Trang

Thứ Năm, 5 tháng 3, 2015

239. CHUYÊN ĐỀ 03: HIẾN CHƯƠNG 1965 (tt).


17-01-2013 09:41 AM#62
trần văn chíThành Viên Tích Cực
Thông tin Tham gia ngày Dec 2012
Bài viết 45

TRẢ LỜI HIỀN TN VỀ HIẾN CHƯƠNG 1965.
Của Hội Thánh ĐĐTKPĐ
(TIẾP THEO PHẦN TRÊN).
ĐOẠN I:
Hiền TN viết:
Quay lại Hiến chương 1965, chúng ta xem:
ĐIỀU THỨ 25.- Để áp dụng Hiến Chương nầy, bản Tân Luật, Pháp Chánh Truyền, Đạo Luật và Kinh Lễ được coi là quy chế có tánh cách Nội Qui.
Xem ra, Pháp chánh truyền và Tân luật của Đại Đạo Tam Kỳ Phổ Độ mà Hội thánh này "đưa vào" chỉ dừng lại ở mức độ "Nội quy" mà thôi.

Nếu chỉ dừng ở mức Nội quy như điều 25 đề cập thì Pháp chánh truyền và Tân luật chỉ ở mức thứ yếu (không muốn nói là dưới cả Hiến chương này); không đủ sức làm căn cứ để định đoạt một tổ chức và hoạt động của một Giáo hội Cao Đài chứ đừng nói là thống trị về mặt "đạo đức' cho cả địa cầu này.

TRẢ LỜI:
Để tiện việc thảo luận xin trình bày 03 phần:
+ Trình bày khái quát về Hiến chương 1965 (HC 1965) và điều 25 trong HC 1965.
+ Trả lời 02 đoạn văn của hiền TN như đã thỉnh ý bên trên.
+ HC 1965 và  Hội Thánh Ban Chỉnh Đạo Bến Tre.
Thưa với chư quí vị quan tâm đến đề tài.
Lời Phật dạy được gọi là kinh mà Ngài còn muốn chúng sanh hiểu như một chiếc bè, nó giúp hành giả qua sông rồi thôi đừng có vác bè trên vai mà đi. Văn bút của thường nhơn đang học đạo như chúng ta kém xa lời Phật muôn vạn lần thì hẳn nhiên phải có sai sót. 
Trong bàn luận có khi phải chẻ sợi tóc làm 4 làm 8… để hiểu cho chính xác nhưng rốt lại thì phải nhìn vào cái tâm ý người viết để thương yêu và quí trọng bạn đồng sanh, đồng đạo để cùng nhau tiến bộ.
Trời thương yêu tất cả chúng sanh, không hề trừng phạt đứa con nào cho dù nó hư hỏng phản nghịch lại Ngài nên mới là ĐẠI TỪ PHỤ. Trời mở ĐĐTKPĐ biết con cái còn mang xác phàm, còn thất tình lục dục loạn động nên mới dạy: Không thương được thì cấm ghét…
Cho dù chúng ta chưa cùng ngồi chung với nhau trong một tổ chức tôn giáo nhưng vẫn khắc ghi lời Thầy dạy: Vào vòng huynh đệ khá thương nhau….làm căn bản.
Đó là tâm ý của Tôi khi tham gia trang web.
Phần bàn luận về bài của TN là muốn: thông hiểu và quí trọng nhau để cùng tiến bộ trên đường phụng sự vạn linh, thực thi tam lập: lập công, lập đức, lập ngôn.

PHẦN MỘT.
1- Khái niệm về Hiến chương. (Hiến chương là gì?)
Có con người rồi mới có xã hội. Có xã hội rồi mới có pháp luật. Nên pháp luật phải thay đổi theo tài nguyên và môi trường sống của nhân loại. Pháp luật thời văn minh công nghiệp không thể theo kịp thời văn minh điện tử….
Hiến chương là sản phẩm của nhân loại ra đời vào thời kỳ đã thành lập quốc gia xã hội theo quan niệm hiện đại trước khi bước vào thời toàn cầu hóa.
Trong thời toàn cầu hóa theo chổ hiểu của Tôi thì hiến chương có nhiều diện. Trong khuôn khổ bài nầy có thể liệt kê 03 diện: quốc gia, quốc tế và quốc gia với đoàn thể hay tổ chức trong quốc gia.
- Diện quốc gia: Hiến chương của quốc gia là những điều luật cơ bản làm nền tảng cho việc chế định ra pháp luật.
Thí dụ điển hình: Thời Việt Nam Cộng Hòa sau khi Tổng Thống Ngô Đình Diệm bị lật đổ thì Tướng Nguyễn Khánh ký Hiến chương Vũng Tàu (16-8-1964).  Hiến chưong tệ hại nên Nguyễn Khánh bị đã đảo. Ngày 25-8-1964 Nguyễn Khánh phải bãi bỏ Hiến Chương Vũng Tàu.
- Diện quốc tế: Là điều ước ký kết giữa nhiều nước qui định những nguyên tắc và thể lệ về quan hệ quốc tế.
Thí dụ HC Liên Hiệp Quốc.
- Diện thứ 3: Chánh phủ ký kết với các đoàn thể, tổ chức đặc biệt để công nhận Hiến chương của họ đệ trình. Diện nầy gắn liền với Sắc lệnh ban pháp nhân.
Hiến chương 1965 nằm trong diện thứ ba.
Trong một quốc gia thì con người sinh ra là một công dân (thể nhân hay pháp nhân) nhưng chưa đầy đủ. Khi đến tuổi qui định, tự chịu trách nhiệm về những hành vi của mình trước xã hội là công dân (thể nhân hay pháp nhân) đầy đủ.
Đại Đạo Tam Kỳ Phổ Độ (ĐĐTKPĐ) là một tôn giáo gồm nhiều người có pháp nhân đầy đủ và chưa đầy đủ nhưng lại không đủ thành tố để được coi là một công dân (pháp nhân) trong quốc gia đó. Người trong tôn giáo không phải chỉ trong một quốc gia mà còn có những tín đồ từ quốc gia khác. Như vậy tôn giáo là một người đặc biệt hiểu theo nhiều ý nghĩa từ bên trong và bên ngoài.
Sắc lệnh ban pháp nhân cho ĐĐTKPĐ có nghĩa là nhìn nhận ĐĐTKPĐ có quyền hạn và trách nhiệm như một công dân trong xã hội. Công dân ĐĐTKPĐ không phải là một con người bằng xương bằng thịt nên là một công dân đặc biệt. Công dân đặc biệt ĐĐTKPĐ sinh hoạt (hành xữ) theo hiến chương đệ trình.
Hiến chương là khuôn thước chuẩn thằng để ĐĐTKPĐ căn cứ vào đó mà đối nội hay đối ngoại.
Đối nội ĐĐTKPĐ đã có pháp luật, giáo lý, kinh điển, tổ chức tôn giáo… làm mực thước.
Đối ngoại có thể kể một số diện điển hình:
+ Với công dân trong quốc gia đã ban pháp nhân, công dân ngoài quốc gia ban pháp nhân và những công dân đặc biệt khác được ban pháp nhân hay chưa được ban pháp nhân.
+ Với chính phủ (ban pháp nhân) thì  ĐĐTKPĐ căn cứ vào hiến chương mà hoạt động để không vi phạm pháp luật đời và đời có muốn vi phạm vào ĐĐTKPĐ cũng không được.
+ Khi ĐĐTKPĐ có mặt ở quốc gia khác (hay những tổ chức quốc tế) thì ĐĐTKPĐ cũng căn cứ vào hiến chương để thể hiện một số quyền hạn và trách nhiệm đặc biệt như công dân của quốc gia sở tại theo thông lệ và luật định.
Chính phủ ban pháp nhân thì chính phủ cũng có quyền thu hồi pháp nhân hay thay đổi khi cần. (Xem bài Thế nào là Pháp nhân? Khóa Hạnh Đường Lễ Sanh năm 1973,  phần Luật Pháp, bài số 20 của Hội Thánh ĐĐTKPĐ). Pháp nhân của ĐĐTKPĐ liên quan đến nhiều triệu người nên thay đổi hay hủy bỏ là việc rất phức tạp và khó khăn.   
(Lưu ý rằng chủ quyền của ĐĐTKPĐ có trước rồi mới có việc chính phủ ban pháp nhân cho ĐĐTKPĐ. Chủ quyền của ĐĐTKPĐ độc lập với việc chánh phủ ban pháp nhân. Chánh phủ ban pháp nhân là để công nhận trách nhiệm và quyền hạn ĐĐTKPĐ như một công dân về một số phương diện nào đó mà thôi. Chính phủ đã ban pháp nhân có thu hồi pháp nhân [hay một chính phủ khác không công nhận pháp nhân đã được chính phủ trước đó ban cho] đi nữa thì chủ quyền ĐĐTKPĐ vẫn không bị mất, chỉ thay đổi hình thức, phạm vi giao dịch với chính quyền mà thôi).
Theo wiki thì Hiến chương Liên Hiệp Quốc là Hiến pháp của Liên Hiệp Quốc.
Nhưng hiến chương 1965 của ĐĐTKPĐ chắc chắn không phải là hiến pháp của ĐĐTKPĐ.
Tóm lại: Chính phủ ký sắc lệnh ban pháp nhân là chính phủ nhìn nhận ĐĐTKPĐ là một công dân đặc biệt.
Công dân đặc biệt ĐĐTKPĐ có đủ quyền đối nội và đối ngoại theo khuôn khổ hiến chương.
&&&

(CÒN TIẾP SỐ 2: Giá trị của hiến chương 1965).