Trang

Thứ Bảy, 31 tháng 7, 2021

3465. KHI DÂN KHÔNG CÒN GÌ ĐỂ SỐNG.

Trước ngày 30-4-1975 dân tháo chạy về Sài Gòn để tránh cộng sản. Tháng 7-2021 dân từ Sài Gòn tháo chạy về các tỉnh do cách chính quyền cộng sản chống dịch. Chống dịch như chống giăc. Chống giặc dùng biển người để thí quân, chống dịch thì thí dân vào KHU CÁCH LY TẬP TRUNG. Dân ta thật khốn khổ với chủ nghĩa cộng sản. BBT Blog. 

VNTB – Việt Nam đối mặt thảm họa nhân đạo vì dịch bệnh Covid

VNTB – Việt Nam đối mặt thảm họa nhân đạo vì dịch bệnh Covid

Phú Nhuận

(VNTB) – Nếu không có các quyết định và cách thức điều hành quyết đoán ngay từ bây giờ thì rủi ro Việt Nam rơi vào thảm họa kép (dịch bệnh bùng phát và thảm họa nhân đạo) là rất lớn.

 

Gói cứu trợ bằng tiền mặt 3, 4 triệu đồng  cho tất cả mọi người

Dễ nhận ra việc đang đối mặt thảm họa nhân đạo khi trên báo chí nhà nước liên tục có những bản tin mà chỉ cần đọc 


Phú Nhuận

(VNTB) – Nếu không có các quyết định và cách thức điều hành quyết đoán ngay từ bây giờ thì rủi ro Việt Nam rơi vào thảm họa kép (dịch bệnh bùng phát và thảm họa nhân đạo) là rất lớn.

 https://vietnamthoibao.org/vntb-viet-nam-doi-mat-tham-hoa-nhan-dao-vi-dich-benh-covid/


Gói cứu trợ bằng tiền mặt 3, 4 triệu đồng  cho tất cả mọi người

Dễ nhận ra việc đang đối mặt thảm họa nhân đạo khi trên báo chí nhà nước liên tục có những bản tin mà chỉ cần đọc tựa bài là có thể đoán được nội dung, như Hàng loạt phương tiện rời TP HCM về quê phải trở lại vì không bảo đảm quy định phòng chống dịchTình người ở Cam Ranh; Bé trai 9 ngày tuổi cùng cha mẹ vượt hàng ngàn km từ Bình Dương về Nghệ An bằng xe máy; TP.HCM: Người dân đem theo cơm chờ qua chốt kiểm soát Covid-19 để về quê; Tình hình Covid-19 hôm nay 31.7: Không để người dân tự phát rời TP.HCM bằng xe cá nhân;

Ông Huỳnh Thế Du, giảng viên chính sách công tại Chương trình Giảng dạy Kinh tế Fulbright, có đề xuất với những biện luận như sau:

“Tâm dịch ở phía Nam đang rất thách thức, nhưng thách thức lớn hơn cho cả nước là dòng người đang tìm mọi cách để trở về quê, vượt tầm kiểm soát của bộ máy nhà nước. Tinh thần bất an, cơ thể mệt mỏi và gần như chắc chắn trong số những người đang trở về có người đang bị bệnh hoặc mang mầm bệnh. Đây là những nguồn gây dịch rất lớn trên diện rộng cả nước.

Do chính sách không nhất quán, không rõ ràng nên lo ngại không được về nhà của những người đang trở về là rất lớn. Nhiều người sẽ tìm mọi cách để về nhà mà các cơ quan chức năng không thể kiểm soát.

Các chuỗi cung ứng nhu yếu phẩm hiện tại đang trục trặc trong bối cảnh mức độ chuyên môn hóa trong sản xuất ở Việt Nam đã rất cao. Do vậy, nếu không sớm chấn chỉnh và có giải pháp hợp lý sẽ gây ra tình trạng thiếu hụt ở các trung tâm và phải đổ đi ở những nơi sản xuất. Giá cả đang tăng cao. Cảm nhận (có lẽ thực tế đã xảy ra) rơi vào cùng quẫn đang rất rõ nét với không ít gia đình.

Hiện tại đang tập trung vắc xin và cố gắng dập dịch ở các nơi dịch bệnh bùng phát. Tuy nhiên, nếu không có các quyết sách cần thiết thì dịch sẽ bùng phát ở nhiều nơi khác làm cho tình trạng nghiêm trọng hơn trên phạm vi cả nước.

Với những gì đang xảy ra, nhiều người sẽ tiếp tục về quê bằng mọi cách vì không yên tâm ở các đô thị với khả năng không lấy gì để sống trong một tương lai rất gần. Dịch sẽ tiếp tục lan rộng và rất khó kiểm soát.

Mục tiêu tối thượng lúc này là kiểm soát được dịch bệnh và đảm bảo đời sống cho người dân. Muốn đạt được điều này, cần thêm phần cứu trợ trong công thức 5K + vắc xin hiện tại và chỉ huy tập trung việc chống dịch.

Lúc này thực hiện nghiêm mục tiêu ai ở đâu thì ở yên đó. Để có được điều này, việc đầu tiên là Nhà nước cần có ngay gói cứu trợ bằng tiền mặt 3, 4 triệu đồng  cho tất cả mọi người cộng với việc đảm bảo chuỗi cung ứng hàng hóa thiết yếu một cách bình thường nhất để đảm bảo ai cũng có đủ nhu yếu phẩm cần thiết trong 6 tháng tới.

Đối với các gia đình đang phải thuê nhà ở các đô thị, Nhà nước nên hỗ trợ (ước tính 3 triệu đồng/người) để họ có thể trả tiền thuê nhà trong 6 tháng nếu chấp nhận ở lại. Đối với những người thực sự muốn về thì cần sắp xếp để họ có thể về trong trật tự nhằm kiểm soát việc lây lan dịch bệnh chứ không nên để tình trạng như hiện nay…”. (dừng trích)

Kiến nghị của ông Huỳnh Thế Du liệu có tính khả thi?

Phân tích tiếp theo đây cho thấy chính quyền TP.HCM có thể giải quyết vấn nạn đe dọa thảm họa nhân đạo, nếu như trong tài khóa hiện tại TP.HCM được giữ lại 100% của quy định về “tỷ lệ điều tiết cho ngân sách địa phương”.

Theo Luật Ngân sách Nhà nước 2015 và Khoản 1 và 2 Điều 13 và Điều 15 Nghị định 163/2016/NĐ-CP ngày 21-12-2016 về Quy định chi tiết thi hành một số điều của Luật ngân sách nhà nước, nguồn thu ngân sách nhà nước tại bất cứ địa phương nào cũng có 3 nhóm: nhóm thu hộ cho trung ương (tạm gọi nhóm 1); nhóm thu bao nhiêu hưởng bấy nhiêu (nhóm 2) và nhóm thu rồi ăn chia với trung ương (nhóm 3).

Dựa vào các quy định trên, ở nhóm 1, TP.HCM thu đồng nào, nộp đồng đó về cho trung ương. Ví dụ: doanh nghiệp A ở Hải Phòng nhập khẩu một lô máy móc qua Cửa khẩu Tân Sơn Nhất, số thuế phải nộp là 1 tỷ đồng thì 1 tỷ đó, TP.HCM phải nộp cả về trung ương mà không được giữ lại một đồng nào.

Nhóm 2: thu đồng nào hưởng đồng đó, ví dụ các khoản thu lệ phí môn bài, trước bạ, tiền sử dụng đất…; năm 2019, tổng thu ngân sách TP.HCM là 411.202 tỷ đồng thì nhóm 2 thu được 43.302 tỷ đồng (10,5%/tổng thu).

Nhóm 3: giữ lại 18%, trả về trung ương 82%. Nhóm này gồm 5 nhóm thuế: VAT, thu nhập doanh nghiệp, thuế tiêu thụ đặc biệt (không tính thuế tiêu thụ đặc biệt từ hàng nhập khẩu); thuế bảo vệ môi trường (không tính thuế bảo vệ môi trường từ hàng hoá nhập khẩu)…

Ví dụ: năm 2020, TP.HCM thu được 103 nghìn tỷ thuế thu nhập doanh nghiệp, phải nộp về trung ương 85 nghìn tỷ và giữ lại trên 18 nghìn tỷ.

Theo số liệu TP.HCM công bố, người viết tính toán rằng: năm 2020, tổng thu ngân sách tại địa phương này là 411.202 tỷ đồng nhưng chỉ được giữ lại 77.952 tỷ đồng khoản thu nhóm 2 và 3, chiếm 19%.

Mới đây, TP.HCM có đề xuất trung ương xin được giữ lại từ 23% – 33% ngân sách, ý là nói đến số thu nhóm 3 chứ không phải tổng thu ngân sách.

Liên quan đến vấn đề này, tại kỳ họp Quốc hội mới đây, đã ban hành Nghị quyết 129/2020/QH14 về phân bổ ngân sách trung ương năm 2021, xác định rõ tỷ lệ phần trăm được giữ lại của 63 tỉnh thành.

Cụ thể, 16 địa phương có tỷ lệ điều tiết giữ lại là TP.HCM (18%), Hà Nội (35%), Bình Dương (36%), Đồng Nai (47%), Vĩnh Phúc (53%), Bà Rịa-Vũng Tàu (64%), Quảng Ninh (65%), Đà Nẵng (68%), Khánh Hoà (72%), Hải Phòng (78%), Bắc Ninh (83%), Quảng Ngãi (88%), Quảng Nam (90%), Cần Thơ (91%), Hưng Yên (93%), Hải Dương (98%). Các tỉnh còn lại là 100%.

Như vậy, giả dụ nguồn thu thuộc nhóm 2 và 3 năm nay của TP.HCM có thể giảm, chỉ còn chừng 350 ngàn đến 400 ngàn tỷ đồng, và phần gọi là “tỷ lệ điều tiết giữ lại” của TP.HCM thay vì 18%, giờ vì để ứng phó dịch bệnh, được giữ lại 100%, thì xem ra những đề xuất về cứu trợ mà ông Huỳnh Thế Du đề xuất có thể thực thi.

Tình hình đang rất khẩn cấp, Việt Nam cần sự quyết đoán với 5K + vắc xin + cứu trợ. Điều này sẽ giúp Việt Nam tránh được nguy cơ rơi vào thảm họa kép.