Trang

Thứ Ba, 27 tháng 6, 2023

4657. VI BẰNG 2/98: LẬP CÔNG KHÁC VỚI NÔ LỆ.

 

                                                                          
KNS & HTE: ĐĐTKPĐ
VB: 2/98

NAM MÔ CAO ĐÀI TIÊN ÔNG ĐẠI BỒ TÁT MA HA TÁT.
(Cửu Thập Bát Niên)
TÒA THÁNH TÂY NINH.

 

VI BẰNG
“Tóm lược cuộc họp 2/98”

Trong khi KNS và HTE ĐĐTKPĐ mở nhiều phiên họp để tìm hiểu Pháp điều Tam Kỳ Phổ Độ liên quan đến Tam Lập như thế nào thì tìm thấy lời dạy của Đức Hộ Pháp dạy: chúng ta lập công chớ không phải làm nô lệ cho ai tất cả.


Do vậy nên dành phiên họp ngày 11/05/Nhâm Dần (29/05/2023) và ngày 2/6/2023 thảo luận về lời dạy của Đức Hộ Pháp tại Đền-Thánh đêm 01-6 năm Tân- Mão (1951): Nói về Thể Pháp chúng ta hân hạnh làm sao, muốn cho chúng ta lập đức, chính mình Đức Chí Tôn đã cho chúng ta mượn danh thể của Ngài tức nhiên Đền Thánh đó là Đền thờ hữu hình của Ngài để tại mặt thế này, chúng ta phải lập công với sanh chúng tức nhiên lập công cùng con cái của Ngài. Ngài để cho chúng ta lập công chớ không phải làm nô lệ cho ai tất cả.  

I/- Thành phần dự họp.

 Chủ tọa: CTS Lương Thị Nở (Phó Ban Chấp Hành HTE ĐĐTKPĐ)

Marie Võ (Phó Ban Chấp Hành HTE ĐĐTKPĐ)

Người điều hành: CTS Nguyễn Hữu Khanh (Trưởng BKS Luật HTE ĐĐTKPĐ)

Thư ký HTE ĐĐTKPĐ: Nguyễn Hồng Phượng (PTS)

CTS Trần Quốc Tiến (Trưởng BCH KNS)

Chức việc: CTS Nguyễn Thành Phương, CTS Lê Văn Một, CTS Nguyễn Thị Thu Cúc, PTS Lương Văn Dương, PTS Nguyễn Thị Kim Thùy.

Đạo Hữu Nam Nữ: Nguyễn Thị Chợ (Út Cam), Dương Xuân Lương (John Tung), Trương Văn Mai.

Khách mời: CTS Victoria (Hoa Kỳ)

Đọc Kinh Nhập Hội  (PTS Kim Thùy)

II/- Đề tài: Ngài để cho chúng ta lập công chớ không phải làm nô lệ cho ai tất cả. Như vây lập công khác với làm nô lệ như thế nào?

III/- Tiến trình thảo luận.

1/- Lời thưa trước.

Trong khi nước Việt Nam còn trong vòng nô lệ của thực dân Pháp thì năm 1926 Đức Chí Tôn dung cơ bút lập ra một tôn giáo pháp quyền tại Chùa Gò Kén, làng Long Thành tỉnh Tây Ninh, Nam phần Việt Nam; đó là Đại-Đạo Tam-Kỳ Phổ-Độ (ĐĐTKPĐ) nói tắt là Đạo Cao Đài.

Về tổng thể đạo có 3 Đài: Bát Quái Đài, Hiệp Thiên Đài và Cửu Trùng Đài.

Xét về nhân sinh quan thì ba đài được bố trí theo luật Nhứt Thân Tam Thể (linh hồn, thể xác và chơn thần). Theo đó Bát Quái Đài là linh hồn của đạo là nơi ngự của chư Thần, Thánh, Tiên, Phật do Đức Chí Tôn vi chủ. Cửu Trùng Đài là xác thân của đạo do Giáo Tông Chưởng Quản. Hiệp Thiên Đài do Hộ Pháp Chưởng Quản, là chơn thần của đạo là cầu nối giữa xác thân và linh hồn nên Hiệp Thiên Đài có một phần là hữu hình (để tiếp giáp với xác thân) một phần là vô vi (tiếp giáp với Bát Quái Đài).

Về phương diện xã hội Bát Quái Đài cầm quyền lập pháp, Hiệp Thiên Đài cầm quyền tư pháp, Cửu Trùng Đài cầm quyền hành pháp. Đạo có 3 quyền lập pháp, tư pháp và hành pháp phân minh nên là một tôn giáo pháp quyền. Từ phẩm Tín đồ cho đến bậc Giáo Tông cũng đều chịu chung một khuôn luật. Đạo dùng luật trị người, chấm dứt cảnh người trị người nên tất cả các quyền trong tôn giáo đều có khuôn luật phân minh.

Đức Chí Tôn lập Đạo Cao Đài là lập một nền văn minh mới cho nhân loại, nên đạo tổ chức theo triết lý QUỐC ĐẠO. Đạo lập quyền cho nhân loại để xây dựng xã hội hòa bình dân chủ tự do nên trong quyền hành pháp Đức Chí Tôn phân ra hai quyền: Hành chánh đạo và Chánh Trị Đạo.

Chánh trị đạo là Ba Hội Lập Quyền Vạn Linh có nhiệm vụ biên soạn kịch bản và kiểm soát Hành chánh đạo có thực hiện đúng kịch bản hay không và thực hiện như thế nào. Nhân sự trong tôn giáo muốn cầu phong, cầu thăng phải do nơi Ba Hội Lập Quyền Vạn Linh. Ngoại trừ trường hợp Đức Chí Tôn hay Đức Lý Giáo Tông, Đức Chưởng Đạo Nguyện Tâm Chơn Nhơn ban thưởng đặc biệt tại Cung Đạo Đền Thánh; sau khi Đức Hộ Pháp triều thiên thì quyền phong thưởng nhân sự Hiệp Thiên Đài và Phước Thiện do Ngài đảm trách).

Hành chánh đạo là hệ thống hành chánh tôn giáo 5 cấp được thể hiện qua Pháp Chánh Truyền Chú Giải (1931). Chức sắc trong hành chánh tôn giáo chịu trách nhiệm thực thi kịch bản do Ba Hội Lập Quyền Vạn Linh biên soạn, cũng như chịu quyền giám sát, thanh tra của Ba Hội Lập Quyền Vạn Linh. Chức sắc hành chánh phải có 3 điều kiện: Chức-Quyền-Lịnh.

2/- Lập công khác với làm nô lệ như thế nào?

2.1/- Lập công là gì?

Lập công là một phần trong Tam Lập (lập công, lập đức, lập ngôn). Xét về nguồn gốc lập công hay làm công quả có những nguyên tắc sau:

Thứ nhứt: Tự nguyện nghĩa là do cái tâm của chính đương sự quyết định. Lập công hay làm công quả là tự nguyện nên đương sự có toàn quyền quyết định có bước vào trường công quả hay không bước vào, ngay cả khi bước vào rồi cũng có quyền chấm dứt bất cứ lúc nào đương sự muốn.

Thứ hai: Khi đã vào trường công quả hay lập công cho đạo thì phải theo khuôn thước của đạo, theo pháp luật của đạo. Đạo Cao Đài là một tôn giáo pháp quyền nên tất cả phải thượng tôn pháp luật từ bậc Giáo Tông cho đến phẩm Đạo Hữu đều chịu chung một khuôn luật. Lập công trong trường công quả là làm theo luật pháp đạo

Diễn văn ngày 4-10-1933 Đức Hộ Pháp dạy: Á phải! Có hại thật, thật có hại cho quyền Hội Thánh, vì Bần đạo ban rộng rãi cho nhơn sanh đủ thế lực quyền hành dám kháng cự cùng quyền Hội Thánh.

Theo lời dạy trên thì quyền nào ra quyền nấy, cho dầu quyền Hội Thánh mà không phù hợp với đạo lý hay pháp luật thì nhơn sanh vẫn có quyền chỉnh đốn theo luật.

Thí dụ 1: Vi bằng Đại Hội Nhơn Sanh năm Giáp Dần 1974 tại trang 248 Hội Nhơn Sanh không chấp nhận ban dây sắc lịnh cho phẩm Đầu Sư vì sai với Pháp Chánh Truyền.

(Link: https://khoinhonsanh2014.blogspot.com/2018/09/2699-tra-loi-ban-oc-tt-bai-2698.html#more)

Thí dụ 2: Vi bằng Đại Hội Nhơn Sanh năm Giáp Dần 1974 trang 475, 476 Hội nhơn sanh đã chất vấn Hội Thánh về việc đưa Thánh Tượng Ngũ Chi ra thờ có nhiều chi tiết chua phù hợp… và Hội Thánh đã ghi nhận nhưng chưa giải quyết thỏa đáng thì đến ngày 30/4/1975 nên chưa có điều kiện giải quyết rốt ráo.

(Link: https://khoinhonsanh2014.blogspot.com/2021/06/4317-tai-lieu-hoc-tap-giao-ly-can-ban.html#more)

Thí dụ 3: Vi bằng Đại Hội Nhơn Sanh năm Giáp Dần 1974 trang 82, 88 Hội Nhơn Sanh đã chất vấn Hội Thánh về việc mua công khố phiếu.

(Link: https://khoinhonsanh2014.blogspot.com/2021/09/3535-hoi-nhon-sanh-chat-van-thai-chanh.html)

Tóm lại lập công trong một tôn giáo pháp quyền thì phải theo pháp luật đạo chứ không phải viện lý do làm công quả là tự nguyện rồi tự tung tự tác sai với pháp luật đạo, sai với công việc đã thống nhất bằng văn bản hay kế hoạch chung. Hành sự như thế làm như thế là phá hoại chứ không phải làm công quả. Nó ví như người tham gia giao thông mà không tuân theo luật lệ giao thông nên gây nguy hiểm cho chính đương sự và cho người khác. Kẻ vi phạm luật giao thông phải bị xử phạt tùy theo lỗi nặng hay nhẹ thậm chí là bị cấm tham gia giao thông. Hiểu theo thi văn thì Đức Chí Tôn lập trường công quả cho môn đệ cũng như bài xướng và lập công như bài họa. Bài xướng có một, bài họa thì không giới hạn, nhưng phải theo ý tứ và niêm luật của bài xướng.

Thứ tư: Theo triết lý và pháp luật đạo thì nhân sự lập công quả có công như thế nào được xác định qua 2 giai đoạn: khi còn tại thế và khi đã bỏ xác phàm.

Khi có Hội Thánh thì do nơi Ba Hội Lập Quyền Vạn Linh xác định. Hể Ba Hội Lập Quyền Vạn Linh nhìn nhận phẩm vị nào thì Đức Chí Tôn công nhận công nhận phẩm vị ấy và có thể ban thưởng thêm.

Khi Hội Thánh bị cốt thì khi bỏ xác phàm vẫn được thiêng liêng tính đầy đủ theo nguyên tắc dâng công đổi vị.

Tóm lại lập công là hành đạo theo pháp luật đạo (luật trị người), thành quả khi lập công do chính đương sự hưởng thụ.

2.2/- Thế nào là làm nô lệ.

Thứ nhất: Người nô lệ không có quyền chọn lựa ngay từ đầu, đương sự bị bắt buộc phải làm nô lệ chứ không có quyền chấp nhận làm nô lệ hay không làm nô lệ.

Thứ hai: Trong môi trường nô lệ thì người trị người (hoàn toàn khác với luật trị người). Người nô lệ phải làm theo lện chủ nô chứ không có quyền chi hết. Người nô lệ không có quyền tự chủ trong mọi giai đoạn.

Thứ ba: thanh quả của người nô lệ thuộc về chủ nô chứ đương sự không được hưởng thành quả của họ làm ra.

Tóm lại:

Lập công với đạo hay làm công quả là phải đúng với pháp luật đạo như: Pháp Chánh Truyền, Tân Luật, Đạo Luật, các công văn hành chánh của Hội Thánh ban hành. Viện cớ thời Hội Thánh bị cốt rồi lấn ranh hành chánh hay do Chức sắc A hay B đã làm vậy… nên nay chúng tôi cứ vậy mà làm, viện cớ để không theo công văn của Hội Thánh ban hành là chối bỏ quyền Hội Thánh là tự tạo ra chủ nô hay nô lệ. Hành đạo mà sai với pháp luật đạo là tự tạo ra chủ nô hoặc nô lệ.

IV/- Đọc Kinh Xuất Hội

PTS Kim Thùy.

Kết thúc lúc 22 giờ ngày 2/6/2023.

ẢNH CHỤP


TT
TT
TT