NGỤ ĐỜI BÀI 6.
69/- Ngày 22-01-1927 (âl. 19-12-Bính Dần): Ðức Thái Bạch dạy thi văn (Ðiệu văn Ðộng Ðình: Biến hóa Thập Nhị Khai Thiên), thâu Môn Ðệ và dạy đạo.
Samedi 22 Janvier
1927 (19-12-Bính Dần).
THÁI BẠCH
Hỉ chư Ðạo Hữu, chư Ðạo Muội, chư Chúng Sanh,
Thượng Trung Nhựt, đốt sớ "Hành Hương".
... Cười ... Hộ Pháp Hiền Hữu bảo hộ há? ... Kêu Hành
Hương quì ngay cơ.
Chịu vậy khá tuân vậy, phải trở lại ngày kỳ hẹn... em
nghe... em lui.
Thượng Trung Nhựt xin phép khai đàn cho chư Ðạo Hữu
nhà ở gần Thánh Thất Long Thạnh.
- Ðừng làm như vậy mất phép công bình và mất Luật lệ
Ðạo, để phận sự Kỳ...
Nghe dạy văn:
Số 3: Trên là Lưỡng
Khí, giữa là Cửu Thiên.
Lợi
bỏ,
Không lo,
Cướp to,
Giựt nhỏ.
Trường thương lấp ló ít người,
Nơi tay dị chủng như Trời nắng mưa.
Quốc dân ăn thẩy uống thừa,
Khôn ngăn bán lận khó ngừa buôn gian.
Cửa Sàigòn tính bán áp chế nội hàng,
Gạo bắp chở ngoại bang giành phần xuất cảng.
Dùng mưu phản gián Nam Bang,
Ðoạt thâu cho sạch vàng ngàn bạc muôn.
Nọc ăn máu nước thúi ruồng,
Khô khan lạc khí hao mòn hồn tinh.
Tính toán vốn lời mình, đừng chịu làm thinh e lỗ vốn.
Un don
pour échanées prenez garde aux pertes.
THÁI BẠCH
Hỉ chư Ðạo Hữu, chư Ðạo Muội,
chư Chúng Sanh. Bình thân.
Thái Bính Thanh, Hiền Hữu tức
cấp về đem Tiếng lên vì nó bị rầu mà sanh bịnh. Lên rồi Lão sẽ chỉ thuốc... Cười....
Thượng Trung Nhựt, Hiền Hữu phải viết thơ cho Ðạo
Quang - quyền Thượng Chưởng Pháp - nói rằng: Cũng vì lỗi xưa của người nên
bị ma khảo nói rằng hai đứa quái ấy sẽ làm một món binh khí của Lão hành phạt
kẻ xúi giục chúng nó; lại nói rằng: Chẳng một ai phạm đến oai linh Thầy mà
không bị hình phạt. Lão sẽ cho chúng ngây ngây dại dại trước mắt muôn người cho
biết quyền hành của Lão. Sự chết chẳng phải hình phạt, muốn chết há dễ chết
sao?
... Ðem giấy vàng và son... bằng bàn tay.
Thái Bính Thanh, đem theo bỏ vào mình đặng dắt nó
lên... Ðuổi người Thổ nhơn điên ra... Lui. Nữ phái thượng sớ.
Trầm:
Trầm
luân khổ phận lắm hay không,
Chẳng nghĩ xưa kia mến bụi hồng.
Non núi trời mây sao chẳng nhớ,
Lo theo hạc nội với qui đồng.
Thâu hết.
Diêu:
Diêu
phong mấy khúc khách phàm trần,
Những mến phụng lầu ngự các lân.
Mến lộc đua chen trong biển khổ,
Thiên niên chẳng quản một duyên phần.
Thâu hết.
Ðầy:
Ðầy
tai đã lắm thị cùng phi,
Não trí phàm nhân há biết gì.
Ðạo đức nâng cao nhơn vị nữa,
Chưa vô .... giữa lại khinh khi.
Thâu hết.
Nam, Tiếng:
Tiếng
sấm vang tai đã hoảng hồn,
Nay khen tỉnh ngộ chọn mưu khôn.
Ba đời nhơn nghĩa duyên còn hưởng,
Gắng để đức bền đến tử tôn.
Thâu
Vượt:
Vượt
gió hồng đương trở cánh về,
Chừng qua khỏi nạn hết hồn mê.
Trăm non ngàn biển tuy chưa chán,
Cũng đứng vân phong trổi cánh sè.
Thâu
Ðậu:
Ðậu
Yên Sơn để mấy giòng truyền,
Truyện tích xưa còn để tiếng khuyên.
Ðạo cả đức cao non nước nhuộm,
Cũng như Tô Võ đến Huyền Thiên.
Thâu
Châu:
Châu
về hiệp phố dễ ai hay,
Có đức tiếc cho chẳng có tài.
Nửa cánh gươm phơi gan tuấn kiệt,
Chậm chơn đợi gió thổi vân đài.
Thâu
Tôn:
Tôn
nghiêm đã dạy nết xưa sao,
Nay lại không kiêng giữ chút nào.
Ai nói cha thầy con bán sách,
Nên danh đợi thuở huyệt kia đào.
Thâu
Trọng:
Trọng
mình trước hết trọng người đời,
Cả khí Càn Khôn kẻ hưởng hơi.
Bảy bước chưa nên tài xạ kích,
Công danh đâu lại đợi người mời.
Thâu
Soi:
Soi
lòng khá mượn kiến minh tâm,
Biết xét biết suy phải hổ thầm.
Ðạo đức một nhà mình dở hết,
Buồn đời mà hỏi tuổi bao lăm.
Thâu.
Nhiều lắm chẳng thể cho thi đủ, cứ kêu tên. Thâu:
Thạnh, Ðường, Thêm, Cận, Rùm, Ðó, Ðiện, Thổ, Hoằng-Sen, Xao, Hiếm.
Ðại:
Ðại
công khá lập độ nhơn sanh,
Cải ác mà theo mối Ðạo lành.
Chức Giáo Hữu phong cho đáng mặt,
Bỏ đời theo Phật gẫm nên đành.
Ðại phải trai giái tu hành, sau ta trọng dụng.