CƠ BUT TẠI CUNG ĐẠO (tt).
07-01-2013 05:43 PM#57
trần
văn chíThành Viên Tích Cực
Thông tin Tham gia ngày Dec 2012
Bài viết 45
DIỄN
ĐÀN TÌM HIỂU ĐẠO CAO ĐÀI. ĐỀ TÀI THẢO LUẬN.
Ðề tài: Đạo quy Hội thánh Truyền Giáo
Ðề tài: Đạo quy Hội thánh Truyền Giáo
và
Pháp chánh truyền, Tân luật.
TRẢ
LỜI
tiếp theo câu hỏi Ngày 01-5-2010 hiền Trung Ngôn
tiếp theo câu hỏi Ngày 01-5-2010 hiền Trung Ngôn
III- Thầy lập
Đại Đạo Tam Kỳ Phổ Độ là lập Quốc Đạo.
Chữ Quốc Đạo có
nhiều ý nghĩa sâu xa nhưng thiết tưởng có thể hiểu nền đạo được tổ chức theo
qui luật của một quốc gia như: có hiến pháp, có pháp luật, có bộ máy nhân sự
hành chánh, có nơi chốn làm việc… như một một quốc gia hiện đại để thực thi tôn
chỉ của đạo là một trong những ý nghĩa thực tế.
1- Những văn bản
liên quan đến Quốc Đạo.
1.1- Ngày 13-8-
Bính Dần (1926) Đức Chí Tôn dạy:
“Từ đây trong nước Nam duy có một Đạo chơn
thật là Đạo Thầy đã đến lập cho các con, gọi là “QUỐC ĐẠO” hiểu à!
Thầy buộc các con hiệp chung trí mà lo vào đó, nghe
à!”.
(TNHT
Q1 tr 46 dòng 18-22. Bản in 1973)
Tính ra bài nầy
dạy trước ngày khai đạo gần tròn 02 tháng.
Sau đó Thầy cho
Quốc Trưởng Bảo Đại bài thi có câu:
Quốc Đạo kim
triêu thành Đại Đạo.
Nam Phong thử
nhựt biến Nhơn Phong.
1.2- Đức Lý Đại
Tiên dạy (Đạo Sử Q2 tr 222- Bản in Hoa Kỳ): …dạy chư Chưởng Pháp,
Đầu Sư phải sắm ấn.
Chưởng Pháp thì mộc phải làm tròn như con dấu
thường, đề chung quanh vòng ngoài chữ Lang Sa: Amnistie de Dieu en Orient, vòng
trong đề chung quanh: Đại Đạo Tam Kỳ Phổ Độ chữ Nho; Thoàn thì khắc giữa một
Bình Bát Vu; Đạo thì Cây Phất Chủ; Nho thì Bộ Xuân Thu.
Ấn của Đầu Sư cũng vậy, song chính giữa đề chữ Thái;
Thượng; Ngọc đem vào Toà Luật cầu chứng cho khỏi mạo nhận..
1.3- Lời phê Đức
Hộ Pháp:
…“Còn
nay thì Hội Thánh Phước Thiện đã thành lập, Đạo Cao Đài thành Quốc Đạo thì
khuôn luật buột ràng không còn như trước nữa đặng.
Cả Chức Sắc Cửu Trùng Đài hay Phước Thiện cũng là
một vị quan lại của Chánh Trị Đạo, hể phạm tội thì án luật định hình không ai
tránh khỏi đặng.
Như thế mới trừ đặng cái hại: Mượn danh đạo tạo danh
mình, nương bóng đạo đức lợi cho mình”...
1.4- Thực tế tôn
giáo.
Nhân lực trong
tôn giáo dù ở hàng phẩm nào cũng có văn bút thừa nhận. Em bé sơ sinh có Giấy
Tắm Thánh; Đạo Hữu thì có giấy nhập môn; Chức Việc; Chức Sắc khi thăng phẩm hay
bổ nhiệm…. nhất nhất đều có bút tích công nhận theo đúng qui định trong hành
chánh tôn giáo.
2- Thời cúng ở
Đền Thánh.
Theo Thánh Ngôn
Hiệp Tuyển Q 2 bài cuối Đức Lý Giáo Tông cho biết: …Nay vì lễ Đạo-Triều, nên đến chúc-mừng chư Hiền-hữu…
Kinh Thiên Đạo Và Thế Đạo Bài Xưng Tụng Công
Đức Phật Tiên Thánh Thần (câu 5-6):
Trên điện ngọc
vua trời ngự giáng,
Trước đền vàng
phán đoán phân minh.
Xét ra cũng cùng
ý rằng: nơi cõi thiêng liêng vẫn có triều nghi.
Bài kinh nhập
hội câu 4:
Thiêng liêng các
đấng lập triều trị dân
Thể hiện rằng
ĐĐTKPĐ nơi cõi thế cũng vẫn có triều nghi.
Quan sát thời
cúng ở Đền Thánh ta thấy có phân phẩm bậc, có qui định riêng cho Chức Sắc Cửu
Trùng Đài, Hiệp Thiên Đài…
Đây là điều mà
buổi đầu lập đạo chưa thể hiện nhưng trong quá trình hoàn chỉnh đã thể hiện.
Vậy người có
lòng với tôn giáo muốn giử sự thể hiện triều nghi theo qui cách ĐƯỢC HỘI THÁNH
CẬP NHẬT nay hay trở lại với thời mới
lập đạo?
Chắc chắn là môn
đệ Thầy muốn theo qui cách ĐƯỢC HỘI THÁNH CẬP NHẬT.
(CÒN TIẾP CÂU 4:
IV-
Cơ bút trong xã hội và trong ĐĐTKPĐ.).