Rất nhiều người Đạo Cao Đài đã biết lên án Đạo Lịnh 01/1979 là sai nhưng không có bản lĩnh nên chưa chịu nghe theo tiếng gọi lương tâm để chỉnh sửa chính mình..
BBT Blog KNS.
Trả lời phỏng vấn về lá thư của con trai cố nhà báo Đạm
Phong
Phỏng
vấn về hai sự việc liên quan đến một đảng chính trị bị tình nghi khủng
bố
Ngày
13 tháng 2, 2016
Xin chào Ts Nguyễn Đình Thắng.
Năm 2015, cộng đồng đã xôn xao vì bộ phim “Terror in Little
Saigon”. Phản ứng của đảng Việt Tân như mọi người đã rõ: cuống cuồng xuất hiện
trên mọi phương tiện truyền thông có thể để lôi kéo cộng đồng lên án PBS.
Tuy
vậy, khá nhiều người trong cộng đồng đã phản ứng với VT qua nhiều cách, mạnh
nhất là viết bài tự do. Trong tháng 1/2016, có hai sự kiện đáng lưu ý dính líu
đến đảng VT.
Chúng tôi quan tâm chuyện này vì nhiều độc giả của báo chúng
tôi nhận định rằng:
1) VT luôn có hành động giống như “cướp credit”
2) Hoặc “mập mờ” để gây ảnh hưởng nhằm mục đích tạo ấn tượng cho
người trong nước rằng VT là đảng lớn duy nhất ở hải ngoại.
3) Hành động giống “mafia” của Mặt Trận trong một đất nước pháp
trị (Hoa Kỳ) vào những năm 80-85 đã gây bất ổn cho cộng đồng vào thời đó, và vẽ
lên một hình ảnh xấu cho người bản xứ.
Hai sự kiện đáng lưu ý là hai lá thư: một của Ông Huỳnh Bá Hải
gửi DB Loretta Sanchez ngày 6 tháng 1, 2016 và thư của Ông Nguyễn Thanh Tú gửi
bà Libby Liu, Giám Đốc Đài RFA ngày 21 tháng 1, 2016.
TMV: Thưa Ts, cộng đồng có nên yểm trợ hai vị
Hải và Tú về các yêu cầu của họ đối với công quyền mà đại diện là bà Loretta
Sanchez và Bà Libby Liu? Không thì vì sao, và nếu có thì vì sao?
Ts
Nguyễn Đình Thắng: Dựa
trên những dữ kiện được phổ biến, tôi thấy Ông Nguyễn Thanh Tú nêu ra
hai vụ việc có thể cùng là những chỉ dấu cho chủ trương của một
đảng chính trị là cài cắm hay mua chuộc người để lũng đoạn các
định chế Hoa Kỳ. Văn phòng của Bà Dân Biểu Loretta Sanchez trực thuộc
Quốc Hội Hoa Kỳ và hoàn toàn do ngân sách của Quốc Hội tài trợ,
với những quy định rõ ràng về chức năng và trách nhiệm. Còn
RFA là chương trình phát thanh điền thế do Quốc Hội thành lập năm 1994
(Công Luật P.L. 103-236) và được tài trợ bằng ngân sách quốc gia, với
sứ mạng pháp định: cung cấp tin tức và thông tin độc lập, không bị
kiểm duyệt và chính xác cho người dân ở các quốc gia độc tài ở Á
Châu.
Điều cần lưu ý là một đảng chính trị với mục đích
thay đổi chế độ để rồi tham gia chính quyền ở một quốc gia khác
phải được xem là một nhân tố “ngoại bang” theo luật pháp Hoa Kỳ, dù
có trụ sở đặt ở Hoa Kỳ.
Lũng đoạn một chương trình hay định chế được tài trợ
bởi ngân sách liên bang để thủ lợi tự nó đã là một tội hình sự.
Nếu có thêm yếu tố “ngoại bang” và khủng bố thì càng nghiêm trọng.
Là công dân Hoa Kỳ chúng ta phải dứt khoát chống lại
những việc làm vi luật, lũng đoạn các định chế chính quyền, và có
hại cho quốc gia Hoa Kỳ. Nếu có dấu hiệu báo động thì chúng ta phải
đòi hỏi cuộc điều tra nhằm bảo đảm rằng tình trạng ấy không xảy ra.
Hơn thế nữa, nếu là người quan tâm đến đất nước Việt
Nam thì chúng ta muốn rằng chương trình RFA phải phục vụ cho người dân
ở Việt Nam chứ không phải cho lợi ích riêng của một cá nhân hay một
đảng chính trị nào đó, và chúng ta cũng muốn những người tranh đấu
phải được an toàn khi liên lạc với một văn phòng Dân Biểu Hoa Kỳ thay
vì bị nguy hiểm vì có người “nằm vùng” tiết lộ thông tin cá nhân.
Do đó chúng ta cần ủng hộ lời kêu gọi điều tra để rõ
thực hư. Điều tra cũng là cách để giải oan cho những thành phần bị
cáo buộc nếu như lời cáo buộc không chính xác.
Nguyễn
Đình Thắng: Tôi
nghĩ rằng Bà Sanchez bắt buộc phải trả lời và trả lời sớm. Bà ta
không có chọn lựa nào khác. Người có thẩm quyền và trách nhiệm
điều tra những lời cáo buộc của Ông Tú không ai khác hơn là đối thủ
số một của Bà Sanchez trong cuộc tranh cử chức Thương Nghị Sĩ Liên
Bang:strong> Bà Kamala Harris, Tổng Trưởng Tư Pháp California. Bị
chính đối thủ tranh cử điều tra vì dính líu đến một tổ chức bị
tình nghi khủng bố có thể giết chết sự nghiệp chính trị của Bà
Sanchez. Vì chỉ còn 4 tháng nữa là đến cuộc tranh cử cấp sơ bộ
ở California, Bà Sanchez cần giải quyết sớm vụ việc này để nó không
trở thành xì-căng-đan chính trị.
Còn bà Libby Liu, Tổng Giám Đốc Đài RFA, thì có thể
nhẩn nha hơn nhưng rồi cũng phải trả lời. Đài RFA được đặt
dưới sự theo dõi và kiểm soát của hội đồng quản trị có tên là
Broadcasting Board of Governors, viết tắt là BBG, do Quốc Hội chỉ định
thành lập. BBG không thể không đặt vấn đề nếu có dân biểu hay
thượng nghị sĩ Hoa Kỳ lên tiếng. Chẳng hạn, văn thư trả lời
Ông Tú của Bà Sanchez có thể sẽ là lời báo động với BBG. Hai vụ
việc này ràng chặt với nhau, cho nên Bà Liu không thể tách rời vụ RFA
ra khỏi vụ Ông Hải.
TMV: Chúng ta coi thư ô Nguyễn Thanh Tú trước. Ông Tú
đã cáo buộc khá nhiều điều cho Đài RFA như sau:
1) Sự hỗ trợ lâu dài của RFA cho một tổ chức bị cáo buộc bởi
các phương tiện truyền thông dòng chính và bởi FBI về các hoạt động khủng bố.
2) RFA phỏng vấn một tay đầu lãnh đảng khủng bố mà không phỏng
vấn các đảng phái chính trị khác hay gia đình nạn nhân bị sát hại.
3) RFA cắt hợp đồng với nhà báo Lê Diễn Đức vì ông này có
những nhận định phê phán đảng Việt Tân. Xin TS cho nhận xét về những cáo
buộc trên của ô Tú?
Nguyễn
Đình Thắng: Rất
rõ ràng là RFA có hợp tác chính thức và công khai với đảng chính
trị ấy. Đây là điều hoàn toàn không bình thường cho một chương trình
phát thanh điền thế được Quốc Hội Hoa Kỳ thành lập và tài trợ bằng
ngân sách Liên Bang. Lại càng không bình thường khi đảng chính trị ấy
mang tính cách “ngoại bang” và đang bị cáo buộc về hành vi khủng bố.
Dù
các cáo buộc còn phải được điều tra, sự cẩn trọng tối thiểu đòi
hỏi RFA phải tránh xa những điều tiếng sẽ gây tác hại đến uy tín và
chức năng do Quốc Hội giao phó.
Khi
RFA cắt hợp đồng với cộng tác viên vì đã phê phán tổ chức đối tác
với RFA thì tình trạng xung đột lợi ích đương nhiên phải được đặt
thành nghi vấn để điều tra. Nếu như người ra
lệnh cắt hợp đồng lại cũng là người mai mối cho sự đối tác giữa
RFA và đảng chính trị kia thì đấy là một vi phạm hành chính nghiêm
trọng. Cũng vậy, khi người ấy quyết
định ưu đãi phỏng vấn người của đảng chính trị kia thường xuyên một
cách bất thường thì điều này cũng gợi ý là có xung đột lợi ích
trong hành xử chức năng. Và nếu người ấy nhận thù lao từ đảng chính
trị kia, bất kỳ dưới hình thức nào và dù trực tiếp hay qua các tổ
chức trung gian, thì đó có thể là lũng đoạn chương trình liên bang để
trục lợi. Đó là vấn đề hình sự.
Dĩ nhiên bị cáo buộc không có nghĩa là có tội. Thực hư ra
sao sẽ phải chờ kết quả của cuộc điều tra bởi RFA, bởi BBG hay bởi
Quốc Hội Hoa Kỳ.
TMV: Tiếp đó, Ông Tú tố cáo sự “giao du mật
thiết” giữa Nguyễn văn Khanh, phụ trách phần Việt Ngữ của RFA, với VT và râu
ria như VOICE, SBTN, VATV.
Bằng cớ
của ô Tú:
1-Nguyễn Văn Khanh và Chủ Tịch RFA Libby Liu đã tham gia
Hội Nghị RightsCon ở Manila, Phi Luật Tân với sự cùng hiện diện của
nhiều đảng viên Việt Tân. Và ở cùng địa điểm và cùng lúc, VOICE
(một tổ chức cận kề với Việt Tân) đã tổ chức buổi hội thảo về tranh
chấp Biển Đông. Việt Tân sau đó đã phổ biến các sinh hoạt này để
đánh lạc hướng dư luận về những cáo buộc đối với các hành vi khủng
bố của Việt Tân.
2-Bà Libby Liu tham gia buổi tường trình tại Quốc Hội do
nữ Dân Biểu Loretta Sanchez triệu tập. Bà ngồi cạnh Ông Đỗ Hoàng
Điềm, Chủ Tịch Việt Tân. Sau đó RFA khoản đãi bữa ăn trưa tại trụ sở
RFA cho phái đoàn Việt Tân và một số diễn giả đến từ Việt Nam.
Thưa Ts, sự kiện vài người trong giới truyền thông, cụ thể bà
Libby Liu và ô Nguyễn Văn Khanh, ngồi cạnh hay tham gia buổi họp trong đó có
VT, có là một bằng chứng để buộc tội rằng họ đã bị Việt Tân “ảnh hưởng”?
Nguyễn
Đình Thắng: Không
thể thuần tuý dựa trên những sự kiện ấy để quả quyết là RFA đang
bị thao túng. Tuy nhiên chúng là những yếu tố cấu thành nghi vấn. Ông
Tú có căn cứ để nghi vấn vì quả thực có sự hợp tác chính thức
giữa RFA và đảng chính trị kia, chứ không phải hai bên chỉ tình cờ
có mặt trong cùng một sự kiện. Theo nguyên tắc minh bạch
hành chính, thì RFA phải điều tra những nghi vấn có căn cứ. Nếu RFA
không điều tra hay điều tra không thoả đáng thì BBG có trách nhiệm
điều tra để trình lại cho Quốc Hội Hoa Kỳ. Nếu vẫn không hài lòng,
Quốc Hội có thể triệu tập BBG ra trước Quốc Hội để trả lời các
nghi vấn.
TMV: Ông Tú
viết như sau “RFA phải tiến hành điều tra Chương Trình Việt Ngữ của
mình xem có hay không những nhân viên là thành viên hay cảm tình viên
của Việt Tân, hoặc có hay không việc họ nhận tiền thù lao cho những
dịch vụ cung ứng cho Việt Tân, một cách trực tiếp hay gián tiếp. RFA
phải thực hiện các trách nhiệm của mình, trong tinh thần không thiên
vị và tận tuỵ. RFA không được từ bỏ vai trò trung lập và thay vào
đó đóng vai kẻ vận động và loa phóng thanh cho một đảng chính trị.
RFA không có quyền tuỳ tiện xem thường luật lệ chỉ vì các luật lệ
này không được một cá nhân nào đó trong RFA đồng ý, do người ấy có
những ý đồ riêng ”.Theo Ts, sự kết án nầy có nặng quá không?
Nguyễn
Đình Thắng: Như đã
nói, tôi không nghĩ rằng đấy là kết án mà là đặt nghi vấn để rồi
yêu cầu điều tra. Trong trường hợp của RFA thì sự xung đột lợi ích không
chỉ đơn giản là trường hợp dân sự hay hành chính mà còn có thể liên
can đến luật pháp, ngân sách liên bang và chính sách quốc gia.
TMV: Cộng đồng hải ngoại nên làm gì trước các
hành động sử dụng phương tiện truyền thông quốc gia để “ưu ái” cho một đảng
phái của ô Nguyễn Văn Khanh?
Nguyễn
Đình Thắng: Trước
hết, là người dân đóng thuế thì nếu nghi ngờ là có điều khuất tất
trong việc sử dụng ngân sách liên bang, chúng ta có trách nhiệm và
thẩm quyền đòi hỏi cuộc điều tra nhằm bảo đảm nguyên tắc minh bạch
trong chính quyền và trong xã hội, và bảo đảm tiền thuế của người
dân Hoa Kỳ không bị lạm dụng.
Nếu là người ưu tư đến tình trạng nhân quyền ở Việt Nam,
chúng ta lại còn phải bảo đảm rằng RFA thực thi đúng sứ mạng do
Quốc Hội Hoa Kỳ chỉ định: là phương tiện truyền thông và thông tin cho
người dân sống dưới chế độ độc tài đang bị bưng bít thông tin và bị
tước đoạt quyền tự do biểu đạt. Chúng ta không thể để cho nó bị sử
dụng tuỳ tiện cho những mục đích riêng tư của bất kỳ cá nhân hay tổ
chức nào đó.
Tình trạng ấy nếu xảy ra thì sẽ ảnh hưởng tai hại đến
hiệu năng của RFA trong việc thi hành sứ mạng pháp định và trong sự
phục vụ đồng bào của chúng ta ở Việt Nam.
TMV: Chúng
ta xét đến lá thư của Ông Huỳnh Bá Hải từ Norway. Ông
Hải tố cáo Lilly Nguyễn, phụ tá của DB Loretta Sanchez, đã vi phạm bí mật thư
tín vào năm 2010 khi ông Hải, từ VN, cần sự trợ giúp của bà Sanchez. Ô Hải cũng
tố cáo đích danh Lý Thái Hùng, đảng VT đã gửi mail “chửi rủa” ông ta. Thưa Ts,
ông có biêt tường tận sự việc này không, xin chia sẻ?
Nguyễn
Đình Thắng: Tôi
biết rõ trường hợp này vì bắt đầu cuối năm 2009, BPSOS cùng với tổ
chức Asylum Access phối hợp với nhau để can thiệp và bảo vệ pháp lý
cho Ông Hải khi ông ta ở Thái Lan. Tôi xác nhận rằng những điều mà Ông
Hải nêu ra trong lá thư gởi Bà Dân Biểu Sanchez là đúng.
Ngày 29 tháng 1, 2010 Ông Hải nói chuyện qua điện thoại
với cô nhân viên người Việt của Bà Sanchez để yêu cầu sự can thiệp và
bảo vệ, nhưng rồi thông tin này thay vì được trình lên cho Bà Sanchez thì
lại bị chuyển cho đảng chính trị mà cô nhân viên ấy là đảng viên.
Ngày 26 tháng 2 năm 2010, ba (3) đảng viên cao cấp của
đảng này, 2 người ở Mỹ và một người ở Pháp, đến Thái Lan để chất
vấn Ông Hải, cấm ông ta không được liên lạc trực tiếp với Bà Sanchez,
và buộc ông ta phải hồi hương. Theo tôi, làm như vậy là đẩy ông ta vào
đường tù tội hay bị thủ tiêu. Chúng tôi cùng với tổ
chức Asylum Access đã báo động ngay với Cao Uỷ Tị Nạn LHQ để họ sẵn
sàng can thiệp nếu có bất kỳ bất trắc nào xảy ra cho Ông Hải.
Trước đó Ông Hải đã từng gặp khó khăn khi có người
trong Chương Trình Việt Ngữ của RFA tiết lộ, dù không được phép, một
số thông tin cá nhân của ông ta cho cũng đảng chính trị ấy.
Trường
hợp trên đây không là duy nhất. Trong những năm qua chúng
tôi đã âm thầm hỗ trợ cho nhiều đảng viên và cảm tình viên của đảng
chính trị này khi họ bị tù tội hoặc phải chạy sang Thái Lan tị nạn
và bị đảng của họ bỏ rơi. Đối với người ở tù, để tránh liên luỵ
cho gia đình của họ, chúng tôi chuyển các khoản trợ cấp qua người
trung gian mà không cho biết xuất xứ. Có một số trường hợp sau khi ra
tù lại được đảng chính trị ấy móc nối để hoạt động trở lại. Không
hiểu vì sao họ đinh ninh rằng đảng ấy là nguồn giúp đỡ khi họ ở
tù. Trong những trường hợp đến tai của chúng tôi thì chúng tôi đành
tiết lộ xuất xứ của khoản trợ cấp để họ không phải mang tâm lý thọ
ơn khi quyết định có tham gia trở lại hay không với đảng chính trị
ấy.
Với
sứ mạng bảo vệ và cứu giúp đồng bào, đặc biệt những người tranh
đấu gặp nạn, các trường hợp lâm tình trạng như của Ông Hải làm
chúng tôi lo lắng từ nhiều năm nay.
TMV: Chúng tôi thắc mắc, ông Hải, sau đó viết
báo tự do. Vì sao ô Hải không nêu sự việc này ngay 2010 hay 2011? Ông đoán thế
nào?
Nguyễn
Đình Thắng: Dễ
hiểu thôi. Ông Hải ở tận Na Uy, rất khó để lên tiếng với Bà Dân Biểu
Sanchez nhất là khi cô nhân viên kia cho đến gần đây vẫn là người “gác
cổng”. Nay có cuốn phim “Nỗi Kinh Hoàng ở Little Saigon” đang tạo
sự chú ý trong công luận Hoa Kỳ, thì tôi đoán rằng Ông Hải muốn nương
vào đó để lên tiếng với hy vọng sẽ có người nghe. Bài phỏng vấn
này cho thấy rằng ông ta đã tính đúng.
TMV: Ông Hải viết rằng ông ta sẵn sàng bay qua
Mỹ để đối chất, tố cáo Lilly Nguyễn, đảng viên VT. Động cơ
của hành động này, “muộn 5 năm”, là gì theo ông?
Nguyễn
Đình Thắng: Tôi
không thể trả lời hộ cho người khác. Tuy nhiên, nếu
là tôi thì khi có cơ hội thuận lợi, dù là trễ 5 năm, tôi cũng sẽ
muốn tìm công lý, phanh phui cái xấu, và ngăn ngừa để các người đồng
cảnh ngộ khác không lâm nạn như mình.
TMV: Một độc giả của chúng tôi gửi ý kiến vầy:
“...nhiều người quốc gia hiện nay biết SBTN là của Trúc Hồ dính líu VT nhưng họ
không thể cắt đứt. Tại sao?”. Ông có thể trả lời dùm?
Nguyễn
Đình Thắng: Việc nhìn nhận sự thật
đòi hỏi lương tâm. Đã biết sự thật rồi, dám hành động theo lương tâm
đòi hỏi bản lãnh. Không phải ai cũng có cả lương tâm lẫn bản lãnh. Điều
này chúng ta thấy rõ nơi những người Cộng Sản. Có những người đến
giờ này vẫn bám chặt lấy một chủ thuyết đã phá sản và tiếp tục
phục vụ một chế độ rõ ràng là hại dân hại nước. Tôi
nghĩ rằng sự lấn cấn tâm lý ấy không chỉ xảy ra trong hàng ngũ Đảng
Cộng Sản. Một số người Việt ở hải ngoại cũng có thể bị lấn cấn
như vậy.
TMV: Một độc giả khác bày tỏ sự e ngại, SBTN sẽ
trở thành một thứ như take2tango trước kia. Nghĩa là cộng đồng vô tình trao
gươm độc quyền cho SBTN, thông qua các đại diện SBTN (họ là người quốc gia). Để
chống lại, theo ông, cộng đồng phải làm gì?
Nguyễn
Đình Thắng: Ở xã
hội mở và đa nguyên của thế giới tự do, không ai hoặc tổ chức nào có
thể độc quyền vì luôn luôn có sự cạnh tranh và thay thế. Hiện
nay ở nhiều thành phố đã có những chương trình truyền hình Việt ngữ
24/24 miễn phí đang cạnh tranh nhau gay gắt. Và đối với giới trẻ ngày
càng đông và càng hội nhập vào giòng chính thì các phương tiện
truyền thông Anh ngữ và mạng xã hội là các yếu tố thay thế cho các
chương trình truyền hình và truyền thanh Việt ngữ. Sự
cạnh tranh và thay thế là đặc tính của xã hội mở mà không ai cưỡng
lại được.
TMV: Ông còn điều gì chia sẻ
trước khi tạm biệt?
Nguyễn
Đình Thắng: Tôi xin
cảm ơn Báo Thương Mại Miền Đông đã phỏng vấn. Các vấn đề được nêu ra
giúp cho người Việt chúng ta hiểu rõ thêm cách vận hành của một xã
hội dân chủ pháp quyền. Hễ có dấu hiệu của sự vi
phạm tính minh bạch hành chính, lũng đoạn luật pháp, và lạm dụng
chức quyền thì chúng ta có trách nhiệm lên tiếng và hành động để
ngăn lại. Khi gìn giữ nền dân chủ pháp quyền ở Hoa Kỳ và trong
thế giới tự do nói chung, chúng ta không chỉ bảo vệ môi trường lành
mạnh cho chính chúng ta và các thế hệ con cháu của chúng ta, mà còn
giới thiệu với đồng bào trong nước một mẫu mực để họ hướng đến khi
thay đổi đất nước.
TMV: Xin cảm ơn Ts Nguyễn Đình Thắng
Tuần báo Thương Mại Miền Đông Vriginia thực hiện
Tháng 2-2016