Thế quốc doanh, thế độc lập, tạo thời thế, thế cờ phải thế.
BBT Blog.
Bế mạc, chia tay và nối tiếp
Ts. Nguyễn Đình Thắng
Ngày 20 tháng 2, 2016
http://machsongmedia.com
Công thức “bàn tròn đa tôn giáo”
mà chúng tôi trình bày trong ngày đầu của hội nghị đã trở thành đề
tài được nhắc đến trong suốt hội nghị. Các
buổi họp sau đó và kể cả lời tuyên bố bế mạc cũng nhắc đến công
thức này. Rồi khi gặp nhau bên lề hội nghị hay trong bữa ăn, các bạn
bè ngoại quốc cũng hỏi han thêm về thể thức thành lập và điều hành
các “bàn tròn đa tôn giáo”.
Thậm chí, có người đề nghị chúng
tôi sang Pakistan để trình bày công thức này. Anh Greg Mitchell và tôi
hứa sẽ gửi thông tin hướng dẫn đến từng người.
Thành quả thứ hai
là Việt Nam đã được nhắc đến trong suốt hội nghị, từ diễn văn khai mạc của Ts. Katrina Lantos-Swett, đến
lời phát biểu qua video của Dân Biểu Hoa Kỳ Christopher Smith, đến lời
tuyên bố bế mạc của Ông Bob Fu, trưởng ban tổ chức. Nếu trước hội nghị ai còn mù mờ thì đến cuối
hội nghị họ đã có ấn tượng sâu đậm về tình trạng mất tự do tôn
giáo ở Việt Nam. Nhiều người cho biết họ sẵn lòng yểm trợ các nhóm
tôn giáo độc lập ở Việt Nam.
Điều
quan trọng là phải tính những bước kế tiếp để khai thác hai thành
quả này.
8:00 am – Vừa ăn sáng chúng tôi
vừa họp với tổ chức nhân quyền Freedom House về hội nghị tự do tôn
giáo Đông Nam Á dự trù sẽ tổ chức vào tháng 8 tới đây. Đây sẽ là
hội nghị lần 2. Hội nghị lần đầu, BPSOS đã cùng với Forum-Asia và
International Commission of Jurists tổ chức ở Bangkok, Thái Lan cuối
tháng 9 năm ngoái. Chúng tôi bàn việc vừa xong, một nhân viên Bộ Ngoại
Giao Hoa Kỳ không hẹn trước cũng nhập bọn để bàn
về chuyến đi Việt Nam sắp đến của phái đoàn Bộ Ngoại Giao Hoa Kỳ. Ở
bàn bên cạnh, một nhà báo Mỹ đang phỏng vấn cô Kim về đạo Cao Đài;
người thông dịch là một giáo sư người Canada nói tiếng Việt trôi
chảy.
Nhà báo Mỹ phỏng vấn cô Kim,
ngày 20/02/2016 (ảnh BPSOS)
9:30 am – Khi tôi bước vào hội
trường, thì phần chia sẻ của các cộng đồng tôn giáo lâm nguy vừa mới
bắt đầu. Anh Huy, một sinh viên đại học người
Việt gốc Chăm, đang trình bày tình cảnh của cộng đồng người Chăm theo
Hồi Giáo. Anh cho biết là các đền đài Hồi giáo nay bị chính quyền
sử dụng vào mục đích thương mại để câu du khách. Anh cho biết
là dân tộc Chăm ngày xưa là một vương quốc lớn và nay ở Việt Nam chỉ
còn trên dưới một trăm nghìn dân, gần như tuyệt chủng. Anh đã đưa ra ba
kiến nghị đối với chính quyền Việt Nam và kêu gọi quốc tế hỗ trợ
các kiến nghị này. Mọi người chăm chú
theo dõi và một số người ghi chép kỹ lưỡng. Có lẽ đây là lần đầu
họ nghe đến cộng đồng Hồi giáo Chăm ở Việt Nam. Xong buổi
họp, tôi mời anh Huy, cô Kim và anh Son (thuộc cộng đồng Phật Giáo
Khmer Krom) chụp hình chung với Ts. Katrina Lantos-Swett, Uỷ Viên của Uỷ
Hội Hoa Kỳ về Tự Do Tôn Giáo Quốc Tế. Ts. Katrina khen ngợi bài phát
biểu của anh Huy và tỏ lòng ngưỡng phục cô Kim và anh Son, tất cả
đều là những người trẻ dấn thân để lên tiếng cho cộng đồng tôn giáo
của họ.
10:30 am – Bà cựu Phó Tổng
Thống Đài Loan Annette Lu cùng với hai người đại diện ban tổ chức
tổng kết 3 ngày hội nghị. Nối tiếp, một vị dân biểu Na Uy trong Nhóm
Quốc Tế Các Dân Biểu Vì Tự Do Tôn Giáo, tóm tắt về hoạt động của
tổ chức này. Họ gồm trên một trăm các nhà lập pháp thuộc quốc hội
của nhiều quốc gia. Tiếp theo là phần phát biểu của 2 nhân viên Quốc
Hội Hoa Kỳ, và ban tổ chức tuyên bố bế mạc hội nghị.
11:00 am – Mọi người tề tựu để
chuẩn bị chuyến đi một ngày trời thăm các đền chùa và nhà thờ tiêu
biểu ờ miền Trung và miền Nam của đảo quốc này. Phái đoàn chúng tôi
quyết định không đi vì còn một số việc cần làm trước khi chia tay. Tôi thực hiện cuộc phỏng vấn chớp nhoáng với cô
Kim để gởi cho một chương trình truyền hình ở Hoa Kỳ.
Buổi họp bế mạc, ngảy
20/02/2016 (ảnh BPSOS)
12:00 pm – Nhà
báo Mỹ tiếp tục phỏng vấn cô Kim và hỏi tôi một số câu về tình
trạng đạo Cao Đài ở Việt Nam. Trong những năm gần đây, tôi lập nhiều
hồ sơ liên quan đến các vụ đàn áp tín đồ Cao Đài nên nắm tình hình
khá sát.
4:00 pm – Chúng tôi gọi điện
thoại tham khảo ý kiến của một số người ở trong nước, để xem họ
nghĩ gì về hội nghị. Họ cho biết là đã theo dõi rất sát diễn tiến
của mấy ngày qua. Một điều hiển hiện mà có lẽ ai tinh ý cũng
đều thấy: các tổ chức tôn giáo quốc doanh
nắm thế thượng phong ở trong nước nhưng hoàn toàn bặt tăm ở các hội
nghị như thế này; ngược lại, các cộng đồng tôn giáo bị đàn áp ở
trong nước lại có tiếng nói nổi bật. Sự đảo lộn thế đứng ấy là
chủ trương của chúng tôi và chủ trương này đang thành công.
9:00 pm – Sau bữa cơm chiều vội
vàng ở quán mì đầu đường, toán Việt Nam
chúng tôi có buổi họp với một số người ở trong nước để bàn về
những chuẩn bị cần thiết, trước và sau chuyến viếng thăm Việt Nam
của Tổng Thống Obama vào cuối tháng 5 tới đây.
Ngày 21 tháng 2, 2016: Phái đoàn
chúng tôi lục tục ra phi trường, mỗi người một ngả: Thái Lan,
Malaysia, Cambodia, Việt Nam và Hoa Kỳ. Tuần sau, chúng tôi lại sẽ gởi
một phái đoàn lên đường đi Indonesia để bắt đầu công tác tổ chức hội
nghị lần 2 về tự do tôn giáo ở Đông Nam Á. Trên chuyến bay về Hoa Kỳ,
tôi gặp lại Ts. Katrina. Khi chia tay ở phi trường San Francisco, chúng
tôi hẹn nhau sẽ họp lại ở Hoa Thịnh Đốn để nhận định thành quả và
bàn những bước tiếp theo.
Bài liên quan:
Ký sự Đài Loan: Các gặp gỡ bên
lề
Ký sự Đài Loan: Các gặp gỡ
thú vị và hữu ích