Linh Mục Thomas Reese và Bà Mary Ann Glendon đã đến VN (trong phái đoàn USCIRF) vào tháng 08/2015 và nhị vị đã hội kiến với KNS Đạo Cao Đài...
BBT BLOG.
PHÚC
TRÌNH TỪ VIỆT NAM
Tác giả: Thomas Reese và Mary Ann Glendon1
[Bản dịch Việt ngữ của BPSOS]
Dưới đây là bài Xã Thuyết đăng trên tạp chí America
của Giáo Hội Công Giáo Hoa Kỳ số ra ngày 19, tháng 2, 2016.
của Giáo Hội Công Giáo Hoa Kỳ số ra ngày 19, tháng 2, 2016.
Tôn giáo ở Việt Nam hiện nay khác biệt hẳn
so với 40 năm về trước. Đây là thông điệp mà chúng tôi liên tục nghe được trong
chuyến đi vừa qua tại Việt Nam.
Các tín hữu Việt Nam cho biết, một mặt là tự do
tôn giáo đã được mở rộng trong bốn thập niên vừa qua. Mặt khác, họ tin rằng
nhiều viên chức chính phủ vẫn hiểu lầm về tôn giáo và vai trò tích cực mà tôn
giáo có thể đóng góp cho xã hội, thay vào đó họ vẫn bám víu vào những nỗi lo sợ
đã lỗi thời và có thành kiến về quyền tự do thực h1 đoàn ành đức tin của mọi người.
Sau khi chiến tranh kết
thúc vào năm 1975, các nhà lãnh đạo Cộng sản Việt Nam hạn chế tối đa quyền tự
do tôn giáo bằng nhiều cách khác nhau, như lệnh cấm toàn diện các tổ
chức tôn giáo và các sinh hoạt của họ. Hầu hết các nhà lãnh đạo tôn giáo đã
chống đối cuộc cách mạng của Cộng Sản, vì sợ rằng những gì sẽ xảy ra nếu những
người Marxist vô thần lên nắm chính quyền. Sau chiến tranh, các
cuộc tắm máu như dự đoán đã không xảy ra, nhưng chính quyền mới đã tịch thu tài
sản của tôn giáo, bỏ tù nhiều vị lãnh đạo tôn giáo và áp bức các tín đồ. Đặc
biệt là các Kitô hữu được họ xem như là công cụ áp chế của nước ngoài, trong
khi các thành viên của một số các tôn giáo địa phương, như đạo Cao Đài, được
chính quyền nhắm đến vì trong quá khứ họ có quân đội chống lại Cộng Sản.
Tình trạng hiện nay tuy có khá
hơn, nhưng Việt Nam vẫn còn một chặng đường dài phải vượt qua trước khi đáp ứng
được các tiêu chuẩn quốc tế mà quốc gia này đã chính thức chấp nhận, như Điều
18 của Công ước Quốc tế về các Quyền Dân sự và Chính trị. Trong khi đó, chế độ
đã chuyển từ tình trạng đàn áp tôn giáo toàn diện sang trạng thái nhà nước kiểm
soát, họ tạo ra một tổ chức Phật Giáo quốc doanh và một tổ chức Cao Đài quốc
doanh. Những người tiếp tục hành đạo trong các tổ chức tôn giáo độc
lập, không được chính quyền thừa nhận, đã bị cấm đoán và đôi khi bị "loại
ra khỏi đạo" bởi các giới chức thuộc tôn giáo quốc doanh. Điều này đã
khiến họ trở thành những kẻ "bất đồng chính kiến" với tôn giáo của họ
và với nhà nước. Công giáo đã tránh được trường hợp buộc phải đồng thuận để
tham gia vào một tổ chức tôn giáo quốc doanh như Hiệp Hội Yêu Nước ở Trung
Quốc, nhưng chính phủ vẫn lưu tâm đến việc kiểm soát các giáo sĩ và tiếp tục
đóng vai trò trực tiếp trong việc chấp thuận các ứng viên vào chức Giám Mục do Vatican
chọn lựa.
Một Tình Trạng Phức Tạp
Để hiểu rõ hơn về tình hình
hiện tại, chúng tôi đã đến thăm Việt Nam vào cuối tháng Tám (vừa qua) với tư
cách thành viên trong phái đoàn của Ủy Ban Hoa Kỳ về Tự Do Tôn Giáo Quốc Tế, Uỷ
Ban này đã được hình thành qua Đạo luật về Tự do Tôn giáo Quốc tế năm 1998 để
theo dõi tình trạng về tự do tư tưởng, lương tâm và tôn giáo, hay tín ngưỡng ở
nước ngoài, và trình các khuyến nghị độc lập về chính sách lên Tổng Thống, Bộ
Trưởng Ngoại Giao và Quốc Hội Hoa Kỳ. Những gì mà phái đoàn tiếp nhận được sẽ
trở thành một phần của phúc trình chính thức của Uỷ Ban - thí dụ như trong báo
cáo thường niên về tự do tôn giáo của Uỷ Ban.
Tình hình tôn giáo ở Việt Nam
rất phức tạp và đôi lúc rất khó hiểu. Một mặt, các nhà thờ Công giáo với đông
người đến dự lễ và lời kêu gọi tu trì được đáp ứng dồi dào; gần đây chính phủ
đã cấp giấy phép cho Công giáo được thành lập một trường đại học về thần học ở
miền Nam. Những tín hữu Công giáo còn có thể làm việc cho chính phủ, và có
không ít trường hợp đảng viên gửi con đến các chương trình giáo dục mầm non
Công Giáo hoặc nhập học vào các trường đại học Công giáo tại Hoa Kỳ.
Mặt khác, chúng
tôi đã nghe được các báo cáo đáng tin cậy, phản ảnh qua các sự việc mà Uỷ Ban
đã thu nhận được trong qúa khứ, như công an thường xuyên quấy rối và tấn công
các tín đồ thuộc các tổ chức tôn giáo độc lập, không đăng ký, trong đó có nhiều
nhà thờ thuộc Giáo Hội Tin Lành.
Nói chung, Giáo hội Công Giáo
ít có vấn đề với chính phủ hơn là các nhà thờ Tin lành; các nhóm tôn giáo do
nhà nước bảo trợ hoạt động mạnh hơn so với các nhóm tôn giáo độc lập, và các
tôn giáo đã đăng ký hoạt động ít bị cản trở hơn so với những nhóm không đăng
ký.
Để được xem là hợp pháp, các tổ
chức tôn giáo phải đăng ký với chính phủ, mà nếu không đăng ký thì họ bị coi
là bất hợp pháp và không được thuê mướn hoặc sở hữu tài sản. Thủ tục đăng ký
đòi hỏi tổ chức tôn giáo phải báo cáo số hội viên, nhóm lãnh đạo, tín ngưỡng và
các sinh hoạt của họ. Ngay cả đối với các tổ chức đã đăng ký, nhiều hoạt động vẫn
cần phải xin phép chính quyền địa phương, cấp tỉnh và/hoặc cấp quốc gia. Thí
dụ, nếu một nhóm muốn mở một nhà thờ mới, hoặc di chuyển một vị giáo sỹ quản
nhiệm từ một nhà thờ này đến nhà thờ khác, thì họ cần có sự chấp thuận của
chính phủ.
Nhưng ngay cả sự chấp thuận của
chính phủ cũng không giải quyết được tất cả các vấn đề. Thí dụ,
một nhóm đã được giấy phép mở một nhà thờ khác nhưng gặp khó khăn trong việc
thuê nhà vì chủ nhà không muốn có sự xem xét, dòm ngó của công an do sự hiện
diện của một nhà thờ trên tài sản (đất đai) của họ.
Chính phủ Việt Nam hiện đang
soạn thảo một đạo luật mới để quản lý tôn giáo. Trước khi đến Việt Nam, chúng
tôi đã nghiên cứu dự thảo thứ tư, trong đó phần lớn những gì đã được thực thi
qua các pháp lệnh và nghị định trước đây, nay được đưa vào luật. Dự thảo quy
định một số hoạt động tôn giáo khác, ngoài việc đăng ký, phải được chính phủ
chấp thuận, gồm có một số điều khoản quy định việc chấp thuận khi các nhóm chọn
lựa hoặc thuyên chuyển tu sĩ hoặc nhân viên phục vụ cho tôn giáo. Thí dụ này
cho chúng tôi thấy rõ rệt hơn sau khi một nhóm, mà chúng tôi gặp trong chuyến
đi này, cho biết là một nửa các ứng viên mà họ đề cử để trở thành mục sư đã bị
chính phủ từ chối.
Trong khi ở Việt Nam, chúng tôi
được biết chính phủ hiện đang soạn dự thảo thứ năm, theo đó thì dường như họ đã
thay chữ "chấp thuận" bằng chữ "thông báo" trong một số
trường hợp. Chính phủ đòi hỏi các nhóm phải thông báo cho chính phủ biết các
hoạt động của họ vẫn là một vấn đề. Tuy thế, mỗi thay đổi ngôn ngữ từ
"chấp thuận" sang "thông báo" là một bước tiến quan trọng
đối với Việt Nam.
Một số nhóm tôn giáo đã
từ chối ghi danh trên nguyên tắc, họ đã chọn lựa sự độc lập cho nhóm họ để
không bị chính quyền kiểm soát. Những nhóm này thường bị công an quấy nhiễu,
làm khó. Tình trạng này cũng xảy đến cho các nhóm công khai khiếu nại về
những sự bạc đãi mà họ gánh chịu, và sự việc này cũng xảy ra tương tự cho các
nhóm bị tố cáo là liên lạc với các cơ quan nước ngoài hay/và các cơ quan bảo vệ
nhân quyền.
Các yếu
tố ảnh hưởng đến các Tín hữu
Sau khi lắng nghe các nhà lãnh
đạo tôn giáo, chúng tôi kết luận rằng phạm vi và mức độ can thiệp của chính
phủ, trong đó đôi khi dùng đến bạo lực, thường phụ thuộc vào một số điều kiện
ngoài tầm kiểm soát của các tổ chức tôn giáo.
Trước tiên, các tổ chức tôn giáo và các cá nhân sẽ
gặp các nguy cơ lớn nếu chính quyền tin rằng họ là một mối đe dọa cho chính phủ
hay cho Đảng Cộng sản. Óscar Romero, Tổng Giám Mục Công Giáo La Mã đã bị
giết, được biết đến qua các bài giảng về công bằng xã hội và quyền con người,
chắc sẽ không được dung thứ tại Việt Nam, chẳng khác gì như ông đã bị đối xử ở
El Salvador. Do đó các tổ chức tôn giáo buộc phải ém nhẹm vai trò truyền
giảng ngôn từ như sứ giả của một Đấng Tối Cao,
nếu họ muốn tồn tại ở Việt Nam. Điều này có nghĩa là: từ bỏ hỗ trợ cho bất cứ điều gì có thể được xem là trái với chính sách của Đảng, như dân chủ và nhân quyền. Các nhà hoạt động công khai ủng hộ những quyền tự do cơ bản này, gồm cả người Công Giáo và Tin Lành, đã bị cầm tù.
nếu họ muốn tồn tại ở Việt Nam. Điều này có nghĩa là: từ bỏ hỗ trợ cho bất cứ điều gì có thể được xem là trái với chính sách của Đảng, như dân chủ và nhân quyền. Các nhà hoạt động công khai ủng hộ những quyền tự do cơ bản này, gồm cả người Công Giáo và Tin Lành, đã bị cầm tù.
Năm 1980, Hội đồng Giám mục
Công giáo Việt Nam đã ban hành một lá thư mục vụ nói rằng người Công giáo tốt
phải là công dân tốt, điều đó đã làm hài lòng các viên chức chính phủ và nhờ đó
đã mở đường cho việc giảm thiểu các hạn chế. Tương tự như vậy, các nhà lãnh đạo
Hồi giáo nhấn mạnh rằng tôn giáo của họ đòi hỏi tín đồ phải chấp hành pháp luật
của nhà nước miễn là các luật đó không vi phạm niềm tin của họ vào một Thượng
Đế duy nhất, hay can dự vào nhiệm vụ cầu nguyện của họ.
Mặt khác, các viên chức chính
phủ lo lắng khi một mục sư tại địa phương có uy tín và quyền hành tại ngôi làng
của họ nhiều hơn so với các viên chức của đảng và của chính quyền địa phương.
Thí dụ, khi các viên chức địa phương bảo người dân biểu tình đi về nhà, thì họ
không thèm để ý đến chỉ thị này, nhưng nếu mục sư nói, "Về nhà", thì
họ tuân theo.
Tương tự như vậy, Dòng Chúa Cứu
Thế, một dòng tu Công giáo, bị quấy nhiễu vì họ cho phép những người bất đồng
chính kiến đến tụ họp trên tài sản (đất đai) của họ. Dòng Chúa Cứu Thế cũng
đang tranh chấp với chính phủ về đất đai của họ đã bị chính phủ tịch thu dưới
chiêu bài phát triển mở mang. Đương nhiên chính quyền không có chiều hướng đối
xử tốt với những kẻ "gây rối." Năm ngoái, Dòng Chúa Cứu Thế có một
Cha bề trên mới ở cấp tỉnh và vị này có một lập trường ít cứng rắn hơn, có thể
đó là lý do mà chính phủ sẽ giảm bớt các áp lực lên trên Dòng này.
Thứ hai, nhà nước lại đặt mục tiêu duy trì trật
tự công cộng có ưu tiên trên quyền tự do tôn giáo và nhiều quyền tự do khác.
Điều này dẫn đến các giới hạn khắt khe về việc truyền giáo. Người truyền
giáo nào mà gõ cửa nhà dân hoặc phát truyền đơn ngoài đường hoặc trong công
viên thì sẽ bị công an can thiệp tức thời. Các tín đồ Phật giáo và Cao Đài độc lập từ chối tham gia các tổ
chức tôn giáo quốc doanh cũng đang trong tình trạng rất nguy hiểm.
Những nhà truyền giáo năng động
trong khu vực dân tộc thiểu số ở vùng cao nguyên thường đã gặp nhiều rắc rối,
mặc dù họ nói rằng các cuộc xung đột với chính phủ thường lắng dịu sau khi họ
thành công trong việc rao giảng và cải đạo cho hầu hết dân chúng trong làng.
Nhưng quá trình chuyển đổi như vậy có thể mất nhiều thập niên. Những người
khác, như các tín đồ Mormon và Hồi giáo, đã đáp ứng các hạn chế đó bằng cách
chỉ cải đạo cho những người đến với họ tại nơi thờ tự để được hướng dẫn chứ
không đối đầu với chính phủ qua việc rao giảng và truyền đạo tích cực.
Thứ ba, các quyền hạn rộng rãi dành cho các
giới chức tại địa phương trong việc diễn giải và thực thi chính sách về tôn
giáo tuỳ theo ý của họ đã dẫn đến một môi trường không thống nhất, không thể
đoán trước. Một số tổ chức tôn giáo được may mắn hoạt động tại các tỉnh,
nơi mà các viên chức không có sự lo sợ hay tương phản với tôn giáo hay dân tộc
thiểu số. Đa số những nhóm mà chúng tôi gặp, họ cho biết là đã gặp nhiều vấn đề
hơn tại một số tỉnh này, và ít hơn ở một số tỉnh khác. Nhiều
người cho rằng Tây Nguyên là một khu vực có nhiều vấn đề, nơi mà bất kỳ hoạt
động nào liên quan đến các dân tộc thiểu số đều làm cho các viên chức chính phủ
lo lắng, và thường dẫn đến sự đàn áp khắc nghiệt. Các nhóm dân tộc này coi
trọng sự độc lập của họ, và một số nhóm đã là đồng minh với Mỹ chống Cộng Sản
(trong quá khứ).
Tại các tỉnh này, rất khó mà
được sự chấp thuận của chính phủ cho phép làm các nhà thờ mới hay cho phép các
tôn giáo hoạt động. Một số viên chức địa phương sợ các nhà lãnh đạo tôn giáo
nào có nhiều thẩm quyền với dân hơn là họ (các viên chức). Một số viên chức
là những người có khuynh hướng cổ hủ và họ tin rằng phải dùng biện pháp mạnh để
làm chủ tình hình. Tâm trạng này có khi đã đưa đến các hành vi tàn bạo của công
an, thay vì giải quyết xung đột lại làm cho sự việc tồi tệ hơn. Một viên chức
cấp quốc gia đã thẳng thắn phàn nàn về khả năng kém cỏi của một số các viên
chức địa phương. Dù vậy, chính quyền trung ương ít khi can thiệp vào để bênh
vực các nhóm tôn giáo là nạn nhân của sự lạm dụng của cấp tỉnh. Các viên chức
địa phương ít khi bị buộc phải chịu trách nhiệm về các hành động của họ.
Thứ tư, bởi vì sự tin tưởng có thể là một yếu tố
quan trọng trong việc làm bớt đi các vấn đề với các viên chức tại địa phương,
một số nhà lãnh đạo tôn giáo đã nỗ lực tạo mối quan hệ cá nhân với các viên
chức chính phủ. Một vị lãnh đạo Hội Thánh nói với chúng tôi về phương thức của
ông để một người bạn công an giới thiệu ông với các viên chức công an phụ trách
tôn giáo trong khu vực. Sau đó ông mời viên chức này đến tham dự buổi lễ tại
nhà thờ của ông. Mục đích của ông là thiết lập sự tin tưởng thông qua các việc
làm minh bạch và bằng đối thoại. Tổ chức với thứ bậc rõ ràng như Giáo Hội Công
Giáo rất thích hợp với phương cách này, bởi vì Công Giáo có một giới chức của
nhà thờ có đủ thẩm quyền để đại diện cho các con chiên. Sự tin tưởng và sự hiểu
biết, một khi đã được thiết lập ở cả hai phía, có thể giúp làm giảm bớt những
nghi ngờ và cuối cùng các viên chức địa phương nới tay; đáng tiếc, quá trình
này thường mất một thời gian dài.
Khi thiếu sự tin tưởng lẫn nhau
và sự nghi ngờ còn cao, chính phủ luôn luôn can dự vào việc hoạt động tôn giáo.
Thực tế, một số người dân mà chúng tôi gặp, họ nói với chúng tôi
rằng các viên chức chính phủ đã gặp họ trước khi chúng tôi đến thăm họ. Rõ ràng
là chính phủ muốn “cảnh báo” họ, và chính phủ nghi ngờ về những gì họ có thể
nói với một phái đoàn của chính phủ Hoa Kỳ. Một nhóm người khác đã rời nhà
của họ từ đêm hôm trước để đi đến gặp chúng tôi phòng khi công an ngăn giữ họ
không cho rời khỏi nhà.
Các nhà lãnh đạo tôn giáo Việt Nam cố
gắng để điều hướng bốn điều kiện nêu trên để được tồn tại, với các mức độ thành
công khác nhau, nhưng tình trạng đó rõ ràng là quá khác biệt với tự do tôn giáo
mẫu mực được nêu ra trong luật pháp quốc tế.
Việt Nam đã đạt được một số
tiến bộ về tự do tôn giáo kể từ những ngày đen tối sau khi Cộng sản cưỡng chiếm
vào năm 1975, và điều này khiến chúng ta hy vọng rằng những cải tiến chính đáng
và lâu dài đáp ứng được các tiêu chuẩn quốc tế là một điều có thể. Chúng tôi nhận thấy rõ ràng là
các viên chức Việt Nam muốn có các quan hệ tốt với Hoa Kỳ, và họ biết rằng tự
do tôn giáo là một vấn đề chúng tôi luôn quan tâm đến. Nhiều viên chức nhận ra
rằng đánh đập các tín hữu (tôn giáo) không phải là điều đáng làm nếu nó có tác
dụng xấu trên mối quan hệ giữa nước họ với Hoa Kỳ, nhưng còn quá nhiều viên chức vẫn cho rằng
phải cứng rắn thì mới thành công.
Mức độ Việt Nam tôn trọng và
bảo vệ quyền tự do tôn giáo tác động đến quốc ngoại. Vi phạm tự do tôn giáo là
một chuyện thường tình khắp vùng Đông Nam Á. Láng giềng của Việt Nam- đặc biệt
là nước Lào, một nước có một chính phủ Cộng sản tương tự - đang theo chân Việt
Nam trong lãnh vực chính sách liên quan đến các quyền và tự do – quan sát
các hành động của Việt Nam và ảnh hưởng của các hành động này lên các mối quan
hệ với cộng đồng quốc tế, trong đó có Hoa Kỳ. Rõ ràng là Việt Nam có nhiều sự
đe doạ và thử thách.
Liệu là tự do tôn giáo ở Việt
Nam có bao giờ đáp ứng được các tiêu chuẩn quốc tế, hoặc chính sách của nhà cầm
quyền không còn cải tiến thêm nữa? Một đạo luật về tôn giáo mà
chỉ giữ nguyên hiện trạng sẽ là một dấu hiệu không tốt. Trái lại,, nếu đạo luật
cho thấy chính quyền sẽ giảm bớt các yêu sách liên quan đến “xin/cho” và mức độ
các tôn giáo phải báo cáo, thì điều này sẽ là một dấu hiệu tốt. Nhưng,
trừ khi chính phủ không còn can dự vào nội bộ của các tổ chức tôn giáo độc lập,
đã đăng ký và không đăng ký, và từ bỏ mọi phương thức có tính chất “côn đồ” đối
với họ, thì không ai có thể nói rằng Việt Nam đã đạt được mức độ tự do tôn giáo
cần thiết của một nhà nước tuân theo luật pháp quốc tế.
1/- Thomas J. Reese, S.J. và Mary Ann Glendon là uỷ viên của Ủy Hội Hoa Kỳ về Tự do Tôn Giáo Quốc Tế. Linh Mục Reese là Chủ Nhiệm Tạp Chí America (1998-2005) và hiện nay là chuyên gia phân tích của tập san The National Catholic Reporter. Giáo sư Glendon là giáo sư Learned Hand Professor tại Phân Khoa Luật thuộc Đại Học Harvard và là cựu Đại sứ Hoa Kỳ tại Tòa Thánh Vatican.
TIENG ANH.
America Magazine -- Report From Vietnam
FOR YOUR INFORMATION
February 19, 2016 | Thomas J. Reese and Mary Ann Glendon
The following op-ed appeared in the America Magazine on
February 19, 2016
Religion in Vietnam
today looks markedly different than it did 40 years ago. This is the message we
repeatedly heard during a recent trip to Vietnam. Vietnamese faithful conveyed,
on the one hand, how religious freedom has expanded in the last four decades.
On the other, they believe many government officials still misunderstand
religion and the positive role it can play in society, instead subscribing to
outdated fears and prejudices about the right to freely practice one’s faith.
After the war ended in
1975, Vietnam’s Communist leaders severely constrained religious freedom in a
number of ways, including outright bans on religious organizations and their
activities. Most religious leaders had opposed the Communist revolution,
fearing what would happen if atheistic Marxists took over. After the war, the
predicted bloodbath did not occur, but the new government confiscated religious
property, imprisoned many religious leaders and persecuted many of their
followers. Christians in particular were seen as tools of foreign oppression,
while members of some of the local religions, like the Cao Dai, were targeted
for having fielded troops to fight the Communists.
While markedly better
today, Vietnam still has a long way to go before it meets the international
standards to which it has officially agreed, like Article 18 of the
International Covenant on Civil and Political Rights. In time, the regime moved
from full-bore state persecution to state control, creating a
government-sponsored Buddhist organization and a government-sponsored Cao Dai.
Those who continued to practice with unsanctioned religious organizations were
frozen out and sometimes even “excommunicated” by the established religious
authorities. This made them “dissidents” to both their faith and the state.
Catholics avoided being co-opted under a government-sponsored entity like the
Patriotic Association in China, but the government kept the clergy on a short
leash and continues to play a direct role in approving candidates for bishops
selected by the Vatican.
A Complex Situation
In order to better
understand the current situation, we visited Vietnam at the end of August as
part of a delegation from the U.S. Commission on International Religious
Freedom, which was created by the International Religious Freedom Act of 1998
to monitor the status of freedom of thought, conscience and religion or belief
abroad, and to give independent policy recommendations to the president,
secretary of state and Congress. What the delegation learned will become part
of the commission’s official findings—for example, in its annual report on
religious freedom.
The situation on
religion in Vietnam is complex and at times confusing. On the one hand,
Catholic churches are packed and vocations plentiful; the government recently
granted Catholics permission to found a university-level institute of theology
in the South. Catholics can even hold government jobs, and it is not uncommon
for party members to send their children to Catholic preschool programs or to
Catholic universities in the United States.
On the other hand, we
heard credible reports corroborating the commission’s past findings that police
often harass and assault religious followers from independent, unregistered
religious organizations, including many Protestant churches.
In general, the
Catholic Church has fewer problems with the government than Protestant
churches; state-sponsored religious groups do better than independent groups,
and registered bodies do better than those that are not.
To achieve legal
status, religious organizations must register with the government, without
which they are considered illegal and cannot rent or own property. Registration
requires religious organizations to report their membership, leadership,
beliefs and activities. Even for registered organizations, many activities
require the permission of the local, provincial and/or national government. If
a group wants to open a new church, for example, or to move a minister from one
church to another, it needs government approval.
But even government
approval does not solve all problems. For example, one group received
permission to open another house church but had difficulty getting a rental
because landlords did not want the extra police scrutiny that would come with
the presence of a church on their property.
The Vietnamese
government is currently drafting a new law to govern religion. Before visiting
Vietnam, we studied the fourth draft, which largely put into law what in the
past had been done by ordinance and decree. The draft stipulated a number of
religious activities in addition to registration that required government
approval, including several clauses governing the approvals required when
groups select or move religious personnel. This example became more poignant
after learning from one group during our visit that half the candidates they
proposed to become pastors had been rejected by the government.
While in Vietnam, we
learned the government is currently working on a fifth draft that appears, in
some instances, to have downgraded “approvals” to “notifications.” Although
requiring groups to notify the government of their activities is still
problematic, each language modification from “approve” to “notify” is a
significant step forward for Vietnam.
Some religious groups
reject registration on principle, choosing instead to maintain their
independence from state control. These groups routinely suffer harassment from
the police, as do those which publicly complain about the ill-treatment they
experience and those alleged to have contacts with foreign and/or human rights
organizations.
Factors Affecting the Faithful
After listening to
numerous religious leaders, we concluded that the scope and degree of
government intervention, including sometimes violent intervention, often
depended on a number of conditions over which religious organizations have
little control.
First, religious
organizations and individuals are at greater risk if authorities believe they
are a threat to the government or the Communist Party. Óscar Romero, the
murdered Roman Catholic archbishop known for preaching on social justice and
human rights, would not be tolerated in Vietnam any more than he was in El
Salvador. Religious organizations, therefore, are forced to suppress their
prophetic role if they want to survive in Vietnam. This means abandoning
support for anything that may be perceived as contrary to party policy, like
democracy and human rights. Activists openly supporting these basic freedoms,
including Catholics and Protestants, have been imprisoned.
In 1980, the Catholic
Bishops’ Conference of Vietnam issued a pastoral letter saying that good
Catholics must be good citizens, which pleased government officials and opened
the way for fewer restrictions. Likewise, Muslim leaders stress that their
religion requires their followers to observe their country’s laws as long as
this does not violate their belief in one God or interfere with their duty to
pray.
On the other hand,
government officials become nervous when a local pastor has more credibility
and authority in his village than the local party and government officials. For
example, when the local officials tell demonstrating villagers to go home, they
ignore him, but if the pastors say, “Go home,” they obey.
Likewise, the
Redemptorists, a Catholic religious order, suffered harassment because it
allowed dissidents to meet on its property. The Redemptorists are also in a
dispute over land being confiscated for development by the government, which is
not inclined to be nice to “troublemakers.” Last year, the order received a new
provincial superior who is taking a less assertive stance, which may cause the
government to ease up on them.
Second, the state’s
single-minded commitment to maintaining public order takes primacy over
religious freedom and indeed many other freedoms. This puts severe restraints
on evangelization. Knocking on doors or handing out pamphlets on the streets or
in a public park can prompt police intervention. Independent Buddhists and Cao
Dai believers who refuse to join the state-sponsored organization are also at
great risk.
Those who actively
evangelize among ethnic minorities in the highlands have especially run into
trouble, although they say that conflicts with the government often calm down
after evangelizing in a village has successfully converted most villagers. But
such transitions can take decades. Others, like the Mormons and Muslims,
navigate restrictions by limiting their converts to those who approach them for
instruction at their places of worship rather than risk problems with the
government by actively proselytizing.
Third, the wide
latitude given local officials to interpret and enforce religious policy
according to their own caprices contributes to an inconsistent, unpredictable
environment. Some religious organizations have the good fortune to operate in provinces
where officials bear no particular antagonism toward religion or ethnic
minorities. Almost every group we met said they experienced more problems in
some provinces than others. Many pointed to the Central Highlands as a problem
area, where any activity among the ethnic minorities makes government officials
nervous, often resulting in harsh repression. These ethnic groups prize their
independence, and some were allies with Americans against the Communists.
In these provinces, it
is difficult to get government approval for new houses of worship or religious
activities. Some local officials fear religious leaders who have more authority
among the populace than they do. Some are simply old guard who still believe
that a heavy hand is needed to control things. This mentality at times leads to
acts of police brutality, which instead of solving conflicts makes matters
worse. One national official frankly complained of the incompetence of some of
these local officials. Whatever the case, the central government rarely steps
in to protect religious groups from provincial abuse. Local officials are
rarely held to account for their actions.
Fourth, since trust
can be a critical factor in reducing problems with local officials, some
religious leaders take pains to establish personal relationships with
government officials. One church leader told us how he got a policeman friend
to introduce him to the police official in charge of religion in his area. He
then invited the official to his church services. His goal was to establish
trust through transparency and dialogue. Hierarchical organizations like the
Catholic Church are better equipped for this because there is a church official
who can speak with authority for his flock. Trust and understanding, once
established on both sides, can help alleviate suspicions and ultimately result
in local officials backing off; unfortunately, this process often takes a long
time.
When trust is lacking
and suspicions high, the government maintains an intimidating presence in
religious affairs. In fact, a number of the people we met told us that they had
been visited by government officials prior to our visit. It was clear that the
government wanted them “on message” and was suspicious about what they might
say to a U.S. government delegation. One group stayed away from their homes the
night before meeting us so that the police could not keep them from leaving
their houses.
Vietnamese religious
leaders attempt to navigate these four conditions in order to survive, with
varying degrees of success, but the situation obviously is far from the ideal
of religious freedom as articulated in international law.
Vietnam has made some
progress in religious freedom since the dark days following the Communist
takeover in 1975, and this offers hope that genuine and enduring improvements
that meet international standards are possible. It is also clear that
Vietnamese officials want to have good relations with the United States, and
they know that religious freedom is an issue close to our hearts. Many
officials realize that beating up believers is not worth while if it sours
their country’s relationship with the United States, but too many officials
still believe heavy-handed tactics are the way to go.
How Vietnam respects
and protects religious freedom also has implications beyond its own borders.
Violations of religious freedom are all too common throughout Southeast Asia.
Vietnam’s neighbors—particularly Laos, which similarly has a Communist government
and intently mimics Vietnam with respect to rights and freedoms—pay close
attention to Vietnam’s actions and their impact on relations with the
international community, including the United States. Clearly, Vietnam has a
lot at stake.
Will religious freedom
in Vietnam ever meet international standards, or have improvements plateaued? A
law on religion that simply endorses the status quo will be bad news. However,
if it reduces requirements for government approval and reporting, this will be
a sign that things are heading in the right direction. But unless the
government pulls back from its intrusive and thuggish treatment of independent,
registered and unregistered religious organizations, no one can say that
Vietnam has reached the level of religious freedom required of a state under
international law.
Thomas J. Reese, S.J.,
and Mary Ann Glendon are members of the U.S. Commission on International
Religious Freedom. Father Reese was editor of America (1998-2005) and is now
senior analyst for The National Catholic Reporter. Professor Glendon is the
Learned Hand Professor of Law at Harvard University and a former U.S.
Ambassador to the Holy See.