|
ĐẠI ĐẠO
TAM KỲ PHỔ ĐỘ |
VI BẰNG
Tóm lược cuộc họp 48/96.
Hội Thánh Em ĐĐTKPĐ mở phiên họp ngày thứ Sáu, mùng 7/6/Tân
Sửu (DL: 16/7/2021),
lúc 19h30. Họp qua gotometting.
Đề tài: Thảo luận về vấn đề ngưng cơ bút cầu thăng, cầu phong năm 1978.
I/- Thành phần dự họp.
1/- Chủ tọa: Trưởng Ban Chấp Hành CTS Võ Văn Quang.
2/- Người điều hành: CTS Nguyễn
Hữu Khanh (Trưởng ban kiểm soát luật)
3/- Thư ký: Nguyễn Hồng Phượng
(PTS)
4/- Thành viên dự họp:
CTS Lương Thị Nở (Phó ban chấp
hành)
CTS Trần Quốc Tiến (Phó ban kiểm soát luật)
CTS Nguyễn Thành Phương, CTS
Nguyễn Thị Hương, PTS Lê Văn Một, PTS Nguyễn Ngọc Bích, PTS Lương Văn Dương,
Thông Sự Nguyễn Thị Thu Hà (Chery nguyễn)
Đạo Hữu nam nữ: Dương Xuân Lương (John
Tung), Trương Văn Mai, Võ Lệ Dung (Mary Dung)
II/- Nội dung.
1/- Lý do thảo luận đề tài này.
Do Hội Thánh không cầm quyền hành
chánh tôn giáo nên có những ngôn luận trái chiều về việc ngưng cơ bút cầu phong
cầu thăng năm 1978 nên Hội Thánh Em ĐĐTKPĐ thảo luận để cung cấp những sự thật
và làm sáng tỏ vấn đề.
2/- Cung cấp dữ kiện.
2.1/ Ngày 20-9-1977 Việt Nam được kết nạp vào Liên Hiệp Quốc.
2.2/ Ngày 01-10- Đinh Tỵ
(11-11-1977) Hội Đồng Chánh Phủ Việt Nam ra Nghị quyết 297 về một số
chánh sách đối với tôn giáo.
2.3/ Ngày 23-12-
Đinh Tỵ (31-01-1978). Ngài Hồ Bảo Đạo và Ngọc Đầu Sư (Ngọc Nhượn Thanh) trình
trong phúc sự chung niên rằng:
Ngày 11-11-1977 Hội
Đồng Chánh Phủ Việt Nam ra bản Nghị Quyết số 297 về chánh sách đối với tôn
giáo, có qui định nơi khoản 3 phần b như sau:
“Việc phong chức bổ
nhiệm những người hoạt động tôn giáo (kể cả những người do tín đồ bầu cử) phải
được chánh quyền chấp nhận trước tùy theo phạm vi hoạt động tôn giáo của những
người nầy trong một xã, huyện, tỉnh hoặc thành phố chấp thuận phạm vi hoạt động
tôn giáo bao gồm nhiều tỉnh thì phải do Thủ Tướng quyết định”.
Cái khó của Đạo Cao Đài về bản nghị quyết nầy là ở chổ Cầu Phong, Cầu Thăng
cho Chức Sắc phải do cơ bút quyền Thiêng Liêng quyết định mà nay lại phải do
chánh quyền chấp thuận trước như vậy thì Đạo Cao Đài mất hết ý nghĩa Thiêng
Liêng của nó mà trở thành một tổ chức của phàm trần.
Vì lẽ đó trong bản phúc sự chung niên kỳ đó, đệ tử có trình rằng bản Nghị
quyết số 297 của Hội Đồng Chánh Phủ là một sợi dây xích thằng trói buộc Đạo Cao
Đài một cách chặc chẽ, không phương cựa quậy và từ đó đến nay đệ tử và Ngọc Đầu
Sư Cửu Trùng Đài đồng ý ngưng các cuộc cầu phong và cầu thăng để giử giá trị
thiêng liêng cao quí của phẩm tước Chức Sắc Thiên Phong không chịu đặt Đạo Cao
Đài do Thượng Đế lập thành dưới quyền của phàm tục.
(Trích từ Văn Tịch Pháp Nhơn Luân Chi Đạo của Ngài Hồ Bảo Đạo)
2.4/ Thánh-giáo của Bà Thất-Nương.
Ngày 9-4 Giáp-Tuất (1934)
Thất-Nương Diêu-Trì-Cung
Tiếc thay, em có dặn trước ngày
em đến, đặng hội-hiệp đông đủ cùng nhiều chị, nhưng phò-loan trễ-nải, nên em
không phương gặp đặng, nhất là về việc Diêu-Trì-Cung bị mượn danh nơi khác mà
dối gạt nhơn-sanh. Cái hại ấy vốn chẳng vừa, về phần tín-ngưỡng. Chớ chi thất
tại tà-quyền, thì có mấy em trừ-khử, nhưng tại nơi đồng-tử thì mấy em không
phương giải nạn cho mấy người mê-tín...
(Thánh ngôn hiệp tuyển Q 2)
(Lưu ý: Thất tại tà-quyền do nơi
cường quyền đàn áp hay những kẻ phản bạn, phản đạo; với cách nầy thì thiêng liêng
có cách trừ diệt “chi phai 1997 chiếm Tòa Thánh Tây Ninh và mạo danh đạo là một
thí dụ điển hình cho việc thất nơi tà quyền”.
Thất nơi đồng-tử là do đàn cơ tại
nơi thiêng liêng nhất của Đạo đã được Hội Thánh công khai nhìn nhận: Cung-Đạo tại
Tòa Thánh Tây Ninh.
Nếu Hội Thánh không ngưng cơ bút
cầu phong cầu thăng thì chi phái 1997 sẽ tổ chức đàn cơ tại Cung Đạo, và sắp xếp
cho họ lên chức, phẩm và ra lịnh cho ông Nguyễn Thành Tám ra ứng cử quốc hội, các
vị khác ra ứng cử tại các cấp khác… thì toàn đạo không ai dám có ý kiến chi, bởi
vì đó là đàn cơ tại Cung Đạo và trước mặt các vị có trách nhiệm “cũng do họ sắp
xếp”; họ cũng thừa khả năng để tạo ra vô số đàn cơ khác tại Cung Đạo thì bất luận
nội dung ra sao không ai dám trái lịnh).
2.5/ Lời phê Đức Hộ Pháp:
V.V Trung Uý Tường xin phần đất thổ cư ở từ trước đến giờ chưa có đơn
xin và tại nhà nầy kêu là Minh Trước Đàn để cho Sỉ quan cầu cơ học hỏi từ Trung
Uý đổ xuống.
LỜI PHÊ ĐỨC HỘ PHÁP:
Chúng ta không biết thọ mạng lịnh chi của Đức Thanh Sơn. Nếu Ngài không
giáng cơ công khai nơi Cung Đạo Đền Thánh trước Thánh thể Đức Chí Tôn thì ta không
nhìn nhận Minh Trước Đàn.
Còn Tường muốn xin đất thì buộc tuân y pháp luật của Hội Thánh; cho hay
chăng do quyền Hội Thánh.
HỘ PHÁP
(Ấn Ký)
2.6/ Trường hợp Ngài
Trần Quang Vinh.
Ngài Trần Quang
Vinh có công lớn với đạo, được Đức Lý phong phẩm Phối Sư. Đức Hộ Pháp bố trí Ngài
làm cố vấn cho Cửu Trùng Đài.
Đến năm 1964 trong
một đàn cơ tại Cung Đạo, Đức Lý Giáo Tông về cơ ra lịnh ngưng quyền chức Ba vị Phối Sư
Thượng Vinh Thanh, Thái Đến Thanh và Thái Hào Thanh bị ngưng quyền chức cho đến
ngày có lịnh mới. Một số vị nữa bị cho về hưu...
Đàn cơ tại Cung Đạo nên Hội Thánh và quý Ngài phải thi
hành.
2.7/ Ngày 16-6- Mậu Ngọ
(20-7-1978) Mặt Trận Tổ Quốc Tỉnh Tây Ninh ban hành “Bản án
Hoạt Động Phản Cách Mạng Của Một Số Tên Phản Động Trong Giới Cầm Đầu Giáo Phái
Cao Đài Tây Ninh” và triễn khai cho chức sắc, quần chúng nhân dân học
tập...
2.8/- Ngày
13-12-1978 Hội Đồng Nhân Dân Tỉnh Tây Ninh kỳ 6 khoá 1 nơi điều
thứ 3 và 5 như sau:
Ðiều 3: Giải tán và nghiêm cấm hoạt động hệ thống tổ chức hành chánh đạo từ trên
đến cơ sở, xoá bỏ và nghiêm cấm cơ bút.
3/- Nhận định và kết luận.
Hội Thánh đã quyết định ngưng cơ bút cầu phong, cầu thăng
vào ngày 31/1/1978.
Bản án ra ngày 20/7/1978 (sau khi Hội Thánh ngưng cơ bút
06 tháng). Ngày 3/11/1978 khai triển bản án lần đầu. Đến ngày 13/12/1978 HĐND
tỉnh Tây Ninh ra quyết nghị giải tán hành chánh tôn giáo và nghiêm cấm cơ bút.
Như vậy chính Hội Thánh Cao Đài chủ động ngưng cơ bút cầu
phong và cầu thăng trước khi có bản án và quyết nghị. Hội Thánh cấm trước 06 tháng
rồi nhà nước mới cấm theo sau đó.
Việc ngưng cơ bút là để bảo vệ giá trị cao quí và thiêng liêng của đạo, không để cho
tà quái biến chánh giáo thành tà giáo. Chi phái 1997 bí lối nên phải chọn cách
bắt banh vàng xanh đỏ rồi mạo danh thiên phong là một minh chứng điển hình.
Ngưng cơ bút cầu phong cầu thăng,
không cho tà quái lợi dụng cơ bút tại Cung Đạo chính là bàn cờ thế để bảo tồn nền
chánh giáo, và giao trách nhiêm xây dựng tôn giáo lại cho hậu tấn. Nước đi đầu
tiên để khôi phục lại đạo là áp dụng Thánh Lịnh 257 để mở Đại Hội Nhơn Sanh 257
công cử nhân sự cầm quyền hành chánh tôn giáo, khôi phục lại Hội Thánh Cao Đài.
Những người đã không hiểu chính xác về thời gian và ý
nghĩa việc ngưng cơ bút về cầu phong cầu thăng cần tự giác điều chỉnh suy nghĩ
và ngôn luận của mình để không phạm vào giới cấm thứ năm: Vọng ngữ.
Ngũ Bất Vọng Ngữ, là cấm xảo trá láo xược, gạt gẫm người,
khoe mình, bày lỗi người, chuyện quấy nói phải, chuyện phải thêu dệt ra quấy,
nhạo báng, chê bai, nói hành kẻ khác, xúi giục người hờn giận, kiện thưa xa
cách, ăn nói lỗ mãng, thô tục, chưởi rủa người, hủy báng Tôn Giáo, nói ra không
giữ lời hứa
III/- Kết thúc.
Kết thúc cuộc họp lúc, 22g20’
Thư ký: Nguyễn Hồng Phượng.
Ban kiểm soát luật: Chánh Trị Sự
Nguyễn Hữu Khanh.
Trưởng Ban Chấp Hành: CTS Võ Văn Quang
Và toàn hội dồng ký tên.
TOÀN VĂN NGHỊ QUYẾT 297.
11/11/1977 12:00 SA | 2601 Lượt xem |
HỘI
ĐỒNG CHÍNH PHỦ |
CỘNG
HOÀ XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT |
Số:
297-CP |
Hà Nội, ngày 11 tháng 11 năm 1977 |
NGHỊ
QUYẾT
VỀ
MỘT SỐ CHÍNH SÁCH ĐỐI VỚI TÔN GIÁO
Trong những năm
qua, chính quyền các cấp và nhân dân các địa phương đã chấp hành nghiêm chỉnh
chính sách tôn giáo của Đảng và Nhà nước. Đồng bào các tôn giáo đoàn kết chặt
chẽ cùng toàn dân tích cực tham gia công cuộc kháng chiến chống Mỹ, cứu nước và
xây dựng chủ nghĩa xã hội.
Ngày nay, nước
nhà đã hoàn toàn độc lập, thống nhất và đang vững bước tiến lên chủ nghĩa xã
hội. Trước tình hình mới, để bảo đảm quyền tự do tín ngưỡng của nhân dân đồng
thời ngăn ngừa những phần tử phản cách mạng, những phần tử xấu lợi dụng tôn
giáo, gây trở ngại cho công cuộc xây dựng đất nước, nhất là ở những vùng mới
giải phóng, căn cứ vào sắc lệnh số 234-SL ngày 14 tháng 06 năm 1955, Hội đồng
Chính phủ quyết định những nguyên tắc và chính sách cụ thể đối với tôn giáo như
sau,
I. NHỮNG
NGUYÊN TẮC CHUNG
1. Chính phủ bảo
đảm quyền tự do tín ngưỡng và quyền tự do không tín ngưỡng của nhân dân.
2. Các nhà tu
hành và tín đồ các tôn giáo đều được hưởng mọi quyền lợi và phải làm mọi nghĩa
vụ của người công dân.
3. Các tôn giáo
và mọi công dân theo đạo hoặc không theo đạo đều bình đẳng trước pháp luật.
4. Các tôn giáo
phải tuân theo Hiến pháp, pháp luật và chủ trương, chính sách, thể lệ của Nhà
nước trong mọi lĩnh vực hoạt động của mình.
5. Những kẻ lợi
dụng tôn giáo để phá hoại nền độc lập của Tổ quốc, chống lại chế độc xã hội chủ
nghĩa, phá hoại khối đoàn kết toàn dân, ngăn cản tín đồ làm nghĩa vụ công dân,
chống lại các chính sách và pháp luật của Nhà nước sẽ bị pháp luật nghiêm trị.
II. MỘT SỐ
CHÍNH SÁCH CHÍNH SÁCH CỤ THỂ
1. Đối với các
hoạt động tôn giáo:
a) Tín đồ và nhà
tu hành được hoạt động tôn giáo bình thường ở những nơi thờ cúng, nhưng phải
tôn trọng pháp luật của Nhà nước, không gây trở ngại cho việc giữ gìn trật tự
trị an, cho sản xuất và sinh hoạt bình thường của tín đồ.
Mỗi công dân
được tự do tham gia hoặc không tham gia các hoạt động tôn giáo, không ai có
quyền cưỡng ép người khác phải tham gia hoặc không được tham gia các hoạt động
đó.
Ngoài những cuộc
hành lễ thông thường, những hoạt động tôn giáo sau đây phải xin phép Ủy ban
nhân dân xã, huyện hoặc tỉnh, thành phố:
- Những cuộc
hành lễ có đông người từ các nơi khác đến dự,
- Những lớp giáo
lý,
- Những cuộc hội
họp của các tôn giáo như Khóa hạ và Đại hội của Phật giáo: đại hội đồng của Tin
lành, cấm phòng linh mục của Thiên chúa giáo, v.v…
b) Những nhà tu
hành và những người chuyên hoạt động tôn giáo được tự do giảng đạo tại nơi thờ
cúng và trong các cơ quan tôn giáo. Khi truyền bá tôn giáo, ngoài việc giảng
giáo lý, các nhà tu hành còn có nhiệm vụ động viên tín đồ làm tốt nghĩa vụ công
dân và chấp hình tốt chính sách, pháp luật của Nhà nước; không được tuyên
truyền chống chế độ xã hội chủ nghĩa, chống chính quyền, chống chính sách, pháp
luật của Nhà nước, không được tuyên truyền chia rẽ đoàn kết dân tộc, tôn giáo,
tuyên truyền mê tín dị đoan.
2. Đối với nơi
thờ cúng:
a) Những nơi thờ
cúng của các tôn giáo được Nhà nước bảo hộ;
b) Những nơi thờ
cúng đã bỏ không từ lâu không có người tu hành hoặc người chuyên trách, không
có nhân dân đến lễ bái thì Ủy ban nhân dân cấp cơ sở có trách nhiệm quản lý, khi
cần thiết có thể mượn làm trường học, nơi hội họp v.v… nhưng phải giữ gìn chu
đáo, không được dùng vào những việc xúc phạm đến tình cảm và tín ngưỡng của
nhân dân; những nơi thờ cúng quá hư hỏng chính quyền muốn dỡ đi thì phải được
nhân dân đồng tình và Ủy ban nhân dân cấp trên đồng ý.
3. Về việc đào
tạo, bổ nhiệm, thuyên chuyển những người chuyên hoạt động tôn giáo:
a) Các tôn giáo
được mở trường lớp đào tạo những người chuyên hoạt động tôn giáo của mình.
Những người được tuyển chọn để đào tạo phải là những người có tư cách công dân,
có tinh thần yêu nước, yêu chủ nghĩa xã hội. Khi mở trường lớp, các tôn giáo
phải xin phép Ủy ban nhân dân tỉnh hoặc cấp trung ương và tuân theo những quy
định sau đây:
- Học sinh được
tuyển để đào tạo phải do Ủy ban nhân dân cấp cơ sở nơi quê quán hoặc nơi đang
ở, xác nhận là công dân tốt, không vi phạm pháp luật;
- Những người
phụ trách giảng dạy trong các trường lớp tôn giáo phải được Ủy ban nhân dân
tỉnh hoặc cấp tương đương chấp thuận;
- Nội dung
giảng dạy về tôn giáo không được trái pháp luật, chủ trương, chính sách của Nhà
nước ;
- Nếu các trường
lớp này có dạy thêm văn hóa thì phải theo chương trình của Bộ Giáo dục nhưng có
châm chước. Các Sở, Ty Giáo dục có trách nhiệm xem xét chương trình, nội dung
giảng dạy và tổ chức việc phổ biến thời, sự, chính sách cho học sinh.
b) Việc phong chức, bổ nhiệm
những người chuyên hoạt động tôn giáo (kể cả những người do tín đồ bầu ra) phải
được chính quyền chấp thuận trước. Tùy theo phạm vi hoạt động tôn giáo của
những người này trong một xã, huyện tỉnh hoặc thành phố mà Ủy ban nhân dân xã,
huyện tỉnh hoặc thành phố chấp thuận. Nếu phạm vi hoạt động tôn giáo bao gồm
nhiều tỉnh, thì phải do Thủ tướng Chính phủ quyết định.
c) Việc thuyên
chuyển những người chuyên hoạt động tôn giáo từ nơi này đến nơi khác phải được
sự chấp thuận trước của Ủy ban nhân dân nơi đến.
d) Tùy theo sự
cần thiết, các nhà tu hành có thể có một số người là tín đồ giúp việc trong
hoạt động tôn giáo, những người này phải được Ủy ban nhân dân cấp cơ sở chấp
thuận.
4. Về tài liệu
và đồ dùng về đạo của các tôn giáo:
Các tổ chức tôn
giáo được xuất bản những tài liệu tôn giáo và sản xuất những đồ thờ cúng nhưng
phải tuân theo chế độ chung của Nhà nước (chế độ xuất bản, chế độ sản xuất các
mặt hàng thủ công nghiệp …). Nếu muốn nhập những thứ ấy từ nước ngoài vào thì
phải theo thể lệ của Nhà nước và phải được phép của các cơ quan quản lý (Bộ Văn
hóa, Cục hải quan trung ương).
5. Đối với các
cơ sở kinh tế, văn hóa, giáo dục, xã hội của các tôn giáo:
a) Đối với những
cơ sở kinh tế của tôn giáo kinh doanh theo lối tư bản chủ nghĩa hoặc phong kiến
thì Nhà nước sẽ tiến hành việc cải tạo theo chính sách chung hiện hành, có sự
chiếu cố đến tôn giáo.
b) Ruộng đất của
tôn giáo được để lại sau cải cách ruộng đất có thể giao cho hợp tác xã quản lý;
hợp tác xã trả hoa lợi cho nhà thờ, nhà chùa, thánh thất với mức từ 25% đến 30%
tổng số thu hoạch của ruộng đất đó.
c) Các cơ sở văn
hóa, giáo dục, xã hội của tôn giáo phải tuân theo quy định chung của Nhà nước.
6. Vấn đề quan
hệ giữa các tổ chức tôn giáo trong nước với các tổ chức tôn giáo quốc tế và
nước ngoài:
a) Các tổ chức
tôn giáo hoặc người hoạt động tôn giáo trong nước muốn quan hệ với các tổ chức
khác, hoặc với người nước ngoài thì phải tuân theo những quy định của Nhà nước
về quan hệ với người nước ngoài.
b) Giáo hội
Thiên chúa được quan hệ với Vatican về mặt tôn giáo, nhưng phải tôn trọng chủ
quyền quốc gia và pháp luật và Nhà nước Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam. Khi
một giáo sĩ Việt Nam được Vatican lựa chọn phong từ chức giám mục trở lên, thì
giáo hội thiên chúa phải báo cáo để được sự chấp thuận trước của Chính phủ Cộng
hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam.
c) Những tài
liệu tôn giáo từ các tổ chức tôn giáo ở nước ngoài gửi cho các tổ chức tôn giáo
nếu có điều gì trái pháp luật, chính sách của Nhà nước Cộng hòa xã hội chủ
nghĩa Việt Nam thì các tổ chức tôn giáo không được phổ biến và thực hiện.
III. TRÁCH
NHIỆM CỦA CHÍNH QUYỀN CÁC CẤP
Ủy ban nhân dân
các cấp có trách nhiệm phối hợp với Mặt trận và các cơ quan có liên quan tại
địa phương, bảo đảm cho nhân dân thực hiện đầy đủ quyền tự do tín ngưỡng và
quyền tự do không tín ngưỡng của mình:
- Tuyên truyền,
giải thích, phổ biến rộng rãi cho nhân dân, cho các tín đồ và nhà tu hành, cho
cán bộ các cấp, nhất là ở cấp cơ sở, tinh thần và nội dung của các văn bản của
Nhà nước về việc bảo đảm quyền tự do tín ngưỡng và không tín ngưỡng của nhân
dân;
- Giúp đỡ tạo
điều kiện cho các tín đồ và nhà tu hành trong việc thực hiện quyền tự do ấy;
- Ngăn cấm những
việc lợi dụng danh nghĩa tôn giáo để kích động quần chúng chống lại chính
quyền, chống lại chế độ làm trái pháp luật của Nhà nước, ngăn cấm những kẻ có
những hành vi xâm phạm đến quyền tự do tín ngưỡng và quyền tự do không tín
ngưỡng của nhân dân.
Ban tôn giáo Phủ
thủ tướng có trách nhiệm hướng dẫn các tôn giáo thi hành và xem xét, đôn đốc
việc thực hiện của các cấp chính quyền.
|
T.M. HỘI ĐỒNG CHÍNH PHỦ |