Trang

Thứ Bảy, 24 tháng 7, 2021

3453. TÀI LIỆU HỌC TẬP: GIÁO LÝ CĂN BẢN (Môn Đạo Sử: Bài 2)

 Bài 2: LỄ KHAI ĐẠO.

I/- Lễ Khai Đạo.

Đại Đạo Tam Kỳ Phổ Độ nói tắt là Đạo Cao Đài do Đức Chí Tôn dùng cơ bút để lập thành. Lễ Khai Đạo được tổ chức vào ngày đêm 14 rạng 15 tháng 10 năm Bính Dần (DL: 18-19/11- 1926) tại Từ Lâm Tự (Chùa Gò Kén), làng Long Thành, tỉnh Tây Ninh, Nam Kỳ Đại Nam (Đại Nam sau là Việt Nam).


Ngay trong ngày Lễ Khai Đạo có tà quái nhập đàn.

II/- Những sự kiện quan trọng trước đó.

1/- Về tôn giáo:

1.1/- Hội Yến Diêu Trì lần đầu tiên: Rằm tháng 8 năm Ất Sửu (dl. 01-09-1925).

Đó là ngày khai mở nền văn minh mới: Văn minh Tâm Linh hay Văn minh Cao Đài Giáo. (1)

1.2/- Vọng Thiên Cầu Ðạo: Ngày 16-12-1925 (âl. 01-11-Ất Sửu).

Thầy dạy ba vị Cao Quỳnh Cư, Phạm Công Tắc, Cao Hoài Sang lập bàn hương án quì giữa Trời làm lễ Vọng Thiên Cầu Đạo.

1.3/- Ngày 26-04-1926 (15-03-Bính Dần): Ðức Chí Tôn Phong Thánh lần đầu.

1.4/- Các diện cơ bút.

 Cơ phong thánh: Đức Hộ Pháp và Đức Cao Thượng Phẩm.

Cơ phổ độ: Đức Thượng Sanh và một số vị Thời Quân, sau khi tổ chức Lễ Khai Đạo ít lâu thì Chí Tôn cấm hẳn.

Cơ giáo đạo: do các vị Thời Quân là Tướng soái của Thầy cầm.

1.5/- Bốn cửa của cơ bút.

Thứ nhất: do nơi đồng tử hiệp ý nhau viết ra. Thứ hai: do noi những người hầu đàn trụ thần vào rồi khiến đồng tử viết ra. Thứ ba: ma quỉ nhập cơ xung danh các Đấng. Thứ tư: Các Đấng nhập đàn.

2/- Về xã hội:

Ngày 23 tháng 8 năm Bính Dần (29-9-1926), ông Cựu Thượng Nghị Viện Lê Văn Trung vâng Thánh ý hiệp với chư Ðạo Hữu hết thảy là 247 người tại nhà ông Nguyễn Văn Tường đứng tên vào Tịch Ðạo để khai Ðạo với Chánh Phủ.

Tờ Khai Ðạo đến ngày Mùng một tháng chín (07-10-1926) mới gởi lên Chánh Phủ cho quan Nguyên Soái Nam Kỳ là ông Le Fol. Trong tờ nầy có 28 người đứng tên thay mặt cho cả chư Ðạo Hữu có tên trong Tịch Ðạo. Tờ Khai Tịch Đạo nầy viết bằng tiếng Pháp, (chưa phải là chánh tự của ĐĐTKPĐ)

III/- Một vài ngôn luận cần làm rõ.

Hội Thánh Đại Đạo Tam Kỳ Phổ Độ làm theo Thánh ý Đức Chí Tôn: lấy ngày 15/10/Âm lịch hàng năm để kỷ niệm ngày Lễ Khai Đạo. Sau khi cúng đàn rằm tháng 10 hàng năm thì đạo ghi thêm một năm.

Một số chi phái chọn ngày 23/8/Bính Dần (1926) làm Ngày Khai Đạo. Một số người khác lại chọn ngày khác. Rồi một số lại sửa Lễ Khai Đạo thành Lễ Khai Minh Đại Đạo… Tất cả những việc đó đều có mục đích riêng, nhưng có một hậu quả nhìn thấy là làm cho người tìm hiểu về đạo bị khó khăn, làm suy giảm lòng tin của người đạo đối với Hội Thánh Cao Đài. Nhưng đó là quyền tự do Thầy ban cho họ chúng ta không can thiệp được.

Tự chúng ta phải minh lý về ngày 15/10/ Bính Dần (1926):

1/- Đến khi đó mới công khai nền đạo trước nhân quần xã hội bao gồm quan chức chánh phủ, thân hào nhân sĩ và quần chúng bình dân. Nghĩa là công khai cho cả xã hội đều biết chứ không riêng gì các vị 247 vị ký tên trong Tờ Khai Tịch Đạo hay các quan chức nhận được Tờ Khai. Như vậy mới đúng nghĩa Phổ Độ.

2/- Ngày 15/10/ Bính Dần mới có tịch đạo Nữ Phái, nghĩa là có đủ âm dương. (Tịch Đạo Nam Phái Thầy ban cho ngày 1/7/Bính Dần (DL: 9/8/1926).

3/- Sau khi tổ chức Lễ Khai Đạo Thầy mới ban cho Pháp Chánh Truyền để căn cứ vào đó mà lập ra hành chánh tôn giáo.

4/- Còn một lý do sâu xa nữa là Tờ Khai Tịch Đạo viết bằng tiếng Pháp, (chưa phải là chánh tự của ĐĐTKPĐ).

Một bài toán đơn giản chỉ có một đáp số đúng mà có hằng hà sa số đáp số sai. Thầy đã dạy: … chi chi cũng tại Tây Ninh. Chúng ta tin theo Hội Thánh đã được Đức Chí Tôn nhìn nhận là đủ./. (2)

(1)/- Link: https://khoinhonsanh2014.blogspot.com/2020/05/3186-le-trinh-dien-phat-minh-phung-su.html#more

(2)/- Link: https://khoinhonsanh2014.blogspot.com/2019/09/2916-ban-dich-thong-iep-cua-lanh-su.html#more