Trang

Thứ Hai, 15 tháng 2, 2016

1081. Từ phương hướng chung đến khai triển: Bàn tròn tôn giáo...

Top of Form
Bottom of Form
Nỗ lực hình thành các bàn tròn đa tôn giáo trong khu vực
Mạch Sống, ngày 15 tháng 2, 2016
Ngày 18 tháng 2 tới đây, Diễn Đàn Tự Do Tôn Giáo ở Á Châu và Thái Bình Dương sẽ khai mạc tại thủ đô của Đài Loan. Trong 4 ngày, các tham dự viên sẽ cùng nhau thảo luận kế hoạch để phát huy tự do tôn giáo trên toàn vùng Á Châu. Cựu Nữ Phó Tổng Thống Đài Loan Annette Lu sẽ chủ toạ diễn đàn.

Các thành phần tham gia gồm có các chức sắc tôn giáo, đại diện của nhiều tổ chức nhân quyền quốc tế, nhân viên của Bộ Ngoại Giao Hoa Kỳ, giới chức Uỷ Hội Hoa Kỳ về Tự Do Tôn Giáo Quốc Tế, nhân viên Quốc Hội Hoa Kỳ, giới chức đặc trách nhân quyền của một số chính quyền Á Châu. Phái đoàn do BPSOS phối hợp sẽ là phái đoàn đông nhất, gồm 9 người trong đó hơn phân nửa đến từ Việt Nam.
Theo Ts. Nguyễn Đình Thắng, Tổng Giám Đốc kiêm Chủ Tịch BPSOS, tổ chức BPSOS được mời để chia sẻ kinh nghiệm của 20 năm hoạt động trong lĩnh vực phát huy và bảo vệ tự do tôn giáo.
“Cách đây hơn 3 tháng, chúng tôi đã thực hiện một diễn đàn tương tự trong phạm vi Đông Nam Á,” Ts. Thắng giải thích. “Trong những ngày tới đây, chúng tôi sẽ triển khai cho rộng thêm thành quả của diễn đàn Đông Nam Á.”

Các phái đoàn tham dự Hội Nghị về Tự Do Tôn Giáo hay Niềm Tin ở ĐNÁ, Bangkok, Thái Lan ngày 30/09/2015 (ảnh ICJ)
Trong hai ngày 30 tháng 9 và 1 tháng 10 năm ngoái, Hội Nghị về Tự Do Tôn Giáo hay Niềm Tin ở Đông Nam Á đã được đồng tổ chức tại Bangkok, Thái Lan bởi BPSOS, Uỷ Hội Luật Gia Quốc Tế và Forum-Asia. Kết thúc hội nghị, các tham dự viên đã ra “Bản Tuyên Ngôn của Hội Nghị” nhằm phác hoạ hướng chung.
“Năm nay là năm để triển khai,” Ts. Thắng giải thích. ”Chúng tôi sẽ thúc đẩy việc thành lập các bàn tròn đa tôn giáo ở từng quốc gia một, và rồi nối kết chúng theo khu vực rộng dần lên.”
Mô hình bàn tròn đa tôn giáo đã được áp dụng một cách hiệu quả ở Hoa Kỳ trong nhiều năm qua. Bàn tròn này mở rộng sự tham gia cho mọi thành phần: các giáo phái, các tổ chức tôn giáo, các tổ chức nhân quyền, các nhà vận động, các luật sư nhân quyền... Bàn tròn được điều động bởi một thư ký đoàn.
“Ưu điểm của bàn tròn đa tôn giáo là cấu trúc mở; nó tạo cơ hội cho sự liên kết hàng ngang giữa các thành phần tham gia theo từng vấn đề, từng sự việc,” Ông nhận xét.
Như một ví dụ, bàn tròn đa tôn giáo kể trên đã giúp vận động chữ ký cho lá thư chung mà 30 tổ chức vừa gởi cho Tổng Thống Obama nhân Hội Nghị Thượng Đỉnh Hoa Kỳ – ASEAN sắp diễn ra ở Sunnylands, California. Lá thư này nêu lên tình trạng đàn áp tôn giáo và những quyền tự do khác ở Việt Nam.
Theo chương trình của ban tổ chức diễn đàn sắp đến, Ts. Thắng sẽ đồng chủ toạ buổi hội thảo về việc hình thành các bàn tròn đa tôn giáo.
Năm 1997 BPSOS góp tay vận động Quốc Hội để thông qua Luật Tự Do Tôn Giáo Quốc Tế. Luật này là nền tảng cho chính sách của Hoa Kỳ trong việc phát huy tự do tôn giáo trên toàn thế giới trong gần 2 thập niên qua.
Thông tin về Diễn Đàn ở Đài Loan: http://aprff.org
Bài liên quan:
Bàn tròn đa tôn giáo: Một mô hình hữu hiệu
Bản tuyên ngôn của hội nghị về tự do tôn giáo ĐNÁ: