Trang

Thứ Năm, 27 tháng 10, 2016

2048. ME TOO: Tôi cũng vậy.

10.581. Tôi ủng hộ tác giả vạch trần tham nhũng dù họ ở phe nào

Posted by adminbasam on 27/10/2016
VNTBNguyễn Đình Ấm. 27-10-2016
Tôi ủng hộ những tác giả vạch trần mọi hành vi tham nhũng, tàn ác, ma giáo của bất cứ ai, quan chức nào đã, đang bán giang sơn, chủ quyền dân tộc cho ngoại bang, vơ vét cạn kiệt tài nguyên đất nước, đầu độc môi trường, cướp đoạt đất đai, mồ hôi, nước mắt… gây đau khổ cho nhân dân dù họ ở phe nào.

Thời kỳ làm báo quốc doanh thấy tôi hết gặp họa này lại đến họa khác nhiều bạn bè khuyên: “Anh chống tham nhũng làm gì, để cho đảng CS tha hồ vơ vét nó càng thối nát chóng chết”.
Tôi tin đó là lời chân thành. Bởi vì, chỉ thời gian ngắn đảng CS đã tha hóa, thối nát đến bệ rạc chưa từng thấy.
Thế nhưng, tôi vẫn không thể làm ngơ vì nghĩ nếu cứ để cho bọn quan tham lộng hành vơ vét làm cho đất nước băng hoại mọi giá trị mà dân không được biết sự thối nát của họ thì chẳng khác thấy kẻ giết người nhưng không hô hoán, can gián cứ cho nạn nhân chết còn hung thủ vẫn chẳng ai hay. Thế nên tôi vẫn “chứng nào tật ấy”.
Thời gian qua một số tác giả đã viết bài công khai những sai phạm của nhiều yếu nhân trong đảng CS như Đinh La Thăng, Trịnh Xuân Thanh, Vũ Đức Thuận… tạo nên dư luận trái chiều, người thì hoan nghênh, người lại “ném đá” cho là các tác giả này “thuộc phe Nguyễn Phú Trọng” và tại sao không đăng về sai phạm của ông Trọng mà chỉ đăng người nọ, người kia…
Riêng tôi ủng hộ những tác giả vạch trần mọi hành vi tham nhũng, tàn ác, ma giáo của bất cứ ai, quan chức nào đã, đang bán giang sơn, chủ quyền dân tộc cho ngoại bang, vơ vét cạn kiệt tài nguyên đất nước, đầu độc môi trường, cướp đoạt đất đai, mồ hôi, nước mắt… gây đau khổ cho nhân dân dù họ ở phe nào. Ở chế độ độc tài thời mạng Internet chưa phát triển, đảng CS độc quyền thông tin thì việc vạch mặt những kẻ đang nắm quyền lực là không thể. Bởi vì, pháp luật ở chế độ độc tài thuộc những kẻ mạnh, khi họ còn nắm quyền lực thì về danh chính họ không có sai phạm, tội lỗi, thậm chí còn là “tấm gương đạo đức…” vì báo quốc doanh chỉ có quyền tung hô, “nâng bi” lãnh đạo. Vì thế kẻ nắm quyền lực dù đầy tội lỗi thì vẫn cao sang chỉ đến khi họ rời quyền lực, chui ống cống… thì tội của họ mới được công khai và nhân dân hoặc kẻ khác nắm quyền mới có cơ xử được họ. Nay có Internet,mạng xã hội một bộ phận người dân mới được biết đến chút “thâm cung bí sử” của triều đình CS và mọi công khai để nhân dân biết tạo dư luận ngăn chặn, “đóng đinh” tội lỗi của họ là việc cần thiết.
Lịch sử chứng minh không kẻ nào gây tội ác với đất nước, nhân dân được thoát. Vì thế nếu nay bất cứ ai công khai, trừng phạt tham nhũng thì vẫn tốt dù bất cứ ở phe nào, động cơ gì. Chống tham nhũng đem lại chút lợi cho đảng CS sống lâu hơn nhưng để nạn cướp đoạt giảm tốc, đất nước đỡ tan hoang, dân ta đỡ khổ và đặc biệt nói lên sự vô lý, tha hóa không thể tránh khỏi của chế độ độc tài thì vẫn không phải vô ích. Thử hỏi, nếu họ chia chác sòng phẳng, đoàn kết nhất trí “quang vinh muôn năm” mà không ai biết rồi tăng tốc bàn giao VN cho ngoại bang để làm “An Nam khu tự trị” ung dung làm giàu trên lưng 90 triệu cái “đầu đen” thấm nhuần văn hóa “khôn ngoan không dám làm người” (Lê Đạt), không thèm biết nhục, không cần nghĩ đến tổ tiên nữa thì sẽ ra sao?
Tuy nhiên, công khai, vạch mặt tham nhũng không đồng nghĩa trừng phạt vì trừng phạt hay không là quyền của đảng cộng sản, ông Nguyễn Phú Trọng nắm bộ máy quyền lực. Chỉ thị 15 còn nguyên giá trị, nếu báo của đảng CS công khai tham nhũng của ai đó thì chỉ thị 15 còn phải xem xét, cân nhắc có nên “chống” anh này, anh kia không đã chứ nói gì ai công khai tham nhũng trên mạng “không chính thống” thì hầu như đảng CS không bận tâm. Việc sau khi có các bài báo công khai tham nhũng nhiều ý kiến chưa chi đã “thòng lọng thít cổ anh nọ, anh kia” là hơi chủ quan.
Tôi cũng không đồng tình luận điểm: Các bài báo chứa trong nó tài liệu thuộc loại “thâm cung bí sử” là phải từ một trong hai phe “chóp bu” trao gửi cho tác giả như trường hợp Huy Đức viết về ông Đinh La Thăng vừa rồi. Trường hợp ấy là có nhưng không phải tất cả. Bởi vì,một nhà báo có tư liệu từ các nguồn: tự mình sưu tầm,bạn đọc cung cấp, “kẻ thù” của đối tượng tuồn cho để mượn tay trừ khử đối thủ…
Qua nhiều năm làm báo và chiến với cường quyền tôi nhận thấy các tài liệu chống tham nhũng, tiêu cực hầu hết từ quần chúng căm ghét tham nhũng, tin tưởng nhà báo cung cấp. Những năm tôi đấu tranh với lãnh đạo HKVN đang đêm ai đó còn quẳng vào sân nhà tôi cả những hợp đồng,giá cả, các trao đổi ăn chia tối mật của quan chức HKVN,thành viên cơ quan nhà nước cấp cao… về những vụ mua, thuê máy bay mờ ám… Đặc biệt, các phe phái chính trị đấu đá họ vô cùng thận trọng, đa nghi không dễ để các nhà báo “nhúng mũi” vào nội bộ của họ. Nói các thông tin thuộc VIP trong đảng CS mà nhà báo có được chỉ từ phe nọ, kia cung cấp là hạ thấp vai trò của nhân dân và nhà báo. Đảng CS nay chỉ còn nhất nguyên quyền lực họ muốn trị ai cũng được vì có mấy quan chức không có tội và ai đủ thế lực làm họ phải nhờ các thông tin “không chính thống” vận động dư luận ủng hộ? Họ nhường TQ bao nhiêu lãnh thổ, xâm lấn biển đông, tàn sát cướp bóc ngư dân VN, bênh kẻ đầu độc biển bốn tỉnh miền trung, rước cả tàu của kẻ cướp quần đảo Hoàng Sa, tàn sát bộ đội ta cướp đảo Gạc Ma vào Cam Ranh…. toàn tội “trời tru, đất diệt” họ cũng chẳng e dư luận cơ mà..

Theo tôi, tham nhũng, thối nát chỉ có ở đảng CS, bất kỳ ai công khai, chống các hành vi đó đều tốt dù họ ở phe nào, đảng CS có xử lý hay không.