Trang

Thứ Ba, 27 tháng 6, 2023

4658. VI BĂNG 03/98: TÌM HIỂU PHÁP ĐIỀU TAM KỲ PHỔ ĐỘ.

 

                                                                          
KNS & HTE: ĐĐTKPĐ
VB: 03/98

NAM MÔ CAO ĐÀI TIÊN ÔNG ĐẠI BỒ TÁT MA HA TÁT.
(Cửu Thập Bát Niên)
TÒA THÁNH TÂY NINH.

 

VI BẰNG
“Tìm hiểu về Pháp Điều Tam Kỳ Phổ Độ”

Di Lặc Chơn Kinh dạy: … Nhược hữu chúng sanh văn ngã ưng đương thoát nghiệt niêm Phật niệm Pháp niệm Tăng tùng thị Pháp điều Tam Kỳ Phổ Độ, tất đắc giải thoát luân hồi, dắc lộ Đa La Tam Diệu Tam Bồ Đề thị chi chứng quả Cực Lạc Niết Bàn

KNS và HTE ĐĐTKPĐ mở nhiều phiên họp để tìm hiểu Pháp điều Tam Kỳ Phổ Độ là gì? Có liên quan đến Tam Lập như thế nào? Nếu có liên quan thì cầu nối là gì?


I/- Thành phần dự họp.

 Chủ tọa: CTS Lương Thị Nở (Phó Ban Chấp Hành HTE ĐĐTKPĐ)

Marie Võ (Phó Ban Chấp Hành HTE ĐĐTKPĐ)

Người điều hành: CTS Nguyễn Hữu Khanh (Trưởng BKS Luật HTE ĐĐTKPĐ)

Thư ký HTE ĐĐTKPĐ: Nguyễn Hồng Phượng (PTS)

CTS Trần Quốc Tiến (Trưởng BCH KNS)

Chức việc: CTS Nguyễn Thành Phương, CTS Lê Văn Một, CTS Nguyễn Thị Thu Cúc, PTS Lương Văn Dương, PTS Nguyễn Thị Kim Thùy.

Đạo Hữu Nam Nữ: Nguyễn Thị Chợ (Út Cam), Dương Xuân Lương (John Tung), Trương Văn Mai.

Khách mời: CTS Victoria (Hoa Kỳ)

Đọc Kinh Nhập Hội  (PTS Kim Thùy)

II/- Đề tài: Pháp điều Tam Kỳ Phổ Độ là gì? Có liên quan đến Tam Lập như thế nào? Nếu có liên quan thì cầu nối là gì? Tam Lập và trường công quả của Thầy liên quan thế nào?

III/- Tiến trình thảo luận.

1/- Lời thưa trước:

1.1/- Tìm hiểu thời Tam-Kỳ Phổ-Độ và Đại-Đạo Tam-Kỳ Phổ-Độ.

Xin phân biệt thời Tam Kỳ Phổ Độ với Đại-Đạo Tam-Kỳ Phổ-Độ. Thời Tam Kỳ Phổ Độ chỉ vào một thời kỳ của tạo hóa cũng như thời Nhứt Kỳ hay Nhị Kỳ Phổ Độ. Trong thời Nhứt Kỳ hay Nhị Kỳ Phổ Độ Đức Chí Tôn cho các Đấng mở Phật giáo trước hết rồi đến Tiên giáo và Nho giáo sau hết (3 nhánh). Hai thời kỳ nầy đạo từ vô vi lần xuống đến hữu hình (Nhất bổn tán vạn thù). Từ một gốc sanh ra ba nhánh và mỗi nhánh lại chi ra rất nhiều hình thức khác nhau, quan sát các tôn giáo trên địa cầu chúng ta dẽ thấy sự khác biệt ấy. Do nguyên lý Nhất bổn tán vạn thù nên việc nẩy sinh ra nhiều hình thức khác nhau là phù hợp với nguyên lý.

Đến thời Tam Kỳ Phổ Độ Đức Chí Tôn mới đến nước Đại Nam (Việt Nam hiện nay) mở Đại-Đạo Tam-Kỳ Phổ-Độ là cái nhánh do chính Thầy làm chủ. Nguyên lý của TKPĐ là Vạn thù qui nhất bổn (từ rất nhiều hình thức khác nhau trở về gốc là Thầy), cho nên đạo đi từ hữu hình lần đến vô vi. Khai thiên lập địa Thầy mở Phật giáo trước kế đến là Tiên giáo rồi Nho là chót. Nay Thầy phản tiền vi hậu (trở ngược với trước) nên Nho là trước, kế đến là Tiên giáo và sau cùng là Phật. Đạo Cao Đài dùng Nho Tông chuyển thế là vậy.

Do nguyên lý Vạn thù qui nhất bổn nên Lời Minh Thệ khi nhập môn cầu đạo đoạn: … biết có một Đạo Cao Đài Ngọc Đế cũng đã dạy rõ Đức Cao Đài chỉ mở có một Đạo Cao Đài vào năm 1926 tại Chùa Gò Kén làng Long Thành, Tây Ninh mà thôi; bất cứ nơi nào khác xưng danh Cao Đài thì biết ngay đó không phải của Thầy.

Như vậy có 3 thời kỳ mở đạo, nhưng chỉ có 2 nguyên lý.

Tóm lại: Đại-Đạo Tam-Kỳ Phổ-Độ chỉ một nền đạo duy nhứt hay một tôn giáo duy nhứt do Đức Chí Tôn lập vào thời Tam Kỳ Phổ Độ.

1.2/- Đối chiếu nguyên lý và chi phái Cao Đài.

Thánh Ngôn Hiệp Tuyển ngày 20-2-1926 Q 1 trang 7 bản in 1972:

Bửu tòa thơi thới trổ thêm hoa,
Mấy nhánh rồi sau cũng một nhà,
Chung hiệp rán vun nền đạo đức,
Bền lòng son sắc đến cùng ta…

Tại thời điểm 20-2-1926 chưa tổ chức Lễ Khai Đạo và chưa lập Tân Luật. Đến ngày 19 tháng 11-1926 Thầy dạy tổ chức Lễ Khai Đạo và khi lập Tân Luật Thầy đã qui Tam Giáo (3 nhánh) vào Tân Luật. Trong Tân Luật có cả Tam Giáo (là lời dạy của chư Phật, chư Tiên và chư Thánh) và trong Pháp Chánh Truyền Chú Giải cũng dạy rõ (phần Chưởng Pháp), bản in 1972, trang 28: PHÁP CHÁNH TRUYỀN: Vậy thì một thành ba, mà ba cũng như một. CHÚ GIẢI: Ấy vậy Tân Luật đã gồm trọn Tam Giáo, tức là một thành ba, mà ba Cựu Luật của Tam Giáo hiệp nhau thì cũng như một, nghĩa là: "Tân Luật".

Như vậy Bửu tòa thơi thới trổ thêm hoa là chỉ trong tòa nhà của Đức Chí Tôn trổ thêm Đại-Đạo Tam-Kỳ Phổ-Độ (chứ không phải trong ĐĐTKPĐ trổ thêm các chi phái). Mấy nhánh rồi sau cũng một nhà, nghĩa là khi lập ra Đạo Cao Đài rồi Thầy dạy Qui Tam Giáo lập thành Tân Luật (là qui các nhánh lại một nhà, cụ thể là ba nhánh. Bài Khai Kinh dạy: Trong Tam Giáo có lời khuyến dạy, …. Một cội sanh ba nhánh in nhau) đã chỉ ra rằng Tam Giáo là ba nhánh.

Đối chiếu thời gian và sự kiện sẽ hiểu rõ ý nghĩa bài thi trên. Nếu còn hoài nghi thì tìm hiểu xem trong Thánh Ngôn (Thiên Thơ) có chữ nào, đoạn nào dạy cho phép lập chi phái hay chăng? Thầy còn dạy đứa chia phe phân phái là đứa thù nghịch cùng Thầy… Các vị tách ra lập chi phái rổi vịnh vào bài thi ngày 20-2-1926 trên đây để biện luận rằng Thầy đã cho phép lập chi phái là hết sức sai lầm, cái sai của các vị tiền bối dẫn đến cái sai của nhiều thế hệ tin theo mà không kiểm chứng và biện chứng thật là đáng tiếc.

Thầy và các Đấng ban Kinh Thiên Đạo và Thế Đạo cho Hội Thánh Cao Đài tại Tòa Thánh Tây Ninh mà không ban cho các chi phái một câu kinh, một bài kinh nào hết là bằng cớ hiển nhiên rằng Thầy và các Đấng không hề cho phép lập ra chi phái.

Thánh Ngôn Hiệp Tuyển ngày 29-10-1926 Q 1 trang 47 bản in 1972: … cả môn đệ của Thầy duy biết có một chớ không biết hai; kẻ nào cưu tâm chia phe, phân phái là là đứa thù nghịch của Thầy, con hiểu à!

Lời dạy trên đây phù hợp với nguyên lý, Lời minh thệ và chứng cứ rõ ràng là không ban cho các chi phái một câu kinh nào hết.

2/- Tìm hiểu Tùng thị Pháp điều Tam-Kỳ Phổ-Độ tất đắc giải thoát…

2.1/- Xuất xứ: từ Kinh Thiên Đạo và Thế Đạo.

Theo sự tìm hiểu của KNS và HTE ĐĐTKPĐ từ Lễ Khai Đạo (1926) đến nay Đạo Cao Đài có 3 quyển kinh.

Tứ Thời Nhựt Tụng Kinh do Ngài Lê Văn Trung và Lê Văn Lịch soạn năm 1928 soạn và trọn giữ bản quyền. Quyển kinh nầy có chữ Nho và chữ Quốc ngữ, Kinh có Hội Thánh Kiểm dượt, chứng định. Quyển nầy có dạy NGHI TIẾT THỜ PHỤNG nhưng không có hình ảnh bố trí các lễ phẩm trên thiên bàn như thế nào.

Link: https://khoinhonsanh2014.blogspot.com/2021/08/3493-kinh-tu-thoi-nhat-tung.html#more

Kinh Cúng Tứ Thời ban hành năm 1928, bản chữ Quốc ngữ. Quyển nầy cũng có Lời Kính Cáo của Hội Thánh. Quyển nầy có dạy cách bố trí 13 lễ phẩm trên thiên bàn.

Link: https://khoinhonsanh2014.blogspot.com/2021/08/3495-kinh-cung-tu-thoi.html#more

Trung Ngươn năm Ất Hợi (1935) Thầy và các Đấng giáng cơ ban cho Kinh Thiên Đạo và Thế Đạo. Hội Thánh ban hành lần đầy tiên vào năm Bính Tý (1936). Kinh Thiên Đạo và Thế Đạo dạy cách bố trí 12 lễ phẩm trên thiên bàn khác với Kinh Cúng Tứ Thời.

Link: https://khoinhonsanh2014.blogspot.com/2021/02/3809-kinh-thien-ao-va-ao-ban-in-nam-1968.html#more

(Kinh Lễ không có con dấu kiểm duyệt của Hội Thánh Cao Đài nên không đủ pháp lý về kinh sách theo Chương trình Hiến pháp năm 1928. Do vậy chúng tôi không dám tự tiện liệt kê vào sách có Hội Thánh kiểm duyệt.)

Trong Kinh Thiên Đạo và Thế Đạo có hai bài chơn kinh: Phật Mẫu Chơn Kinh và Di Lặc Chơn Kinh. Câu tùng thị Pháp điều Tam-Kỳ Phổ-Độ tất đắc giải thoát trong bài Di Lặc Chơn Kinh (Hội Ngươn Thiên).

Ý nghĩa của chơn kinh là trước đây đã có nhiều bài kinh về Phật Mẫu và Phật Di Lặc nhưng chưa đầy đủ, chưa viên mãn. Đến thời Tam Kỳ Phổ Độ nên Đức Phật Mẫu đến ban cho Phật Mẫu Chơn Kinh và Đức Thích Ca Mâu Ni Văn Phật đến ban cho Di Lặc Chơn Kinh. Cả hai bài trên ban cho Hội Thánh Đại Đạo Tam Kỳ Phổ Độ bằng cơ bút vào năm 1935 để xác định vị trí thật sự, nhiệm vụ thật sự của Đức Phật Mẫu và Đức Di Lặc trong thời Tam-Kỳ Phổ-Độ và trong Đại-Đạo Tam-Kỳ Phổ-Độ. Đức Phật Thích ca nhập niết bàn đã mấy ngàn năm mà đến thời Tam Kỳ Phổ Độ Ngài mới: Ngã kim thính văn đắc thọ trì, Nguyện giải Tân Kinh chơn thiệt nghĩa (Bây giờ Ta mới nghe và đắc nghĩa nên phát nguyện, tình nguyện giải nghĩa thật sự bài kinh mới nầy). Theo đó thì bậc thế tôn như Đức Thích Ca đến năm 1935 mới hiểu thì các kinh văn trước đó làm sao tường tận, cái ý nghĩa một phần của chơn kinh là như vậy.

2/- Pháp điều TKPĐ là đề thi thời TKPĐ

Thánh Thư hải ngoại ngày 10/9/1958 của Đức Hộ Pháp dạy: … Hôm nay Bần Đạo giảng về Nhơn Sanh nhập vào trường thi. Học thì phải có thi, thi mới biết giá trị của thí sinh dày công học tập chẳng uổng công phu. Phẩm Thần Tiên cũng phải thi nếu không thi mở hội Phong Thần để làm gì? Đâu phải chuyện Phong Thần không có, có nên sử mới ghi lại đó. Đó là mầu nhiệm của thời kỳ Trung Nguơn định vị.

Buổi Hạ Nguơn nầy mãnh liệt vô cùng khốc liệt, nên các cơ quan Đại Đồng Thế Giới phải nhập cuộc trường thi Phong Thánh. Bần Đạo quả quyết cho Nhơn Sanh tự thức giác, có nghĩa là cuối Hạ Nguơn Tam Chuyển, bắt đầu Nguơn Tứ Chuyển thì mở cửa cho cả thiên hạ nhập trường chung cuộc khảo thí.

Tín Đồ Cao Đài là thí sinh có trường lớp, có Thầy dạy hẳn hoi. Thế mà hôm nay Bần Đạo xem môn sinh quá tệ.

Bài vở Thánh Ngôn Thánh Giáo tiềm tàng nhưng không chịu nghiên cứu học thuật để làm Thánh làm Tiên; ngược lại theo học bóng chàng đồng cốt, sấm giảng bá vơ, cúi đầu lạy tà mị, đem tiền dưng cho kẻ lợi dụng mê tín ăn hưởng.

Hại thay cho mối Đạo của Thầy trong cơn khảo thí. Cuộc khảo thí nầy rất quan trọng …

Link:  https://khoinhonsanh2014.blogspot.com/2016/12/2097-dung-cong-ly-anh-o-cuong-quyen-la.html#more

Theo lời dạy trên thời TKPĐ là thời phong thánh và có 2 diện thí sinh: thí sinh tự do và thí sinh trường lớp. Người nhập môn cầu đạo phải theo pháp luật đạo là thí sinh trường lớp do chính Đức Chí Tôn dạy qua Thánh Ngôn, Kinh sách của Hội Thánh ban hành, còn lại là thí sinh tự do. Theo pháp công bình nên Thầy không bồng ẩm môn sinh vào địa vị nào hết, cho nên học bài bản của Thầy rồi phải vào trường thi để chịu khảo thí như thí sinh tự do. Dù thí sinh tự do hay trường lớp hể làm đúng đề thi thì đạt vị.

Pháp điều TKPĐ là những điều luật, điều lệ yếu trọng thời TKPĐ. Pháp điều TKPĐ như một đề thi cho dù thí sinh tự do hay thí sinh trường lớp làm đúng là đậu bất kể thí sinh là ai và làm không đúng thì rớt. Mỗi thời kỳ phổ độ đều có đề thi cho nhân loại theo đó tu hành và đạt vị. Đề thi thời TKPĐ chính là Pháp điều TKPĐ. Thí sinh giải đúng đề thi thì đắc quả.

Về tôn chỉ của đạo, Đức Chí Tôn dạy ngày 6-12-1926 (2-11-Bính Dần (trang 56): … Ta vì lòng đại từ đại bi, vẫn lấy đức háo sanh mà dựng nên mối Đại-Đạo Tam-Kỳ Phổ-Độ; Tôn chỉ để vớt những kẻ hữu phần vào nơi địa vị cao thượng, để tránh khỏi số mạng luân hồi và nâng những kẻ tánh đức bước vào cõi nhàn, cao hơn phẩm hèn khó ở nơi trần thế nầy….

Theo tôn chỉ trên đây thì tất đắc giải thoát dành cho kẻ hữu phần. Tân luật: Thượng thừa và hạ thừa

Đức Chí Tôn dùng Tiếng An-Nam làm chánh tự của đạo. Nên chữ Pháp có nhiều nghĩa như. Pháp trong Đạo Pháp Vô Biên; Pháp trong pháp luật của đạo, pháp trên luật và luật phải tùng pháp.

3/- Lập công bồi đức là Pháp điều Tam Kỳ Phổ Độ.

Lòng sớ Tân cố (người mới mãn phần) hay khi tụng Cửu, Tiểu Tường và Đại Tường dều có câu: … nguyên sanh tại........., nhập môn ........ niên, ........ngoạt, ....... nhựt, tại ............ tùng thị pháp điều Tam Kỳ Phổ Độ, lập công bồi đức ......................

Như vậy lập công, bồi đức chắc chắn có trong Pháp điều TKPĐ.

4/- Tam Lập.

Đức Hộ Pháp Chưởng Quản Nhị Hữu Hình Đài Hiệp Thiên và Cửu Trùng giảng dạy về Tam Lập. Trong đó Ngài phân tích 3 phần: Tam Lập là gì? Giá trị của Tam Lập và làm sao để có Tam Lập.

4.1/- Tam Lập là gì?

 Tam Lập là lập công, lập đức và lập ngôn.

4.2/- Giá trị của Tam Lập như thế nào?

Tại Đền Thánh 19-4-Tân Mão (1952): Phương pháp lập thiên vị:

Đêm nay Bần Đạo giảng phương pháp lập thiên vị của mình. Ngày Bần Đạo đến tại Trí Huệ Cung, có đặng nhiều bức thơ của mấy bạn chúng ta cầu xin nhập vào Trí Huệ Cung một lượt với Bần Đạo nhiều lắm.

Ngày giờ ấy chính mình Bần Đạo cũng chưa biết thế nào tuyển chọn những chơn linh đem vào cửa Thiêng liêng ấy đặng. Đang lo không biết giải quyết thế nào về phương pháp nhập Trí Huệ Cung nên chưa quyết định. Nhứt là về mặt tuyển chọn không biết trả lời làm sao. May duyên thay Đức Chí Tôn thấy không thể giải quyết đặng, mới cho hội diện cùng các Đấng cầm quyền Thiêng liêng của Đạo. Khi đặng hiểu rõ rồi, Bần Đạo lấy làm hân hạnh thấy rằng: "Cái nền Chơn Giáo của Đức Chí Tôn vẫn là đường đường ngay chánh, nhứt định về thể pháp Chơn truyền, không hề mê hoặc ai cả thảy". Và Bần Đạo cũng quả quyết rằng: "Những phương pháp mê hoặc của thiên hạ về Đạo lý sẽ bị Chơn truyền của Đức Chí Tôn từ từ tiêu diệt hết".

Muốn định Thiên vị của mình, quyền Thiêng liêng đã buộc. Buộc hẳn mà chớ, phải có tam lập của mình mới được, gọi là nhơn luân. Điều ấy Bần Đạo có truyền cho Chức Sắc Hiệp Thiên Đài hay trước rồi và dường như Đức Trần Khai Pháp đã có thuyết minh điều ấy rồi. Bần Đạo không cần luận thêm nữa. Bây giờ chỉ nói tại sao phải có tam lập ấy mà thôi.

Nếu người nào không có tam lập thì không có ở chung với ai được hết, chính mình đối với cơ thể hữu vi của đời, tức nhiên thể pháp mà không có bằng cớ chi hết thì ai tin rằng có Bí pháp để đạt pháp, đạt Đạo. Thể pháp mà không làm đặng, Bí Pháp vẫn khó, làm sao cho rồi, nếu mà không rồi hành tàng của họ về Bí Pháp tức nhiên mê hoặc chúng sanh mà thôi. Phải có hình mới có bóng, khi nào thấy bóng tức nhiên chúng ta quyết định có hình, bóng hình phải tương liên với nhau mới đặng.

Ấy vậy tam lập là: Lập Đức, lập Công, lập Ngôn, con người khi sanh ra mặt địa cầu nầy không có tam lập thì giá trị con người không có gì hết. Tam lập ấy quyết định cho ta, ta phải có mới sống chung với xã hội nhơn quần được.

Nếu con người không có đức thì làm sao xử sự trong gia đình, ngoài xã hội đặng.

Con người không có Công thì ở với ai cũng không được. Người ta làm ngã ngửa, còn mình ngồi đó hả họng hưởng, không làm gì có nghĩa với người, với đời, thì sống với ai?

Cũng như người ta thì chơn chất thật thà, hiền lương đạo đức, còn mình xảo ngữ lường gạt, không chút dạ nhơn từ, thì dầu cho người có tài tình đến mấy mà thiếu ba điều đó thì không thể gì sống với ai được hết, như vậy thì địa vị mình tại mặt thế nầy chưa rồi...

Nhận xét: Đức Hộ Pháp dạy rằng chính Ngài cũng chưa biết nên Thầy cho hội diện với các Đấng thiêng liêng cầm quyền của Đạo mới biết và khi biết thì công bố cho nhơn sanh rõ. Nghĩa là Ngài xác định cách lập thiên vị nầy là do hội diện với các Đấng mới biết, đây là chi tiết gia trọng để hiểu giá trị của Tam Lập.

(Link: https://khoinhonsanh2014.blogspot.com/2023/05/4644-uc-ho-phap-phuong-phap-lap-thien-vi.html#more

4.3/- Làm sao để tạo dựng Tam Lập cho mình?

Đức Hộ Pháp dạy tại Nữ Đầu Sư Đường ngày 30-08 năm Tân Mão (1951).

Bần Đạo đã nói do quyền Vạn Linh thì việc đào tạo Chức Sắc do quyền Vạn Linh định quyết, chớ Học Đường. Hạnh Đường lập ra trọng yếu là để tạo nhơn tài mà thôi, chỉ có con đường chơn lý của Đạo mới đào tạo tánh đức cho họ. Ngài muốn lập thân danh phải lập Đức, lập Công, lập Ngôn.

- Lập Đức thì phải nhớ Đạo lý.

- Lập Công thì phụng sự Nhơn sanh.

- Lập Ngôn thì phải để hết trí óc tìm hiểu về triết học tinh thần, tìm tòi mọi lẽ cao sâu để thuyết minh chánh giáo.

Học đường là nơi con người học hỏi để lập Ngôn.

Lập Đức là do đường Đạo lý.

Lập Công là do quyền Vạn Linh định đoạt.

Người biết dùng ba điều trên thì nên, còn không thì phải chịu mai một và do quyền Vạn Linh biết dùng họ thì họ mới lập công với Đạo được.

5/- Kết luận:

Lòng sớ Tân Cố, Cúng Cửu, Tiểu Tường và Đại Tường đã viết rõ: ............ tùng thị pháp điều Tam Kỳ Phổ Độ, lập công bồi đức… theo đó lập công bồi đức là hai thành tố của Tam Lập nên đó là cầu nối là cơ sở vững chắc để hiểu rằng Tam Lập chính là Pháp điều TKPĐ.

Đức Chí Tôn mở ĐĐTKPĐ là tạo tài nguyên và môi trường cho môn sinh thực hiện Tam Lập. Những người không nhập môn cầu đạo mà thực hiện Tam Lập để xây dựng xã hội hòa bình dân chủ tự do chính là những thí sinh tự do. Pháp điều TKPĐ là một tập hợp, pháp luật ĐĐTKPĐ là một tập hợp, hai tập hợp nầy có những điểm giao nhau: Tam Lập.

6/- Làm công quả là thực thi Tam Lập.

Ngày 5-7-1926 (TNHT Q 1 trang 24) Thầy dạy: … Người dưới thế nầy, muốn giàu phải kiếm phương thế làm ra của. Ấy về phần xác thịt. Còn Thần, Thánh, Tiên, Phật muốn cho đắc đạo, phải công quả.

Thầy đến độ rỗi các con là thành lập một trường công đức cho các con nên đạo. Vậy các con dắc đạo cùng chăng là tại nơi các con muốn cùng chẳng muốn.

Nhận xét: lời Thầy dạy trên đây đã xác định muốn đắc đạo phải có công quả, Đức Hộ Pháp chỉ dạy thêm công quả trong Đạo Cao Đài là lập công, lập đức và lập ngôn hể có đủ Tam lập thì lập được thiên vị của mình. Lòng sớ có câu: ............ tùng thị pháp điều Tam Kỳ Phổ Độ, lập công bồi đức … Di Lặc Chơn Kinh dạy tùng thị Pháp điều TKPĐ tất đắc giải thoát luân hồi… Đức Hộ Pháp dạy rõ thời phong Thánh có hai diện thí sinh, tập hợp cả 5 lời dạy ấy lại chính là cơ sở để hiểu pháp điều TKPĐ chính là Tam Lập và đó cũng là đề thi thời phong thánh.

7/- Một vài đối chiếu.

Phụ chú 1: Trong khi Đức Chí tôn dạy dắc đạo hay không là do nơi công quả của mỗi người và Đức Hộ Pháp hội diện với các Đấng thiêng liêng và tuyên bố cho người Đạo Cao Đài biết công quả là lập thiên vị của mình là lập công, lập đức và lập ngôn thì chi phái đưa ra Tam Công: công phu, công quả công trình. Họ muốn giảm bớt ảnh hưởng của Đức Hộ Pháp trong nền đạo nên đưa ra Tam Công. Nhưng họ đã phạm lỗi hạ thấp lời dạy của Đức Chí Tôn về giá trị của công quả xuống với những điều do họ bày ra.

Phụ chú 2: Thầy dạy ngày 18-9-1926 (13-8-Bính Dần): Thầy lại qui Tam Giáo lập Tân Luật, trong rằm tháng mười có đại hội cả Tam Giáo nơi Thánh Thất. Các con hay à!

Tiểu tự Tân Luật viết: … Cái tông chỉ của Đại đạo là gồm cả ba đạo chánh là NHO THÍCH ĐẠO chuyển cả ba đạo ấy mà hiệp làm một. Nên chi chúng ta tu Đại Đạo thì phải noi theo tông chỉ của tam giáo….

Kinh dạy: Trong Tam giáo có lời khuyến dạy…

Nghĩa là Thầy đã quy tam giáo vào Tân Luật rồi thì nhiều chi phái đưa ra Vạn Giáo Nhất Lý để đối lại với Tam Giáo Quy Nguyên của Thầy dạy, các vị thi đua nhau giải thích rằng nhất lý là tình thương. Xin thưa rằng vậy cái lý là tình thương nào đã xảy ra các cuộc thánh chiến trong lịch sử các tôn giáo? Cái lý là tình thương nào để Vatican và Chính Thống Giáo cùng tin Đức Chúa Jesu nhưng lại ra vạ tuyệt thông với nhau? Cái lý là tình thương mà chính Đức Lý Giáo Tông thâu hồi quyền chức của các vị tiền bối?

IV/- Đọc Kinh Xuất Hội

PTS Kim Thùy.

Kết thúc lúc 22 giờ ngày 16/6/2023.


ẢNH CHỤP.