Xin phổ
biến thông tin:
Hội PNNQVN đồng hành với Ân xá Quốc tế và các tổ
chức Nhân quyền khác lên tiếng về trường hợp Nguyễn Văn Đài và Lê Thu
Hà.
Tuyên bố chung của sáu tổ chức nhân quyền
kêu gọi Việt Nam chấm dứt tình trạng giam cầm biệt tích đang diễn ra đối
với những người bảo vệ nhân quyền Nguyễn Văn Đài và Lê Thu Hà, việc này
vi phạm nhân quyền của họ, bao gồm cả quyền không bị tra tấn và chịu các
hình thức trừng phạt hoặc đối xử tàn nhẫn, vô nhân đạo, hạ nhục.
Tất cả sự buộc tội nhắm vào Nguyễn Văn Đài và Lê Thu Hà, những người đã
được Ân Xá Quốc Tế gọi là tù nhân lương tâm, nên bị rút bỏ và họ phải
được trả tự do ngay lập tức và vô điều kiện.
Việt Nam
phải ngay lập tức trả tự do cho tù nhân lương tâm Nguyễn Văn Đài và Lê
Thu Hà
TUYÊN BỐ
CÔNG KHAI
Ngày 19 tháng 2 năm 2016
Index:
ASA 41/3475/2016
Việt
Nam phải chấm dứt tình trạng giam cầm biệt tích đang diễn ra đối với
những người bảo vệ nhân quyền Nguyễn Văn Đài và Lê Thu Hà, việc này vi
phạm nhân quyền của họ, bao gồm cả quyền không bị tra tấn và chịu các
hình thức trừng phạt hoặc đối xử tàn nhẫn, vô nhân đạo, hạ nhục.
Tất cả sự buộc tội nhắm vào Nguyễn Văn Đài và Lê Thu Hà, những người đã
được Ân Xá Quốc Tế gọi là tù nhân lương tâm, nên bị rút bỏ và họ phải
được trả tự do ngay lập tức và vô điều kiện.
Giam
giữ biệt tích là tình trạng mà người bị giam giữ không được tiếp cận với
thế giới bên ngoài, đặc biệt là gia đình, luật sư, tòa án và các bác sĩ độc
lập. Việc thực hiện giam giữ biệt tích vi phạm các quyền quan trọng của
những người bị mất tự do, tạo điều kiện cho việc tra tấn và các hình thức
ngược đãi khác. Chính thời hạn biệt giam kéo dài có thể cấu thành sự vi
phạm việc cấm chỉ tra tấn và ngược đãi.
Nguyễn
Văn Đài và Lê Thu Hà bị bắt giữ ngày 16 tháng 12 năm 2015 và bị buộc tội
theo Điều 88 của Bộ luật hình sự "Tội tuyên truyền chống nhà nước”. Tất cả
những nỗ lực của gia đình và luật sư đến thăm hai người này từ khi họ bị
bắt đều bị từ chối.
Công
ước của LHQ về chống Tra tấn và các hình thức Trừng phạt hoặc đối xử
độc ác, vô nhân đạo hay hạ nhục có hiệu lực ở Việt Nam từ năm 2015. Ngoài
ra, là thành viên của Công ước Quốc tế về các Quyền Dân sự và Chính trị, Việt
Nam cũng có nghĩa vụ phải duy trì các quyền của những người bị tước mất
tự do, bao gồm quyền được đưa ra tòa một cách nhanh chóng và quyền tiếp
cận với luật sư, cũng như quyền được đối xử trong tinh thần nhân đạo và
nhân phẩm. Những quyền này bị vi phạm bởi tình trạng giam giữ biệt tích.
Điều
88 của Bộ luật Hình sự Việt Nam vạch ra các tội ‘xâm phạm an ninh quốc gia’.
Trong khi đó Điều 58 của Bộ luật tố tụng hình sự quy định rõ việc đình chỉ
sự tham gia của luật sư trong các trường hợp liên quan đến những cáo buộc
vi phạm an ninh quốc gia cho đến khi có kết luận điều tra. Điều 58 đặc
biệt vi phạm quyền tiếp cận luật sư theo luật nhân quyền quốc tế, và tước
đi của người bị giam giữ sự bảo vệ thiết yếu chống lại sự tra
tấn và các hình thức ngược đãi khác, sự tra tấn và ngược đãi này
bị cấm chỉ hoàn toàn.
Định
chế của LHQ về các Nguyên tắc bảo hộ tất cả mọi người dưới mọi hình thức
giam giữ hoặc cầm tù phát biểu rằng việc liên lạc của người bị giam
cầm với gia đình hoặc luật sư sẽ không bị từ chối lâu hơn khoảng thời gian
vài ngày. Trong trường hợp hiện tại, Nguyễn Văn Đài và Lê Thu Hà đã bị từ chối
gặp gia đình và luật sư trong hơn hai tháng. Đây rõ ràng là một thời gian
biệt giam dài hạn và cấu thành sự vi phạm việc cấm chỉ các hình
thức tra tấn và ngược đãi.
Bình
luận về việc giam giữ biệt tích đang xảy ra đối với Nguyễn Văn Đài và Lê
Thu Hà, Champa Patel, Giám đốc Văn phòng Thái Bình Dương và Đông Nam Á của tổ
chức Ân xá Quốc tế cho biết: "Việc giam giữ biệt tích đối với Nguyễn
Văn Đài và Lê Thu Hà đi ngược lại việc ký kết vào Công ước chống Tra
tấn gần đây của Việt Nam. Khi chính quyền này ký kết công ước, họ
rầm rộ loan báo cam kết 'vững chắc' của mình trong việc kết thúc tình
trạng tra tấn và ngược đãi. Đài và Hà là tù nhân lương tâm. Nhằm cho thế giới
biết rằng cam kết chấm dứt tra tấn của họ là thực chất và không
phải chỉ là lời nói suông, Việt Nam phải ngay lập tức chấm dứt tình
trạng biệt giam đối với Đài và Hà, và trả tự do cho họ ngay lập
tức và vô điều kiện.
Tiến
sĩ Nguyễn Đình Thắng, Chủ tịch và Giám đốc điều hành của Boat People SOS và là
người đồng sáng lập Chiến dịch Chấm dứt Tình trạng Tra tấn tại Việt Nam,
nhận xét: "Chúng tôi thấy việc bắt giữ tùy tiện và giam cầm biệt tích
Nguyễn Văn Đài và Lê Thu Hà đặc biệt đáng quan ngại; việc đối xử
với họ cho thấy Việt Nam không trung thành với cam kết vào Công
ước chống Tra tấn của Liên Hiệp Quốc. "
"Luật
sư nhân quyền Nguyễn Văn Đài, và đồng nghiệp của anh là Lê Thu Hà có lẽ đã
bị bắt, bị sách nhiễu và biệt giam vì họ nỗ lực bảo vệ nhân quyền
của người dân Việt Nam”, ông Sam
Zarifi, Giám đốc khu vực Á châu của tổ chức International
Commission of Jurists nói. “Tình trạng biệt giam này gởi một cảnh
báo mạnh mẽ đến các luật sư và những người bảo vệ nhân quyền tại
Việt Nam rằng họ không nên lên tiếng ủng hộ nhân quyền, và điều
này cũng làm xói mòn trầm trọng nền pháp trị (rule of law)”.
Bối
cảnh:
Tình
trạng biệt giam những tù nhân lương tâm là một phần không tách rời
trong hệ thống hăm dọa, sách nhiễu và trừng phạt những nhà hoạt
động ôn hòa của Việt Nam. Sau khi bị bắt, những nhà hoạt động thường
không được tiếp xúc với thế giới bên ngoài trong khoảng thời gian
nhiều tháng, thậm chí nhiều năm. Trong suốt thời gian này, các nhà
hoạt động thường chịu nhiều sự xâm phạm khác, bao gồm tra tấn hoặc
các hình thức ngược đãi, thông qua cách nhốt riêng và nhục hình.
Bản dịch của Huỳnh Thục Vy