Trang

Thứ Sáu, 3 tháng 9, 2021

3503. VI BẰNG 54/96. PHÁP LÝ ĐẠO LỊNH 01/1979

ĐÍNH KÈM ẢNH CHỤP THÔNG TRI 01/1979 & ĐẠO LỊNH 01/1979. 

       
HTE: ĐĐTKPĐ
VB: 54/96

ĐẠI ĐẠO TAM KỲ PHỔ ĐỘ
Cửu Thập Lục Niên
TÒA THÁNH TÂY NINH.

 

VI BẰNG

Tóm lược cuộc họp 54/96.

Hội Thánh Em ĐĐTKPĐ mở phiên họp vào thứ Sáu ngày 28/6/Tân Sửu (DL: 6/8/2021), lúc 19h30. Họp qua gotomeeting.

- Đề tài: THẢO LUẬN PHÁP LÝ ĐẠO-LỊNH 01/1979.


I/- Thành phần dự họp.

1/- Chủ tọa:  CTS Lương Thị Nở (Phó Ban Chấp Hành)

2/- Người điều hành. ĐH Nguyễn Thị Chợ.

3/- Thư ký. Nguyễn Hồng Phượng (PTS)

4/- Thành viên dự họp.

CTS Lương Thị Nở (Phó ban chấp hành)

CTS Nguyễn Hữu Khanh (Trưởng ban kiểm soát luật)

CTS Trần Quốc Tiến (Phó ban kiểm soát luật)

PTS Thái Tăng Di Hạnh (Phụ tá ngoại vụ)

CTS Nguyễn Thành Phương, PTS Lê Văn Một, PTS Nguyễn Ngọc Bích, PTS Lương Văn Dương,

Đạo Hữu nam nữ: Dương Xuân Lương (John Tung) Trương Văn Mai, Nguyễn Thị Chợ (Út cam) Võ Lệ Dung (Mery Dung)

5/- Kinh nhập hội. ĐH Nguyễn Thị Chợ.

II/-  NỘI DUNG:

Hội Thánh Em Đại-Đạo Tam-Kỳ Phổ-Độ tách ra làm 02 phần: Tính pháp lý và nội dung để tiện việc làm sáng tỏ khi thảo luận

1/- Xét về mặt pháp lý của Đạo Lịnh 01/1979.

1.1/ Mở đầu Đạo Lịnh 01/1979 có bảy căn cứ: 4 căn cứ vào pháp luật đạo 02 của quyền đời và một nguyện vọng.

4 căn cứ vào pháp luật đạo:

Tân Luật, Pháp Chánh Truyền.

Thánh giáo tại Cung Đạo do Đức Lý Giáo Tông ban quyền Đầu Sư chánh vị cho Ngài Thượng Sáng Thành (1964) và Ngài Ngọc Nhượn Thanh (1973). Hai vị đương quyền lãnh đạo Hội Thánh Cửu Trùng Đài.

Thánh giáo đêm mùng 1 tháng 3 Bính Thìn (31/3/1976) Ðức Hộ Pháp chấp nhận Vị Thời Quân Bảo Ðạo Hồ Tấn Khoa quyền Chưởng Quản Hiệp Thiên Đài.

Như vậy tại căn cứ thứ hai và thứ ba đã đủ quyền của Hội Thánh hữu hình Hiệp Thiên và Cửu Trùng (các vị được cơ bút phong cho phẩm tước và nhiệm vụ tại Cung Đạo và hành đạo đúng với trách nhiệm được giao).

Chiếu theo Thông Tri 01/HT/TT ngày 16 tháng Giêng Kỷ Mùi, (12/02/1979).

Có 02 của quyền đời: Nghị quyết 297 & quyết nghị ngày 13-12-1978.

1.1.1/- Tại sao căn cứ vào Nghị quyết 297 ngày 11-11-1977 của của Hội Đồng Chánh Phủ nước Cộng Hòa Xã Hội Chủ Nghĩa Việt Nam?

Ngài Hồ Bảo Đạo viết trong Văn Tịch Pháp Nhơn Luân Chi Đạo:

Ngày 11-11-1977 Hội Đồng Chánh Phủ Việt Nam ra bản Nghị Quyết số 297 về chánh sách đối với tôn giáo, có qui định nơi khoản 3 phần b như sau:

“Việc phong chức bổ nhiệm những người hoạt động tôn giáo (kể cả những người do tín đồ bầu cử) phải được chánh quyền chấp nhận trước tùy theo phạm vi hoạt động tôn giáo của những người nầy trong một xã, huyện, tỉnh hoặc thành phố chấp thuận phạm vi hoạt động tôn giáo bao gồm nhiều tỉnh thì phải do Thủ Tướng quyết định”.

Cái khó của Đạo Cao Đài về bản nghị quyết nầy là ở chổ Cầu Phong, Cầu Thăng cho Chức Sắc phải do cơ bút quyền Thiêng Liêng quyết định mà nay lại phải do chánh quyền chấp thuận trước như vậy thì Đạo Cao Đài mất hết ý nghĩa Thiêng Liêng của nó mà trở thành một tổ chức của phàm trần.

Vì lẽ đó trong bản phúc sự chung niên kỳ đó, đệ tử có trình rằng bản Nghị quyết số 297 của Hội Đồng Chánh Phủ là một sợi dây xích thằng trói buộc Đạo Cao Đài một cách chặc chẽ, không phương cựa quậy và từ đó đến nay đệ tử và Ngọc Đầu Sư Cửu Trùng Đài đồng ý ngưng các cuộc cầu phong và cầu thăng để giử giá trị thiêng liêng cao quí của phẩm tước Chức Sắc Thiên Phong không chịu đặt Đạo Cao Đài do Thượng Đế lập thành dưới quyền của phàm tục.

Có lẽ gì đó mà qua đầu năm Mậu Ngũ (tức năm 1978) chánh quyền Cộng Sản Tây Ninh phát động chiến dịch để lên án Đức Hộ Pháp và các vị lãnh Đạo tối cao của Đạo Cao Đài Tây Ninh…

1.1.2/- Tại sao căn cứ vào Quyết nghị ngày 13-12-1978 của Hội Đồng Nhân Dân tỉnh Tây Ninh?

Ngày 13-12-1978 Hội Đồng Nhân Dân Tỉnh Tây Ninh kỳ 6 khoá 1 nơi điều thứ 3 và 5 như sau:

Ðiều 3: Giải tán và nghiêm cấm hoạt động hệ thống tổ chức hành chánh đạo từ trên đến cơ sở, xoá bỏ và nghiêm cấm cơ bút.

Chánh quyền sẽ quản lý toàn bộ các cơ sở vật chất mà Ðạo đang quản lý kinh doanh không thuộc chức năng tôn giáo để phục vụ cho lợi ích xã hội.

Ðồng thời căn cứ vào tính chất tu hành, chánh quyền sẽ qui định cụ thể số cơ sở để lại Ðạo quản lý và số người trong từng cơ sở để chuyên lo về mặt tín ngưỡng.

Ðiều 5: Uỷ Ban Nhân Dân Tỉnh Tây Ninh chịu trách nhiệm tổ chức chỉ đạo, thực hiện thắng lợi quyết nghị này, và báo cáo kết quả lên cấp trên, và Hội Ðồng Nhân Dân Tỉnh trong kỳ họp tới.

(Báo Tây Ninh bộ mới số 47 ngày 23-12-1978 có đăng quyết nghị).

Link: https://khoinhonsanh2014.blogspot.com/2018/02/2534-quyet-nghi-13-12-1978-thi-hanh-ban.html#more)

 

VTPNLCĐ viết:

Nếu thi hành nghiêm chỉnh bản quyết nghị nầy thì Hội Thánh Cao Đài kể như không còn nữa, nhưng nếu đột ngột giải tán một lần cả hệ thống tổ chức hành chánh Đạo thì ắc có sự giao động không nhỏ trong nội bộ của Đạo nên Ủy Ban Nhân Dân và Mặt Trận Tổ Quốc tỉnh Tây Ninh khéo léo kéo dài việc thi hành bằng cách gài cho Hội Thánh ra bản thông tri số 01 đề ngày 12-2-1979 và Đạo lịnh số 01 ngày 1-3-1979 để rồi Hội Thánh bị bắt chẹt vi phạm cách nầy hay cách khác cho rằng Hội Thánh bằng mặt mà không bằng lòng,...

Năm 1979  chiến tranh biên giới Trung-Việt .

Ngày 04-06-1980 chính quyền ban hành quyết định 124 tịch thu rất nhiều tài sản tôn giáo....

-/ Một nguyện vọng là của nhân dân và toàn đạo.

1.2/ Bên dưới Đạo Lịnh 01 có 11 ấn ký.

Cấp có quyền lập Đạo Lịnh (có quyền thay mặt cho Hội Thánh Cao Đài, có ba ấn ký). Cấp bên dưới có bổn phận vâng lịnh để thi hành và ban hành (tám ấn ký). Như về pháp lý đạo đã đủ thành phần chức sắc hữu trách cả hai đài Hiệp Thiên và Cửu Trùng.

(Một số trang web và sách cá nhân viết rằng Ngài Q Thượng Chánh Phối Sư Thượng Trọng Thanh đã bị giết chết tại Đầu Sư Đường vào ban đêm trước khi ký Đạo Lịnh 01/1979 là sai hoàn toan. Sự thật là Ngài Thượng Trọng Thanh là Hội viên của Hội Đồng Chưởng Quản Ngài hành đạo đến 13-9-1982 mới mãn phần. Một sự thật rõ ràng như vậy mà họ vẫn tạo ra tin giả để nói xấu Hội Thánh Cao Đài)

(Link: https://khoinhonsanh2014.blogspot.com/2014/12/118-uc-tin-ky-su-2-ky-17.html#more)

2/- Những vấn đề cần làm rõ.

2.1/- Tại sao trong bảy căn cứ nêu trên không có bản án ngày 20/7/1978, do Mặt Trận Tổ quốc Việt Nam tỉnh Tây Ninh ban hành?

Bởi vì MTTQ không phải là chính quyền, đó là cơ quan ngoại vi của đảng cộng sản Việt Nam cho nên không có pháp lý dối với tôn giáo. Hội Thánh Cao Đài hiểu rõ tính pháp lý của MTTQ nên không nhìn nhận tính pháp lý của bản án. Đã không nhìn nhận pháp lý của bản án thì không cần xét đến nội dung. Hội Thánh Cao Đài phân biệt đâu là của đảng, đâu là của chính quyền.

(Link: https://khoinhonsanh2014.blogspot.com/2014/08/ban-cao-ai-ay-u.html#more)

2.2/- Thông Tri 01/1979 được nhắc đến trong căn cứ thứ 4. Vậy cách lập Thông Tri khác với cách lập Đạo Lịnh như thế nào?

Về pháp lý: Thông Tri do cấp dưới thành lập và dâng lên cấp trên xem xét phê chuẩn rồi trả lại cho cấp dưới theo thủ tục. Thông Tri 01/1979 có sáu ấn ký lập ra, cấp phê chuẩn ba ấn ký, cấp ban hành có hai ấn ký.



Đạo Lịnh là do cấp trên lập và chuyển xuống cấp dưới để ban hành và thi hành. Đạo lịnh 01/1979 có các ấn ký sau:




Về nội dung: Tại trang ba, dòng thứ 11 của Thông Tri 01/1979 viết: Hội Thánh duy nhất này sẽ thành lập một tổ chức hành đạo gọi là “HỘI ĐỒNG CHƯỞNG QUẢN HỘI THÁNH ĐẠI ĐẠO TAM KỲ PHỔ ĐỘ”, câu văn này lập lờ hàm nghĩa Hội Đồng Chưởng Quản trên Hội Thánh Cao Đài.



Do vậy Đạo Lịnh 01/1979 tại điều hai viết rõ: “HỘI ĐỒNG CHƯỞNG QUẢN CỦA HỘI THÁNH ĐẠI ĐẠO TAM KỲ PHỔ ĐỘ”. Hội Thánh thêm chữ CỦA làm câu văn rất sáng tỏ từ Hội Thánh lập ra Hội Đồng Chưởng Quản, Hội Đồng Chưởng Quản phải dưới quyền Hội Thánh.



3/- Ngài Hồ Bảo Đạo có đủ quyền lập Đạo Lịnh 01/1979.

Ngài Hồ Bảo Đạo là truyền nhân của Ngài Ca Bảo Đạo. Ngài đảm trách phần hữu hình, còn phần thiêng liêng Ngài Ca Bảo Đạo vẫn bảo thủ. Đây là sự khác biệt giữa phẩm Thời Quân Hiệp Thiên Đài và các phẩm cao cấp bên Cửu Trùng Đài (Chức sắc Cửu Trùng Đài khi bỏ xác phàm không thể chọn truyền nhân như các vị Thời Quân. Ba phẩm Hộ Pháp, Thượng Phẩm, Thượng Sanh khi bỏ xác phàm vẫn còn trách nhiệm phần thiêng liêng). Trong đạo phục của Ngài Hồ Bảo Đạo có dây sắc lịnh. Chiếu theo Pháp Chánh Truyền Chú Giải có dạy rõ quyền năng dây sắc lịnh:



(Bản vi tính: PHÁP CHÁNH TRUYỀN: "Thầy khuyên các con lấy tánh vô tư mà hành đạo, Thầy cho các con biết trước rằng: Hễ trọng quyền thì ắt có trọng phạt".

CHÚ GIẢI: Vì lời khuyên của Thầy mà Đức Lý Giáo Tông xin buộc cả Chức Sắc Hiệp Thiên Đài phải Minh Thệ giữa Hội Thánh rằng: Lấy dạ vô tư mà hành Đạo, lại muốn tỏ ra rằng: Chức Sắc Hiệp Thiên Đài thật trọng quyền, Ngài mới ban dây sắc lịnh, buộc cả Tín Đồ và cả Chức Sắc Thiên Phong, hễ mỗi Chức Sắc Hiệp Thiên Đài mang dây sắc lịnh vào mình mà hành chánh nơi nào, thì phải tuân mạng, dầu lỗi quấy cũng phải chìu theo, chỉ để cho Hội Thánh có quyền định tội, lại buộc cả Chức Sắc nào đã thọ quyền của Hiệp Thiên Đài cũng phải minh thệ, y như vậy mới đặng hành chanh)

4/- Vấn đề Bàn Trị Sự Nam Nữ.

Đạo Lịnh 01/1979 đã giải thể Bàn Trị Sự Nam Nữ (tại điều 1), nhưng ngày nay người Đạo Cao Đài  công cử Bàn Trị Sự Nam Nữ, vậy có phạm vào Đạo Lịnh 01/1979 hay không?

Đạo Lịnh 01/1979 lập ra Hội Đồng Chưởng Quản CỦA Hội Thánh Cao Đài. Như vậy là Hội Thánh vẫn còn nên chưa thể áp dụng Thánh Lịnh 257 của Đức Hộ Pháp.

Sau đó tà quyền kết hợp với những phần tử bất trung với đạo, cốt luôn Hội Thánh Cao Đài và lập ra chi phái 1997. Khi Hội Thánh Cao Đài đã bị cốt và chức sắc không còn thì người đạo phải hành đạo theo Thánh Lịnh 257 để khôi phục lại nền đạo.

Thánh Lịnh 257 do Đức Hộ Pháp cầm quyền Chưởng Quản Nhị Hữu Hình Đài Hiệp Thiên và Cửu Trùng lập ra nên Đạo Lịnh 01/1979 không ảnh hưởng đến Thánh Lịnh 257. Chỉ có Đức Hộ Pháp (hay Đấng cao trọng hơn Đức Hộ Pháp) về cơ tại Cung Đạo Tòa Thánh Tây Ninh có lịnh thay đổi về Thánh Lịnh 257 thì mới có hiệu lực. Hiện giờ Hội Thánh đã ngưng cơ bút tại Cung Đạo nên không một quyền năng nào có quyền thay đổi một chữ nào, một câu nào hay nội dung của Thánh Lịnh 257.

(Đạo Lịnh 01/1979, Điều thư tám: Ðao Lịnh nầy có hiệu lực từ ngày ký tên ban hành, các Ðạo Lịnh trước đây khác với tinh thần nội dung Ðạo Lịnh nầy đều không còn hiệu lực. Thánh Lịnh 257 do Đức Hộ Pháp lập nên vẫn còn giá trị.)

Chi phái 1997 nói rằng Thánh Lịnh 257 chỉ có giá trị lịch sử vào năm 1957 là mưu xúi người Đạo Cao Đài 1926 bỏ binh khí khi chiến đấu với tà quyền và tự hủy hoại nền chánh giáo. Ấy là mưu ăn trượt của quỷ vương.

Tóm lại: người Đạo Cao Đài 1926 đang hành đạo trong thời kỳ Hội Thánh bị cốt (Hội Thánh không cầm quyền hành chánh tôn giáo) nên có đủ quyền công cử Bàn Trị Sự Nam Nữ, công cử nhân sự cầm quyền hành chánh tôn giáo để khôi phục lại nền đạo theo Thánh Lịnh 257.

5/- Danh xưng Hội Đồng Chưởng Quản (1979) bị lợi dụng bởi Hội Đồng Quản Lý (1983), Hội Đồng Chưởng Quản (1989) và chi phái 1997.

Xin xem chi tiết phụ lục 01.

III/- KẾT THÚC.lúc 21g30’

Đọc kinh xuất hội CTS Lương Thị Nở


Lập vi bằng

Thư ký HTE ĐĐTKPĐ

PTS Nguyễn Hồng Phượng

Chủ tọa

Phó TBCH HTE ĐĐTKPĐ

CTS Lương Thị Nở

PHỤ LỤC 01.

PHỤ LỤC 1.

Ghi lại mốc thời gian và sơ lược tính pháp lý vê 04 sự kiện quan trọng: Hội Đồng Chưởng Quản CỦA Hội Thánh Cao Đài (xài con dấu có trong đạo, lập năm 1979) à Hội Đồng Quản Lý Hội Thánh Cao Đài (lập năm 1983) à Hội Đồng Chưởng Quản của Ủy Ban Nhân Dân tỉnh Tây Ninh (xài con dấu HỘI ĐỒNG CHƯỞNG QUẢN do công an cấp, lập năm 1989)à Chi phái 1997 (tiếp tục xài con dấu HỘI ĐỒNG CHƯỞNG QUẢN do công an cấp). Qua đó thấy được chiêu trò của tà quyền (tung ra nghi lễ 91 & 96, Lễ khánh thành cổng Chánh Môn) và chú ý đến việc dùng binh khí trong tôn giáo: Pháp luật đạo là binh khí diệt tà quyền.

Do sự thiếu thông tin nên nhiều người không rõ các âm mưu, các chiêu trò của tà quyền diệt đạo trong từng giai đoạn, rồi qui kết do Đạo Lịnh 01 đã tạo ra Hội Đồng Chưởng Quản (1979), từ đó nên đạo chinh nghiêng.

Trong khi cái gốc của sự việc là do những phần tử bất trung với đạo, sẳn sàng bán đạo, phản đạo theo ý muốn của tà quyền. Khởi đi từ ông Chánh Phối Sư Thái Hiểu Thanh một Hội viên của Hội Đồng Chưởng Quản mà lại ký tên hủy bỏ lễ vía Đức Nguyệt Tâm Chơn Nhơn vào năm 1983, (cũng chính Ông Thái Hiểu Thanh đã ký tên rút phẩm của Ngài Hồ Bảo Đạo) sau đó lập ra Hội Đồng Quản Lý Hội Thánh (1983) rồi đến ông Phối Sư Thượng Thơ Thanh nối tiếp ông Hiểu trong Hội Đồng Quản Lý.

Sau đó ông Thơ còn cam tâm làm Hội Trưởng của Hội Đồng Chưởng Quản do Ủy Ban Nhân Dân tỉnh Tây Ninh lập thành (1989) và cấp con dấu cho HĐCQ. Một con dấu không do nơi Pháp Chánh Truyền, không có trong đạo lại dùng để ra lịnh cho nền đạo. Đây là những bước chuyển để chi phái 1997 ra đời ngày 9-5-1997. Chức sắc phụ trách pháp luật, nghi lễ của đạo phản đối, góp ý về nội dung của các chiêu trò của ông Hội Trưởng Hồ Ngọc Thơ tung ra, nhưng không nêu tính pháp lý về con dấu Hội Đồng Chưởng Quản do công an cấp có giá trị gì trong tôn giáo? Bỏ qua tính pháp lý con dấu mà chú trọng đến nội dung về nghi lễ… là đã bỏ binh khí của đạo.

Khi ông Thơ nhận làm Hội Trưởng Hội Đồng Chưởng Quản do Ủy Ban Nhân Dân tỉnh Tây Ninh lập ra (1989), họ tung chiêu lập ra nghi lễ 1991 để thu hút sự chú ý của chức sắc và tín đồ tranh cải về nghi lễ ban hành ngày 29-5-1991 mà không chú ý đến tính pháp lý HĐCQ (1989) và họ đã thành công.

Sang năm 1996 cũng chính ông Hội Trưởng Hồ Ngọc Thơ cho ông Giáo Sư Ngọc Tấn Thanh tung ra nghi lễ 1996. Nhiệm vụ của nghi lễ 1996 là tung hỏa mù để nhiều người chú ý vào đó, không quan tâm đến việc chi phái 1997 ra đời.

Chi phái 1997 ra chiêu khánh thành cổng Chánh Môn để thu hút đồng đạo về dự lễ rước pháp nhân ký ngày 9-5-1997.

Tóm lại có 3 chiêu trò:

Chiêu trò nghi lễ 1991: tung hỏa mù che lấp việc Ủy Ban Nhân Dân tỉnh Tây Ninh lập ra Hội Đồng Chưởng Quản của ông Hồ Ngọc Thơ.

Chiêu trò nghi lễ 1996: thu hút chú ý để chi phái 1997 ra đời.

Chiêu trò Lễ Khánh Thành Cổng Chánh Môn để rước pháp nhân chi phái 1997.

Cả ba chiêu trò ấy đều thành công như tà quyền đã tính toán. Sự thành công của tà quyền là do nơi người đạo quên sử dụng binh khí mà Đức Lý Giáo Tông đã dạy: Pháp luật đạo là binh khí diệt tà quyền.

1/- Hội Đồng Chưởng Quản CỦA Hội Thánh (1979-1983).

Danh sách thành phần Hội Ðồng Chưởng Quản đã được Hội Thánh thông qua ngày mùng 4 tháng giêng Kỷ Mùi (31/01/1979):

1/- Chưởng Quản: Bảo Ðạo HỒ TẤN KHOA

2/- Phó Chưởng Quản: Ðầu Sư NGỌC NHƯỢN THANH

3/- Từ Hàn: Giáo Sư THÁI PHÁT THANH

4/- Phó Từ Hàn: Cải Trạng LÊ MINH KHUYÊN

5/- Hội Viên: Qu. Thái Chánh Phối Sư THÁI HIẾU THANH

6/- Hội Viên: Q. Thượng Chánh Phối Sư THƯỢNG TRỌNG THANH.

7/- Hội Viên: Qu. Nữ Chánh Phối Sư LÊ HƯƠNG TIẾU.

8/- Hội Viên: Qu. tiếp Lễ Nhạc Quân VÕ THANH TƯƠI.

9/-Hội Viên:  Chơn Nhơn ÐĂNG VĂN CHƯỞNG.

10/- HộiViên: Nữ Chơn Nhơn NGUYỄN THỊ KHÉO.

- Nay bổ sung:

11/ - Hội Viên    - Nữ Phối Sư TRẦN HƯƠNG MÂY

12/- Hội Viên    - Giáo Sư THƯỢNG TÌNH THANH.

Chúng tôi trích đăng đầy đủ để thấy ông Chánh Phối Sư Thái Hiểu Thanh chỉ là Hội Viên HĐCQ (1979) nhưng chính ông đã ký tên rút phẩm Thời Quân của Ngài Hồ Bảo Đạo là sự lộng quyền.

Về nguyên tắc: Phẩm tước của thiêng liêng ban cho thì chỉ có thiêng liêng mới có quyền rút phẩm. Hội Đồng Quản Lý (1983) và Hội Đồng Chưởng Quản (1989) và chi phái 1997 đều không có quyền rút phẩm hay thánh danh bất cứ một chức sắc thiên phong nào hết.

Tỉnh Tâm viết quyển tiểu sử Hồ Bảo Đạo lưu hành trên internet cũng không phân biệt được từ Hội Đồng Chưởng Quản CỦA Hội Thánh chuyển sang Hội Đồng Quản Lý Hội Thánh. Tác giả góp phần vào việc gây hiểu lầm về Ngài Hồ Bảo Đạo và Hội Đồng Chưởng Quản (1979) …



(Khi Ngài Hồ Bảo Đạo sắp lìa trần MTTQ, HĐQL và Ban Cai Quản Thánh Thất Phận Đạo Đệ Tam đến tư gia Ngài thăm viếng. MTTQ đề nghị Ngài viết đơn để nhà nước phục hồi phẩm Bảo Đạo tiến hành tang lễ theo phẩm Thời Quân. Ngài trả lời: phần Tôi nhà nước định sao cũng được, Tôi không muốn làm mất thời giờ nhà nước…

Khi Ngài bỏ xác phàm (18-12- Bính Dần, DL: 17-1-1987) chính quyền và Hội Đồng Quản Lý họp với Ban Cai Quản Phận Đạo Đệ Tam tại Ủy Ban Nhân Dân xã Hiệp Tân “ngã tư Ao Hồ” viết ra chương trình tang lễ để Ban Cai Quản tiến hành tang lễ. Khi thấy đồng đạo đến kỉnh lễ quá sức tưởng tượng “các ghế dự trù để các mâm tế hết sạch và phải để dưới đất”; chính quyền và HĐQL muốn rút ngắn nghi lễ và yêu cầu Ban Cai Quản thi hành. Ban Cai Quản trả lời chương trình tang lễ đã công bố nay quý vị muốn đổi phải ra chương trình mới để căn cứ vào đó thi hành; cuối cùng họ cũng không dám ra chương trình mới. Lễ Sanh Thượng Tiếng Thanh Ban Cai Quản Thánh Thất Đệ Tam cho biết các chi tiết trên)

2/- Hội Đồng Quản Lý Hội Thánh qua 02 thời kỳ của ông Thái Chánh Phối Sư Thái Hiểu Thanh và ông Phối Sư Thượng Thơ Thanh.

Hội Đồng Quản Lý Hội Thánh Cao Đài không phải do Hội Thánh Cao Đài lập ra như HĐCQ năm 1979. Hội Đồng Quản Lý Hội Thánh do ông Thái Chánh Phối Sư Thái Hiểu Thanh và các vị liên quan lập ra nên không có pháp lý của Hội Thánh trong đó. Các vị nầy thông đồng với nhà cầm quyền lập ra nên không có giá trị pháp lý trong tôn giáo. Các vị nầy hoàn toàn không có tư cách pháp lý để lập ra Hội Đồng Quản Lý Hội Thánh nhưng do sự mê muội nên cam tâm làm theo lịnh của tà quyền.

Các vị nầy cũng sai mê quyền lực đến mức dám ký lịnh rút phẩm Thời Quân của Ngài Hồ Bảo Đạo và chính quyền căn cứ vào đó để hoàn tất việc rút phẩm.

Ông Giáo Sư Thượng Tám Thanh sau 30-4-1975 có thời gian bị bắt giam (do là chức sắc, có tên trong bản án ngày 20-7-1978 của MTTQVN tỉnh Tây Ninh viết: Giáo Sư Nguyễn Văn Tám tại trang 08, dòng 4) được thả ra sau đó cũng bắt đầu tham gia vào Hội Đồng Quản Lý của ông Hồ Ngọc Thơ (1984). Từ vị trí rất bình thường ông Tám được cất nhắc lên Từ Hàn của HĐCQ (1989) và thay thế ông Hồ Ngọc Thơ. Về mặt xã hội đời ông Tám từ thành viên Mặt Trận Tổ Quốc Việt Nam tỉnh Tây Ninh, rồi vào MTTQVN cấp trung ương và là một viên chức của chính quyền (Dân biểu quốc hội 1997).

 



 

3/- Hội Đồng Chưởng Quản do Ủy Ban Nhân Dân tỉnh Tây Ninh thành lập ngày 14. 09. 1989.

Ủy Ban Nhân Dân tỉnh Tây Ninh ra quyết định thành lập HĐCQ để thi hành luật pháp Việt Nam. Đây là canh bài tráo rất tinh vi. Bởi vì Hội Đồng Chưởng Quản của Hội Thánh Cao Đài lập ra đã bị chính quyền tỉnh Tây Ninh xóa bỏ (1983) và lập ra Hội Đồng Quản Lý Hội Thánh Cao Đài (1983), đến 1989 chính quyền lập ra Hội Đồng Chưởng Quản. Nghĩa là cùng một tên gọi nhưng khác nhau về nguồn gốc để gây lầm lạc.

(Thời gian nầy ông Bí Thư Tỉnh Ủy Trịnh Văn Lâu có cho mời một số chức sắc Hiệp Thiên và Cửu Trùng họp trong nội ô Tòa Thánh Tây Ninh để chỉnh đốn việc đạo. Quý vị đang họp thì ông Phối Sư Thượng Thơ Thanh tách ra phối hợp với chính quyền để lập ra Hội Đồng Chưởng Quản do ông Thơ làm Hội Trưởng (không phải Chưởng Quản). Thời gian dó còn Thượng Chánh Phối Sư Thượng Nhã Thanh, Quyền Thái Chánh Phối Sư Thái Thế Thanh là quyền trên của ông Phối Sư Thơ. Hiệp Thiên Đài còn phẩm Tiếp Dẫn Đạo Nhơn… Điều đó cho thấy ông Thơ đã cam tâm phá hoại cuộc họp để chấn chỉnh việc đạo của các vị chức sắc Hiệp Thiên, Cửu Trùng và Phước Thiện)



4/- Chi phái 1997 ra đời ngày 9-5-1997.

Hầu hết các chức sắc cao cấp của chi phái 1997 đều có chân trong Mặt Trận Tổ Quốc Việt Nam các cấp từ trung ương đến địa phương.

 Mặt Trận Tổ Quốc Việt Nam là cơ quan ngoại vi của đảng cộng sản Việt Nam. Ngày 20-7-1978 MTTQVN tỉnh Tây Ninh đã ra bản án, trong đó viết: 

-/ Đạo Cao Đài 1926 do thực dân Pháp lập ra để chống lại đảng cộng sản lập năm 1930.

-/ Các chức sắc Đại Thiên Phong là tay sai của Pháp, Nhựt, Mỹ để chống lại cộng sản

-/ Cơ bút của Đạo Cao Đài 1926 là mê tín dị đoan

-/ Hệ tư tưởng Cao Đài là phong kiến và phản động

-/ Hệ thống hành chánh đạo 5 cấp là bộ máy nhà nước trá hình, chờ cơ hội nắm chính quyền.

-/ Đức Hộ Pháp Phạm Công Tắc là phản bội tổ quốc trắng trợn

Chi phái 1997 không phải là Đạo Cao Đài, chi phái 1997 là đối nghịch với Đạo Cao Đài, chi phái 1997 lập ra để tiêu diệt Đạo Cao Đài 1926.


TT



ĐÍNH KÈM ẢNH CHỤP THÔNG TRI 01/1979.





ẢNH CHỤP ĐẠO LỊNH 01/1979. BÀI SỐ 73.