Công nghiệp của ngài Thượng Tương Thanh trong Đạo Cao Đài là hiển nhiên. Do căn quả nên ngài không chung vai đâu cật với Hội Thánh Cao Đài mà phải về Bến Tre lập ra chi phái Ban Chỉnh Đạo là điều rất đau đớn. Hậu duệ của ngài đã bị Cơ Quan Phổ Thông Giáo Lý 171B Cống Quỳnh SG là tổ chức do đảng cộng sản Việt Nam lập ra, lợi dụng để tạo thêm hố sâu chia rẽ. Do vậy BBT biên soạn soạn tiểu sử của ngài Tương để hóa giải hỏa mù của tổ chức do cộng sản lập ra.
BBT hy vọng có nhiều người biết được sự thật để vượt qua quá khứ, nhìn vào đại nghiệp đạo, chung tay: mời chi phái 1997 ra khởi Tòa Thánh Tây Ninh, khôi phục lại Hội Thánh Cao Đài. Nay kính.
TIỂU SỬ NGÀI
THƯỢNG TƯƠNG THANH.
(Thế danh Nguyễn Ngọc Tương 1881-1951).
PHẦN ĐỜI.
1/- Nhân thân:
Ngài Nguyễn Ngọc Tương
sanh ngày 22-6-1881 (26-5 Tân Tỵ), tại làng An Hội, tổng Bảo Hựu, tỉnh Bến
Tre.
Thân phụ: Nguyễn Ngọc
Đẩu (1857-1882).
Thân mẫu: Võ Thị Sót
(1856-1919).
Như vậy ngài Tương mồ
côi cha lúc 2 tuổi nên ở với ông nội là Nguyễn Hữu Chơn (1832-1908) để ăn học.
Năm 1897 (16 tuổi) thi
đậu vào trường collège de Mỹ Tho.
Năm 1900 (19 tuổi) lên Sài
Gòn theo học collège Chasseloup-Laubat.
Năm 1902 (21 tuổi)
tốt nghiệp collège Chasseloup-Laubat.
Cùng năm 1902 thi đậu
vào ngạch Thơ Ký Thượng Thơ, làm việc tại Phủ Thượng Thơ ở Sài Gòn.
Hôn nhân lần một
(1902-1906): Cũng năm 1902 lập gia đình với bà Trương
Thị Tài (1886-1906). Sinh được ba người con thì bạn hôn phối mãn phần.
Nguyễn
Thị Tú (1903-1926).
Nguyễn
Ngọc Thăng (trai, thuở nhỏ mất sớm),
Nguyễn
Ngọc Hớn (trai, 1905-1951).
Năm 1903. Ngài Nguyễn
Ngọc Tương đổi về Bến Tre. Làm việc đến năm 1920 (17 năm).
Bà
Trương Thị Tài mất năm 1906.
Ngài
Nguyễn Ngọc Tương tục huyền bà Bùi Thị Giàu (1884-1937). Có 5 người con (3 trai
2 gái)
Nguyễn
Ngọc Kỷ (1910-1978).
Nguyễn
Ngọc Bích (1911-1966).
Nguyễn
Thị Yến (1913-2004).
Nguyễn
Thị Nguyệt (1915-2009).
Nguyễn
Ngọc Nhựt (1918-1952).
Năm 1919. Thi đậu ngạch
tri huyện.
Năm 1920-1924.
Được bổ đi làm chủ quận
Châu Thành (tỉnh Cần Thơ).
Sau đó được đổi đi làm
chủ quận Hòn Chông (tỉnh Hà Tiên).
1924-1927. Đổi về làm
chủ quận Cần Giuộc, tỉnh Chợ Lớn, được thăng ngạch tri phủ.
1927-1930:
Làm chủ quận Xuyên Mộc (tỉnh Bà Rịa) cho đến ngày hồi hưu về Tòa Thánh Tây Ninh
hành đạo.
2/- Hoạn lộ.
1902 làm việc tại Phủ
Thượng Thơ ở Sài Gòn.
1931 hồi hưu, về Tòa
Thánh Tây Ninh hành đạo.
1934 về Thánh Thất An
Hội, Bến Tre lập chi phái Ban Chỉnh Đạo.
PHẦN ĐẠO.
Chia làm 3 giai đoạn:
Chưa phế đời hành đạo, về hành đạo tại Tòa Thánh Tây Ninh và về Bến Tre lập ra
Ban Chỉnh Đạo.
1/- Chưa về Tòa
Thánh Tây Ninh hành đạo (1926-1931).
1.1/- Được phong Phối Sư:
Ngày 26-6-1926 (17-5 Bính Dần), được Thiên phong Phối Sư phái Thượng,
thánh danh là Thượng Tương Thanh.
1.2/- Đứng tên khai
Tịch Đạo. Ngày 29-9-1926 (23-8 Bính Dần). Đứng tên vào TỊCH ĐẠO để
KHAI ĐẠO với chính phủ Pháp.
Ngài Lê văn Trung vâng lịnh Đức Chí Tôn mời
Tín đồ đến họp tại nhà Ngài Nguyễn Văn Tường (1887-1939), mời đứng tên vào TỊCH
ĐẠO để KHAI ĐẠO với chính phủ Pháp.
Buổi
họp bắt đầu khoản 19 giờ 30 và kết thúc khoản 21 giờ.
Chủ
tọa là Ngài Lê Văn Trung, Lê Văn Lịch và Cao Quỳnh Cư. Có 245 vị hiện diện đứng
tên vào TỊCH ĐẠO để khai với chính phủ Pháp. Ngài Nguyễn Ngọc Tương ký tên số
162.
TỜ
KHAI TỊCH ĐẠO trên đây đến ngày 7-10-1926 (01-9-Bính Dần) mới gởi đến chính phủ
Pháp, cho Nguyên Soái Nam Kỳ là ông Le Fol.
Tờ
khai viết bằng tiếng Pháp, trong tờ nầy có 28 người đứng tên thay mặt cho cả
chư Ðạo Hữu có tên trong Tịch Ðạo. Ngài Nguyễn Ngọc Tương Tri phủ – chủ quận
Cần Giuộc, ký tên (số 5).
1.3/- Được phong
Chánh Phối Sư: 16-11-1926 (12-10-Bính
Dần) được Đức Chí Tôn phong phẩm Chánh Phối Sư phái Thượng, cùng một đợt với
Chánh Phối Sư Ngọc Trang Thanh (Lê Bá Trang, 1878-1936), và Chánh Phối Sư Thái
Thơ Thanh (Nguyễn Ngọc Thơ, 1873-1950).
Ngày 02-2-1931
(15-12-Canh Ngọ), Châu Tri số 01, của Thượng Chánh Phối Sư: Sắp đặt việc công
cử Bàn Trị Sự Huơng Đạo và cử Phái viên tham dự Đại Hội Nhơn Sanh lần đầu tiên
trong Đạo
Ngày 25-2-1931
(09-1-Tân Mùi) Thầy dạy ngài Tương từ quan hành đạo.
2/- Về Tòa Thánh Tây
Ninh hành đạo.
Thời gian nầy cần lưu
ý: Ngài hành quyền Thượng Chánh Phối Sư rồi lên Đầu Sư. Sau đó bị ngưng quyền,
rồi được tiếp tục hành quyền và sau đó tách ra lập chi phái Ban Chỉnh Đạo.
2.1/- Thư số 199, ngày 22-6-1931, Đức Quyền Giáo Tông Thượng Trung
Nhựt viết thư số 199, phân công cho ba vị Chánh Phói Sư, qua đó cho thấy ngài
Thượng Tương Thanh phế đời hành đạo.
2.2/- Châu Tri 19, ngày 4-7-1931, của Đức Q Giáo Tông gởi cho toàn
đạo biết Thượng Chánh Phối Sư Thượng Tương Thanh đã phế đời hành đạo tại Tòa
Thánh, theo Đạo Nghị Định thứ ba ngày 22-11-1930 (03-10-Canh Ngọ).
2.3/- Châu Tri 25, ngày 12–9–1931 (1–8–Tân Mùi),
Thượng Chánh Phối Sư.
Gặp một việc lành nhỏ, lớn cũng
phải vui làm liền; một việc quấy, một lời nói có hại cho người, dầu nhỏ cho mấy
cũng phải chừa. Phải tập cái tâm tánh hằng ngày ở nơi sự lành, cứ ỉàm lành, nói
lành, tưởng lành cho người mà thôi. Phải xa lánh những hạng làm hung, nói dữ
cho người, là hạng còn khiếm đạo đức, có thể làm cho trắc trỏ bước đường tu của
mình.
Về tiền bạc: Từ khi tôi về Tòa Thánh tới nay, tôi biết Hội
Thánh không có sai biểu ai đi quyên góp tiền bạc chi hết.
Về cơ bút: Thầy có dạy rằng, việc Cơ Bút là tối trọng, ở
trong ấy có lẫn lộn sự thiệt thiệt hư hư, rất khó phân bệt. Vậy nên xin chư
Hiền hữu phải dè dặt, chớ vội tin Cơ Bút nơi nầy nơi kia mà sợ phải lầm mưu
chước của tà quyền cám dỗ, làm cho trắc trở bước đạo của mình, làm cho chia lìa
ra phe ra phái, làm cho mình phải đổi dạ đổi lòng mà mắc lời thề khi mới nhập
Đạo.
2.4/- Châu Tri 28, ngày 29-9-1931 (18-8-Tân Mùi), Thượng Chánh Phối
Sư.
Từ ngày Khai Đạo đến nay, tính lại
đã hơn 5 năm rưởi rồi mà trông coi trong hàng Đạo hữu nam nữ phần đông chưa giữ
được Tam Qui Ngũ Giới cho hoàn toàn. Tân Luật đã ban hành lâu rồi, buộc mỗi tín
đồ phải biết và thiệt hành cái Tam Ngũ đó. Vậy tôi nhắc Ngũ Giới cấm lại ra
dưới đây, xin chư Hiền hữu hãy cần đọc cho thuộc, đặng nhớ luôn luôn trong trí,
ngỏ hầu tới thi hành sự chi, khỏi sai lầm ….
2.5/- Đại Hội Nhơn Sanh lần nhứt, ngày 24-11-1931 (15-10-Tân Mùi).
Đúng 8 giờ sáng ngày 15–10–Tân Mùi,
Đại Hội Nhơn Sanh lần đầu tiên họp tại Tòa Thánh Tây Ninh, Ngài Thượng Chánh
Phối Sư Thượng Tương Thanh làm Chủ tọa. Ngài đọc diễn văn tỏ bày việc đạo tại
Tòa Thánh.
Chư Hiền hữu, Tôi lấy làm hân hạnh
mà thấy chư Hiền hữu chẳng nài đường xa khó nhọc, chẳng nệ tốn hao đến nhóm
đông đảo, tôi rất cám ơn. 64 Họ Đạo có người thay mặt tại đây, còn 41 Họ Đạo
không phái người đến nhóm mà thôi. Hội Nhơn Sanh mới khởi sự nhóm kỳ nhứt nầy,
tôi chắc chư Hiền hữu ai cũng đến với trọn cái lòng sốt sắng về Đạo, nên chi
tôi xin ai nấy cũng lấy hết lòng hòa hảo mà đối đãi với nhau trong lúc bàn luận
cho sự kết quả của cuộc nhóm nầy được hoàn toàn…
2.6/- Châu Tri 36, ngày 17-12-1931 (9-11-Tân Mùi), Thượng Chánh Phối
Sư.
Hôm kỳ nhóm Hội Nhơn Sanh ngày Rằm
tháng 10 rồi, tôi có tỏ bày các việc về cái nhà in Thái Hòa Ấn Quán của Đạo.
Nhà in nầy vốn của 3 anh lớn (Trung, Trang, Thơ) vay 5.000 $ mà lập, có lời để
cho Đạo, lỗ thì 3 anh chịu, số bạc vay đó đã trả được 2.000 $ rồi, còn lại
3.000 $ mà thôi.
2.7/- Châu Tri 38 ngày 22-12-1931 (14-11-Tân Mùi) của Thượng Chánh
PS.
Nơi Tòa Thánh Tây Ninh có định mở
thêm 1 lớp dạy Chánh Phó Trị Sự và Thông Sự học đạo. Vậy tôi xin chư Hiền hữu
hãy cho các Chức việc ấy hay. Ai muốn học thì hãy gởi thơ lên Tòa Thánh do
Thượng Chánh Phối Sư mà xin. Mỗi kỳ học là 15 bữa, học được 3 kỳ, ai đúng
khuyên, Hội Thánh sẽ cho giấy chứng, ngày sau sẽ được dự cử vào hàng Lễ Sanh và
Giáo Hữu...
2.8/- Châu Tri 42 ngày 24-01-1932 (17-12-Tân Mùi) của Thượng Chánh
Phối Sư. Công bố Chương trình của Hiệp Thiên Đài.
Ngày mùng 8 tháng Giêng năm tới
đây, nhằm ngày vía Đấng Chí Tôn, chư Chức sắc Hiệp Thiên Đài sẽ về Tòa T hánh
mà tái thủ phận sự, hiệp với Chức sắc Cửu Trùng Đài lo vun bồi nền Đạo. Ấy là
ngày hội hiệp, là ngày ra vẻ cơ Đạo phục hưng, chúng ta nên vui mừng mà cám đội
ơn T hầy và chư Thần Thánh Tiên Phật. Vậy, khuya mùng 8, xin chư Đạo hữu, ai không
đến Thánh Thất được, ở nhà hãy cúng thời Tý mà dâng lễ vui mừng lên Đại Từ Phụ
và cầu xin Đấng Chí Tôn ban bố ân huệ cho trong Đạo nơi nơi được thượng hòa hạ
lục.
Tôi xin tuyên bố ra dưới đây cái
Chương trình của Hiệp Thiên Đài lập ra mà đặt bày phận sự.
Tòa Thánh,
ngày 1–2–1932.
Chánh Phối Sư Thượng Tương Thanh.
CHƯƠNG
TRÌNH.
Khoản thứ nhứt: Về cơ bút:
Phận sự hiện thời về Cơ bút của
Chức sắc Hiệp Thiên Đài theo lời giải của Hộ Pháp.
Buổi mới lập đạo, Thánh ý đã định
giao trách nhiệm phò loan cho 4 cặp cơ và mỗi cặp đều có phận sự đặc biệt là:
Cơ lập Đạo (Enseignements
religieux)
Cơ Pháp (Législatìon – Sacerdoce)
Cơ Phổ độ (Propagande de la Foi)
Cơ Bí pháp (Enseignements
ésotériques)
1/- Hộ Pháp và Thương Phẩm là Cơ
lập Đạo
Tiên khởi Đức Chí Tôn đã dụng đặng
rữa lỗi cho chúng sanh, xây nền Đạo, dựng Hội Thánh, lập Tân Luật và PCT mà thể
cho Thiên điều và Hiến pháp Thiên Đạo.
Khi Thượng Phẩm qui vị thì cơ Phong
Thánh đã xong phận sự và nền Đạo cũng đã lập hoàn toàn thì Chức sắc phải chịu
luật lệ công cử và duy có tuân y Pháp Chánh Truyền mà điều độ chúng sanh, Đạo
hữu duy có tuân y Tân Luật đoạt lần phẩm vị. Cho nên về Cơ bút thì cơ lập Đạo
tức là Hộ Pháp và Thượng Phẩm đã trọn vẹn phận sự rồi.
2/- Chuyên về Hiến pháp của Đạo
(Legislation religieuse).
Hiến Pháp của Đạo là Tân Luật và
Pháp Chánh Truyền thì không ai đặng phép canh cải thêm bớt mà cơ Pháp không
biết và nhứt là không có Hội Thánh Cửu Trùng Đài và Hiệp Thiên Đài công đồng
nhìn nhận, cũng như buổi lập luật, Thánh ý đã muốn cho cả Hiệp Thiên Đài và Cửu
Trùng Đài phải công đồng nhận chịu.
3/- Mỹ Ngọc và Sang là Cơ phổ độ để dẫn chúng sanh vào cửa Đạo.
4/- Nghĩa và Tràng là Cơ Bí pháp
của Đạo, nhưng
hiện thời Tịnh Thất của Đạo chưa thành lập thì phận sự chưa đến
Những lời chép trên đây là do theo
lời Hộ Pháp giải.
Khoản thứ hai: Kiểm duyệt Thánh Ngôn cũ, làm lịch
sử của đạo.
Hiệp Thiên Đài phải có một Ban Kiểm Duyệt để
thâu hết về một mối các Thánh Ngôn từ ngày khai đạo đến giờ.
Cả Hội Thánh Cửu Trùng Đài và Hiệp
Thiên Đài phải hành đạo do theo Thánh Ngôn kiểm duyệt rồi mà thôi.
Ban Kiểm duyệt Hiệp Thiên Đài phải
lãnh phần làm Lịch sử cùa Đạo.
Khoản thứ ba: Thể lệ chấp cơ và ban hành Thánh
Ngôn.
Điều thứ nhứt: Mỗi khi Hội Thánh
cửu Trùng Đài muốn cầu Đức Chí Tôn thì phải viết tờ cho Hộ Pháp biết ý nguyện
của mình về phận sự của cặp cơ nào.
Điều thứ nhì: Hộ Pháp sẽ tùy theo
mà cho cặp cơ ấy hay, nghĩa là như cầu hỏi về luật pháp thì Hộ Pháp sẽ cho cặp
cơ Hậu và Đức biết trước, vv... đoạn trả lời cho Hội Thánh Cửu Trùng Đài và
định ngày giờ thỉnh cầu.
Điều thứ ba: Không được phép cầu
nơi nào khác hơn là tại bửu điện Hiệp Thiên Đài.
Xem đầy đủ tại link:
https://khoinhonsanh2014.blogspot.com/2024/10/5471-vntb-ao-cao-ai-bi-cap-can-cuoc-va.html#more
2.9/- Châu Tri 50, ngày 23-4-1932 (18-3-Nhâm Thân) Thượng Chánh PS.
Nhắc lại Châu Tri 41 về Ngũ Giới
Cấm.
Tôi cũng có nghe cơ bút bây giờ nổi
lên cùng các tỉnh, rất khó cho chư Đạo hữu phân biệt cho được hư thiệt trong
đó. Tôi khuyên chư Đạo hữu hãy đọc Thánh Ngôn Hiệp Tuyển lại, rồi sẽ nhớ lời
Thầy đã dạy trong đó mà ngừa.
“Ngoài Thập nhị Thời Quân của Thầy
đã phong để phò loan cho Thầy dạy Đạo thì đừng có vội tin rằng Thầy có giáng
vào phò loan nơi nầy nơi nọ mà phải mắc kế của tà quyền, trộm danh Thầy mà dắt
ra xa đường chánh.”
Chư Đạo hữu hãy đừng vội ham thơ
hay là chức trọng, ấy là mồi để nhử đó. Thương hại cho mấy bạn lậm tin, vội
lãnh chức mà sợ ngày sau rõ lại rồi ăn năn không kịp.
2.10/- Châu Tri 58, ngày 20–10–1932 của Thượng Chánh Phối Sư. (Chuẩn
bị Đại Hội Nhơn Sanh lần 2.
Tôi xin nhắc cho chư Hiền hữu nhớ
rằng, kỳ 15 tháng 10 An Nam tới đây sẽ có nhóm Hội Nhơn Sanh thường năm mà bàn
tính việc Đạo. Chiếu theo Châu Tri số 1 ngày 2–2–1931, tôi tưởng chư Hiền hữu
các Thánh Thất đã lo cữ lại rồi Phái viên thay mặt cho Họ Đạo đặng đi nhóm kỳ
15 tháng 10 nầy.
2.11/- Thư Thượng Chánh Phối Sư, ngày 1-11-1932 gởi cho Ngài Thái
Ca Thanh Cầu Vỹ.
Hiền huynh, Kính thăm anh và đề ít
lời thành thật mong cho anh vui đọc và để ý vào. Tôi có tiếp được xấp Thánh
Ngôn Hậu Giang của anh gởi và một cái thơ mời hội nơi Thánh Thất Mỹ Tho …
Khi anh về Thiêng liêng, tôi còn sợ
cho anh không thế cho đổ cho ông Chưởng Pháp Trần Đạo Quang cầm đầu được, vì
Ngài ít chữ nghĩa, làm sao mà phân biện bằng anh.
Tuy nói Ngài làm đầu, chớ ai cũng
rõ thiệt anh làm chủ. Anh eũng không đổ cho đồng tử được chút nào vì không ai
buộc anh phải nghe cơ của chúng nó cầm mà viết ra và cũng không đổ được cho
Thầy, Đức Lý hay là chư Tiên Thánh ký tên những bài giảng nơi cơ Hậu Giang đó,
vì không có cái chi làm bằng cớ chắc chắn buộc cho anh phải tin rằng thiệt Tiên
Phật có giáng có ký tên.
Link: https://khoinhonsanh2014.blogspot.com/2019/12/2964-noi-long-ngai-thuong-tuong-thanh.html#more
2.12/- Đại Hội Nhơn Sanh lần hai:
Thư Thượng Chánh Phối Sư, ngày 12–11
-1932. (âl 15– 10–Nhâm Thân)
Số 171.
Kính chư Hiền hữu,
Tôi lấy làm tiếc, kỳ Hội Nhơn Sanh
nầy, tôi không được giáp mặt cùng chư Hiền hữu mà bàn luận các việc hữu ích cho
Đạo, vì tôi rủi đau bảy tám ngày, nhứt là ba ngày sau đây ăn uống không đặng,
yếu quá, nằm ngồi phải có người đỡ, tôi dùng mấy hàng nầy xin chư Hiền hữu vui
lòng miễn chấp.
Tuy không có mặt tôi chớ có Anh Cả
và mấy Anh lớn Chị lớn dạy biểu thì Hội cũng sẽ được kết quả. …..
LỜI GIẢNG của Thượng Chánh Phối sư tỏ bày
việc Đạo trước Hội Nhơn Sanh nhóm tại Tòa Thánh Tây Ninh lẩn thứ nhì ngày 15–10
Nhâm Thân (12–11–1932)
Chư Hiền hữu,
Tôi chào chư Hiền hữu và cám ơn chư
Hiền hữu chẳng nài xa xuôi tốn hao cực nhọc đến chầu lễ Hạ nguơn và nhóm kỳ lệ
hôm nay.
Tôi lấy làm vui đếm được 267 vị
Phái viên thay mặt cho 118 Họ Đạo có hiện diện tại đây. Số đông đảo ấy đủ tỏ
cái lòng trung thành của gần hết chư Đạo hữu ở lục châu đối với Tòa Thánh Tây
Ninh.
Tôi mừng cho chư Đạo hữu đã lướt
qua khỏi một cơn đại khảo rồi. Những Đạo hữu có phước nầy nên để cái tâm từ
thiện mà đưa cái tư tưởng thương yêu, hòa hiệp luôn luôn cho những Đạo hữu vô
phần, rủi bị ngã vì cơn khảo đảo.
Chúng ta nhóm kỳ nầy là năm thứ
nhì, chúng ta ngảnh lại nhớ mấy vị Đạo hữu đã qui liễu trong năm! Chúng ta hãy
hiệp tâm một phút mà cầu nguyện chư linh hồn cả thảy được hưởng phước tiêu
diêu. Có khi những chơn hồn ấy được thong thả cũng vui theo mà ám trợ chúng ta
trong lúc chúng ta bàn tính việc Đạo. …………
2.13/- Châu Tri 62, ngày 20–12–1932. Thượng Chánh
Phối Sư
Gởi cho chư Phái viên Hội Nhơn
Sanh. Chư Hiền hữu, Tôi gởi theo đây cho chư Hiền hữu một bổn Lời Giảng tỏ bày
việc Đạo của tôi phải đọc hôm ngày nhóm Hội Nhơn Sanh kỳ rồi.
Xin chư Hiền hữu xem từ khoản, như
có ý kiến hay về sự hữu ích chung trong Đạo, thuộc về một khoản nào, xin gởi
thơ tỏ cho tôi biết.
Ý kiến nào được số đông người bày
tỏ, tôi sẽ ghi vào một tờ kiết chứng đệ lên cho Hội Thánh xem xét.
Tôi rất tiếc vì bịnh mà tôi không
ngồi chủ tọa được hôm ngày nhóm. Tôi tưởng tôi rủi đau thì làm sao cũng có một
vị khác thay thế cho tôi, không dè không ai thế đặng, làm cho chư Hiền hữu
không nhóm mà bàn luận chi được. ….
2.14/- Họp giao quyền Đầu Sư.
Đại Đàn tạỉ Tòa Thánh, đêm
6–12–Nhâm Thân. (ngày 1–1–1933)
…….
Đồng nhứt định theo Thánh Ngôn,
phải sắp đặt việc Đạo hiện thời y theo các điều Hội Thánh đã nghị quyết trong
kỳ hội ngày 25–12–1932 tại Tòa Thánh Tây Ninh, là đại khái:
1/. Quyền Giáo Tông Thượng Trung
Nhựt không còn quyền Thượng Đầu Sư, nghĩa là còn giữ trách nhậm Quyền Giáo Tông
về phần xác mà thôi. Hành Đao thì y theo Thánh Ngôn của Đức Lý Giáo Tông và
Pháp Chánh Truyền.
2/. Ba ngôi Chưởng Pháp thì hiện
thời HTĐ tạm thế.
3/. Ba vị Quyền Đầu Sư Thượng Tương Thanh,
Ngọc Trang Thanh và Thái Thơ Thanh ở địa vị Đầu sư mà thôi.
4/. Ba ngôi Chánh Phối Sư chưa có
ai, thì Quyền Giáo Tông phải lo chọn gấp, đặng còn ra Ba Hội nhìn nhận trách
nhậm. Hiện nay có một vị đã được Đức Chí Tôn phong rồi, là Ông Phối sư Thượng
Hóa Thanh.
Tòa Thánh
Tây Ninh, ngày 2–2–1933.
Quyền Giáo
Tông Thượng Trung Nhựt.
Hộ Pháp
Phạm Công Tắc.
Hành
quyền Đầu Sư.
2.15/- Châu Tri số 5, ngày
22-3-1933 (ngày
27–2–Quí Dậu) của 3 vị Tân Quyền Đầu Sư.
Thượng Tương Thanh, Ngọc Trang
Thanh, Thái Thơ Thanh
Ngày 17 tháng 2 An nam nhằm Chúa
nhựt 12–3–1933, tại Tòa Thánh có làm lễ Đăng điện cho Đức Quyền Giáo Tông.
Cũng ngày ấy, có làm luôn lễ giao
quyền “Quyền Đầu Sư” cho 3 vị Chánh Phối Sư đã quyền chức ấy từ 1930 tới giờ.
Xong rồi 3 vị Quyền Đầu Sư mới giao
quyền hành Chánh Phối Sư lại cho 3 vị Chức sắc của HTĐ tạm lãnh mà hành sự, từ
kỳ 3 tháng, mãn rồi 3 tháng nữa cho đến chừng nào chọn được người lãnh chánh vị
sẽ giao lại.
Việc giao quyền hành Chánh Phối Sư
cho 3 Chức sắc HTĐ là việc của Hội Thánh mới định hôm kỳ nhóm ngày mùng 9 tháng
Giêng rồi đây, nhằm bữa 4–2–1933.
Ba Chức sắc ấy là:
Khai Thế Thái Văn Thâu lãnh phận sự
Thượng Chánh Phối Sư.
Khai Pháp Trần Duy Nghĩa lãnh phận
sự Ngọc Chánh Phối Sư.
Khai Đạo Phạm Tấn Đãi lãnh phận sự
Thái Chánh Phối Sư
Ba vị nầy rất sốt sắng lo Đạo, tùng
quyền 3 vị Quyền Đầu Sư mà hành chánh, nhứt nhứt có Đầu Sư xem xét chỉ bảo.
Vậy, từ đây, chư Hiền hữu hãy do 3
vị Chánh Phối Sư mới mà làm việc Đạo cũng như làm việc với 3 anh em chúng tôi
thuở nay vậy. Các giấy tờ về việc Đạo phải gởi thẳng cho 3 Ngài, trừ ra những
thơ gởi thăm riêng, thì đề tên riêng của chúng tôi mà gởi. ………..
2.16/- Thư Thượng Đầu Sư ngày
1-4-1933.
Tây
Ninh, ngày 1–4–1933.
Số 54.
Kính cùng Quan Nguyên Soái Nam Kỳ,
Sài Gòn.
Kính Quan Nguyên Soái,
Tôi kính trình cho quan lớn hay
rằng: Kể từ ngày 1–4– 1933, tôi không còn thay mặt cho Đại-Đạo Tam-Kỳ Phổ-Độ
tại Nam Kỳ nữa.
Được lên phẩm vị Đầu Sư, tôi chỉ
còn lo việc Đạo thiêng liêng mà thôi, theo tân phẩm của tôi.
Hội Thánh sẽ lựa người kế vị tôi,
rồi người làm đầu trong Đạo là ông Lê Văn Trung sẽ cho quan lớn biết.
Tôi ước ao sao quan lớn sẽ vui lòng
đối với người kế vị tôi cũng như quan lớn đã rộng lượng với tôi vậy.
Kính quan lớn.
Ký tên:
Nguyễn Ngọc Tương
2.17/-
Thượng Đầu Sư tham gia lật đổ Đức Quyền Giáo Tông lần một, ngày 16-4-1933 (22-3-Quí Dậu); (Đầu
Sư Ngọc Trang Thanh tổ chức).
Mở
Thượng Hội.
Buổi
họp do Ngài Quyền Đầu Sư Ngọc Trang Thanh (Lê Bá Trang) tổ chức, có sự hiện
diện sáu Chức sắc Thượng Hội: ….
5.
Quyền Thượng Đầu Sư Thượng Tương Thanh (Nghị viên).
6.
Quyền Ngọc Đầu Sư Ngọc Trang Thanh (Nghị viên). …….
Nội
dung tố cáo Đức Quyền Giáo Tông để lật đổ…
Chú
ý quan trọng: Lật
đổ lần 2: 11-6-1934.
Thượng Đầu Sư KHÔNG ký tên tham gia việc Ngọc Đầu Sư mở Hội Vạn Linh lật đổ Đức
Quyền Giáo Tông lần hai ngày 11-6-1934 (19-5-Quí Dậu).
2.18/- Châu Tri 6, ngày 01-12-1933
"14-10-Quí Dậu" của ba vị cầm quyền Chánh Phối Sư.
Châu tri có 11 khoản, lập sau khi
có việc lật đổ Đức Quyền Giáo Tông ... nên có nhiều nội dung rất quan
trọng:
Khoản 5: CON DẤU GIẢ: Hai vị Đầu Sư
bị ngưng quyền và Ngọc Đầu Sư giả chữ ký, dùng con dấu bất hợp pháp, tự đưa tên
Q Thái Đầu Sư vào.... Link:
https://khoinhonsanh2014.blogspot.com/2024/11/5487-chau-tri-6-ngay-1-12-1933-cua-ba.html#more
2.19/- Nghị hòa.
Ngày 26–12–1933, Bà Nữ Chánh Phối
Sư Hương Thanh về Tòa Thánh có ý làm trung gian hòa giải, nên khẩn khoản xin Đức
Quyền Giáo Tông tiếp xúc với Ngài Quyền Đầu Sư Ngọc Trang Thanh tại Văn phòng
Nữ Chánh Phối Sư.
Trong công cuộc hòa giải nầy có sự
hiện diện: Đức Quyền Giáo Tông, Đức Hộ Pháp, ba Ngài Quyền Đầu Sư: Thái Thơ
Thanh, Thượng Tương Thanh, Ngọc Trang và Bà Nữ Chánh Phối Sư Hương Thanh. Đức
Hộ Pháp thảo Tờ Nghị Hòa, giao cho Đức Quyền Giáo Tông và các vị xem xét và sửa
đổi cho vừa ý.
Tờ Nghị Hòa, ngày 27–12–1933
(11–11–Quí Dậu). Nguyên văn.
ĐẠI ĐẠO TAM KỲ PHỐ ĐỘ
(Đệ bát nỉên)
Số 150 BỐ CÁO
Cho chư Chức sắc Thiên phong,
Chức việc, Chủ Thánh Thất và Đạo hữu nam nữ,
Được hay rằng Đức Quyền Giáo Tông
đã ký mạng lịnh định đi an dưỡng, chép y nguyên văn bổn ra dưới đây:
Tòa Thánh Tây Ninh, ngày
27–12–1933.
Ngày nay tôi có nhóm Chức sắc Hiệp
Thiên Đài và Cửu Trùng Đài tại nơi Bửu điện mà lo việc hòa bình của Đạo.
Chư vị Chức sắc nam nữ cũng biết rõ
rằng lo được việc lớn lao nầy cho Đạo thì trong mấy năm nay tôi cũng mòn mỏi
thân phàm xác thịt.
Vậy kể từ nay, tôi xin giao lại cho
các em sau đây là: Hộ Pháp, Thượng Đầu Sư, Ngọc Đầu Sư, Thái Đầu Sư, và Nữ
Chánh Phối Sư, lo điều đình nền Đạo cho tôi an dưỡng thân thể một ít lâu cho
đặng tráng kiện lại như xưa, đặng khẩn vái Trời Phật cho nền Đạo đặng tấn phát,
cho mau hòa bình thế giới, cho sanh chúng đặng hưởng phước Trời.
Quyền Giáo Tông
Ký tên
Thượng Trung Nhựt.
Đồng hiệp ý cùng Anh Cả chúng tôi:
Ký tên:
Phạm Công Tắc
Thượng Tương Thanh Ngọc Trang Thanh
Thái Thơ Thanh Hương Thanh
Mạng lịnh nầy đã tuyên bố trước Bửu
điện ngày 11–11– Quí Dậu năm nay, giờ Ngọ, giữa nhơn sanh lưỡng phái.
2.20/- Q Đầu Sư Thượng Tương Thanh,
đánh chiếm Tòa Thánh Tây Ninh ngày 05-3-1934. (Lần 1: trực tiếp
ra tay).
Ngày 4–2–1934 (21–12–Quí Dậu), Đức
Quyền Giáo Tông Thượng Trung Nhựt ra Phổ Cáo Chúng Sanh và nói rõ:
Cái thật sự trong việc rối loạn Đạo
chẳng có chi lạ hơn là nhị vị Quyền Đầu Sư Thượng Tương Thanh và Ngọc Trang
Thanh muốn được quyền ban mạng lịnh như Giáo Tông và Hộ Pháp…
Đến ngày 05-3-1934 của Q Đầu Sư
Thượng Tương Thanh tổ chức đánh chiếm Tòa Thánh Tây Ninh.
Khoảng 7 giờ sáng ngày 05-3-1934 (20–1 Giáp Tuất), nhóm người của ông
Nguyễn Ngọc Tương từ Sài Gòn kéo lên Tòa Thánh rất đông, vừa đến cửa Hòa Viện
thì ngừng lại rồi phân ra làm hai: một toán đánh vào Cửa Hòa Viện và một toán
đánh vào Cửa số 2.
Nhưng Đức Hộ Pháp đã sắp đặt cho
Phạm Môn bảo vệ nên cuộc đánh chiếm bị thất bại và phải ra về.
Sau khi việc đánh chiếm bị thất bại
thì có một số vị Phạm Môn bị chánh quyền tỉnh Tây Ninh bắt và tra khảo rất tàn
nhẫn.
Vậy Q Đầu Sư có liên quan đến việc
các vị Phạm Môn bị bắt hay không?
Xem tại link: https://khoinhonsanh2014.blogspot.com/2024/11/5490-q-au-su-thuong-tuong-thanh-co-lien.html#more
3/- Tách thành chi phái Ban Chỉnh
Đạo.
Ngày 05-3-1934 Q Đầu Sư Thượng
Tương Thanh kéo quân từ SaiGon về đánh chiếm Tòa Thánh Tây Ninh bị thất bại.
Sau đó xảy ra vụ bắt các vị công quả Phạm Môn.
Tháng 4-1934 Ngài Tương lui về lập
Bạch Vân Điện tại núi Kỳ Vân, Long Hải là nơi Ngài làm quan khi trước. Ngài
Ngọc Trang Thanh đến để bàn tính việc lập ra chi phái Ban Chỉnh Đạo. Hai vị trở
về Sài Gòn, đến Thánh thất Bình Hòa (Gia Định), đồng thời lui tới Thánh thất Thánh
thất An Hội (Bến Tre).
3.1/- Châu tri số 3, ngày 24-7-1934
(13-6-Giáp Tuất), do ngài Thượng Tương Thanh lập. Trích đoạn:
Chánh Phối Sư, Quyền Đầu Sư Thượng
Tương Thanh, gởi cho chư chức sắc, chức việc và đạo hữu nam nữ.
(…) Nay đã đến thời kỳ Chỉnh Đạo,
tôi phải thi hành phận sự của Thầy và Đức Lý phú thác, là lo giúp việc chấn
chỉnh nền Đạo và việc giáo dục nhơn sanh. Cũng vì từ ngày Anh Cả ra mạng lịnh
số 21 và Phổ cáo Chúng Sanh ngày 04.02.1934, làm cho hòa bình tan rã, nên cực
chẳng đã tôi phải tạm ở đỡ nơi Thánh thất Bình Hòa (Gia Định) và An Hội (Bến
Tre) mà giúp Thầy chỉnh Đạo.”
3.2/- Châu Tri số 4, ngày 27-7-1934;
Tuyên bố “Chương Trình Chỉnh Đạo”, do hai ngài Tương và Trang lập. Trích đoạn:
Điều thứ nhất:
(…)
VỀ BAN CHỈNH ĐẠO
Điều thứ năm: Sẽ có một Ban Chỉnh
Đạo để bàn tính với hai vị Quyền Đầu Sƣ các việc Đạo trước khi thi hành. Ban
này của các họ Đạo hiệp nhau chọn cử trong hàng chức sắc hay là Đạo hữu có đạo
đức và tri thức, nhất là để lo chấn chỉnh nết tu, khép trọn vào khuôn hạnh, gom
hiền góp đức mà làm cho ra vẻ đạo thành (…) Hiện nay, chúng tôi tạm ở nơi Thánh
thất Bình Hòa (Gia Định) và Thánh thất An Hội (Bến Tre) mà lo phận sự giúp Thầy
chỉnh Đạo cho đến thành. Rồi tới ngày giờ Thầy định, sẽ về Tòa Thánh Tây Ninh
mà chung lo quy hiệp với những người chơn chánh.
Đức Lý Giáo Tông
giáng cơ hiệp với Đức Hộ Pháp Phạm Công Tắc lập Đạo Nghị Định Thứ Tám
25-8-1934 (16-7-Giáp Tuất). Ðiều thứ nhứt: -
Những Chi Phái nào do bởi Ðại Ðạo Tam Kỳ Phổ Ðộ làm gốc lập thành mà không do
nơi mạng lịnh Hội Thánh, thì cả chúng sanh chẳng đặng nhìn nhận là của Chí
Tôn và phải định quyết là Bàng Môn Tả Ðạo. Theo Điều Thứ Nhứt: 1/- Đạo duy nhứt chỉ có một, tại
Tòa Thánh Tây Ninh (Thầy dạy chi chi cũng tại Tây Ninh). 2/- Nhân sự từ Tòa Thánh Tây Ninh
tách ra và lập Hội Thánh khác. 3/- Khi tách ra có lấy đi tài sản
của đạo (vật thể: Thánh Thất, Điện Thờ và phi vật thể như chức phẩm tôn giáo
là Giáo Hữu, Giáo Sư …) 4/- Không có mạng lịnh của Hội
Thánh Cao Đài tại Tòa Thánh Tây Ninh. 5/- Kết luận: Theo
lịnh của Đức Lý Giáo Tông đó là bàng môn tả đạo |
Lưu ý: Theo
Điều thứ nhứt của Đạo Nghị Định Thứ Tám ngày 25-8-1935; từ đây về sau hai vị Q
Đầu Sư Thượng Tương Thanh và Ngọc Trang Thanh đã chính thức thành một chi phái.
Do vậy bài viết chỉ ghi lại những sự kiện chính yếu và có liên quan đến Hội
Thánh tại Tòa Thánh Tây Ninh.
3.3/- Châu tri số 5
ngày 26-9-1934 của hai vị Q Đầu Sư, mời họp để cử nhân sự. Trích văn.
Chúng tôi xin mời hết thảy chư vị
đắc cử thay mặt đến nhóm tại Thánh Thất An Hội (Bến Tre) 9 giờ sớm mai ngày 14
tháng 10 An nam (20 Novembre 1934) đặng bàn tính các điều hữu ích về Cơ Chỉnh
Đạo và chọn cử một Ban Chỉnh Đạo …
3.4/- Mở Hội Vạn Linh
lần 1, ngày 20-11-1934 (14-10-Giáp Tuất).
Ngài Thượng Tương Thanh Chủ tọa.
Đại diện Đạo 18 tỉnh gồm có 85 họ
Đạo trong số 115 họ Đạo trong toàn Đạo buổi ấy…
Sau khi đọc đọc diễn văn khai hội.
Các vị tham dự công nhận chương trình
Chỉnh Đạo.
Đại Hội bầu ra Ban Chỉnh Đạo, gồm
những vị sau:
1. Ông Phạm Văn Sở (Bạc Liêu)
2. Ông Ngô Văn Quyển (Bà Rịa)
3. Ông Lê Háo Học, Ông Lê Tam Tỉnh
(Bến Tre)
4. Ông Mai Văn Thanh (Biên Hòa)
5. Ông Trần Văn Nhân (Cần Thơ)
6. Ông Phạm Duy Cai (Châu Đốc)
7. Ông Nguyễn Văn Chất (Chợ Lớn),
Ông Nguyễn Duy Thuần (Tân Lân)
8. Ông Ngọc Kinh Thanh (Gia Định),
Ông Thượng Bộ Thanh (Thuận Kiều)
9. Ông Nguyễn Tuấn May (Gò Công)
10. Ông Lê Văn Thơ (Long Xuyên)
11. Ông Phạm Hữu Hạnh (Mỹ Tho);
12. Ông Huỳnh Tấn Đức (Rạch Giá)
13. Ông Lê Minh Phong (Sa Đéc)
14. Ông Lê Văn Yên (Sóc Trăng)
15. Ông Nguyễn Văn Lưu (Tân An)
16. Ông Phạm Văn Ngọ (Tây Ninh)
17. Ông Phạm Trung Đô (Trà Vinh)
18. Ông Nguyễn Văn Lưu (Vĩnh Long).
Các vị trên sẽ họp cùng nhị vị
Quyền Thượng và Ngọc Đầu Sư để điều hành Cơ Chỉnh Đạo.
Chiều ngày 20-11-1934 được tin Đức
Quyền Giáo Tông đăng tiên. Ngài Tương, Chủ tọa nói: Ai vào Đạo tu hành cũng
phải nhớ ơn khó nhọc của Đức Quyền Giáo Tông trong buổi Khai Đạo ban sơ (…)
Ông Chủ tọa muốn về Tòa Thánh Tây
Ninh liền trong buổi này để dự cuộc tang của Đức Quyền Giáo Tông (...)
Không ai nói điều chi nữa nên ông
Chủ tọa bế mạc, nhằm hồi 5 giờ chiều cùng ngày 20-11-1934.
Nhị vị Quyền Đầu Sư Thượng Tương
Thanh và Ngọc Trang Thanh sắp xếp mọi việc, về Tòa Thánh Tây Ninh dự tang lễ
Ngài Quyền Giáo Tông.
3.5/- Lời trối lịch sử của Đức
Quyền Giáo Tông.
Khi Đức Quyền Giáo Tông gần tắt hơi
có trối lại, cấm hai vị Quyền Đầu Sư Tương và Trang cùng Bảo Văn Pháp Quân Cao
Quỳnh Diêu không cho đến thấy mặt Ngài. Do vậy hai vị Quyền Đầu Sư Tương và
Trang cùng với Ngài Diêu chỉ được ở ngoài, chớ không được vào dự tang lễ Đức
Quyền Giáo Tông. Nhiều người viết không được vào dự tang lễ mà không viết lý do
tại sao. Thứ nữa ngày giờ đăng tiên của Đức Quyền Giáo Tông vô tình làm cho Đại
Hội kết thúc sớm.
3.6/- Châu Tri số 7,
ngày 05-12-1934 (29-10-Giáp Tuất) của Ngài Tương.
Chưa hòa hiệp được với Hội Thánh
Cao Đài Tòa Thánh Tây Ninh, nên cần sắp đặt Ban Hành Thiện.
3.7/- Châu Tri số 8,
ngày 15-12-1934 (09-11-Giáp Tuất) do hai vị Q Đầu Sư và Ngài Bảo Pháp Nguyễn
Trung Hậu ký tên.
Nội dung: – “Bởi thấy việc rất quan hệ, nên
chúng tôi phải mời hết chức sắc Thiên phong lưỡng phái từ Lễ Sanh sắp lên, đến
nhóm tạm nơi thất An Hội (Bến Tre) 8 giờ sớm mai ngày 24 Décembre 1934 (18
tháng 11 An Nam) mà chung lo việc chấn chỉnh nền Đạo lại thế nào cho trên thuận
lòng Trời, dưới hòa sanh chúng, thì cái ngày thành đạo đắc quả mới mong thấy
được.”
3.8/- Đại hội ngày 24-12-1934
(18-11-Giáp Tuất), thành lập Hội Thánh Ban Chỉnh Đạo, Bến Tre.
Thời gian họp: buổi sáng (8-11
giờ), chiều (15-17 giờ 30).
Hiện diện: Quyền Thượng Đầu Sư
Nguyễn Ngọc Tương, Quyền Ngọc Đầu Sư Lê Bá Trang, Bảo Pháp Nguyễn Trung Hậu,
Bảo Văn Pháp Quân Cao Quỳnh Diêu, bảy Giáo Sư, hai mươi bảy Giáo Hữu, bốn mươi
Lễ Sanh. Phái nữ có ba Giáo Sư, một Giáo Hữu và ba Lễ Sanh.
Đại hội công cử Quyền Ngọc Đầu Sư
Lê Bá Trang làm Thượng Chưởng Pháp; cử ra Quyền Chánh Phối Sư ba phái, lập Bàn
Cửu Viện, cử một vị làm đầu phái nữ.
Đại hội sẽ họp Hội Vạn Linh
từ Thứ hai 11-02-1935 (08-01 Ất Hợi) đến
Thứ Năm 14-02-1935 (11-01 Ất Hợi).
Lưu ý:
Đại Hội ngày 24-12-1934, tự đưa tên Nữ Giáo Sư Hương Tám (Mỏ Cày) vào làm đầu
Nữ phái. Do vậy hiền tỷ có nhờ Hội Thánh Cao Đài minh oan.
Link: https://khoinhonsanh2014.blogspot.com/2024/11/5491-nu-giao-su-huong-tam-kinh-cao-viec.html#more
3.9/- Châu Tri 09, ngày 29-12-1934
(23-11-Giáp Tuất) của ngài Tương.
Nội dung: nhắc lại lời mời họp Hội
Vạn Linh lần hai từ 11-02-1935 (08-01 Ất Hợi) đến Thứ Năm 14-02-1935
(11-01 Ất Hợi) tại thánh thất An Hội (Bến Tre) với hai mục đích:
Chọn trong hàng Chưởng Pháp hay Đầu
Sư một vị để quyền Giáo Tông và quyết định việc trở về Tòa Thánh Tây Ninh.
3.10/- Thư N: 10, ngày 15-01-1935,
Q Đầu Sư Thượng Tương Thanh gởi thư cho Đức Hộ Pháp.
Nội dung: muốn về Tòa Thánh Tây
Ninh kèm theo Châu Tri số 9 trên đây.
Link: https://khoinhonsanh2014.blogspot.com/2019/12/2968-thu-ngai-thuong-tuong-thanh-1935_3.html#more
3.11/- Mở Hội Vạn Linh lần hai
từ 11-02-1935 đến 14-02-1935 tại Thánh Thất An Hội. Thượng Chưởng Pháp Lê Bá
Trang chủ tọa.
Ngày 11-02-1935, trình bày lý do mở
Hội Vạn Linh ở Bến Tre.
Thượng Chưởng Pháp chủ toạ cuộc bỏ
phiếu, để chọn Giáo Tông. Bắt đầu từ 2 giờ 30 chiều ngày 08-01 Ất Hợi, đến 6
giờ chiều ngày 10-01 Ất Hợi mới xong.
Ngày 12-02-1935 (09-01
Ất Hợi)
Hội Vạn Linh tại thánh thất An Hội
lập vi bằng (biên bản) về việc Tòa Thánh Tây Ninh đòi đất thánh địa và các
thánh thất...
Ngày 14-02-1935 (11-01
Ất Hợi)
Kết quả kiểm phiếu: 3.350 phiếu.
Thượng Chưởng Pháp Lê Bá Trang được 27 phiếu, Thượng Đầu Sư Nguyễn Ngọc Tương
được 3.326 phiếu. Có 5.320 phiếu xin về Tòa Thánh Tây Ninh hành đạo. Thượng Đầu
Sư Nguyễn Ngọc Tương đắc cử Giáo Tông. Thượng Chưởng Pháp Lê Bá Trang tuyên bố:
1. Ông Đầu Sư Thượng Tương Thanh đã
nhận sự tuyển cử ông hôm nay.
2. Ông cũng đã thuận tình về Tòa
Thánh Tây Ninh.
3. Còn lễ đăng điện cho ông tôi
tính làm tại Tòa Thánh Tây Ninh có mời các chi các phái.
Hội Vạn Linh công cử Thượng Chưởng
Pháp Lê Bá Trang lập phái đoàn về Tòa Thánh Tây Ninh thương nghị việc hòa hiệp.
Chú ý:
Ngày 17-02-1935 Hội Thánh Cao Đài ra Châu Tri khẩn cấp về việc chi phái Bến Tre
về chiếm Tòa Thánh Tây Ninh để tổ chức Lễ đăng điện cho Ngài Tương. Link:
https://khoinhonsanh2014.blogspot.com/2024/11/5492-chau-tri-khan-cap-17-02-1935-chi.html#more
3.12/- Phái đoàn về Tòa Thánh Tây
Ninh từ 19-02-1935 đến 23-02-1935 (từ
16-01-Ất Hợi đến 20-01-Ất Hợi).
Thượng Chưởng Pháp Lê Bá Trang,
hướng dẫn một phái đoàn khoảng 800 người về Tòa Thánh Tây Ninh. Thượng Chưởng
Pháp Lê Bá Trang gởi 02 lá thư: một đến Phạm Hộ Pháp và một đến Ban Phụ Chánh.
Nội dung: Các vị muốn vào Tòa Thánh
để điều đình việc hòa hiệp chung cùng lo việc Đạo như xưa (không nói việc làm
lễ đăng điện cho ông Tương lên ngôi Giáo Tông). Đức Hộ Pháp và Ban Phụ Chánh
nhận thơ của ngài Trang nhưng chưa trả lời liền.
Ngày 21-02-1935 Thượng Chưởng Pháp
Lê Bá Trang gởi đến Phạm Hộ Pháp thư thứ hai, cho biết đến 12 giờ trưa ngày
23-02-1935 (20-01 Ất Hợi) thì hết phận sự nghị hòa.
Ngày 23-02-1935, lúc 10 giờ sáng, Đức
Hộ Pháp cho vị Tiếp Đạo Cao Đức Trọng thay mặt, tiếp xúc với ngài Trang tại Nữ
Đầu Sư Đường.
Ngài Cao Tiếp Đạo nói với ông
Trang, đại ý như sau:
“Ngày nay là 20–01–Ất Hợi, Anh lớn và một phần
nhơn sanh về đây, muốn vào Tòa Thánh mà hội hiệp như xưa, ấy là một việc rất
tốt, song chúng em xin rước một mình Anh lớn cũng như rước hết. Vậy xin Anh lớn
định lại ngày khác rồi cho cm hay trước chừng năm ba bữa để lo sắp đặt.
Còn việc nhóm Đại Hội Vạn Linh mà
bầu cử người lên cầm giềng mối Đạo như hai Anh lớn đã làm vừa rồi tại Bến Tre
là sái hẳn luật Đạo nên cần phải sửa lại.
Ngài Trang đáp: “Việc ấy có sái
cùng chăng, xin để các Chức sắc cao cấp có trách nhiệm phán định sau nầy.”
Ngài Lê Bá Trang và phái đoàn của
ông ra về, không có bạo động. Đó là do Hội Thánh có sự phòng bị theo Châu Tri
khẩn cấp ngày 17-02-1935.
Nhận xét:
Nếu thật sự có tinh thần nghị hòa thì sao lại phải đi đến 800 người? Phương tiện
di chuyển thời đó chưa phát triển như hiện nay thì tổ chức cho 800 người đi với
thời gian như thế là dấu hiệu cho thấy sẵn sàng chiếm Tòa Thánh Tây Ninh lần thứ
hai.
3.13/- Ngày 04-3-1935 (29-01-Ất
Hợi), ngài Lê Bá Trang gởi thư cho Đức Hộ
Pháp đề nghị việc hòa hợp.
Hội Thánh Tòa Thánh Tây
Ninh không trả lời bức thơ nầy. Ngài Trang chờ đến ngày 17-4-1935 (15–3–Ất
Hợi), ông bèn gởi một Tờ Bố Cáo nói rõ các việc xảy ra và tuyên bố tuyệt giao
với Tòa Thánh Tây Ninh. Nguyên văn lá thư tại link:
https://khoinhonsanh2014.blogspot.com/2024/11/5493-ngai-le-ba-trang-goi-thu-cho-uc-ho.html#more
3.14/- Ngày 11-4-1935 (09-3-Ất Hợi),
ngài Tương ra Châu Tri quyết định không về Tòa Thánh Tây Ninh chờ lịnh Đại Từ
Phụ.
3.15/- Ngày 07-5-1935 (05-4-Ất
Hợi), lập đàn cơ cầu chỉ dạy lễ đăng điện. Đồng tử
Châu và Lê Tam Tỉnh (không có trong danh sách 16 đồng tử của Thượng Đế chọn). Đàn
cơ cũng phong chức cho nhiều vị khác lên Thời Quân và Bảo Quân.
3.16/- Ngày 08-5-1935 (06-4-Ất
Hợi).
Thương lượng về Tòa Thánh Tây Ninh
đăng điện cho Giáo Tông không được nên quyết định đăng điện tại Thánh Thất An
Hội.
3.17/- Ngày 09-5-1935
(07-4-Ất Hợi) Lễ đăng điện cử hành vào 12 giờ trưa (giờ Ngọ) tại Thánh Thất An
Hội.
3.18/- Vi Bằng ngày 31-1-1936
(08-01-Bính Tý), của Hội Thánh chi phái Ban Chỉnh
Đạo.
Lưu ý 1:
Hội Thánh Ban Chỉnh Đạo Bến Tre gởi Vi Bằng trên đây cho Hội Thánh Cao Đài Tòa
Thánh Tây Ninh.
Ba vị Quyền Chánh Phối Sư, thay mặt
Hội Thánh Cao Đài giải thích cho người Đạo Cao Đài biết sự thật về Vi Bằng trên
đây. Nghĩa là Châu Tri không trả lời với Hội Thánh Ban Chỉnh Đạo mà chỉ ra sự
thật cho người đạo. Link:
https://khoinhonsanh2014.blogspot.com/2024/11/5494-chau-tri-19-ngay-24-4-1936-quan.html#more
Lưu ý 2: Sắc lịnh 27, ngày
21-5-1936 (01-4-Bính Tý), Đức Hộ Pháp viết: …
Ấy vậy, Bần đạo đã chẳng phải là
kiêng nghịch, mà trái lại thì đương giục nghịch, hầu làm cho ra mặt những kẻ
giả tâm đặng tắm rửa Thánh thể của Thầy cho nên tinh khiết, rồi mới dung mạo
điểm trang cho ra xinh lịch, đặng đem mốỉ Đạo đến khoa trường cho toàn cầu khảo
thí. Đạo đặng ra thiệt tướng chỉ có làm như vậy mà thôi.
Link: https://khoinhonsanh2014.blogspot.com/2023/07/4689-sac-linh-27-1936.html#more
3.19/- Ngày 17-7-1936 (29-5-Bính
Tý) Thượng Chưởng Pháp Lê Bá Trang qui vị.
Ngài Lê Bá Trang, sanh năm 1879 tại
Sa Đéc, bị bịnh kiết lỵ và qui vị tại Thánh Thất An Hội, Bến Tre ngày 17-7-1936
(29–5– Bính Tý), hưởng dương 58 tuổi.
Ban Chỉnh Đạo báo tang và gởi điện
tín cho:
Đức Hộ Pháp: Chúng tôi đau đớn báo tin anh lớn của chúng ta Lê Bá
Trang quy thiên ngày 17-7, an táng ngày 21-7.
Bà Nữ Chánh Phối Sư Hương Thanh: Chúng tôi đau đớn báo tin Chưởng Pháp Lê Bá Trang đã quy
thiên hôm nay tại Bến Tre. Mong muốn
được an táng phía sau Đền Thánh Tây Ninh. Chúng tôi chờ phúc đáp ngày mai.
Chiều ngày 19-7-1936 (02-6
Bính Tý), Ban Chỉnh Đạo nhận được hai điện tín chia buồn của Đức Hộ Pháp và Bà
Nữ Chánh Phối Sư kèm theo chấp thuận được an táng ở phía sau Đền Thánh Tây
Ninh.
Hội Thánh Bến Tre cử hai vị Cao
Quỳnh Diêu, Phạm Văn Ngọ lên Tòa Thánh Tây Ninh trước để phụ lo mọi việc ….
Liên đài quàng tại Thánh Thất An Hội 3 ngày để tế lễ.
Đưa ngài Lê Bá Trang về Tòa Thánh
Tây Ninh.
Sáng sớm ngày 21–7–1936
(04-6-Bính Tý), Hội Thánh Bến Tre đưa liên đài về Tòa Thánh Tây Ninh. Phái đoàn
đưa tang được Thống Đốc Nam Kỳ là Pagès đỡ đầu và Tham Biện tỉnh Tây Ninh ủng
hộ nên có khoảng 2.000 vị.
Khi đến Bến Kéo, (cách Tòa Thánh 8
km), dừng lại để tập hợp và ngài Nguyễn Ngọc Tương mặc Thiên phục Giáo Tông;
phái đoàn đến Cửa Hòa Viện Tòa Thánh Tây Ninh khoảng 3 giờ chiều.
Các vị Bảo Thể ra lịnh dừng lại,
chờ lịnh của Hội Thánh.
Tỉnh Trưởng Tây Ninh, Vilmont cho
một toán lính da đen vào để giữ gìn an ninh trật tự, (nhưng thật sự là để ủng
hộ ngài Tương). Toán lính nầy không phân biệt được ai là người của Tòa Thánh
Tây Ninh và ai là người của Bến Tre (do đạo phục giống nhau), nên ra lịnh giải
tán tất cả và đứng canh. Do vậy lực lượng của Bến Tre bị chia cắt, Ngài Tương bị
cô lập nên đến can thiệp, nhưng không hiệu quả.
Cùng lúc Đức Hộ Pháp cho người ra nói
rõ đây là Lễ an táng ngài Trang, nên phải theo nghi lễ đạo; yêu cầu phải mặc
tang phục hay đạo phục, ngài Tương không được mặc Thiên phục Giáo Tông vào Tòa
Thánh. Ngài Tương không chịu thay Thiên phục Giáo Tông ra, nên kéo dài đến gần
5 giờ chiều.
Phu nhân ngài Trang thấy yêu cầu của
Hội Thánh là chánh lý, và chờ lâu quá nên trình bày với ngài Tương đây là lễ
tang của chồng bà, chớ không phải lễ của Đạo, vậy ngài Tương nên thay Thiên
phục Giáo Tông ra để đưa liên đài vào Tòa Thánh kẻo tối. Nhưng ngài Tương vẫn
chưa chấp nhận.
Bỗng trời chuyển mưa, rồi một cơn
mưa rất lớn ập tới, những người theo đưa tang bị ướt hết quần áo và lạnh. Ngài Tương
cũng bị ướt và lạnh nên phải thay Thiên phục Giáo Tông, mặc vào quần áo khô.
Khi tạnh mưa, Hội Thánh thấy ngài
Tương không còn mặc Thiên phục Giáo Tông nên mời phái đoàn đưa liên đài vào Tòa
Thánh (tại Nhà Giảng), sau 21 giờ thì mọi việc xong xuôi.
Ngày 23-7-1936 (06-6
Bính Tý), lúc 8 giờ sáng, Hội Thánh đưa liên đài ngài Lê Bá Trang an táng phía
sau Đền Thánh.
Buổi chiều, ngài Nguyễn Ngọc Tương
và một số vị trong phái đoàn đến Hộ Pháp Đường chào từ biệt Đức Hộ Pháp, trở về
Bến Tre.
Nhận xét:
Ngài Tương muốn nhân cơ hội Lễ tang ngài Trang để hợp thức hóa phẩm Giáo Tông,
và đánh chiếm Tòa Thánh Tây Ninh lần 3 nhưng bị thất bại. Sau lễ tang của ngài
Trang thì ngài Tương không còn cơ hội nào nữa.
3.20/- Lễ Thành Đạo, từ 07-02-1938
đến 14-02-1938 (08-01 Mậu Dần đến 15-01 Mậu Dần)
Cử hành long trọng tại thánh thất
An Hội, Lễ Thành Đạo được xác định: Đại Lễ có ý nghĩa chấm dứt
nhiệm vụ Chỉnh Đạo và các chi phái cũng đã rồi phận sự. Từ nay, chỉ có Hội
Thánh Đại Đạo Tam Kỳ Phổ Độ để hướng dẫn nhơn sanh tu hành đúng theo chơn
truyền và Tân Pháp Đức Chí Tôn.
3.21/- Ngài Thượng Tương Thanh qui
vị.
Ngày 23-6-1951 (19-5-Tân Mão), Hội Thánh Bến Tre mời hai bác sĩ công và một bác sĩ tư
đến. Sau khi khám nghiệm, các bác sĩ xác nhận rằng ngài Nguyễn Ngọc Tương đã tạ
thế từ hai ngày trước.
25-6-1951
(20 rạng
21-5 Tân Mão), đưa thi hài vào liên đài.
28-6-1951 (24-5
Tân Mão) liên đài ngài Nguyễn Ngọc Tương đặt tại Cửu Trùng Thiên trong sân Đại
Đồng Xã.
05-7-1951 (02-6
Tân Mão) an táng, tại Thánh thất An Hội.
HẾT.