Trang

Thứ Năm, 5 tháng 3, 2015

229: CHUYÊN ĐỀ 02: CƠ BÚT TẠI CUNG ĐẠO.


CÂU 1.
- Nếu như Huynh đề xuất, vậy liệu rằng đề xuất của Huynh có "loại trừ các Thánh ngôn" không có xuất xứ từ "Cung Đạo Đền Thánh Tây Ninh" không ??? Có loại trừ Pháp chánh truyền và Tân luật hay không - bởi vì 02 văn bản này không có xuất xứ từ Cung đạo Đền Thánh Tây Ninh??
TRẢ LỜI.
Thưa hiền TN và quí vị quan tâm đến đề tài.
Theo thiễn nghĩ để trả lời câu hỏi nầy có 02 cách:

Cách một: Ngắn gọn trong một trang giấy nhưng không phải ai cũng hiểu được.
Cách hai: Trình bày một vài thực tế trong đời sống tự nhiên, trong sự thành lập và phát triễn một vài tổ chức. Nêu một vài sự thật mà ĐĐTKPĐ đã trãi qua để làm căn cứ hay pháp lý cho phần trả lời. Cách nầy như một lời mời gọi người nêu câu hỏi, người quan tâm đến đề tài đặc vấn đề kế tiếp nếu xét thấy chưa tỏ rõ.
Thời internet nhân loại bước vào toàn cầu hóa có muốn che dấu sự thật thì cũng bị lôi ra ánh sáng. Tốt nhất là biết sao cứ trình bày hết rồi hiểu sao tùy người đọc.
Tôi xin chọn cách thứ hai.
I- Quan sát sự phát triển của động vật.
1- Con gà và cái trứng gà.
Con gà đẻ ra trứng gà, trứng gà lại nở ra con gà. Vậy con gà có trước hay cái trứng có trước là một cuộc tranh cãi vô tận nên không bàn ở đây. Tôi chỉ trình ra điều hiển nhiên để phục vụ bài viết.
Theo tự nhiên gà mẹ phải ấp trứng mấy chục ngày trứng mới khẻ mỏ rồi mới có gà con ra khỏi vỏ.
Ngày nay con người dùng lồng ấp trứng, đủ ngày gà con vẫn khẻ mỏ rồi chui ra khỏi vỏ.
Như vậy dù bằng cách nào thì trước khi chuyển giai đoạn sống từ cái trứng sang đời sống con gà tất yếu phải qua giai đoạn khẻ mỏ. Trứng nào không khẻ mỏ là trứng ung.
Cái sống của con gà khởi từ cái trứng gà. Khi đã khẻ mỏ chui ra khỏi trứng là bắt đầu một qui trình sống mới thì không thể trở lại sống trong quả trứng được nữa.
2- Thai bào và hài nhi.
Con người trước khi chào đời thì phải ở trong thai bào. Đến ngày tháng thì ra khỏi thai bào mà bước vào đời sống mới của một hài nhi. Đời sống mới bắt nguồn từ thai bào nhưng khi đã là hài nhi thì cuộc sống khác hẳn với thời gian trong thai bào từ cách ăn, cách thở….
Đã là hài nhi thì không thể trở về thai bào được nữa. Giai đoạn nào có cách sống và phát triễn của giai đoạn đó.

II- Bài học từ xã hội.
1- Khi người anh hùng Lê Lợi nổi lên kháng chiến chống giặc Minh thì khởi đầu ở trong thôn xóm. Quân lính ít người thì chắc chắn là không có phân chia bộ binh, thủy binh, kỵ binh… không đặc ra quân phong quân kỷ. Đến khi lực lượng mạnh lên quân số đông đảo tiếng tăm lừng lẫy trong cả nước, mọi người tìm theo thì những anh hùng nầy mới được phân chia ra nào là bộ binh, thủy binh, kỵ binh…Quân phong quân kỷ từ chổ chưa có giờ trở thành nhu cầu bức thiết quyết định cho sự thành bại của nghĩa binh. Kỷ luật là sức mạnh của quân đội nên không có quân phong quân kỷ thì đó chỉ là đoàn quân ô hợp làm gì có sức mạnh để chiến đấu và chiến thắng.
Khi chưa thắng được giặc Minh, chưa xây dựng được triều đình thì từ thủ lĩnh đến những người cộng tác ngồi trên lưng ngựa, bưng biền mà ra quyết sách. Phong thưởng cho người hửu công cũng đâu có bày ra nơi chốn công đường mà chỉ là trong doanh trại.
Khi đã thắng được giặc Minh thì mới thiết lập triều đình, xây dựng cung điện.
Kể từ đó anh hùng Lê Lợi xưng vương, lập ra quan chức và các định chế xã hội…Bảo nhà vua ra bưng biền và núi rừng Lam Sơn mà làm việc thì chắc là bị chém bay đầu.
Vị thế thay đổi thì cách hành xử cũng thay đổi mang tính tiến bộ hơn để phù hợp với qui luật phát triễn.
2- Gần đây trong cuộc chiến tranh 1954-1975 ở Việt Nam khi lực lượng cách mạng chưa chiếm được chính quyền thì ở chiến khu, ở rừng núi, ở các địa đạo….
Đến khi cách mạng giải phóng xong miền Nam chiếm được chính quyền thì mới thiết lập chế độ. Khi đã thiết lập chế độ thì chính phủ sinh hoạt phải khác với thời kháng chiến.
Cách mạng vẫn là cách mạng nhưng cách thức sinh hoạt đã khác. Các vị phải làm việc tại trụ sở. Sinh hoạt tại trụ sở có qui định khác với sinh hoạt ở chiến khu, ở rừng núi.
Sinh hoạt ở trụ sở hành chánh chắc chắn phải có nguyên tắc hành chánh hơn thời ở chiến khu.
3- Rút ra nhận xét.
Qua 02 sự thật vừa trình bày ta rút ra được nhận xét rằng:
+ Sinh hoạt của bất cứ tổ chức nào cũng đi từ chổ chưa có tổ chức đến có tổ chức. Từ tổ chức đơn sơ (chưa hoàn thiện) đến chặc chẽ (hoàn thiện).
+ Sự tiến bộ là nấc thang vô tận nên không ngừng thay đổi. Mổi sự thay đổi đánh dấu sự tiến bộ, văn minh.  Sự tiến lên bắt đầu từ suy nghĩ của một người (hay vài người cùng ý tưởng) rồi trình ra cho nhiều người biết và định hướng cho xã hội.
(CÒN TIẾP).