Trang

Thứ Năm, 8 tháng 7, 2021

3439. Vì sao Thần điện lại trở thành nơi con người buôn bán?

 

Bài giảng trên núi, tranh của Carl Heinrich Bloch, thế kỷ 19. (Phạm vi công cộng)

Vì sao Thần điện lại trở thành nơi con người buôn bán?

 Bình luậnLam Sơn • 10:00, 09/07/21. NTD VIET NAM
https://www.ntdvn.com/van-hoa/vi-sao-than-dien-lai-tro-thanh-noi-con-nguoi-buon-ban-211283.html

 Giúp NTDVN sửa lỗi

Ở một đất nước như Hy Lạp, nơi giao thoa giữa nền văn hóa và kinh tế phương Đông và phương Tây, Thần điện không chỉ trở thành một kho bạc quốc gia mà còn là nơi trao đổi tiền tệ. Vì nơi Thần cư ngụ lại trở thành nơi để thế gian trục lợi, nên không khó hiểu khi Chúa Giê-su khiển trách những người buôn bán trong đền thờ lúc bấy giờ.


Theo Kinh thánh, khi Chúa Giê-su đi ngang qua đền thờ ở Giê-ru-sa-lem, thấy bên trong có những người dùng tiền để cho vay nặng lãi, nên Ngài đã khiển trách họ: “Làm sao đền thờ Thần lại dung túng cho việc kinh doanh bẩn thỉu này!". Rồi sau đó Ngài dùng cây gậy của mình xua đuổi họ. Vì sao họ lại dám làm việc mua bán ở nơi con người bày tỏ lòng kính trọng và lòng mộ đạo đối với Thần? Điều này là do thế nhân ngày càng rời xa Thần, chỉ vì những lợi ích thế gian mà lợi dụng những nơi Thần thánh này.

Bởi vì vào thời điểm đó người Do Thái đã được thế giới biết đến là tộc người giỏi buôn bán, nên có thể hình dung được rằng xung quanh Đền thờ Jerusalem đều là các chợ buôn bán. Vào thời điểm đó, cảnh tượng này không chỉ có ở Jerusalem, mà còn ở các nơi như Ai Cập, Hy Lạp, La Mã, v.v. Đến nay, vẫn còn một số Thần điện còn sót lại. 

Nhưng mặt khác, nhiều người tụ tập xung quanh những ngôi đền đó để thực hiện các giao dịch và cho vay nặng lãi, vì vậy vào thời điểm đó những nơi này cũng hoạt động như những trung tâm kinh tế và trung tâm tài chính. Và ở một khía cạnh nào đó những tòa nhà tôn giáo tráng lệ ấy là biểu tượng của sự giàu có. Những khoản tiền khổng lồ được sử dụng để xây dựng các tòa nhà đến từ sự bố thí hoặc từ thiện của những người có niềm tin mạnh mẽ vào Thần. Những của cải này là do các tín đồ đã dâng lên cho Thần.

Tất nhiên, Thần sẽ không chấp vào những món tiền lớn và tài phú trên thế gian. Như thế những người được gọi là tôi tớ của Thần, hoặc những thầy tế lễ, sẽ tận dụng nó. Chẳng hạn như vay tiền và kiếm lãi từ nó. Vào thời điểm đó, các thực thể chính trị khổng lồ như thành phố hoặc quốc gia là đối tượng vay, bởi vì họ sẽ vay tiền làm quỹ chuẩn bị chiến tranh để tiến hành chiến tranh.

Tất nhiên, lãi suất sẽ thay đổi tùy theo các dịp khác nhau và các thời điểm khác nhau, ví dụ như ở Đền Artemis ở Ephesus, lãi suất tối đa có thể lên tới 8,5%. Nhưng so với lãi suất của tổ chức tài chính chuyên cho vay lúc đó có thể lên tới 18%, thì lãi suất của đền Artemis có thể nói là rất thấp.

Hơn nữa, vào thời điểm đó, Thần điện còn là một mảnh đất rộng lớn có thể cho thuê nên lãi suất của Thần điện có thể thấp hơn nhiều so với lãi suất thị trường. Ngoài ra, Thần điện không chỉ là nơi vay mượn tiền bạc mà còn là nơi tích trữ tài sản của nhiều quốc công hay vua chúa các nước. Bởi lẽ, Thần điện là nơi bất khả xâm phạm nên đương nhiên trong mắt mọi người thời bấy giờ, nó là nơi cất giữ tài sản an toàn nhất.

Như vậy, nếu một số tiền khổng lồ được cất giữ trong Thần điện sẽ được sử dụng để vận hành và trải qua vận hành sẽ tăng trưởng giá trị, đối những người sở hữu số tiền đó thì đó thực sự là việc hết sức có lợi. Vì vậy, nhà nước sẽ bảo vệ Thần điện và làm cho nó trở nên thịnh vượng hơn, và do đó, địa vị và ảnh hưởng của tôn giáo cũng theo đó tăng lên. Nhưng chỉ là thế nhân sử dụng những nơi Thần thánh đó để đạt được lợi ích cho riêng mình.

Ở một đất nước như Hy Lạp, nơi giao thoa giữa nền văn hóa và kinh tế phương Đông và phương Tây, Thần điện không chỉ trở thành một kho bạc quốc gia mà còn là nơi trao đổi tiền tệ. Vì nơi Thần cư ngụ lại trở thành nơi để thế gian trục lợi, nên không khó hiểu khi Chúa Giê-su khiển trách những người buôn bán trong đền thờ lúc bấy giờ.

Lam Sơn
Theo secretchina