Trang

Thứ Ba, 14 tháng 9, 2021

3517. VI BẰNG 60/96: Đức Chí Tôn đã cấm Cơ Bút Phổ Độ có ý nghĩa là gì?

 Thời kỳ mới mở đạo đàn cơ diễn ra ở đâu cũng thường có 02 phần: dạy đạo và thâu môn đệ. Cho đến khi Đức Chí Tôn dạy NGƯNG HẾT CƠ BÚT PHỔ ĐỘ có nghĩa là ngưng phần thâu môn đệ chỉ còn phần dạy đạo hay các việc khác.


HTE: ĐĐTKPĐ
VB: 60/96

ĐẠI ĐẠO TAM KỲ PHỔ ĐỘ
(Cửu Thập Lục Niên)
TÒA THÁNH TÂY NINH.

 

 

VI BẰNG

“Tóm lược cuộc họp 60/96”

Hội Thánh Em ĐĐTKPĐ mở phiên họp thảo luận về giáo lý, thứ Sáu, 20/7/Tân Sửu (DL: 27/8/2021), lúc 19h30. Họp qua gotomeeting.

Đề tài. Đức Chí Tôn đã cấm Cơ Bút Phổ Độ có ý nghĩa là gì?

I/- Thành phần dự họp.


 Chủ tọa: CTS Lương Thị Nở (Phó Ban Chấp Hành)

Người điều hành: CTS Lương Thị Nở.

Thư ký: Nguyễn Hồng Phượng (PTS)

Thành viên dự họp:

CTS Nguyễn Hữu Khanh (Trưởng ban kiểm soát luật)

CTS Trần Quốc Tiến (Phó ban kiểm soát luật)

 CTS Nguyễn Thành Phương, PTS Lê Văn Một, PTS Nguyễn Ngọc Bích, PTS Lương Văn Dương, Thông Sự Nguyễn Thị Thu Hà (Chery Nguyễn)

Đạo Hữu nam nữ: Dương Xuân Lương (John Tung) Trương Văn Mai, Võ Lệ Dung (Mary Dung), Nguyễn Thị Chợ (Út Cam)

Kinh Nhập Hội: Đọc Kinh Nhập Hội  (Mãi Mãi).

II/-  Nội dung:

Lý do mở dề tài: Khi thảo luận về đề tài: Tìm hiểu qui định về cơ bút trong Đạo Cao Đài (vi bằng 59/96), đồng đạo có nêu vấn đề: Đức Chí Tôn dạy: Còn tới cuối kỳ tháng 6 nầy thì Thầy phải ngưng hết cơ-bút truyền Đạo, các con sẽ lấy hết chí-thành đã ung-đúc bấy lâu mà lần-hồi lập cho hoàn-toàn mối Đạo  có ý nghĩa thế nào?

Có ý kiến cho rằng cấm cơ phổ độ là cấm cơ bút tại Tòa Thánh Tây Ninh, nhưng các chi phái thì không cấm có đúng hay không? Nhận thấy đây là câu hỏi rất quan trọng nên HTE ĐĐTKPĐ quyết định tách ra thành một vi bằng riêng cho tiện việc tra cứu và dễ hiểu.

A/- Ý nghĩa chính yếu

Đây là vấn đề gây hiểu lầm rất nhiều, do vậy cần chia ra từng phần nhỏ để làm sáng tỏ.

1/- Vậy cơ bút truyền đạo hay cơ phổ độ là gì?

Lúc đầu Thầy và Đức Lý giáng cơ thường có 2 phần: Dạy đạo và thâu môn đệ. Khi có người nhập môn cầu đạo thì Thầy hay Đức Lý để lời thâu nhận rồi ban cho một bài thi (thường là bài tứ tuyệt). Bài thi được ban có khi lấy tên của người cầu đạo, có khi cho biết tánh tình, ưu hay khuyết điểm hay vận mệnh của người xin làm môn đệ. Sau đó có khi hang mấy trăm người xin nhập môn một lúc, Thầy gộp nhiều người lại rồi ban cho chung một bài thi. Đó là một đặc ân. Sau khi ngưng cơ bút phổ độ thì không còn phần thâu môn đệ nữa, chỉ còn phần dạy đạo.

2/- Cơ bút truyền đạo hay cơ phổ độ diễn ra ở đâu?

Diễn ra tại các địa phương và tại Chùa Gò Kén.

Tại các địa phương: Sau khi gởi TỜ KHAI ĐẠO lên chính phủ Pháp ngày 23 tháng 8 năm Bính Dần (29-9-1926), Đức Chí Tôn dạy lập thành nhiều nhóm đi PHỔ ĐỘ LỤC TỈNH.  

Mỗi nhóm đi PHỔ ĐỘ LỤC TỈNH có hai người được Đức Chí Tôn giao cho nhiệm vụ phò loan (đồng tử) để tiếp nhận lời dạy của Thầy hay các Đấng được Thầy giao nhiệm vụ trong thời Tam Kỳ Phổ Độ. Hai đồng tử phò loan gọi là cặp cơ phổ độ. Nội dung cặp cơ phổ độ viết ra gọi là cơ bút phổ độ.

Một số vị có nhiệm vụ sắp xếp cho người đến hầu đàn nghe dạy đạo và giải thích nội dung từ đàn cơ cho nhơn sanh hiểu. Các nhóm PHỔ ĐỘ LỤC TỈNH hành đạo khi chưa tổ chức Lễ Khai Đạo ngày 15-10-Bính Dần (DL: 29-11-1926) tại Chùa Gò Kén, làng Long Thành, Tây Ninh.

(Sau khi khai đạo xong Thầy lại cho phép đi địa phương tiếp tục.)

Tại Chùa Gò Kén: Chùa Gò Kén là nơi tổ chức Lễ Khai đạo và sau đó dời về Tòa Thánh Tây Ninh hiện nay.

3/- Nhận xét và kết luận: Thời gian mới mở đạo đàn cơ diễn ra ở đâu cũng thường có 02 phần: dạy đạo và thâu môn đệ. Cho đến khi Đức Chí Tôn dạy NGƯNG HẾT CƠ BÚT PHỔ ĐỘ có nghĩa là ngưng phần thâu môn đệ chỉ còn phần dạy đạo hay các việc khác.

Ngưng cơ bút phổ độ có hai nghĩa: thứ nhứt là ngưng các cập cơ đi địa phương như trước ngày Lễ Khai Đạo; thứ hai là Thầy và Đức Lý không trực tiếp thâu nhận môn đệ và cho thi nữa. (Phụ lục 1)

Thầy giao lại cho Hội Thánh thâu nhận. Hội Thánh thay mặt Thầy cho làm Lễ nhập môn cầu đạo theo nghi thức tôn giáo. Bởi vì khi tổ chức Lễ Khai Đạo xong thì Hội Thánh Cao Đài đã thành hình. Hội Thánh Cao Đài là hình thể hữu vi của Chí Tôn thay mặt cho Chí Tôn để lo thâu nhận môn đệ và hoàng dương chánh pháp. Ấy là cách để Đức Chí Tôn làm cho xác của Ngài thêm mãnh lực để xây dựng nền văn minh mới. (Phụ lục 2)

B/- Trích lục các lời dạy có liên quan.

1/- Ngưng Cơ Phổ Độ Lục Tỉnh.

Đạo Sử của Bà Nữ Đầu Sư Hương Hiếu Q 2 sắp xếp bài 1: LỜI TỰA, bài 2: KHAI ĐẠO NƠI CHÁNH PHỦ và bài 3: PHỔ ĐỘ LỤC TỈNH. Nội dung bài PHỔ ĐỘ LỤC TỈNH.

Khai Ðạo xong rồi, việc phổ độ Lục Tỉnh, kể từ tháng 9 năm Bính Dần chia ra như vầy:

Mấy ông Lê Văn Trung, Nguyễn Ngọc Thơ, Trần Ðạo Quang, lo phổ độ trong mấy tỉnh: Vĩnh Long, Trà Vinh, Cần Thơ, Sóc Trăng, Bạc Liêu, Long Xuyên, Châu Ðốc, Hà Tiên, Rạch Giá. Ông Cao Quỳnh Cư và Phạm Công Tắc phò loan.

Mấy ông Lê Văn Lịch, Nguyễn Ngọc Tương, Yết Ma Luật lo phổ độ trong mấy hạt: Chợ Lớn, Gò Công, Tân An, Mỹ Tho, Bến Tre. Ông Nguyễn Trung Hậu và ông Trương Hữu Ðức phò loan.

Mấy ông Lê Bá Trang, Vương Quan Kỳ, Yết Ma Nhung lo phổ độ trong mấy hạt: Tây Ninh, Thủ Dầu Một, Gia Ðịnh, Biên Hòa, Bà Rịa, Sa Ðéc. Ông Cao Quỳnh Diêu và ông Cao Hoài Sang phò loan.

Ông Nguyễn Văn Tương và ông Nguyễn Văn Kinh là người rõ thông đạo lý, lại đi khắp nơi giảng Ðạo để độ rỗi người quen.

Kết quả cuộc phổ thông nầy rất nên long trọng, chỉ có một tháng mấy mà kể ra có mấy vạn người nhập môn cầu Ðạo.

Mùng 10 tháng 10 là ngày tạm ngưng việc phổ độ, để lo sắp đặt lễ Khánh Thành Thánh Thất ở Từ Lâm Tự (Gò Kén, Tây Ninh) (Hết trích)

Kết luận 1: Trích đoạn trên đây đã cho thông tin rất rõ ràng: Mùng 10 tháng 10 là ngày tạm ngưng việc phổ độ, để lo sắp đặt lễ Khánh Thành Thánh Thất ở Từ Lâm Tự (Gò Kén, Tây Ninh)

Tạm ngưng công việc đi PHỔ ĐỘ LỤC TỈNH có nghĩa là tạm ngưng việc phò loan của các cặp cơ phổ độ và không có cơ bút phổ độ. Ngày 10-10-Bính Dần (DL: 14-11-1926).

2/- Thánh Ngôn Hiệp Tuyển Q 2.

TNHT Q2 trang 38 dòng 02 (bản in 1963) Thầy dạy ngày 01-6-1927 (AL: 2-5-Đinh Mão) (Ðàn tại Phước-Thọ): Còn tới cuối kỳ tháng 6 nầy thì Thầy phải ngưng hết cơ-bút truyền Đạo, các con sẽ lấy hết chí-thành đã ung-đúc bấy lâu mà lần-hồi lập cho hoàn-toàn mối Đạo.

Nầy là lời đinh-ninh sau rốt khá lưu tâm, ai vạy tà nấy có phần riêng, ai cứ giữ nẻo thẳng, đường ngay, bước đến thang thiêng-liêng chờ ngày hội-hiệp cùng Thầy, ấy là điều quí-báu đó, Thầy cho con tự-định thâu sớ mà cho nhập-môn như các chỗ khác.

Thầy ban ơn cho các con.

Thăng

Kết luận 2: Đàn cơ nầy có 2 phần: dạy đạo và thâu nhận môn đệ. Thầy dạy ngưng hết cơ bút truyền đạo có nghĩa là Thầy không trực tiếp thâu môn đệ nữa giao cho các tiền bối có trách nhiệm thâu sớ và cho nhập môn như các chỗ khác. Đó là ý nghĩa về việc ngưng cơ bút phổ độ.

3/- TNHT Q2 trang 41 dòng 07 (bản in 1963) Thầy dạy ngày 01-10-Đinh Mão (25-10-1927):  Các con, kỳ ngưng cơ phổ-độ đến nay, chưa được bao lâu, mà nền Đạo xảy ra lắm điều trắc-trở...

Lời dạy trên đã rõ nghĩa. Hai lời dạy trên cách nhau gần 05 tháng. Điều đáng lưu ý là qua hai lời dạy từ TNHT cho phép ta hiểu rằng cơ-bút truyền Đạo (4 chữ) và cơ phổ-độ (3 chữ) cùng một nghĩa với nhau. Qua các ghi nhận và phân tích trên đây ta có thể gọi chung là cơ bút phổ độ (4 chữ) cho dễ hiểu.

4/- Theo lời dạy của Đức Hộ Pháp

4.2/- Ngày 1-3-Canh Ngọ (30-3-1930), có ba cặp cơ: cơ phong Thánh, cơ lập Thánh, cơ Truyền giáo. Cặp cơ phong thánh do Đức Hộ Pháp và Đức Cao Thượng Phẩm thủ. Khi Đức Cao Thượng Phẩm về thiêng liêng vị thì cặp cơ phong thánh đã gãy. Từ đó về sau Đức Cao Thượng Phẩm trợ lực cho Ngài Cao Tiếp Đạo nâng loan cùng Đức Hộ Pháp.

(Đạo Sử Q 1, trang 89, bản in KNS 2015)

4.2/- Theo vi bằng Hội Quyền Vạn Linh năm 1937 (Đinh Sửu) Đức Hộ Pháp cũng có dạy: Cơ Phong Thánh là cơ Đạo. Có Hộ Pháp và Thượng Phẩm phò loan, ngoài ra chẳng có cặp cơ nào phong thưởng cho ai đặng. Sau nầy vì muốn cho Cơ Phong Thánh sống rốn thêm nữa thì duy có Cao Tiếp Đạo phò loan với Hộ Pháp. Song mỗi phen phò loan đều có chơn linh của Cao Thượng Phẫm đến nâng loan với huyền   diệu thiêng liêng của Ngài.

5/- Lời dạy Đức Hộ Pháp (23-3-1951): Cơ Bút là một cơ quan thuộc Huyền Linh Pháp nên vẫn là hư hư thiệt thiệt, vì bất kỳ mọi sự chi mà có tánh phàm của con người hùn vốn vào đó đều giả nhiều mà thiệt ít.

Cơ Bút đã đủ quyền lập Đạo đặng thì nó cũng đủ quyền diệt Đạo đặng. Vì cớ mà Đức Chí Tôn đã cấm Cơ Bút Phổ Độ.

6/- Tra cứu quan trọng: đối chiếu & kiểm chứng.

6.1/- Đối chiếu ý nghĩa từ Đạo sử và Thánh ngôn. Đạo sử cho biết ngưng cơ bút phổ độ từ 14-11-1926 (để lo việc tổ chức Lễ Khai Đạo). (6 tháng 15 ngày Thầy ngưng HẾT cơ bút phổ độ).

Đến 01-6-1927 Thầy dạy ngưng hết cơ bút truyền Đạo có mấy nghĩa. Thứ nhứt: không còn đàn cơ phổ độ đi các địa phương (sau khi khai đạo xong Thầy cho các cập cơ đi phổ độ tiếp ở các địa phương giờ ngưng lại). Thứ hai: Đàn cơ tại Tòa Thánh Tây Ninh thườn có 2 phần: dạy đạo và thâu nhận môn đệ. Thầy hay Đức Lý ngưng phần trực tiếp thâu nhận môn đệ chỉ còn phần dạy đạo.

6.1/- Kiểm chứng qua Đạo Sử Q 2.

Ngày 8-2-1927 tiền bối Trần Văn Thàng nhập môn cầu đạo và được Đức Lý ban cho bài thi:

... Lão chớ không phải Thầy.

Niên, Lão phong cho chức Giáo Hữu, tuân mạng. Nhị vị Hiền Hữu lui ra ngoài lấy tên người Thổ chẳng kịp cầu Ðạo. Niên lui đi. Nữ phái toàn thâu.

Nam đọc sớ; hỏi ngoài còn sót sớ nhiều. Mai, đọc sớ.

Trần Văn Thàng:

Thàng lòng từ bớt phép tinh ma,
Trời Phật không thông với lũ tà.
Khá mượn gươm Tiên bình thế tục,
Ðưa thuyền Bác Nhã khỏi võng la.

Thâu trọn hết, trừ tên Cần và Thới. Phải kêu Ðó vào.

Ðó, Biểu, Ta vẫn thấy công ngươi vừa muốn ban thưởng, lại thấy liền đó ngươi thối chí. Chừ phải sao đây? Thì cũng phải như thường vậy, Lão hạ bút.

Tường, xuống một bực phong làm Giáo Hữu phái Ngọc. Ðó cũng vậy, phong làm Giáo Hữu phái Thượng. Khá gắng công hành Ðạo mà thâu hồi chánh sắc mình. Bằng sơ thất Lão trục xuất nghe à!

Ngày 10 Février 1927 (Mùng 9-1-Ðinh Mão) là Đức Lý Giáo Tông thâu nhận môn đệ và dạy đạo, nhưng không thấy ban thi cho các tiền bối nhập môn. Sau đó chỉ còn dạy đạo.

Tóm lại: Trước khi ngưng cơ bút phổ độ thì một đàn cơ thường có 02 phần: dạy đạo và trực tiếp thâu nhận môn đệ. Sau khi ngưng cơ bút phổ độ thì chỉ còn phần dạy đạo; không còn phần thâu nhận môn đệ nũa mà giao việc ấy lại cho Hội Thánh.

III Kết Thúc lúc 21g30’

Đọc Kinh Xuất Hội: CTS Nguyễn Hữu Khanh.

 

Lập vi bằng

 

PTS Nguyễn Hồng Phượng

 

Chủ tọa.

 

CTS Lương Thị Nở

 

 

 

Phụ lục 1:  

Theo đó thì cơ bút là danh từ chung. Trong cơ bút có đồng tử chia ra làm nhiều cặp cơ: cơ phong thánh, cơ lập thánh, cơ truyền giáo … cơ dạy về bí ẩn siêu hình học, cơ dạy về bách khoa xã hội học... Cũng giống như một viên đại học có nhiều phân khoa.

Thầy đều dạy ngưng cơ bút truyền đạo và cơ phổ độ. Còn cơ phong thánh, cơ lập thánh Thầy vẫn dạy. Cho nên sau đó mới có Ba Hội Lập Quyền Vạn Linh (1931)….

Thí dụ 1: Ngài tên Ký nhập môn Thầy cho bài: Ký thành một cuốn gọi Thiên Thơ, Khai đạo muôn năm trước định giờ. May bước phải gìn cho mạnh trí, Nắm đuôi phướng phụng đến dương bờ. Hội Thánh Cao Đài lấy bài nầy để trên Cung Đạo.

(Link: https://khoinhonsanh2014.blogspot.com/2019/12/3005-tim-hieu-cung-ao.html#more)

Đạo Sử Q 2:

Dimanche 09 Janvier 1927 (06-12-Bính Dần).

THÁI BẠCH

Hỉ chư Ðạo Hữu, chư Ðạo Muội, chư Chúng Sanh,

Thượng Trung Nhựt bình thân. Thổ nhơn ... thâu. Nữ Thổ nhơn vào. Ðem con chúng nó vô. Ðem con nó lại gần. Thượng Trung Nhựt, Hiền Hữu khá nói lại với kẻ đến đây chẳng tâm Ðạo, chỉ quyết đến bói, ra khỏi Ðàn, để Lão đuổi bị nhục đừng trách, Nam Nữ cũng vậy.

Kẻ muốn xin Lão chẳng cho; kẻ không xin Lão cho; ấy cũng là một phương pháp phạt răn những kẻ vô Ðạo thôi. Thượng sớ.

Phú:

Phú hữu thiên gia bất thoát trần,
Vinh thê ấm tử độ cô thân.
Hào gia hữu sở thiên niên đọa,
Bất dĩ nhơn sanh, bất dĩ Thần.

Thâu

Nhạn:

Nhạn trầm có thuở nhạn cao bay,
Tài đức vinh huê cũng có ngày.
Rường cột mặc ai đưa nổi núi,
Mình chen vào đám phế cân đai.

Thâu

Hườn:

Hườn hành Hớn thất buổi xưa sao,
Chẳng vững giang san chúng đổ nhào.
Ít đức Ðạo cao thêm vẻ gấm,
Thần Tiên Thánh Phật cũng như nhau.

Thâu

Dụng:

Dụng nhơn chẳng khác dụng cây sang,
Quí trọng cùng chăng một buổi nhàn.
Ðế nghiệp vào tay chưa đủ phước,
Chẳng bằng vai quảy trọn giang san.

Thâu

Huất:

Uất lòng dễ tỏ đặng cùng ai,
Hiền đức mà sao chịu khổ hoài.
Lão nói tỏ tường cho đó hiểu,
Cũng là một trả đổi xưa vay.

Thâu

Văn:

Văn chương cái thế mãn đời còn,
Ðức hạnh vững bền sánh nước non.
Hai lẽ văn tài đồng đức tánh,
Chẳng ngồi bệ ngọc cũng lầu son.

Thâu

Khách Trú Ðịnh:

Thiên nhiên tánh đức chí công bình,
Hữu số hám tâm thủ địa linh.
Qui phục kim môn thân ngọc mã,
Chỉ tồn hư thiệt bất quang minh.

Thâu

Viết:

Viết Thiên viết Ðịa viết nhơn hòa,
Mộng mị thế tình ngữ thập đa.
Bất kiến kỳ nhơn tâm ái chúng,
Thâu danh thủ lợi mảng sinh tà.

Thượng.

Thiên:

Thiên căn chánh kiếp chỉ tâm hành,
Thán thế bất hòa chỉ cạnh tranh.
Bắc hướng loạn ly nhơn thán oán,
Hành tàng vấn đắc kiến kỳ thanh.

Thượng.

Cho:

Cho bền dạ sắt với lòng son,
Non nước xưa kia cũng vẫn còn.
Một chiếc xuồng con không chạy biển,
Thầm lo chi hiệp giống nòi còn.

Thâu

Phát:

Phát tài cứ tưởng dẫy đầy đầu,
Tài có là đâu Ðạo ở đâu.
Có Ðạo không cầu Trời thưởng lộc,
Không lo chí thiện mạng không cầu.

Thâu

Khương:

Khương ninh nhứt kiếp tại Thiền môn,
Khả chí tâm tu ngã độ hồn.
Mạc nại Thiền môn tăng dối thế,
Thoát trần chủ định tại Thiên Tôn.

Thâu

Thành:

Thành tâm khả tụng kệ Di Ðà,
Bất vấn trì môn ngữ thậm đa.
Chuyển thế nhứt thời sanh chúng độ,
Nhứt môn toàn hiệp Ðạo đồng hòa.

Thâu

Nam toàn thâu. Thượng Phẩm Hiền Hữu nhớ: Khi Lão đề "Thất" trước, nghĩa là thơ 7 chữ, Ngũ năm chữ, Tam ba chữ; Bát tám chữ. Dặn Sĩ Tải phải nhớ.

Ðây:

Ðây chẳng phải nhà thầy tiệm bói,
Ấy là đèn chói rọi đường tu.
Hạnh Tiên xưa lắm công phu,
Ngoài tai đã chán mắt mù thấy chi.
Việc đời khi....

Thâu

 

Thí dụ 2: Ngày 23-11-1926 (âl. 19-10-Bính Dần): Ðức Chí Tôn thâu Môn Ðệ và dạy đạo

Nguyễn Thanh Vân:

Phòng cơn biển nọ hóa vườn dâu,
Chưa hết quan viên há hết chầu.
Cái bả vinh huê đời rối rắm,
Nguồn đào thong thả đã là đâu.

Thâu

Nguyễn Học Dần:

Ðâu vui nước trí với non nhân,
Lòn lõi công danh khổ phận thân.
Nực nội trong lòng lo lúng túng,
Ðài mây để bước khá noi chân.

Thâu

Ngô Văn Ðiều:

Noi chân theo dõi Thánh Hiền xưa,
Từng tuổi đời qua cũng đã vừa.
Khôn khéo khá lo âm chất để,
Phẩm Tiên nẽo tục chẳng thừa ưa.

Thâu

(Đạo Sử Q 2 trang 30, KNS in theo bản trên internet)

Thí dụ 3: Ngày 26-11-1926 (âl. 21-10-Bính Dần): Ðức Chí Tôn thâu Môn Ðệ và dạy đạo.

Trg Văn Thành: (Cẩm Giang, Giai Hóa)

Ðong đầy đức cả hóa kho vàng,
Ðừng thấy phận nghèo chiếp miệng than.
Cái cửa Thiêng liêng chưa dễ đặng,
Ðỉnh chung thế sự trấu cùng than.

Thâu.

Huỳnh Văn Ngay:

Than chưa ngún lửa cuộc đời qua,

Nhưng bởi mến con hứa đặng nhà.
Vợ dữ đưa lời đừng trả giọng,
Khen hiền trước phải biết chê tà.

Thâu

Trần Văn Chí:

Chê tà trừ bạo lẽ như nhiên,
Song lưỡi gươm chưa sánh dạ hiền.
Ðức mạnh ba ngàn thâu thế giái,
Lòng thành làm kép mặt Thần Tiên.

Thâu

(Đạo Sử Q 2 trang 44, Bản in KNS)

(Theo quan sát của chúng tôi khi đọc Đạo Sử Thầy là Đấng Đại Từ Bi nên bất cứ ai nhập môn Thầy cũng toàn thâu. Nhưng khi Đức Lý về cơ thâu môn đệ có khi Ngài dạy bỏ tên A, B, C… ra, nghĩa là không thâu.)

Phụ lục 2: Đó là một trong những ý nghĩa rằng Hội Thánh là Thánh Thế (là xác) của Thầy. Cả Hiệp Thiên Đài và Cửu Trùng Đài, đều có 02 phần hữu hình và vô vi. Thầy và Đức Lý Giáo Tông giao phần hữu hình cho nhân sự của cả hai Đài đặng quyền thi hành nhiêm vụ của mỗi Đài. Phần hữu hình có được quyền là do vô vi ban, quyền hành của Hội Thánh do vô vi ban cho, nên khi Hội Thánh hành quyền là đã có lịnh của vô vi. Cũng như người lính lãnh sự vụ lịnh để thi hành nhiệm vụ thì đã có mạng lịnh của người ký và cả Bộ Quốc Phòng trong đó. Những văn bút (như của Đồng Tân và Cơ Quan Phổ Thông Giáo Lý 171/B Cống Quỳnh Sai Gòn) viết rằng Tòa Thánh Tây Ninh chỉ có hữu hình là xằng bậy.

Bằng cớ là cơ phong thánh, cơ lập thánh, cơ dạy các việc quan trọng (như Đức Lý Giáo Tông chấp thuận quyển QUAN HÔN TANG LỄ - 1976; Đức Hộ Pháp phong thưởng cho một số chức sắc Hiệp Thiên Đài sau 30-4-1975) vẫn còn tại Cung Đạo Tòa Thánh Tây Ninh cho đến ngày 31-01-1978.  Đó là khi Ngài Hồ Bảo Đạo và Ngọc Đầu Sư dâng Sớ Phúc Sự Chung Niên xin ngưng cơ bút tại Cung Đạo để bảo toàn giá trị thiên phong.

Nhiều người không biết do vô tình hay cố ý cứ hô hoán lên là Thầy đã ngưng cơ bút rồi nên không nhìn nhận các đàn cơ sau đó. Họ không hiểu các diện của cơ bút nên tự mình chác lỗi và làm cho người tin mình bị lỗi theo.

1/- Có ý kiến cho rằng cấm cơ phổ độ là cấm cơ bút tại Tòa Thánh Tây Ninh, nhưng các chi phái thì không cấm có đúng hay không?

Hiểu như thế là sai 100% về cơ bút của Hội Thánh Cao Đài tại Tòa Thánh Tây Ninh.

Sai thứ nhứt: không hiểu các diện của cơ bút như đã phân tích và chứng minh trên đây.

Sai thứ hai: không quan sát thực tế là cơ bút vẫn còn tại Cung Đạo. Do vậy khi các chi phái ký vi bằng qui nhứt về Tòa Thánh Tây Ninh đã đồng ý rằng: chức sắc sẽ về Tòa Thánh Tây Ninh hành đạo một năm. Sau đó dâng danh sách lên cho thiêng liêng định vị tại Cung Đạo Tòa Thánh Tây Ninh, đồng tử là người của Tòa Thánh Tây Ninh chọn.

Sai thứ ba: không biết về các Thánh Lịnh, hay Thông Tri của Đức Hộ Pháp hay Hội Thánh ban hành.

2/- Phần các chi phái cả nhà quyết định không mở rộng.

HẾT

 Xin mời xem thêm:

https://khoinhonsanh2014.blogspot.com/search?q=3516