Trang

Thứ Ba, 3 tháng 3, 2015

225. CHẤT VẤN VỀ GIÁO CHỦ ĐẠO CAO ĐÀI....(tt).


Hôm qua 07:01 PM#73 (28-01-2013)
Hao QuangThành Viên Ưu Tú
Thông tin Tham gia ngày Mar 2007
Bài viết 859
HQ chào Huynh Trần Văn Chí! HQ xin nhận những khuyết điểm cũng như xin nhận lại quà mà Huynh Trần Văn Chí trả lại! HQ học chưa tới nơi chốn nên cách hành văn hơi lủng củng! mong Huynh bỏ qua cho nhé!
HQ may mắn đi được nhiều nơi! cũng biết nhiều người trên những chuyến xe hành trình....! một lần một anh nói: 

"ăn chay của Đạo Cao Đài thì ta ăn đến hết đời cũng được"
một anh nói: " sao vậy?"
thì ảnh nói rằng: gần chổ tao ( ở miền tây) có ông chức sắc ăn chay mà ổng ăn trứng, tôm, ..ốc, ...ta thấy ổng làm mà thấy thèm"
HQ ngồi dướ nói vọng lên: " người đó ăn không đúng! ăn chay của Đạo Cao Đài chỉ ăn rau, củ, Quả thôi"
anh ta nói: " ông ta là chức sắc chẳng lẽ ổng sai? mày đúng là ...khùng! "
theo HQ hiểu giáo chủ một tôn giáo là người sáng lập ra tôn giáo đó? không biết ý của HQ có trùng ý với Huynh Trần Văn Chí không?
Ví dụ như: 
Đức Khổng Tử là Giáo Chủ Đạo Nho, 
Đức Lão Tử là Giáo Chủ Tiên Giáo
Đức Phật Thích Ca là Giáo Chủ Phật Giáo
nếu cũng trên chuyến xe có một ngừoi hỏi HQ:
" ai lập ra Đạo Cao Đài? hoặc hỏi: " ai sáng lập ra Đại Đạo Tam Kỳ Phổ Độ?" 
thì HQ sẽ nói là: Đức Thượng Đế Chí Tôn.
hay nói: Đức Hộ Pháp Phạm Công Tắc?
cái này là HQ hỏi thật lòng! không phải hỏi kiểu vu vơ! nên hi vọng Huynh Trần Văn Chí không hoàn trả lại! 
HQ cảm ơn Huynh trước! chúc Huynh vui vẻ và hưởng nhiều hồng ân của Thầy Mẹ!
@@@ 


Hôm nay 10:10 AM#74 (29-01-2013).
trần văn chíThành Viên Tích Cực
Thông tin Tham gia ngày Dec 2012
Bài viết 50

TRẢ LỜI.
BÀI CỦA HAO QUANG
Hôm qua 07:01 PM#73
Xin cảm ơn lời chúc lành của hiền Hao Quang.
Văn Chí xin cung kính đón nhận hồng ân Thầy Mẹ.
Về câu hỏi của Hào Quang Văn Chí đang có bài bên đề tài Đạo Luật Mậu Dần và 04 Cơ Quan Hành Chánh Đạo, xin bạn vui lòng xem bên đó nhé.
Văn Chí xin nói rõ không có thuyết phục Hao Quang hiểu theo Văn Chí. Văn Chí chỉ giới thiệu rằng chánh giáo của Thầy bao gồm: Thiên Thơ, Kinh Thiên Đạo và Thế Đạo, Thể pháp và Bí Pháp.
Các phần ấy cộng hưởng nhau để làm sáng tỏ chánh giáo của Đức Chí Tôn dạy cho ĐĐTKPĐ.
Văn Chí xin trình bày vắn tắc:
1-                ĐĐTKPĐ do Trời lập và làm chủ toàn bộ (cả vô vi lẫn hữu hình).
2-                Lấy ý văn từ PCT HTĐ chú giải đoạn Thầy cầm Chánh Giáo: Trời cùng các Đấng Thiêng Liêng không nhơn thân phàm ngữ, thế nào mà thông công cùng cả chúng sanh, lại còn cao khó vói, khuất không rờ, nên phải nhờ lương sanh giúp công gầy đạo đức.
Lương sanh ấy là Hội Thánh ĐĐTKPĐ (Hiệp Thiên Đài và Cửu Trùng Đài) là người giúp công cho Thầy và các Đấng Thiêng Liêng gầy Đạo.
Hội Thánh làm việc trong khuôn phép Thầy sắp đặc.
Hội Thánh ấy công cử Ngài Hộ Pháp Phạm Công Tắc cầm quyền Chưởng Quản Nhị Hữu Hình Đài Hiệp Thiên và Cửu Trùng nên Ngài cầm quyền Chí Tôn tại thế.
Cầm quyền Chí Tôn tại thế là giáo chủ ĐĐTKPĐ tại thế vậy.
Giáo chủ tại thế là hữu hình, là cục bộ (không phải toàn bộ).
Hiểu được cục bộ và toàn bộ thì hiểu được điều nầy.
@@@
Lời Thầy dạy được Hội Thánh tuyển chọn lại thành Thiên Thơ (Thánh Ngôn Hiệp Tuyển 02 quyển).
Thiên thơ có dạy rõ:
ĐĐTKPĐ là cái nhánh do chính mình Thầy làm chủ.
Ngọc Hư Cung (theo lịnh Thầy)  giao cho Hiệp Thiên Đài cầm số mạng nhơn sanh lập thành chánh giáo.
Muốn lập thành chánh giáo nên Hội Thánh ĐĐTKPĐ công cử Đức Hộ Pháp làm Giáo Chủ ĐĐTKPĐ tại thế.
Lập thành chánh giáo xong thì giao quyền ấy lại cho Cửu Trùng Đài.
Minh họa cụ thể:
a-                 Đức Chí Tôn như Ông chủ muốn lập ra nhà máy tên ĐĐTKPĐ để sản xuất nên hàng hoá. (Thầy cầm chánh giáo).
b-                Theo lịnh Thầy để lập thành chánh giáo: Thầy không nhơn thân phàm ngữ làm sao mà trực tiếp đứng ra xây dựng?
Do vậy phải chọn đốc công.
Ông chủ đó giao cho đốc công lãnh chương trình, bản vẽ để xây dựng cho xong nhà máy ĐĐTKPĐ.
Đốc công cầm quyền làm chủ để lập nhà máy. Cầm quyền làm chủ hẳn nhiên không phải là ông chủ mà là người thi hành mạng lịnh của ông chủ.
Nói theo thường thức: Giao cho một người làm đốc công mà không giao quyền làm chủ thì làm sao làm việc?
Không chấp nhận quyền thay mặt ông chủ của đốc công thì tập thể loạn lên làm sao xong việc?
Đốc công cầm quyền ông chủ trong phạm vi được giao vậy.
Mổi người lính có cây gậy của ông Thống Chế trong bị (lấy ý từ Ngạn ngữ Pháp).
Hay như Đức Hộ Pháp dạy: Mổi người Tín đồ có cái mão Giáo Tông và Hộ Pháp để sẳn trên đầu, lấy không được là lỗi tại mấy em.
Vậy thì khi Đức Hộ Pháp nhận lịnh Ngọc Hư Cung cầm số mạng nhơn sanh lập thành chánh giáo có quyền giáo chủ để thi hành phận sự có chi rằng lạ. Không có quyền làm chủ thì ai nghe sự điều động và thực thi mạng lịnh của Ngài.
Đức Hộ Pháp không có quyền giáo chủ thì ĐĐTKPĐ không có Đền Thánh như ngày nay, không có Kinh Thiên Đạo và Thế Đạo, không có Thể Pháp và Bí Pháp.
ĐĐTKPĐ mà không có những điều trên thì Hao Quang có thể hình dung ĐĐTKPĐ nó có diện mạo thế nào rồi. Có tồn tại được đến ngày nay hay không?
Từ khi Đức Hộ Pháp có danh phận giáo chủ thì Thầy và Đức Lý Giáo Tông và các Đấng Thiêng Liêng có trách nhiệm trong Tam Kỳ Phổ Độ vẫn đến dạy dỗ hướng dẫn Đức Hộ Pháp hoàn thành công nghiệp vĩ đại như đã trình bày.
Đó chính là chứng cứ xác định rằng: Thầy và các Đấng Thiêng Liêng đã nhìn nhận danh hiệu giáo chủ của Ngài.

c-                 Lập xong thì giao lại cho Cửu Trùng Đài điều hành để sản xuất ra hàng hoá mà Thầy đã định. (Thầy trở pháp giao quyền ấy lại cho Cửu Trùng Đài).
Trường của Thầy có 05 lớp ai muốn hiểu sao thì hiểu Văn Chí tôn trọng mọi cái hiểu của họ nên không có ý định thuyết phục họ học lớp khác với ý họ chọn.
Văn Chí chỉ hợp lực với họ để cùng xác định rằng trường của Thầy có 05 lớp vậy thôi.
@@@
ĐĐTKPĐ dụng các phần trong chánh giáo của Đức Chí Tôn cộng hưởng nhau.
Thí dụ: Thiên thơ dạy:
…Thầy khuyên các con nhớ hoài rằng: Thầy của các con là ông Thầy Trời; nên biết một ổng mà thôi, thì đủ, nghe à!.
 (TNHT Q1 trang 49, bản in 1973)
Rồi có người học đạo căn cứ vào đó mà nhứt định rằng không gọi ai bằng Thầy ở thế gian nầy hết.
Xã hội sẽ nhìn người vào đạo, học đạo (đọc Thánh Ngôn) hiểu như thế ra sao?
Họ sẽ nói người dạy cho nó từ lớp vỡ lòng đến nay mà nó không chịu kêu bằng Thầy, Cô thì đó là hạng người gì vậy?
Nếu căn cứ vào câu trên rồi gặp các Thầy Cô trước đây không chịu kêu bằng Thầy, Cô nữa… người đời sẽ hỏi: Đạo nào dạy nó như thế?
Rồi chính mình sẽ hiểu như thế nào khi đọc câu kinh:
Đường công danh càng nhìn quảng đại,
Nghĩa thầy trò nghĩ lại khó quên.
Vái cùng Sư Phụ linh thiêng,
Chứng lòng đệ tử đáp đền ơn xưa.
(KINH TỤNG CHO THẦY KHI QUI VỊ- Câu 01-04).
Mình không tự minh lý cho mình từ Thiên Thơ và Kinh thì ai làm cho mình minh lý được.
Mình cứ giử cái hiểu ở cục bộ mà quên đi cái toàn bộ thì tự mình cầu chứng với chính mình chưa xong vậy. (Văn chí không có viết cố chấp nhé).
@@@
Tỉ như người A kia có tiền tỷ mà họ muốn mở tiệm tạp hoá nhỏ sống qua ngày.
Người B kia cũng với số tiền ấy mà mở siêu thị thì cũng do ý họ.
Người C kia không làm chi hết lâu lâu lấy ra ngắm rồi cất vào tủ sắt.
Họ đã chọn thì đố ai thay đổi được.
Thuyết phục cho họ làm khác đi là vô ích. Chỉ khi nào chính bản thân họ muốn thì họ mới thay đổi.
@@@
Người đời tôn vinh Đức Khổng Phu Tử là Vạn Thế Sư Biểu (người Thầy mẫu mực ngàn đời) là do cách dạy của Ngài.
Một trong những cách dạy đó là Ngài tuỳ vào căn cơ của môn sinh mà dạy. Thí dụ như có một chữ NHÂN, chữ HIẾU mà Ngài dạy mổi người một khác.
Hiền có thể tìm đọc phần dạy về một đề tài cho từng người khác nhau nầy trên net.
@@@



Hiền Hao Quang viết:
theo HQ hiểu giáo chủ một tôn giáo là người sáng lập ra tôn giáo đó?
không biết ý của HQ có trùng ý với Huynh Trần Văn Chí không?
@@@

Văn Chí xin thưa rằng:
Đức Phật Thích Ca, Đức Khổng Tử, Đức Lão Tử, Đức Chúa Jésu không hề lập ra tôn giáo. Các Ngài chỉ giảng dạy giáo lý là chính. Các đệ tử đời sau thấy quí các lời dạy đó nên hiệp nhau lại giử gìn và phát triễn lên thành tôn giáo với các giáo phẩm và tổ chức như hiện nay.
Chính các vị không hề xưng danh giáo chủ, mà các đệ tử tôn vinh các Ngài là giáo chủ sau khi các Ngài đã bỏ xác phàm.
Cách đó đúng với nguyên lý của Nhứt kỳ và Nhị kỳ: Nhất bản tán vạn thù. Đạo từ vô vi đến hữu hình.
Tam kỳ phổ độ theo nguyên lý: Vạn thù qui nhứt bổn. Đạo từ hữu hình đến vô vi.
Đức Hộ Pháp có danh xưng giáo chủ ngay khi Ngài còn mang xác phàm. Từ danh phận giáo chủ đó Ngài mới lập thành chánh giáo cho Đức Chí Tôn như ngày nay ta đã thấy.
Không có giáo chủ hữu hình thì có mấy ai hiểu được giáo chủ vô hình. Mà con cái Đức Chí Tôn phần lớn là dốt nát, ít học không có giáo chủ hữu hình chỉ dẫn thì họ có biết đường đâu mà đi đến với Đức Chí Tôn.
Rồi tà ma ngoại đạo nó cũng mạo danh Thầy mà gạt chúng mới tính sao?
May mà có giáo chủ hữu hình định ra lề luật, giáo lý, thể pháp… mà nhiều người còn muốn sửa cho vừa ý họ.
Phải nương hữu hình để tìm đến vô vi.
Không có hữu hình thì chẳng ai biết cõi vô vi ra sao. Ai muốn vẽ ông Trời ra sao thì vẽ, muốn hiểu sao thì hiểu.
Thí dụ như Ngô Thừa Ân viết Tây Du Ký thể hiện Thượng Đế rất yếu ớt đến nổi Tề Thiên loạn thiên cung mà không trị được phải cậy tay Phật Tổ.
Đến đạo diễn làm phim Tây Du Ký thì họ cho Thượng Đế run rẫy chui xuống gầm bàn trốn Tề Thiên.
ĐĐTKPĐ hiểu như thế nào?
Thầy là Đấng tự hữu và hằng hữu. Thầy là chúa tể càn khôn thế giới. Quyền năng của Thầy là vô đối. Thầy là Đại Từ Phụ nên không phạt bất cứ đứa con nào của Ngài.
Thầy vì lòng Đại Từ Phụ nên không trị Tề Thiên chớ không phải không có khả năng trị Tề Thiên. Nhưng chư Thần, Thánh, Tiên, Phật thì chiếu thiên điều mà trị.
Tóm lại: có ba thời kỳ mở đạo nhưng chỉ có hai nguyên lý.
Thời kỳ nào phải hiểu theo nguyên lý đó vậy.
@@@
Khi xong bài viết như đã hứa thì Văn Chí sẽ cố gắng thảo luận thêm với Hao Quang về số bài đã viết.
Còn hiện giờ hiền Hao Quang (và quí thành viên khác) có chi cần cứ tiếp tục nêu ra. Văn Chí hết sức cám ơn quí vị đã giúp cho Văn Chí làm sáng tỏ thêm bài viết.
Thành thật cảm ơn hiền đã quan tâm đến bài viết và gởi câu hỏi.
Nay kính.

@@@