Trang

Chủ Nhật, 3 tháng 8, 2014

14. TỘC ĐẠO ĐỨC TRỌNG.


XI/- TỘC ĐẠO ĐỨC TRỌNG.
Từ Võng La phái đoàn đi xuôi về Nam để về Đức Trọng.
Xe đến Ngã Ba Thành Nha Trang đi thêm một tí thì rẽ phải đi theo con đường Hoa và Biển (đường đèo Khánh Vĩnh – Tỉnh lộ 723) về Đà Lạt. Đây là tuyến đường mới mà năm 2007 phái đoàn đi 3.000 km thăm đồng đạo theo chánh giáo chơn truyền đã đi.
Xe đến Đức Trọng khoản 20 giờ 20. Đạo Hữu Dương Xuân Lương thay mặt gia chủ ra đón phái đoàn trên đường Thống Nhất về nhà hiền Chánh Trị Sự Phú Hội Nguyễn Thanh Phương (9 Kha).
Khi xe vừa dừng bánh trong sân nhà thì Phó Trị Sự Trần Quốc Tiến (lái xe) nhận cuộc gọi hiền tỷ Lễ Sanh Hương Muội thăm hỏi phái đoàn.
Sau đó hiền Tỷ cũng nói chuyện trực tiếp với một số thành viên khác để tìm hiểu tình hình đạo sự quê nhà, những thuận lợi, khó khăn cùng là đánh giá về chặng đường đã đi. Câu chuyện qua điện thoại kéo dài đến hết bửa cơm vẫn chưa xong....
Hiền nội anh CTS Phú Hội đi sài gòn mấy hôm trước; nhưng Hiền huynh CTS cũng đã lo nấu cơm, canh chu đáo.  Quí vị Nữ Phái tiếp tay làm thêm vài món nóng và mọi người dùng bửa tối rất thân mật, vui vẽ và ngon lành.
Phái đoàn nghĩ đêm tại nhà hh CTS.
@@@

Nghe bạn hỏi lòng như tê dại,
Một đoạn đường đau đớn hiện ra.
Trách em chẳng nhớ lời anh, (1).
Nên tin lầm bạn lỗi em rành rành.



Anh: CTS Nguyễn Văn Mẽ Q Đầu Tộc Đạo Đức Trọng.
Em: ĐH Dương Xuân Lương.


Ngày 21-06- Giáp Ngọ (17-07-2014).
1/- Đi tham quan Đà Lạt.
Xứ lạnh thường thì mọi người thức sau 07 giờ sáng. Nhưng phái đoàn thức sớm để bàn tính công việc. Phái đoàn sắp xếp trở lên viếng thành phố Đà Lạt và trở về gặp bổn đạo địa phương sau 09 giờ.

Phái đoàn chụp ảnh lưu niệm tại Đà Lạt.
Bác sĩ  quân y người Pháp  Alexandre Yersin thám hiểm cao nguyên Lâm Viên đã tìm ra Đà Lạt vào năm 1893. Ông đi từ Nha Trang vào ngã ba Phan Rang (QL 27 ngày nay) đến Đơn Dương thì rẽ phải. Đi theo ngã đèo Dran để đến Đà Lạt. Có lần phái đoàn gặp voi mọi người bỏ chạy thoát thân. Ông bị thương ở chân không chạy được. Voi đến nhìn ông rồi bỏ đi. (Con voi nầy nổi hung tính sát hại Bác Sĩ thì không biết có Đà Lạt ngày nay không nhĩ??? Mạng sống một con người gắn liền với sự việc lịch sữ là vậy)
 Năm 1897, Toàn quyền Paul Doumer quyết định tìm kiếm địa điểm để xây dựng trạm nghỉ dưỡng dành cho công chức và binh lính Pháp ở Đông Dương. Thời điểm nầy người Pháp cũng đã biết Sapa có khí hậu như Đà Lạt nhưng xét về địa lý thì Sapa bất tiện về nhiều phương diện (gần biên giới Trung Quốc).
Nhận được thư riêng của Paul Doumer, bác sĩ Alexandre Yersin đã đề nghị chọn cao nguyên Lâm Viên, nơi có khí hậu tương tự như vùng ôn đới châu Âu. Cuối tháng 3 năm 1899, đích thân Toàn quyền Paul Doumer cùng bác sỹ Yersin đã đến cao nguyên Lâm Viên để khảo sát và quyết định triển khai thực hiện trạm nghĩ dưỡng... kết quả là ngày nay chúng ta có Đà Lạt ngàn hoa, ngàn thông, mộng mơ, xứ hoa đào, xứ lạnh yêu ơi...
Mới thứ sáu trong tuần nhưng Chợ Đà Lạt vẫn đông khách, phái đoàn chụp hình lưu niệm trước chợ rồi tản ra đi tự do. Hẹn 60 phút sau tập trung ra về. Mấy vị bên phái Nữ mua tặng hiền nội hh Lễ Sanh một áo ấm, các vị bên phái Nam tặng hh mấy bức tranh phong cảnh... theo kỷ thuật khúc xạ ánh sáng để tạo ảnh theo góc nhìn (một khuôn hình có ba ảnh khác nhau như bức tranh Đức Hộ Pháp ở Hộ Pháp Đường).
PTS Tiến đưa mọi người đi đến Vườn Hoa Đà Lạt. Từ chợ Đà Lạt đến Vườn Hoa theo bờ Hồ Xuân Hương khoản 03 km nhưng có 02 toa thuốc trị bịnh rất vui, rất sáng tạo và bất ngờ.
Trị bịnh ói (Hh hai Thành Gò Công cống hiến).
Ai đi hành đạo lên xe bị ói Tôi có Toa thuốc trị bịnh rất hay... lấy 01 chỉ vàng cho đương sự ngậm trong miệng thì hết ói... vì ói thì mất chỉ vàng luôn...tiếc quá không dám ói nữa... bảo đảm hiệu nghiệm... không biết toa nầy có ai áp dụng chưa, hiệu nghiệm hay không nhưng cả đoàn cười ồ lên rất sảng khoái.
Trị bịnh quên (cô Ánh kể).
Ai có bệnh quên thì có toa thuốc rất hiệu nghiệm. Bịnh nhân leo lên cây thông rồi xuống 03 lần như vậy thì bảo đảm sẽ nhớ suốt đời... không quên nữa... toa nầy có lẽ dùng chừng một phần toa hay nữa toa là hiệu nghiệm.. tức thì... (vì không sao leo nổi nên nhớ hoài...).
Bà Hồ Xuân Hương trong dân gian vốn là nhà thơ có biệt tài về những bài thơ Nôm thanh tục tùy người và rất trào phúng. Còn Bà Hồ Xuân Hương trong văn học là người dạy học ở Cổ Nguyệt Đường (bạn của Nguyễn Du và Chiêu Hổ...) đã để lại cho hậu tấn tập thơ Lưu Hương Ký thì lại là người rất trang nghiêm... Một trong những câu chuyện thú vị của Bà Hồ Xuân Hương (nhà giáo) với cụ Chiêu Hổ là.
Bà trách cụ Chiêu Hổ:
Sao bảo rằng năm lại có ba,
Trách người quân tử hẹn sai ra,
Bao giờ thông thả lên chơi nguyệt,
Xin với Hằng Nga nắm lá đa.
Cụ Chiêu Hổ đáp lại:
Rằng gián thì năm quí có ba,
Bởi người thục nữ nghĩ không ra,
Để rồi thông thả lên chơi nguyệt,
Nhổ cả cành đa lẫn củ đa.
(Theo Thầy giảng thì Bà Hồ Xuân Hương có hẹn với cụ Chiêu Hổ 05 ngày nữa đến chơi. Cụ Chiêu Hổ mới có 03 ngày đã đến trong khi bà bận dạy học. Bà mới làm bài thơ trách khéo.
Cụ Chiêu Hổ vốn là người thông minh, lịch lãm nên trả lời rất thâm thúy. Gián và quí là 02 loại tiền song hành. 05 tiền gán bằng 03 tiền quí. Cụ mượn giá trị tiền tệ để thông qua việc chưa đến hẹn lại lên... Hồi đó Thầy còn chỉ chỉ vào đám sinh viên chúng tôi và cười cười... anh chị nào có hẹn hò thì cũng chuẩn bị như cụ chiêu Hổ kẻo thẹn với thục nữ nhé...).  Hai vị Hồ Xuân Hương là hai hay là một mà nghe chuyện trên chắc cũng phì cười mà phù hộ cho phái đoàn hành đạo có kết quả tốt.
Từ vườn hoa Đà Lạt xe đi qua Đại Học Đà Lạt, đến Ngã Năm Đại Học, rẽ phải qua Thiền Viện Vạn Hạnh (nơi có tượng Phật lớn nhất Đà Lạt, đi qua Viện Đại Học Yersin, Đồi Mộng Mơ, Thung Lũng Tình Yêu (Hồ Đa Thiện) và bên phải là Sử quán XQ, đến đường Nguyên Tử Lực đi qua ngang qua Viện Nghiên Cứu Hạt Nhân Đà Lạt. Do không có thời gian nên phái đoàn chỉ nhìn qua mà không dừng lại để chụp ảnh được.
Theo wiki thì Viện Nghiên cứu Hạt nhân Đà Lạt là một cơ quan nghiên cứu thuộc Viện Năng lượng nguyên tử Việt Nam, nằm tại số 1 đường Nguyên Tử Lực, thành phố Đà Lạt.
Chính quyền Việt Nam Cộng hòa thành lập Trung tâm Nghiên cứu Nguyên tử Đà Lạt vào năm 1961. Trung tâm tọa lạc trên diện tích 21 hecta  phía đông bắc trung tâm Đà Lạt. Công trình do chính phủ Hoa Kỳ tài trợ. Kiến trúc sư Ngô Viết Thụ cùng các kiến trúc sư phụ tá Nguyễn Mỹ Lộc, Phạm Quỳnh Lân và Vũ Tòng chịu trách nhiệm thiết kế công trình. Lò phản ứng TRIGA Mark II do hãng General Atomic của Hoa Kỳ chế tạo bắt đầu hoạt động vào tháng 3 năm 1963. Mục tiêu chính của lò khi đó là nghiên cứu, huấn luyện và sản xuất uradium đồng vị. Sau năm 1975, Viện Nghiên cứu Hạt nhân bắt đầu vận hành trở lại vào 20 tháng 3 năm 1984.
Cuối đường xe đi đến bờ Hồ Xuân Hương ngang qua vườn hoa Đà Lạt và trở lại QL 20 để về Đức Trọng (tư gia CTS Phương).
2/- Thảo luận với đồng đạo sở tại.
Lúc 10 giờ phái đoàn gặp 03 vị: CTS Nguyễn Văn Phương, CTS Lê Hoàng Ninh, CTS Trần Xuân Khanh. 
Sau phần giới thiệu đôi bên, đoàn xin phép trình bày quan điểm, lập trường Khối Nhơn Sanh về tình hình đạo sự hiện nay....
Ý kiến vị CTS Tân Thành Lê Hoàng Ninh: Đồng ý với lập trường, quan điểm Khối Nhơn Sanh nhìn nhận ĐL 01/1979 là của Hội Thánh ban hành. Chúng ta đã nhìn ra thủ phạm là bản án Cao Đài còn ĐL chỉ là nạn nhân thì nên đoàn kết nhau để lo việc phục hồi cơ đạo cho đúng với Tân Luật, Pháp Chánh Truyền.
Ý kiến hh CTS Nguyễn Thanh Phương: Từ lâu nơi Tộc Đạo Đức Trọng nói chung và Hương Đạo nói riêng vẫn trăn trở về tình hình chung của Đạo, nhưng chưa có hướng đi cụ thể. Nay thấy phái đoàn trình bày mục đích, hướng đi rõ ràng theo pháp luật Hội Thánh nên chúng tôi tán thành và ủng hộ hoàn toàn.

Phái đoàn thảo luận với đồng đạo Đức Trọng.
 Ý kiến hh CTS Trần Xuân Khanh: Chúng tôi đồng tình với ý kiến của nhị vị hh CTS vừa trình bày.

Tóm lại: Cả 03 vị CTS đều bày tỏ sự đồng tình với lập trường Khối Nhơn Sanh, hoan nghinh phái đoàn đã đến với địa phương. (Hh CTS Ninh còn chở theo một bao trái bơ tặng phái đoàn).
Phó Trị Sự Đỗ Thanh Phiên trao văn bản và các vị ký tên ủng hộ.
Hai hh CTS Ninh và Phương hướng dẫn phái đoàn vào thăm đồng đạo ở Đà Loan.

@@@