CỘNG HÒA XÃ HỘI
CHỦ NGHĨA VIỆT NAM.
Độc lập – Tự
do – Hạnh phúc.
BẢN NHẬN XÉT
& ĐỀ NGHỊ.
“Về dự thảo Luật tín ngưỡng, tôn giáo ngày
01/09/2016”.
Kính gửi Quốc hội Việt Nam,
Chúng tôi là những tham dự viên Bàn Tròn Đa Tôn Giáo Việt Nam ký
tên dưới đây, có nhận xét và góp ý về Dự Thảo Luật Tín Ngưỡng, Tôn Giáo ngày
01/09/2016 (DT LTN, TG 01/09/2016). Chúng tôi trình bày 03 phần: Các căn cứ; nhận
xét và đề nghị sửa đổi một số điều cụ thể; tổng kết và đề nghị.
A/- PHẦN CĂN
CỨ:
Chúng tôi có 06 căn cứ:
I/- Căn cứ vào Hiến pháp
năm 2013 tại Điều 24.
Đây là điều hiếm hoi
trong Hiến pháp không có câu thòng: theo
quy định của pháp luật.
Có nghĩa là DT
LTN, TG 01/09/2016 phải theo Điều 24.
II/- Căn vào DT LTN, TG 01/09/2016: Điều 1 & Điều 3.
Mọi quy định trong DT 01/09/2016 phải theo
tinh thần của:
Điều 1: thể hiện quyền tự do tín ngưỡng và
tôn giáo.
Điều 3: Trách nhiệm của
Nhà nước trong việc bảo đảm quyền tự do tín ngưỡng và tôn giáo.
Hiểu như vậy sẽ tương thuận với điều 24 của Hiến
pháp 2013.
III/- Căn cứ vào Tuyên ngôn quốc tế nhân quyền
và công pháp quốc tế.
Xét theo bình diện quốc tế: Việt Nam đã là một
thành viên của Liên Hiệp Quốc nên luật phải phù hợp với
trách nhiệm của một quốc gia trong đại gia đình Liên Hiệp Quốc (LHQ). Phù hợp với các công ước quốc tế (Đặc biệt là Công
Ước Về Quyền Dân Sự & Chính Trị) mà Việt Nam đã ký kết và có nghĩa vụ thực
hiện: thực hiện nhân quyền, tôn trọng nhân quyền và bảo vệ nhân quyền. Trong đó
quyền tự do tôn giáo là cực kỳ quan trọng.
IV/- Báo cáo ngày 30/01/2015 của Đặc
phái viên LHQ về tự do tôn giáo và niềm tin, ông Heiner Bielefeldt.
Nhà cầm quyền Việt Nam đã mời ông
Heiner Bielefeldt Đặc phái viên LHQ về tự do tôn giáo và niềm tin đến làm việc
từ ngày 21 đến 31/07/2014. Sáu tháng sau ông Heiner Bielefeldt đã có báo cáo
trước Đại Hội Đồng Liên Hiệp Quốc ngày 30/01/2015.
V/- Căn cứ
vào Bản Tuyên Bố Chung ngày 24/11/2015 của tổ chức
Các Nhà Lập Pháp ASEAN vì Nhân Quyền (ASEAN Parliamentarians for
Human Rights - APHR) về Dự Thảo Luật Tín Ngưỡng, Tôn Giáo của Việt Nam.
VI/- Thực
tế tôn giáo tại Việt Nam .
Sau
ngày 30/04/1975 chính sách cải tạo tôn giáo của nhà cầm quyền hiện nay đã tạo
nên những tổn thương nghiêm trọng cho nhiều tổ chức tôn giáo chân truyền. Thực
tế là nhà nước đã dùng mọi cách để tước đoạt quyền tồn tại và hoạt động của các
tôn giáo tại miền Nam Việt Nam. (LHQ và các tổ chức nhân quyền gọi là tôn giáo
độc lập).
B/- PHẦN NHẬN XÉT VÀ ĐỀ NGHỊ.
Từ 06 căn cứ trên chúng tôi có nhận xét và
góp ý cụ thể một số điều khoản không tương thuận điển hình như sau:
I/- Điều 2.
Giải thích từ ngữ.
Khoản
6 viết. Tín đồ là người tin, theo
một tôn giáo và được tổ chức tôn giáo thừa nhận.
Khoản
13 viết: Tổ chức tôn giáo là tập hợp tín đồ của một tôn giáo được tổ chức
theo một cơ cấu nhất định được Nhà nước công nhận nhằm thực hiện các hoạt động
tôn giáo.
1/- Nhận xét:
Dự thảo 05 giải thích tín đồ: Tín đồ là người
tin, theo một tôn giáo.
DT
LTN, TG 01/09/2016 gắn thêm cái đuôi: và được tổ chức tôn giáo thừa nhận.
Kết hợp khoản 6 với khoản 13:
Tín đồ phải được tổ chức tôn giáo
công nhận mà tổ chức tôn giáo phải được
nhà nước công nhận.
Như vậy có nghĩa là nhà nước đứng ra công nhận tín đồ thông qua tổ chức tôn giáo.
Cách giải thích từ ngữ như vậy cho thấy: DT LTN, TG 01/09/2016 thụt lùi
so với DT 05 và không tương thuận với 06 căn cứ nêu trên.
2/-
Đề nghị sửa lại:
Tín
đồ là người tin, theo một tôn
giáo.
Tổ
chức tôn giáo là cách sắp xếp bộ máy nhân sự và bố trí các cơ quan hành đạo
theo quan điểm, nhu cầu của tôn giáo đó để phụng sự xã hội.
Phần liên quan đến Tổ chức tôn giáo Luật cần ghi rõ:
Tổ chức tôn giáo có đầy đủ quyền để chọn cách:
2.1/- Đăng ký để được nhà
nước công nhận và hoạt động.
2.2/- Thông báo cho nhà nước biết và hoạt động.
Cả hai đều bình quyền trước pháp luật.
Chỉnh sửa như thế sẽ phù hợp với 06 căn cứ nêu trên.
|
II/- Điều 05.
1/-
Nhận xét:
Quy
định tại điều 5 có những từ ngữ không định lượng được nên:
- Không phù hợp với 06 căn cứ nêu trên.
2/-
Đề nghị sửa lại cho đúng với công ước.
Quyền
tự do biểu thị tôn giáo hay tín ngưỡng chỉ có thể bị giới hạn theo luật, vì nhu
cầu bảo vệ an toàn công cộng, trật tự công cộng, sức khỏe công cộng, đạo lý hay
những quyền tự do căn bản của người khác.
III/- Một số điều không tương thuận khác:
Chúng
tôi xin liệt kê và đề nghị như sau:
1/-
Điều 06 khoản 05.
Đề
nghị sửa lại: Chức sắc, chức việc, người lãnh đạo tổ chức có quyền tự do thực
hiện nghi lễ tôn giáo trong phạm vi phụ trách; giảng đạo, truyền đạo tại cơ sở
tôn giáo hoặc địa điểm thích hợp.
2/-
Điều 7 khoản 2 và khoản 9.
Khoản
2: đề nghị sửa.
Tổ
chức cho tín đồ sinh hoạt tôn giáo tập trung tại địa điểm thích hợp.
Khoản
9: Đề nghị bỏ hẳn.
3/-
Điều 9 khoản 1:
Đề
nghị sửa: Tổ chức, cá nhân tham gia hoạt động tín ngưỡng, tôn giáo có trách nhiệm
tuân thủ các quy định của Luật này.
4/-
Chương III, Điều 12, khoản 1.
Đề
nghị sửa: Cơ sở tín ngưỡng thông báo hoạt động tín ngưỡng diễn ra trong năm. Việc
thông báo này có thể thực hiện một hoặc nhiều lần.
5/-
Chương IV điều 16 khoản 2; điều 17; điều 18.
DT
LTN, TG 01/09/2016 đề cập đến người theo tôn giáo không thuộc tổ chức tôn giáo
được nhà nước công nhận:
- Phạm
vi hoạt động: chỉ được hoạt động tôn giáo trong một xã. Như vậy nhà nước đã cấm
việc liên giao hành đạo.
- Về nhân sự: từ chức sắc, chức việc cho đến
tín đồ thì phải được sự công nhận của tổ chức tôn giáo và có vậy thì mới được cử
hành nghi thức tôn giáo ở những địa điểm nhất định. Nghĩa là những tôn giáo
không xin công nhận hay không được công nhận sẽ không có chức sắc, chức việc
(và không có tín đồ). Không có người nào được cử hành nghi lễ tôn giáo.
Đây
là điều không phù hợp với thực tế tôn giáo tại Việt Nam; đặc biệt là các tôn
giáo độc lập đã hoạt động tôn giáo trước ngày 30/04/1975.
Mâu
thuẫn từ chính DT LTN, TG 01/09/2016.
IV/- Từ chương IV đến chương VIII:
1/
Nhận xét: Các từ công nhận và đăng ký dày đặc nên hoàn toàn không phù
hợp với 05 căn cứ nêu trên.
Đề nghị: Tất cả những từ công nhận, đăng ký phải đổi
thành thông báo. Tất cả từ hợp
pháp phải sửa thành thích hợp.
2/
Điều 18, khoản 3 bỏ đoạn “không trong thời gian bị xử lý vi phạm hành chính
trong lĩnh vực tín ngưỡng, tôn giáo; không có án tích.”
3/
Bỏ hẳn điều 17, 19, 20.
V/- Chương IX: Điều khoản thi hành.
1/-
Nhận xét:
DT
LTN, TG 01/09/2016 đã bỏ hẳn điều 38 trong Pháp lệnh 21 về tín ngưỡng, tôn giáo
ban hành năm 2004.
Điều này chứng tỏ DT
LTN, TG 01/09/2016 đã thụt lùi so với
pháp lệnh (2004). Đây là điều không thể chấp nhận được.
2/-
Đề nghị:
Giữ
lại điều 38 áp dụng cho luật (sửa chữ pháp lệnh thành chữ luật):
Trong
trường hợp điều ước quốc tế mà Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam ký kết hoặc
gia nhập có quy định khác với quy định của luật này thì thực hiện theo quy định
của điều ước quốc tế đó.
và đưa
vào điều khoản thi hành luật.
C/- TỔNG KẾT
VÀ ĐỀ NGHỊ.
I/- Tổng kết:
1/- DT LTN, TG 01/09/2016 đã có nhiều điểm thụt lùi so với các dự
thảo trước đó. Các lý do để giới hạn tự do tôn giáo hay tín ngưỡng đã tăng lên
so với các bản dự thảo trước.
2/- Bộ máy nhân sự của nhà nước bố trí để thực hiện DT LTN, TG
01/09/2016 sẽ rất cồng kềnh, tốn kém rất nhiều cho ngân sách. Điều nầy trái với
chủ trương tinh giảm biên chế, tiết kiệm ngân sách. Nhân sự trong bộ máy công
quyền hiện nay yếu kém về năng lực và ăn của dân không từ một thứ gì. Cho nên
DT LTN, TG 01/09/2016 là môi trường rất tốt cho tham nhũng.
3/- DT LTN, TG 01/09/2016 đã vi phạm điều 24 của Hiến pháp 2013.
Đó là cái sai từ căn bản nên phải hủy bỏ.
II/- Đề nghị:
1/-
Chỉ cần điều 24 trong Hiến pháp 2013 là đủ không cần có luật con.
Điều
24 không có câu: theo quy định pháp luật. Như vậy không cần có luật con
cho quyền tự do tôn giáo.
Cách
thức lãnh đạo, quản trị, điều hành của nhà nước đã biến Việt Nam thành quốc gia
đứng chót trong khối Asean. Nhân sự trong bộ máy công quyền vừa kém năng lực và
ăn của dân không chừa một thứ gì.
Muốn
đất nước tiến lên phải thay đổi tư duy về cách thức lãnh đạo, quản trị, điều
hành. Do vậy chúng tôi đề nghị không cần phải có luật riêng cho tín ngưỡng hay
tôn giáo.
Điều
này sẽ mang đến hiệu quả tức thời: giảm được người ăn lương từ ngân sách. Tín đồ
và các tổ chức tôn giáo sẽ không phải chi tiền cho các viên chức ăn của dân
không từ một thứ gì. Xã hội được minh bạch và nhà nước không phải hứng chịu búa
rìu dư luận của quốc tế về tự do tôn giáo tại Việt Nam.
Mỗi
tôn giáo điều có giáo quy, giáo luật riêng. Nhưng đều hướng dẫn tín đồ đến bác
ái và công bằng. Đạo Phật có ngũ giới cấm
và tứ đại điều quy là tinh hoa của Phật
pháp. Nó ngăn chặn tội lỗi của tín đồ khi chưa phát sinh và tồn tại nhiều ngàn
năm. Nhìn rộng ra nếu người ngoài tôn giáo đi nữa mà nhận thấy hay thực hiện được
ngũ giới cấm và tứ đại điều qui thì cả thế giới sẽ hòa bình, mọi cuộc chiến tranh sẽ
chấm dứt. Luật nhà nước nào hay hơn mà đòi quản lý họ?
2/-
Trường hợp phải có luật.
2.1/-
Tên bộ luật là Luật về Tôn giáo hay Niềm tin.
Bởi
vì niềm tin bao gồm cả tín ngưỡng; có đặc điểm là không có tổ chức như tôn
giáo.
Tôn
giáo có 05 yếu tố cấu thành, đó là: giáo chủ, giáo lý, giáo luật, tín đồ và
cách thức sắp xếp nhân sự, bố trí các cơ quan theo quan điểm của mỗi tôn giáo.
Tên
luật như thế mới phù hợp với thời toàn cầu hóa.
2.2/- Con người
là đầu mối của mọi sự đúng sai. Con người có tâm và có tầm thì luật sẽ thật sự
hữu ích. Do vậy trong quá trình viết lại Dự luật
về Tự do Tôn giáo hay Niềm tin thì nhân sự ban soạn thảo là quan trọng. Ban
soạn thảo phải có các chuyên gia về luật nhân quyền quốc tế, mọi thành phần bị
ảnh hưởng bởi luật này; có các nhóm tôn giáo và niềm tin tại Việt Nam; các tham
dự viên của Bàn Tròn Đa Tôn Giáo Việt Nam am hiểu luật pháp và có kinh nghiệm
về hoạt động tôn giáo tham gia. Đặc biệt là phải mời Báo cáo viên Đặc biệt của
LHQ về Tự do Tôn giáo hoặc Niềm tin làm cố vấn tối cao.
Kính thưa Quốc hội,
Việt Nam tuyên bố là tự do hơn các nước tư bản nhiều lần. Mà trong
các nước tư bản thì tự do tôn giáo rất được tôn trọng và chính quyền tạo điều
kiện cho người dân thực hiện quyền tự do tôn giáo rất rõ ràng. Vậy thì luật về
Tự do Tôn giáo và Niềm tin của Việt Nam phải tốt hơn, rộng rãi hơn các nước tư
bản mới phù hợp với tuyên bố của nhà nước.
Chúng tôi muốn giúp cho nhà cầm quyền chứng tỏ rằng tuyên bố và
hành động đi đôi với nhau trước đồng bào và công luận quốc tế nên mới có nhận
xét và góp ý trên đây.
Chúng tôi hoàn toàn chịu trách nhiệm trước pháp luật và đồng thời
sẵn sàng đối thoại với Quốc hội để làm sáng tỏ mọi vấn đề liên quan đến tự do
tôn giáo và niềm tin trong thời toàn cầu hóa.
Việt Nam ngày
24 tháng 09 năm 2016.
TDV ký tên.