những vị thi đỗ.
Ngay từ 1928 thì Đạo đã có trường Đạo Đức Học Đường. Ngày 18-8-1929 làm lễ mãn khóa. Đầu Sư Thượng Trung Nhựt đến dự LỄ PHÁT THƯỞNG cho học sinh. Đoạn cuối bài phát biểu:
….Ít người xét cổ suy kim, mới biết rằng Tôn Giáo nào cũng nhờ học thức mà thìn mối Ðạo, truyền Chánh Giáo mới đặng tròn câu phổ độ.
 Ðạo nghèo đồng tiền eo hẹp, còn thầy giáo huấn không một đồng lương, lại thêm ngày ngày dạy dỗ ấu nhi, phải làm công quả vui cùng sanh chúng, học sinh Ðồng nhi Nam Nữ tập viết bằng lá buông, chỗ ngủ lấy ván sạp làm giường, bề ăn uống tương rau hẫm hút.
Ba năm dư mới rảnh chút thì giờ, mấy anh đây mới lập trường mà phát thưởng, lễ đơn sơ để dạ yêu thương, giục mấy cháu hết lòng lo đạo đức./.
Ngày nay ta đọc rồi để tâm về dĩ vãng, hình dung được cảnh nghèo khó của xã hội buổi đó, tấm nhiệt tình của quí Thầy Cô giảng dạy; lòng ham học của học sinh. Thấu hiểu được sự quan tâm và kỳ vọng của Hội Thánh đã ký gởi việc nâng cao dân trí, gieo mối thương yêu vào sự nghiệp giáo dục rất là chí thiết. 
Sau đó Quân Đội Cao Đài mở thêm Trường Lê Văn Trung và trường Đạo Đức Học Đường ở nhiều địa phương khác.
Đến thời Ngô Đình Diệm thì họ tịch thâu Trường Lê Văn Trung….
Sau đó nhiều năm mới trả lại cho Hội Thánh…
Khi có HC 1965 thì Hội Thánh đã mở thêm trường Đạo Đức Học Đường ở một số địa phuong.
+ Hội Thánh yêu cầu Ban Giám Đốc 02 trường Trung Tiểu Học Đạo Đức Học Đường và Lê Văn Trung có kế hoạch chuyển từ trường tư (có thâu học phí) chuyển sang trường nghĩa thục (không thâu học phí). (Vi bằng Hội Nhơn Sanh năm Giáp Dần- 1974- trang 263)
Lý do: chiến tranh kéo dài nhiều nhà nghèo khó không có tiền đóng tiền trường, mà Hội Thánh muốn con cái Đức Chí Tôn trong độ tuổi đi học phải được đi học, không ai phải chịu cảnh thất học vì thiếu tiền đóng học phí nên chủ động nghĩa thục hóa.
+ Từ năm 1937 Đức Hộ Pháp đã tỏ ý giao việc giáo dục tiểu học và trung học về cho các địa phương để Hội Thánh rãnh tay lo giáo dục bậc đại học (vi bằng 03 HLQVL 1937).
Vậy mà hơn 30 năm sau đạo mới mở được Viện Đại Học.
Niên khóa 1971- 1972 Viện Đại Học Cao Đài chiêu sinh khóa đầu tiên với học trình 02 năm. Liền ngay sau đó Hội Thánh xin nâng cấp đào tạo lên 04 năm. Viện tổ chức thi hết năm và cấp bằng tốt nghiệp cấp cử nhân cho khóa đầu tiên tốt nghiệp 29-4-1975 (trước ngày 30-4-1975 có một hôm).
Nhờ vậy mà toàn bộ sinh viên Cao Đài không phải học lại 01 năm như các trường đại học miền Nam lúc đó.

+ Tiến trình thành lập Đại Đạo Thanh Niên Hội,
Làm tại Tòa-Thánh Tây-Ninh, ngày 8 tháng 4 Giáp-Thìn
(Dương-Lịch, ngày 19 tháng 5 năm 1964)
Khán
Chức-Sắc Hiệp-Thiên-Đài
Bảo-Sanh-Quân
Bác-Sĩ Lê-Văn-Hoạch
T.M. Ban Chấp-Hành
Hội-Trưởng
Lễ-Sanh Ngọc-Hòa-Thanh
Kỹ-Sư Nguyễn-Ngọc-Hòa
Nghị-Định số 67 - BTNTT/TN9/NĐ; ngày  16- 3- 1965  cho  phép: "ĐẠI-ĐẠO THANH-NIÊN HỘI" thành-lập và hoạt-động trong toàn Quốc.
&&&
Ngày lập xong: 19-5-1964.
Ngày được phép hoạt động: 16-3-1965.
Như vậy gần 10 tháng mới được phép.
Nếu không có HC 1965 thì khi ĐĐTNH muốn sửa đổi điều chi về điều lệ, nội qui… thì phải đệ trình, phải chờ duyệt… nhưng áp dụng HC 1965 thì Hội Thánh có đủ quyền sửa đổi, bổ túc nội qui mà không phải xin phép như đã thấy trong điều lệ ĐĐTNH hiện có.
Chúng tôi hy vọng mấy điều sơ lược kể trên đã chứng minh được Hội Thánh ĐĐTKPĐ vân dụng HC 1965 linh hoạt như thế nào.
&&&
Kể từ ngày ĐĐTKPĐ tổ chức LỄ KHAI ĐẠO tại chùa Gò Kén (1926) thì luật pháp của đời nó giống như vô vàn sợi dây oan nghiệt bám riết vào ĐĐTKPĐ mà níu kéo làm cho đạo chậm bước trên đường phổ độ.
Xem lại đạo sử để biết thực dân Pháp đã âm mưu diệt đạo thế nào? Năm 1941 họ bắt giáo chủ của ĐĐTKPĐ và một số chức sắc khác đày đi Madagascar (Phi Châu) với ý định rõ ràng là đày cho đến chết bên đó.
Điều 25 của HC 1965 ví như nhát kéo cắt phăng mọi dây oan nghiệt của pháp luật đời đã từng tạo oan nghiệt cho đạo.
Nhưng trong tự do ngôn luận thì cũng có người ví điều 25 như cây kéo cắt đứt sợi dây làm cho cánh diều rơi xuống thì chúng tôi cũng tôn trọng ý của họ.
Phần chúng tôi làm theo lời Đức Hộ Pháp dạy: không cần cầu chứng nơi ai , nó chỉ cầu chứng với trí thức tinh thần của nó… là đủ. 
Chúng tôi trả lời mọi vấn nạn nhưng chỉ cầu chứng với chính lương tâm mình là đã chắc chắn hay chưa, có phù hợp với chánh giáo hay không là đủ.
Trên đây chỉ là một vài dẫn chứng điển hình và nhận định ngắn gọn nhưng thiết tưởng đã tạm đủ để hiểu giá trị điều 25 của HC 1965 trên 02 phương diện:
+ Với ĐĐTKPĐ nó là điều mở rộng cho chánh trị đạo và hành chánh đạo thực thi chánh giáo. Nó cho quyền ĐĐTKPĐ vươn xa ra thế giới, đi vào tận chơn trời góc biển để gieo hạt giống lành.
+ Với chính quyền đã ký ban pháp ban pháp nhân thì nó là hàng rào là ranh giới mà chính quyền không thể xen vào để cản trở.
Thiễn nghĩ nếu không vào cảnh giới: Cung chưởng pháp xây quyền tạo hóa hay Cung tận thức thần thông biến hóa thì làm sao viết nổi điều kỳ diệu như thế.
Đó là điều mà chúng tôi rất kính phục và tâm đắc về điều 25 của HC 1965.
@@@
***:  PHẦN TRÌNH BÀY VỀ THỂ PHÁP TÔN GIÁO.
Trong thể pháp tôn giáo phẩm Thời Quân và Đầu Sư khi mãn phần hành lễ theo nghi tiết dành cho chức sắc Đại Thiên Phong hàng Tiên vị.
Thi thể được liệm vào Liên Đài (hình bát giác), kỵ Long Mã (bông). Liên Đài được quàn tại Biệt Điện của mỗi vị một đêm. Báo Ân Từ một đêm. Đền Thánh một đêm.  Di Liên Đài ra Cửu Trùng Thiên.
Khi hành lễ xong, di Liên Đài nhập Bửu Tháp.
Tại Đền Thánh, Đền Thờ Đức Phật Mẫu, các Thánh Thất, Điện Thờ Phật Mẫu, các Dinh thự, các tư gia của toàn Đạo hữu, đều treo cờ rũ từ bữa vào lễ cho đến ngày Liên Đài nhập Bửu Tháp.
Hội Thánh sẽ hành lễ Tiểu Tường, Đại Tường, kỷ niệm hằng năm, và xây Bửu Tháp. Không có làm Tuần cửu và hành pháp độ thăng. Mỗi phẩm có bài thài riêng.
Vì sao  Không có làm Tuần cửu và hành pháp độ thăng.?
Đức Hộ Pháp đã giảng dạy rằng: Cửu Trùng Thiên là hình ảnh Cửu Trùng Đài tại thế.


Cu Trùng Thiên
Quan sát Cửu Trùng Thiên ta thấy kiến trúc hình bát quái. Từ mặt đất lên có 04 màu bố trí theo thứ tự:
+ Màu đỏ thể hiện cho phái Ngọc: Hòa, Lại, Lễ.
+ Màu xanh thể hiện cho Phái Thượng: Học, Y, Nông.
+ Màu vàng thể hiện cho Phái Thái: Hộ, Lương, Công.
+ Màu trắng thể hiện cho Hiệp Thiên Đài: Luật pháp.
09+01=10. Đấy phải chăng ứng với câu kinh:
Thập thiên can bao hàm vạn tượng.
Tùng địa chi hóa trưởng càn khôn.
 (câu 29-30- Phật Mẫu Chơn Kinh)
Liên đài an vị trên Cửu Trùng Thiên có ý nghĩa gì?
Thiễn nghĩ liên đài được an vị trên Cửu Trùng Thiên là thể pháp cho biết các vị đã trãi qua 09 công thức của Cửu Trùng Đài (Cửu Viện) và bộ luật của Hiệp Thiên Đài trấn giử nên các phẩm trên: Không có làm Tuần cửu và hành pháp độ thăng.
Hiến chương 1965 do Ngài Bảo Thế Lê Thiện Phước và Ngài Đầu Sư Thượng Sáng Thanh ký.
Chúng tôi vẫn thường tự nghĩ: Nếu các vị không thân chứng bí pháp của đạo ngay khi còn tại thế thì làm sao viết nên hiến chương 1965 ngắn gọn, đầy đủ và mở điều 25 hay như vậy.
@@@

(CÒN TIẾP PHẦN 2:

 ĐÁP LỜI 02 ĐOẠN VĂN CỦA HIỀN TN)