ẢNH CHỤP HIẾN CHƯƠNG 1965.
(Đính kèm bản vi tính)
BẢN VI TÍNH.
PHÁP NHÂN
ĐẠI ĐẠO TAM KỲ PHỔ ĐỘ - TÒA THÁNH TÂY NINH
_______
ĐẠI ĐẠO TAM KỲ PHỔ ĐỘ - TÒA THÁNH TÂY NINH
_______
-Vào ngày 21- 01- 1965 (19 tháng chạp năm Giáp Thìn), Hội Thánh Đại Đạo Tam Kỳ Phổ Độ Tòa Thánh Tây Ninh gởi đơn lên Chính Phủ đương thời đề nghị công nhận Đạo Cao Đài có Tư cách Pháp nhân, kèm theo đơn là Bản Hiến Chương Đại Đạo Tam Kỳ Phổ Độ.
-Ngày 12-07-1965, Chính Phủ ra Sắc Luật số 003/65, cho phép Đạo Cao Đài hoạt động theo đúng Hiến Chương đính kèm và công nhận Tư cách Pháp nhân của Đạo Cao Đài.
VIỆT NAM CỘNG HÒA
_____
ỦY BAN LÃNH ĐẠO QUỐC GIA
PHỦ CHỦ TỊCH
CHỦ TICH ỦY BAN LÃNH ĐẠO QUỐC GIA
_____
ỦY BAN LÃNH ĐẠO QUỐC GIA
PHỦ CHỦ TỊCH
CHỦ TICH ỦY BAN LÃNH ĐẠO QUỐC GIA
Chiếu Ước Pháp ngày 19 tháng 06 năm 1965.
Chiếu quyết định số 3-QLVNCH/QĐ ngày 14 tháng 06 năm 1965 của Đại Hội Đồng các Tướng Lãnh Quân Lực Việt Nam Cộng Hòa thành lập và ấn định thành phần Ủy Ban Lãnh Đạo Quốc Gia.
Chiếu Sắc Lệnh số 001-a CT/LĐQG/SL, ngày 19 tháng 06 năm 1965 ấn định thành phần Ủy Ban Hành Pháp Trung Ương.
Chiếu Dụ số 10 ngày 06 tháng 08 năm 1950 sửa đổi bởi Dụ số 24 ngày 19 tháng 11 năm 1952 và Dụ số 06 ngày 03 tháng 04 năm 1954 ấn định quy chế Hiệp Hội.
Chiếu đề nghị của Chủ Tịch Ủy Ban Hành Pháp Trung Ương .
Sau khi Ủy Ban Lãnh Đạo Quốc Gia thảo luận và biểu quyết.
SẮC LUẬT
ĐIỀU THỨ 1- Đại Đạo Tam Kỳ Phổ Độ được phép hoạt động trên toàn lãnh thổ Việt Nam theo Hiến Chương ngày 21 tháng 01 năm 1965 đính theo Sắc Luật nầy.
ĐIỀU THỨ 2- Đại Đạo Tam Kỳ Phổ Độ có tư cách Pháp nhân được quyền sở hữu, thủ đắc, tạo mãi, hoặc chuyển nhượng những động sản và bất động sản cần thiết để đoạt mục đích của Giáo Hội.
Những bất động sản đó gồm có Tòa Thánh và những Thánh Thất, Tịnh Thất, trụ sở và các cơ sở hoạt động văn hoá xã hội.
ĐIỀU THỨ 3- Đại Đạo Tam Kỳ Phổ Độ được quyền thâu nhận những tài sản do các Thể nhân hay Pháp nhân sinh tặng hoặc di tặng .
ĐIỀU THỨ 4- Dụ số 10 ngày 6 tháng 8 năm 1950 ấn định Quy chế Hiệp Hội và các Luật Lệ trái với Sắc Luật nầy, không áp dụng cho Đai Đạo Tam Kỳ Phổ Độ.
Sắc Luật nầy sẽ đăng vào Công Báo Việt Nam Cộng Hòa.
Sài Gòn, ngày 12 tháng 07 năm 1965
(Ấn Ký)
Trung Tướng Nguyễn Văn Thiệu
NƠI NHẬN:
- Văn Phòng Phủ Chủ Tịch UBLĐQG
- Văn Phòng Phủ Chủ Tịch UBHPTƯ
- Văn Phòng Phụ Tá tại Phủ Chủ Tịch UBHPTƯ
- Tòa Tổng Thơ Ký Phủ Chủ Tịch UBHPTƯ
- Sở Công Báo VNCH
- Bộ Nội Vụ (Để tống đạt)
- Các Bộ khác
- Các Nha, Sở tại Phủ Chủ Tịch UBHPTƯ và các cơ quan trực thuộc.
- Văn Phòng Dân Vụ các Vùng Chiến Thuật
- Các Tòa Đô Chánh Sài Gòn, Hành chánh Tỉnh và Thị Chánh.
PHỤ BẢN
ĐỔNG LÝ VĂN PHÒNG
Ký tên: ĐỖ VĂN CHƯỚC
BẢN SAO
PHÓ ĐỔNG LÝ VĂN PHÒNG
PHỦ CHỦ TịCH
ỦY BAN HANH PHÁP TRUNG ƯƠNG
(Ấn Ký)
Đào Xuân Dung
________
HIẾN CHƯƠNG
ĐẠI ĐẠO TAM KỲ PHỔ ĐỘ
(HỘI THÁNH CAO ĐÀI)
ĐẠI ĐẠO TAM KỲ PHỔ ĐỘ
(HỘI THÁNH CAO ĐÀI)
CHƯƠNG I
DANH HIỆU – HUY HIỆU – ĐẠO KỲ
DANH HIỆU – HUY HIỆU – ĐẠO KỲ
ĐIỀU THỨ 1. - Danh hiệu là: Đại-Đạo Tam-Kỳ Phổ-Độ, gọi tắt là (Đạo Cao Đài).
ĐIỀU THỨ 2.- Hội Thánh Cao Đài đặt địa điểm Trung Ương tại Tòa Thánh Tây Ninh.
ĐIỀU THỨ 3. - Huy hiệu tượng trưng cho Đại-Đại Tam-Kỳ Phổ-Độ là hình (03) ba Cổ Pháp.
1- Bình Bát Du (Biểu tượng Thích Giáo)
2- Cây Phất Chủ (Biểu tượng Lão Giáo)
3- Quyển Xuân Thu (Biểu tượng Nho Giáo)
ĐIỀU THỨ 4.- Đạo kỳ của Đại Đạo Tam Kỳ Phổ Độ là Tam Thanh :
1- Màu vàng biểu hiệu Thái Thanh, tượng trưng Phật Giáo .
2- Màu xanh (xanh da trời) biểu hiệu Thượng Thanh, Tượng trưng Tiên Giáo.
3- Màu đỏ biểu tượng Ngọc Thanh, tượng trưng Thánh Giáo.
ĐIỀU THỨ 5. - Cách Thờ Phượng và Cúng Kiến.
Thờ THIÊN NHÃN
Cúng Bông chỉ về Tinh,
Rượu chỉ về Khí,
Trà chỉ về Thần,
Tinh, Khí, Thần là Tam Bửu của các Đấng Thần, Thánh, Tiên, Phật.
CHƯƠNG II
GIÁO LÝ - TÔN CHỈ - MỤC ĐÍCH
GIÁO LÝ - TÔN CHỈ - MỤC ĐÍCH
ĐIỀU THỨ 6.
a- Giáo lý của Đại Đạo là tinh ba của Giáo lý Tam Giáo (Thích, Đạo, Nho) và của Ngũ Chi (Nhơn Đạo, Thần Đạo, Thánh Đạo, Tiên Đạo, Phật Đạo) để hoằng dương Chánh Pháp.
b- Tôn Chỉ là cầu xin cứu rỗi các Chơn linh khỏi sa đọa hồng trần.
c- Mục đích là giáo hóa Nhơn sanh, lập Đai Đồng huynh đệ .
CHƯƠNG III
HỆ THỐNG TỔ CHỨC HỘI THÁNH
HỆ THỐNG TỔ CHỨC HỘI THÁNH
ĐIỀU THỨ 7. - Đại Đạo Tam Kỳ Phổ Độ gồm có (03) ba Đài tượng trưng hình thể Đạo tại Thế.
1- Hiệp Thiên Đài: Thể hiện Chơn Thần thuộc Khí,
2- Cửu Trùng Đài : Thể hiện Cơ Thể thuộc Tinh,
3- Bát Quái Đài : Thể hiện Linh Hồn thuộc Thần.
ĐIỀU THỨ 8.- Hiệp Thiên Đài.
Hiệp Thiên Đài là Cơ quan Lập Pháp của Đạo, là nơi để thông công cùng Đức Thượng Đế và các Đấng Thiêng Liêng bằng Cơ bút do Chức sắc Hiệp Thiên Đài phò loan để tiếp các Thánh ngôn và Luật Pháp Đạo của các Đấng Thiêng Liêng giảng dạy.
Hội Thánh Hiệp Thiên Đài gồm các Chức sắc Thiên Phong theo phẩm trật sau đây:
01 Phẩm Hộ-Pháp Chưởng Quản Hiệp Thiên Đài và bảo hộ Luật Đời cùng Luật Đạo.
01 Vị Thượng-Phẩm lo về mấy Thánh Thất và Tịnh Thất.
01 Vị Thượng-Sanh lo về phần Đời.
12 Vị Thời Quân thuộc (03) ba Chi: Pháp, Đạo, Thế, đặt dưới quyền hành sự của Hộ-Pháp, Thượng-Phẩm và Thượng-Sanh.
ĐIỀU THỨ 9. - Cửu Trùng Đài
Cửu Trùng Đài là Cơ quan Hành Pháp của Đạo.
Hội Thánh Cửu Trùng Đài gồm chức sắc Thiên phong theo các phẩm trật sau đây.
01 Phẩm Giáo Tông: Lãnh Đạo tối cao toàn Đạo có phận sự dìu dắt Đạo hữu trong đường Đạo và đường Đời.
03 Vị Chưởng Pháp: Lãnh nhiệm vụ nghiên cứu Luật Pháp Đạo trước khi ban hành cho toàn Đạo.
03 Vị Đầu Sư: Cầm quyền Chánh Trị Đạo ban hành Luật Pháp Đạo .
36 Vị Phối Sư: Có (03) vị Chánh Phối Sư làm đầu, dưới quyền 03 vị Đầu Sư cai trị Đạo.
72 Vị Giáo Sư: Có phận sự dạy dỗ Đạo hữu trong đường Đạo và đường Đời. Được quyền dâng sớ cầu nài về Luật Lệ làm hại Nhơn Sanh hay là cầu xin chế giảm Luật Lệ ấy.
3.000 Vị Giáo Hữu: Chia đều mỗi phái 1.000, chẳng nên tăng thêm hay là giảm bớt, lãnh phận sự phổ thông Chơn Đạo.
Lễ Sanh: Khơng hạn định số. Lễ Sanh là người có hạnh kiểm tốt, được quyền đi khai đàn cho mỗi Tín Đồ.
Nữ Phái
Chức Sắc Nữ Phái khởi từ phẩm Đầu Sư trở xuống Lễ Sanh.
ĐIỀU THỨ 10. - Bàn Trị Sự.
Bàn Trị Sự là cơ quan hành đạo trong thôn xã gồm những chức việc sau đây:
- 01 Chánh Trị Sự
- 01 Phó Trị Sự
- 01 Thông Sự
Có nhiệm vụ giúp đỡ các sinh hoạt của Đạo và săn sóc các Đạo hữu như anh lớn trong gia tộc.
ĐIỀU THỨ 11. -Bát Quái Đài
Bát Quái Đài là ngôi thờ phụng Đức Thượng Đế tá danh Cao Đài Tiên Ơng Đại Bồ Tát Ma Ha Tát và các Đấng Giáo Chủ Tam Giáo cùng các Đấng Thiêng Liêng trong Ngũ Chi Đại Đạo: Nhơn Đạo, Thần Đạo, Thánh Đạo, Tiên Đạo, Phật Đạo.
CHƯƠNG IV
CHỨC SẮC VÀ TÍN ĐỒ
CHỨC SẮC VÀ TÍN ĐỒ
ĐIỀU THỨ 12. - Đạo hữu thọ phong các phẩm từ Giáo Hữu sắp lên tới Giáo Tông đều là Chức sắc,lựa chọn trong hàng Thượng Thừa mà thôi.
ĐIỀU THỨ 13.- Những người Nam hay Nữ, khơng phân biệt quốc tịch, màu da, tuổi tác, giai cấp, nghề nghiệp, đảng phái, đã thọ Lễ Nhập Mơn đều được nhìn nhận là Tín đồ Đại Đạo Tam Kỳ Phổ Độ .
CHƯƠNG V
ĐẠO PHỤC
ĐẠO PHỤC
ĐIỀU THỨ 14. - Đạo Phục của Hội Thánh Nam phái Cửu Trùng Đài là.
1- Màu vàng của Chức sắc thuộc Thái Thanh.
2- Màu xanh da trời của Chức sắc thuộc Thượng Thanh.
3- Màu đỏ của Chức sắc thuộc Ngọc Thanh.
Có mão riêng từng cấp bậc.
ĐIỀU THỨ 15.- Đạo phục Chức sắc Nữ Phái Cửu Trùng Đài là toàn trắng. (Có ni cô riêng từng cấp bậc ).
ĐIỀU THỨ 16.- Đạo phục của Chức sắc Hiệp Thiên Đài là toàn trắng (Có mão riêng từng cấp bậc).
ĐIỀU THỨ 17. - Đạo phục của Thiện Nam Tín Nữ là áo dài trắng khăn đóng đen.
CHƯƠNG VI
HỌ ĐẠO
HỌ ĐẠO
ĐIỀU THỨ 18. - Nơi nào có trên 500 tín đồ thì được lập riêng một Họ Đạo hay Tộc Đạo, đặt riêng một Thánh thất, có một Chức sắc làm đầu cai trị . Các Họ Đạo hay Tộc Đạo trong Tỉnh hiệp lại thành một Châu Đạo có một vị Chức sắc cao cấp hơn cai quản.
CHƯƠNG VII
TÒA THÁNH-THÁNH THẤT-TỊNH THẤT
TÒA THÁNH-THÁNH THẤT-TỊNH THẤT
ĐIỀU THỨ 19. - TÒA THÁNH Trung Ương (Tây Ninh) là nguồn gốc khai sáng Đại Đạo Tam Kỳ Phổ Độ.
ĐIỀU THỨ 20. - Các Ngôi thờ phượng Đức CHÍ TÔN ở các địa phương trong nước hay ngoài nước đều gọi là Thánh Thất và Tịnh Thất
CHƯƠNG VIII
PHƯỚC THIỆN
PHƯỚC THIỆN
ĐIỀU THỨ 21. - Phước Thiện là một cơ quan lo về xã hội, tế độ người tật nguyền cô độc, kẻ gặp tai ương thống khổ.
ĐIỀU THỨ 22. - Trong cơ quan Phước Thiện cũng có Chức sắc làm âm chất thuộc Thập nhị đẳng cấp Thiêng Liêng, không dự vào Hành Chánh Đạo.
Được lập Cơ sở lương điền, công nghệ, thâu huê lợi tạo nền Nhân, cội Nghĩa.
CHƯƠNG IX
HỘI QUYỀN VẠN LINH
HỘI QUYỀN VẠN LINH
ĐIỀU THỨ 23- Đại Hội Đại Đạo Tam Kỳ Phổ Độ là Hội Quyền Vạn Linh mỗi năm họp một lần tại Tòa Thánh Tây Ninh.
CHƯƠNG X
TÀI SẢN
TÀI SẢN
ĐIỀU THỨ 24. - Tài sản của Đại Đạo Tam Kỳ Phổ Độ gồm có:
- Động sản và bất động sản do Nhơn sanh hiến cúng hoặc chuyển nhượng .
- Động sản và bất động sản do Đại Đạo Tam Kỳ Phổ Độ (Hội-Thánh) tự tạo.
CHƯƠNG XI
PHƯƠNG PHÁP ÁP DỤNG
PHƯƠNG PHÁP ÁP DỤNG
ĐIỀU THỨ 25. - Để áp dụng Hiến Chương nầy, Bản Tân Luật, Pháp Chánh Truyền, Đạo Luật và Kinh Lễ được coi là Quy chế có tánh cách Nội Qui.
ĐIỀU THỨ 26. - Hiến Chương nầy có thể sửa đổi do Hội Thánh lập Hiến Chương nầy bằng đa số 2/3 tổng số Chức sắc Hội Thánh và sau khi được ĐỨC CHÍ TÔN phê chuẩn.
CHƯƠNG XII
THỐNG NHẤT
THỐNG NHẤT
ĐIỀU THỨ 27. - Hiến Chương nầy sẽ là Luật căn bản thống nhứt đối với tất cả Chi Phái Cao Đài nào ngày sau chấp nhận và ký tên.
Lập tại TÒA THÁNH TRUNG ƯƠNG
Ngày 19 tháng 12 Giáp Thìn
(21-01-1965 dl.)
T.M. HỘI THÁNH TÒA THÁNH TÂY NINH
QUYỀN CHƯỞNG QUẢN HIỆP THIÊN ĐÀI
BẢO THẾ
Ấn Ký: Lê Thiện Phước
CỬU TRÙNG ĐÀI
ĐẦU SƯ
Ấn Ký: Thượng Sáng Thanh
_________
DUYỆT Y
Đính theo Sắc Luật số 003/65
ngày 12 tháng 07 năm 1965
Sài Gòn, ngày 12 tháng 07 năm 1965
CHỦ TỊCH ỦY BAN LÃNH ĐẠO QUỐC GIA
Ấn Ký: Trung Tướng Nguyễn Văn Thiệu
PHỤ BẢN
ĐỔNG LÝ VĂN PHÒNG
Ký tên: ĐỖ VĂN CHƯỚC
BẢN SAO
PHÓ ĐỔNG LÝ VĂN PHÒNG
PHỦ CHỦ TỊCH
ỦY BAN HÀNH PHÁP TRUNG ƯƠNG
Ấn Ký: Đào Xuân Dung
BNS THÔNG LIÊN 83,
ĐÍNH KÈM TOÀN VĂN HIẾN CHƯƠNG 1965 & ẢNH CHỤP.
BBT đăng tải chuyên đề số 03: VỀ HIẾN CHƯƠNG 1965. Đây là đề tài mà huynh Văn Chí chất vấn mà Trung Ngôn không trả lời....)
CHUYÊN ĐỀ 03:
HIẾN CHƯƠNG 1965.
Trang web caodaivn.com.
DIỄN ĐÀN TÌM HIỂU ĐẠO CAO ĐÀI.
ĐỀ TÀI THẢO LUẬN.
Ðề tài: Đạo quy Hội thánh Truyền Giáo
và Pháp chánh truyền, Tân luật.
@@@
16-01-2013 07:58 AM#61
trần văn chíThành Viên Tích Cực
Thông tin Tham gia ngày Dec 2012 Bài viết 45
Kính BQT trang web.
Kính hiền Trung Ngôn.
Ngày 08-5-2010 hiền Trung Ngôn có viết:
Nguyên văn bởi Phụng Thánh
Hiện nay, mỗi Hội Thánh đều có Hiến Chương hay Đạo Luật (nếu sai danh từ xin chỉ giáo) riêng,
Theo thiển ý , đây là lá chắn để tiến tới Một Giáo Hội Cao Đài Duy Nhứt mà tôi có dịp đọc qua.
Nguyên văn bởi Phụng Thánh
&&&
Thưa Huynh Phụng Thánh,
Huynh biết rằng Hiến chương và Đạo luật của các Hội thánh, tổ chức Cao Đài là "lá chắn để tiến tới Một Giáo hội Cao Đài Duy Nhất".
Vậy theo Huynh, ở góc độ tín đồ, làm sao để các "lá chắn" này trở thành các nất thang để đưa nhân sanh "lên đàng" ???
Các lá chắn được lập ra bởi các Hội thánh, nếu lấy Pháp chánh truyền và Tân luật làm nền tảng để xây dựng thì chắc hẳn các "tường rào" đó sẽ không còn tác dụng.
Câu "phạm Pháp chánh truyền" và "đọa tam đồ bất năng thoát tục" vẫn còn đó.
&&&
Quay lại Hiến chương 1965, chúng ta xem:
ĐIỀU THỨ 25.- Để áp dụng Hiến Chương nầy, bản Tân Luật, Pháp Chánh Truyền, Đạo Luật và Kinh Lễ được coi là quy chế có tánh cách Nội Qui.
Xem ra, Pháp chánh truyền và Tân luật của Đại Đạo Tam Kỳ Phổ Độ mà Hội thánh này "đưa vào" chỉ dừng lại ở mức độ "Nội quy" mà thôi.
Nếu chỉ dừng ở mức Nội quy như điều 25 đề cập thì Pháp chánh truyền và Tân luật chỉ ở mức thứ yếu (không muốn nói là dưới cả Hiến chương này); không đủ sức làm căn cứ để định đoạt một tổ chức và hoạt động của một Giáo hội Cao Đài chứ đừng nói là thống trị về mặt "đạo đức' cho cả địa cầu này.
Hy vọng với đà tăng dân trí như ngày nay, ước chừng khoảng hơn 20 năm nữa, các chức sắc đương thời lúc này sẽ cẩn trọng hơn khi lập Hiến chương, Đạo luật, Đạo quy, v.v. nếu không muốn "phạm luật cơ bản".
Hơn nữa, kỳ vọng vào một bản Hiến chương 1965 đã không còn hiệu lực pháp luật (như đã nói) thì khó mà định hướng cho Hội thánh Tây Ninh ngày nay trên đường bảo vệ nhân sanh.
Kính.
&&&
Kính hiền Trung Ngôn.
Tôi là một phần tử của ĐĐTKPĐ muốn tham gia làm rõ đoạn văn (liên quan đến hiến chương 1965) trên mà nó dài quá (và có một số đoạn không tiện thảo luận công khai trên trang web) nên xin phép hiền TN cho Tôi rút một đoạn về hiến chương 1965 ra và chia làm 02 đoạn như sau:
ĐOẠN 1:
Quay lại Hiến chương 1965, chúng ta xem:
ĐIỀU THỨ 25.- Để áp dụng Hiến Chương nầy, bản Tân Luật, Pháp Chánh Truyền, Đạo Luật và Kinh Lễ được coi là quy chế có tánh cách Nội Qui.
Xem ra, Pháp chánh truyền và Tân luật của Đại Đạo Tam Kỳ Phổ Độ mà Hội thánh này "đưa vào" chỉ dừng lại ở mức độ "Nội quy" mà thôi.
Nếu chỉ dừng ở mức Nội quy như điều 25 đề cập thì Pháp chánh truyền và Tân luật chỉ ở mức thứ yếu (không muốn nói là dưới cả Hiến chương này); không đủ sức làm căn cứ để định đoạt một tổ chức và hoạt động của một Giáo hội Cao Đài chứ đừng nói là thống trị về mặt "đạo đức' cho cả địa cầu này.
ĐOẠN 2:
Xin được phép chia thành 02 đoạn nhỏ:
2.1- Hy vọng với đà tăng dân trí như ngày nay, ước chừng khoảng hơn 20 năm nữa, các chức sắc đương thời lúc này sẽ cẩn trọng hơn khi lập Hiến chương, Đạo luật, Đạo quy, v.v. nếu không muốn "phạm luật cơ bản".
2.2- Hơn nữa, kỳ vọng vào một bản Hiến chương 1965 đã không còn hiệu lực pháp luật (như đã nói) thì khó mà định hướng cho Hội thánh Tây Ninh ngày nay trên đường bảo vệ nhân sanh.
&&&
Theo Tôi phân đoạn như vậy không làm sai lạc ý chính.
Nhưng để cho minh bạch xin hiền TN cho ý kiến là có đồng ý việc phân đoạn như vậy hay không?
Nếu không đồng ý phân đoạn như vậy xin hiền nêu đề nghị để chúng ta cùng hợp tác nhau làm rõ vấn đề rất tế nhị nầy.
Kính.
&&&
Tiện đây xin thỉnh ý hiền về câu:
các chức sắc đương thời lúc này (ở đoạn 2.1) theo Tôi hiểu là hiền nói đến các chức sắc năm 2010 là thời điểm hiền viết phải có đúng không?
Nếu đúng xin hiền vui lòng cho biết cụ thể là chức sắc Hội Thánh nào?
&&&
(còn tiếp).