Trang

Thứ Năm, 5 tháng 3, 2015

240. CHUYÊN ĐỀ 03: HIẾN CHƯƠNG 1965 (tt).


18-01-2013 05:50 PM#63
trần văn chíThành Viên Tích Cực
Thông tin Tham gia ngày Dec 2012
Bài viết 45

TRẢ LỜI HIỀN TN VỀ HIẾN CHƯƠNG 1965.
(TIẾP THEO BÀI TRƯỚC.
2- Giá trị chung của hiến chương 1965 (HC 1965).
Tôn chỉ của ĐĐTKPĐ:
- Để vớt những kẻ hữu phần vào nơi địa-vị cao thượng, tránh khỏi số mạng luân hồi.
-  Nâng những người có tánh đức, hiền lương bước vào cõi nhàn, ra khỏi cảnh hèn khó ở nơi trần thế.
(TNHT Q1 tr 69. Bản in 1973)
Muốn thực thi được tôn chỉ trên tự thân đạo phải có đường lối chánh trị đạo sáng suốt và hành chánh đạo nghiêm minh. Muốn vậy phải căn cứ vào chánh giáo của Thầy làm chuẩn mực.

Đức Chí Tôn có dạy: …Đạo và chính trị chẳng có buổi liên hiệp cùng nhau
Do vậy mà những bậc tiền bối lãnh nhiệm vụ khai mở ĐĐTKPĐ đã gặp khó khăn rất nhiều trên đường thực hiện tôn chỉ và pháp luật đạo. Con thuyền đạo lắm khi bị pháp luật đời thúc phược không xông pha nơi khổ hải để phổ độ chúng sanh được như ý.
Ngày 21- 01- 1965 (19-12-Giáp Thìn), Hội Thánh ĐĐTKPĐ tại Tòa Thánh Tây Ninh gởi đơn lên Chính Phủ đương thời đề nghị công nhận ĐĐTKPĐ có Tư cách Pháp nhân, kèm theo đơn là Bản Hiến Chương.
Ngày 12-07-1965, Chính Phủ ra Sắc Luật số 003/65, cho phép ĐĐTKPĐ hoạt động theo đúng Hiến Chương đính kèm và công nhận Tư cách Pháp nhân của ĐĐTKPĐ.

***: Những điều trông thấy
sau khi ĐĐTPĐ có pháp nhân.
Dĩ nhiên trước khi có HC 1965 thì ĐĐTKPĐ vẫn xông pha nơi khổ hải độ rỗi nhơn sanh nhưng với pháp luật đời thì bị ràng buộc theo dụ dành cho các hiệp hội. Một tôn giáo mang tính toàn cầu mà phải sinh hoạt theo qui chế dành cho các hiệp hội (buôn bán, thể thao…) khác nào người bị lột da xoay trở rất khó khăn.
+ Phước Thiện đã bị chính quyền Pháp nghi kỵ và muốn tiêu diệt như thế nào người đạo đã biết qua lời thuyết đạo của Đức Hộ Pháp. Khi có HC 1965 thì Phước Thiện được hoàn toàn sinh hoạt theo Đạo Luật Mậu Dần (1938). Hằng loạt cơ sở lương điền, công nghệ của Phước Thiện ra đời, có đầy đủ pháp lý với đời mà chẳng cần có một giấy phép con nào hết.
+ Tài sản của ĐĐTKPĐ bị khó khăn trong việc tự đứng tên như thế nào trong Đạo Luật Mậu Dần (1938) còn ghi lại đó.
Kể từ có HC 1965 thì khó khăn như thế không tồn tại.
Do nơi HC 1965 ban quyền cho ĐĐTKPĐ được trực tiếp đứng tên động sản và bất động sản nên hậu duệ của Ngài Thượng Tương Thanh (thế danh Nguyễn Ngọc Tương) mới kiện đến chính quyền đòi chủ quyền đất ở Thánh Địa vào thập niên 70 của thế kỷ 20.
Do đâu mà Ngài Thượng Tương Thanh đứng tên đất đạo?
Do Đạo nghị định thứ 4 (1930) điều thứ 4 qui định:
Thượng Chánh Phối Sư, đặng quyền thay mặt cho toàn Ðạo mà giao thông cùng Chánh Phủ và cả Tín đồ, quyền giáo dục nhơn sanh do nơi tay người nắm, làm Chủ Tọa Hội Nhơn Sanh.
Ngài Thượng Tương Thanh là Chánh Phối Sư Phái Thượng nên được quyền thay mặt cho đạo để giao thông với chánh phủ Pháp. Đồng thời đứng bộ song cước với Bà Lâm Ngọc Thanh làm chủ sở đất Thánh Địa 96 ha, để cất Tòa Thánh tại Xã Long Thành, Tây Ninh. Ông cũng đứng bộ làm chủ cả đất điền của Đạo nơi Thánh Thất địa phương.
Hậu duệ của Ngài căn cứ vào chổ Ngài đứng tên sổ bộ đất Thánh Địa nên kiện ra Tòa đời để đòi chủ quyền (96 mẫu 67 sào). 
Tòa Án thời Đệ Nhị Cộng Hòa đã thụ lý và mở phiên Tòa xét xử.
Kết quả: Toà Sơ Thẩm và Thượng Thẩm tại Sài Gòn xử hậu duệ của Ngài Tương thua kiện. Nguyên đơn đã thượng tố lên Tối Cao Pháp Viện (vi bằng Hội Nhơn Sanh năm Giáp Dần- 1974 trang 50)
+ Sau HC 1965 Hội Thánh ĐĐTKPĐ nhiều lần mở Đại hội Nhơn sanh mà chẳng cần phải xin phép. Thậm chí đời đổi ngày giờ cũng là tự thân đạo chớ chánh quyền chẳng thể xen vô (Đại hội Nhơn Sanh năm 1974 Hội Thánh tự dời ngày là một điển hình).
+ Hội Thánh tự tổ chức cầu phong, cầu thăng; tự bổ nhiệm người  hành đạo từ trung ương đến địa phương mà không gặp một khó khăn nào.
+ Hằng ngàn thanh niên không muốn đi lính cho Việt Nam Cộng Hòa, không muốn cầm súng ra chiến trường đã vào Nội Ô Tòa Thánh Tây Ninh, vào các cơ sở đạo ẩn mình mà chính quyền không thể vào lục soát để bắt đi quân dịch. 
[[[***: Nếu không có tư cách pháp nhân theo HC 1965 thì Hội Thánh ĐĐTKPĐ chỉ được sinh hoạt theo qui chế chung cho các hiệp hội; chịu chi phối của các Dụ mà thôi.
Cụ thể là Dụ số 10 ngày 06- 08- 1950. Sửa đổi bởi Dụ số 24 ngày 19- 11- 1952 và Dụ số 06 ngày 03- 04- 1954 ấn định quy chế Hiệp Hội.
Các Dụ trên thúc phược ĐĐTKPĐ như thế nào người quan tâm đến pháp lý đạo trước xã hội đã từng biết.
Kể từ ngày được ban pháp nhân thì ĐĐTKPĐ hoạt động theo HC 1965 (là hiến chương riêng cho ĐĐTKPĐ). Điều 04 sắc luật 003/65.
ĐIỀU THỨ 4-
Dụ số 10 ngày 6 tháng 8 năm 1950 ấn định Quy chế Hiệp Hội và các Luật Lệ trái với Sắc Luật nầy, không áp dụng cho Đại Đạo Tam Kỳ Phổ Độ.
Sắc Luật nầy sẽ đăng vào Công Báo Việt Nam Cộng Hòa.]]]
HC 1965 đem lại sự thuận lợi cho ĐĐTKPĐ là SỰ THẬT HIỂN NHIÊN.
Quan sát và để tâm đến pháp lý của ĐĐTKPĐ trước chính quyền đời qua các thời kỳ đến khi có HC 1965 ví như khe nước nhỏ rồi ra suối, ra sông… và hòa nhập cùng đại dương mênh mông. Khi nó đã mang tính chất của đại dương thì không có ai thúc phược cánh chim bằng trong chiếc lồng son được nữa.
Nhìn chung HC 1965 đã là định lý pháp lý căn cơ để mở rộng con đường thực thi chánh giáo của ĐĐTKPĐ qua Chánh Trị Đạo và Hành Chánh Đạo.
Đó là nhận định của chúng tôi về HC 1965.
&&&


(CÒN TIẾP: SỐ 3- GIÁ TRỊ ĐIỀU 25 TRONG HC 1965)