BÀI 3: HỘI THÁNH CAO ĐÀI.
Đại Đạo Tam Kỳ Phổ Độ nói tắt là Đạo Cao Đài
theo nguyên lý từ hữu hình đến vô vi. Do vậy khi nói đến Hội Thánh Cao Đài với
nghĩa là tổ chức tôn giáo hữu hình theo Pháp Chánh Truyền nó chỉ là một phần
trong tổng thể của Đại Đạo Tam Kỳ Phổ Độ. Đức Hộ Pháp viết Chưởng Quản Nhị Hữu
Hình Đài Hiệp Thiên và Cửu Trùng đã thể hiện đầy đủ nghĩa lý sâu xa phần hữu hình
trong bài soạn.
1/- Sơ đồ hình thể Đại Đạo Tam Kỳ Phổ Độ.
2/- Tịch đạo Nam và Nữ.
Ngày
01-7- Bính Dần ( 09-8-1926) lúc 12 giờ khuya tại Cần Giuộc Thầy cho bài thi
tịch đạo Nam Phái.
Thanh
Đạo tam khai thất ức niên,
Thọ như địa quyển thạnh hoà thiên,
Vô hư qui phục nhơn sanh khí,
Tạo vạn cổ đàng chiếu Phật duyên.
Đêm 14- rạng 15/10 Bính Dần (18-19/11-
1926) tiến hành Lễ Khai Đạo. Thầy cho bài thi tịch Đạo Nữ phái.
Hương
Tâm nhứt phiến cận Càn Khôn,
Huệ đức tu chơn độ dẫn hồn,
Nhứt niệm Quan Aâm thuỳ bảo mạng,
Thiên niên đẳng phái thủ sanh tồn
3/- Hội Thánh theo Pháp Chánh Truyền.
Đây là phần hữu hình của hai đài Hiệp Thiên
và Cửu Trùng.
Đức Chí Tôn cao không với tới, khuất không
rờ đặng nên khi lập Đại Đạo Tam Kỳ Phổ Độ Ngài lập ra Hội Thánh để thay thân
cho Ngài dìu dẫn nhơn sanh. Pháp Chánh Truyền định nghĩa Hội Thánh:
Hội Thánh ÐẠI ÐẠO TAM KỲ PHỔ ÐỘ hay Hội
Thánh Cao Đài bao gồm chức sắc Hiệp Thiên, Cửu Trùng Nam, Nữ từ phẩm Giáo
Hữu và các phẩm tương đương trở lên.
Hiệp Thiên Đài nhiệm vụ bảo vệ Giáo
pháp Chơn truyền của Ðạo.
Cửu Trùng Đài nhiệm vụ Giáo hóa và
Phổ độ nhơn sanh trên đường Ðạo và đường Ðời.
Chức sắc cả hai đài cơ bút chấm phong tại
cung Đạo Tòa Thánh Tây Ninh nên gọi là chức sắc Thiên phong.
Chức sắc Hiệp Thiên Đài không có Thánh
danh.
Chức sắc Cửu Trùng Đài có Thánh danh. Chức
sắc Cửu Trùng Đài Nam phái có một trong ba chữ Thái, Thượng, Ngọc đứng đầu, chữ
thứ hai là tên trong Sớ Cầu Đạo và chữ thứ ba là chữ Thanh (Tịch đạo Nam Phái).
Thí dụ: Thái Thế Thanh, Thượng Tiếng Thanh; Ngọc Sảnh Thanh. Chỉ trừ một vài
trường hợp đặc biệt Đức Chí Tôn ban cho các vị Đầu Sư Thượng Trung Nhựt, Ngọc
Lịch Nguyệt và Thái Minh Tinh (sau có thêm Ngài Thái Nương Tinh) còn lại đều là
chữ Thanh sau chót.
Chức sắc Cửu Trùng Đài Nữ phái có chữ đầu
tiên là họ, chữ thứ hai là tịch đạo nữ phái (Hương) và chữ thứ ba là tên trong
Sớ Cầu Đạo. Thí dụ: Nguyễn Hương Hiếu, Lê Hương Tiếu…
Hiện nay đạo đang ở tịch đạo Thanh Hương
nên Thánh danh như thế, khi sang tịch đạo mới sẽ có thánh danh theo tịch đạo.
Trong Đạo Cao Đài Đức Chí Tôn ban quyền
cho Đức Lý Giáo Tông, Đức Chưởng Đạo Nguyệt Tâm Chơn Nhơn được quyền phong
thưởng chức sắc. Ngoài hai Đấng ấy ra không ai có quyền phong thưởng.
Khi Đức Hộ Pháp triều thiên thì Đức Lý
Giáo Tông trả quyền phong thưởng chức sắc Hiệp Thiên Đài và Phước Thiện lại cho
Đức Hộ Pháp.
4/- Phước Thiện.
Không có trong Pháp Chánh Truyền, Đức Hộ
Pháp chiếu theo Thiên Thơ lập ra nên thuộc quyền phong thưởng của Đức Hộ Pháp.
5/-
Ba Hội Lập Quyền Vạn Linh không có trong Pháp Chánh Truyền mà có trong Thiên
Thơ.
Pháp Chánh Truyền Chú Giải ban hành vào
ngày rằm tháng 2 Tân Mùi (02/04/1931). Đức Hộ Pháp được Thiêng liêng chỉ dạy
nên chú giải Pháp Chánh Truyền. Khi chú giải đã thêm vào nhiều điều trọng yếu
như: các phẩm Chánh Trị Sự, Phó Trị Sự và Thông Sự. Đạo Phục của Chức Sắc Thiên
phong…
Đến 23/12/1931 Đức Chí Tôn mới dạy về Ba
Hội Lập Quyền Vạn Linh. Đến 1932, 1934 mới có Luật về Ba Hội Lập Quyền Vạn
Linh.
Ba Hội lập Quyền Vạn Linh có trong Thiên
Thơ, nghĩa là cùng xuất xứ với Pháp Chánh Truyền và Phước Thiện.
HẾT.