Châu Tri 6, ngày 01-12-1933 "14-10-Quí Dậu" sau khi có việc lật đổ Đức Quyền Giáo Tông ... Châu Tri có 11 khoản nên có nhiều nội dung rất quan trọng:
Khoản 5: CON DẤU GIẢ: Hai vị Đầu Sư bị ngưng quyền và Ngọc Đầu Sư giả chữ ký, dùng con dấu bất hợp pháp... và TỰ CÀI TÊN Q Thái Đầu Sư Thái Thơ Thanh vào.
Khoản 6: QUYỀN HÀNH ĐẦU SƯ: Đức Bà Lục Nương giải thích, điều nầy rất quan trọng ....
ĐẠI ĐẠO
TAM KỲ PHỔ ĐỘ
(Đệ cửu niên)
SÔ: 6 CHÂU TRI
Cho chư
vị Đầu Tỉnh Đạo, Đầu Họ Đạo, Đầu Quận Đạo,
chư Chức việc và chư Đạo hữu lưỡng phái.
Từ ngày chúng tôi lãnh quyền hành
chánh Chánh Phối Sư đến nay, chúng tôi có để công quan sát các việc Đạo, cho
nên đã thấy rõ nguyên do sự rối loạn là tại từ thử không cầm nghiêm luật pháp
của Đạo. Bởi cớ, muốn trừ loạn thì chỉ có phương hành đạo y theo pháp luật,
tức là y theo Pháp Chánh Truyền, Tân Luật và lục Đạo Nghị Định của Đức Lý Giáo
Tông mà thôi.
Khi Ban ủy Viên thay mặt Hội Thánh
đi chỉnh pháp, lại còn thấy phần nhiều chư Chức sắc và chư Đạo hữu lưỡng phái ở
các nơi đều chưa được một lời gì của Hội Thánh dạy dỗ, vậy thì còn mong chi nhờ
Hội Thánh binh vực. Than ôi! Luật đạo không thông, luật đời không hiểu, làm thế
nào thâu phục nhơn tâm đặng độ người hồi đầu qui thiện.
Cái chủ nghĩa cứu thế cao thượng
của ĐĐTKPĐ chẳng phải do nơi sự đánh đổ một cái quyền hành đương nhiên đặng cầm
quyền trị loạn, mà là tại nơi thực hành các cơ quan đạo đức, nhứt là về mặt
phước thiện, phô bày những gương hòa bình, chơn chánh và thanh bạch cho chúng
sanh thấy rõ.
Chúng ta là người đã để chơn vào
đường đạo thì phải tự biết rằng, chúng ta không còn quyền nào biết ghét ai, thù
oán ai, mưu hại ai, dầu cho đối với người chưa có đạo cũng vậy. Chúng ta chỉ
biết thương người đặng độ người, chúng ta chỉ biết thương người đặng cầu người
biết thương Thầy là Chúa cả sự thương yêu vạn vật.
Nghĩ phần nhiều chư Chức sắc và chư
Chức việc chưa về Hạnh Đường học đặng, nên chúng tôi nhứt định từ đây trong các
Châu Tri, chúng tôi sẽ lần lượt đăng những T hánh Ngôn chưa ban hành và giải
luật đạo cho chư Chức sắc và chư Chức việc biết cách hành chánh. Vậy chúng tôi
xin chư Hiền huynh và chư Hiền tỷ ráng đọc các Châu Tri cho kỹ, điều nào trọng
yếu phải ráng nhớ đặng dễ bề thi hành phận sự.
1/- TỰ DO
TÍN NGƯỠNG.
Chánh phủ chẳng khi nào buộc chúng
ta phải theo đạo nào mà bỏ đạo nào.
Ngày 11–4–1927, quan Nguyên Soái
Nam Kỳ có gởi cho Đức Quyền Giáo Tông một bức thơ, có một đoạn chỉ rõ thái độ
của chánh phủ đốỉ với sự tín ngưỡng của người Nam như vầy:
“Tôi cho ông biết chắc rằng chánh
phủ của tôi rất khoan hồng dung chế đối với các tư tưởng về tôn giáo hay là về triết
học của người bổn xứ, nhưng có khoản hờ nghiêm nhặt nầy là đừng có làm cho rối
loạn sự yên ổn trật tự của dân, …”
Song le chớ nên tưởng rằng, được tự
do tín ngưỡng nghĩa là cũng tự do hội hiệp (liberté d’ association) hay là khỏi
đóng thuế vụ. Trái lại, người Đạo càng phải biết rõ luật đời, biết giữ phép
nước và lo “Thuế sưu đóng đủ đừng toan kế tà.”
Quyền tự do hội hiệp trong xứ ta
chưa có là vì chánh phủ chưa có ban hành tại Đông Pháp, luật lệ ngày 1–7–1901
là luật lệ cho phép tự do hội hiệp.
Vậy nên muốn cúng kiếng đặng đông
đảo thì phải do y theo những lời chỉ trong khoản số 2 và số 3 dưới đây mới
đặng.
2/- THÁNH
THẤT CÓ PHÉP CỦA CHÁNH PHỦ.
Có thể chia các Thánh Thất trong
Nam Kỳ ra 2 hạng:
Thứ nhứt: Thánh Thất có phép của chánh
phủ,
Thứ nhì: Thánh Thất có phép của Hội
Thánh mà không có phép của chánh phủ.
Dưới đây xin giải trước về các
Thánh Thất có phép của chánh phủ.
Theo bức thơ số 5188 của quan
Nguyên Soái Nam Kỳ gởi cho Đức Quyền Giáo Tông ngày 21–7–1927 thì T hánh Thất
nào đã có phép của chánh phủ rồi thì mỗi lần cúng đại đàn khỏi phải xin phép,
nhưng 3 ngày trước bữa đại đàn, Chủ Thánh Thất phải gởi tờ cho quan Chủ Tỉnh
hay (aviser).
Thường thường ở làng phải nhờ quan
quân đệ tờ dùm lên quan Chủ Tĩnh, cho nên tốt hơn phải gởi tờ 8 ngày trước bữa
đại đàn.
Thơ gởi cho hay phải viết như vầy:
Làng………………… ngày………tháng....…
năm…………
Kính cùng quan Chủ Tỉnh
Kính Quan lớn,
Tôi là……………………………………Chủ Thánh Thất ở
tại làng…………………………tổng………………………
Xin khai Quan lớn hay rằng: chúng
tôi sẽ thiết lễ cúng đại đàn tại Thánh Thất ………………………… từ ngày ………………… đến ngày
....……………………
Tôi hứa chắc sẽ hành lễ y theo lời
dạy trong thơ số 5188 của Quan Nguyên Soái Nam Kỳ gởi cho ông Lê Văn Trung ngày
21–7–1927, nghĩa là:
Thứ nhứt: cấm không cho nói động
đến quốc sự.
Thứ nhì: cấm không đặng dùng cơ
bút, đồng cốt; làm theo Tả đạo bàng môn.
Nay kính,
Chủ Thánh
Thất
(ký tên)
Ở dưới chót tờ đề thêm: Tên họ Chủ
Thánh Thất và chỗ ở.
(Bức thơ số 5188 của Quan Nguyên
Soái có in ở phía sau)
Nếu thi hành y theo lời chỉ trên
đây mà có điều trở ngại thì phải lập tức cho Hội Thánh biết, chớ đừng tự quyền
liệu định.
3/- THÁNH
THẤT KHÔNG CÓ PHÉP CỦA CHÁNH PHỦ MÀ CÓ PHÉP CỦA HỘI THÁNH.
Đừng tưởng rằng có phép của Hội Thánh
là đủ, rồi không cần xin phép của chánh phủ, muốn hội nhóm cúng kiếng bao nhiêu
cũng được.
Cái phép của Hội Thánh chỉ là một
cái giấy chứng rằng: Hội Thánh nhìn nhận Thánh Thất ấy là của Đạo mà thôi.
Song le, tuy không có phép của
chánh phủ mặc dầu, chớ khi nào dưới số 20 người thì Đạo hữu có quyền cúng kiếng
trong Thánh Thất.
Hội Thánh đang sắp đặt lại luật lệ
cho các Thánh Thất.
Vậy Thánh Thất nào chưa có giấy
phép của chánh phủ, phải lập tức cho Hội Thánh biết, phải trình các giấy tờ cho
Đầu Tinh Đạo mình xem xét trước và gởi về dùm cho Hội Thánh.
4/- TRÁCH
NHIỆM CỦA VỊ GIÁO SƯ THƯỢNG LATAPIE THANH.
Chiếu theo luật đạo, khi vị Quyền Đầu
Sư Thượng Tương Thanh đã giao trách nhậm Thượng Chánh Phối Sư lại cho Khai Thế
Thái Văn Thâu bên Hiệp Thiên Đài rồi, tất nhiên người cũng đã hết quyền thay mặt
cho Đạo đặng đối đãi với chánh phủ, cho nên người có viết thơ cho Quan Nguyên
Soái Nam Kỳ hay về lẽ ấy rồi.
Thơ như vầy (viết bằng chữ Pháp dịch
lại, có in nguyên văn ở sau)
Số
54.
Kính
cùng Quan Nguyên Soái Nam Kỳ, Sài Gòn.
Kính
Quan Nguyên Soái,
Tôi
kính trình cho quan lớn hay rằng: Kể từ ngày 1–4– 1933, tôi không còn thay mặt
cho Đại-Đạo Tam-Kỳ Phổ-Độ tại Nam Kỳ nữa.
Được
lên phẩm vị Đầu Sư, tôi chỉ còn lo việc Đạo thiêng liêng mà thôi, theo tân phẩm
của tôi.
Hội
Thánh sẽ lựa người kế vị tôi, rồi người làm đầu trong Đạo là ông Lê Văn Trung
sẽ cho quan lớn biết.
Tôi
ước ao sao quan lớn sẽ vui lòng đối với người kế vị tôi cũng như quan lớn đã
rộng lượng với tôi vậy.
Kính
quan lớn.
Ký tên: Nguyễn Ngọc Tương.
Chiếu theo thơ trên đây, Đức Quyền
Giáo Tông có nhóm Đại hội chư Đại Thiên phong đương hành đạo tại Tòa Thánh đồng
nhứt định giao quyền thay mặt cho Đạo đặng giao thiệp với chánh phủ cho vị Giáo
Sư Thượng Latapie Thanh. Đoạn Đức Quyền Giáo Tông mới viết thơ cho Quan Nguyên
Soái Nam Kỳ biết.
Thơ như vầy (nguyên văn bằng chữ
Pháp, có in ở sau)
Tây
Ninh ngày 18–4–1933.
Số 69,
Kính cùng Quan Nguyên Soái Nam Kỳ,
Sài Gòn.
Kính Quan Nguyên Soái,
Tiếp theo thơ số 54 đề ngày
1–4–1933 của ông Nguyễn Ngọc Tương, tôi xin trình quan lớn hay rằng: Hội Thánh
đã lựa ông Leopold Latapie thế cho ông Nguyễn Ngọc Tương vào trách nhậm thay
mặt cho Đai-Đạo Tam-Kỳ Phổ-Độ tại Nam Kỳ hầu giao thiệp với chánh phủ.
Ông Léopold Latapie làm chức Giáo
Sư bên phái người Pháp của Đạo, ông thi hành phận sự kể từ ngày nay.
Kính Quan lớn.
Ký
tên: Lê Văn Trung.
Theo 2 bức thơ trên đây thì chỉ có
vị Giáo Sư Thượng Latapie Thanh là có quyền thay mặt cho Đạo đặng giao thiệp
với chánh phủ Nam Kỳ. Thế mà vị Quyền Đầu Sư Thượng Tương Thanh cũng còn lạm
quyền của người, mấy năm rồi cầm quyền không lo, ngày nay có người thế lại
bương bả đi cùng Thánh Thất làm cho Đạo hữu không biết lẽ nào liệu định, phân
vân chán ngán. Vị Giáo sư Thượng Latapie Thanh cũng lấy làm ngạc nhiên cho cái
cử chỉ trái ngược như vậy.
5/- CON DẤU
GIẢ.
Sau khi hai vị Quyền Đầu Sư: Thượng
Tương Thanh và Ngọc Trang Thanh bị ngưng quyền thì Đạo hữu các nơi có được nhiều
giấy tờ của 2 người, cũng có đủ con dấu Tòa Thánh, con dấu Đầu Sư.
Chúng tôi xin chư Chức sắc và chư
Chức việc từ đây phải coi chừng cho lắm, con dấu còn giả mạo được thì cái chi
lại từ. Vả lại, trước mặt Đức Quyền Giáo Tông và Đức Hộ Pháp, ông Thượng Tương
Thanh có khai với chúng tôi rằng: người không có hay biết điều chi hết về việc
ông Ngọc Trang Thanh lập tờ Nghị Định số 1. Ông cũng không có đồng ý chút nào
với ông Ngọc Trang Thanh. Tự ông nầy viết lúng rồi đem đi in và gởi cùng các
nơi. Về phần vị Đầu Sư Thái Thơ Thanh thì người có viết cho Đức Quyền Giáo Tông
bức thơ như vầy:
Sài
Gòn, ngày 20–8–1933.
Đức Quyền Giáo Tông và Đức Hộ Pháp,
Tòa Thánh Tây Ninh.
Kính thăm Đại Hiền huynh và Đức Hộ
Pháp, ngửa nhờ giọt hồng ân của Đức Chí Tôn ban bố cho đầy đủ.
Từ hôm tôi về ở tại nhà in tới nay,
đã có viết thơ về thưa cho Đại Hiền huynh rõ rồi, nghĩa là tôi vì cơn bịnh
trong mình không thể về Tòa Thánh, trước gần Đại Hiền huynh hầu nhờ chỉ giáo,
sau lo bòn công mót quả với Thầy được.
Ngày nay tôi có tiếp được Châu Tri
số 1 trong đó có thấy đóng con dấu Thái Đầu Sư làm cho tôi lấy làm lạ vô cùng,
vì từ hồi tôi lên Quyền Đầu Sư cho đến lúc lâm bịnh mà về ở dưới nầy thì tôi
không hề thấy con dấu Thái Đầu Sư, mà không hiểu tại sao nay lại có mà đóng vô
Châu Tri đó. Nên tôi gởi bức thơ nầy, trước thăm Đại Hiền huynh và Đức Hộ Pháp,
sau xin nhờ hai Ngài chỉ giáo lại cho tôi rõ ràng.
Đôi hàng thành thật, kính chúc Đại
Hiền huynh và Đức Hộ Pháp cùng chư Thiên phong Chức sắc nam nữ tại Tòa Thánh
được bền chơn thẳng bước trên thang đạo đến chỗ cao cùng tột.
Nay kính.
Ký
tên: Thái Thơ Thanh.
Hựu bút: Kính Đại Hiền huynh, tôi mới tiếp
đặng thơ recommandée hỏi nên tôi mới hay mà trả lời liền theo đây. Vì tôi mới
tiếp đặng tờ số 1 của ông Quyền Ngọc Đầu Sư thì tôi mới hay ông làm hồi nào tôi
không biết tới tờ ấy mà sao lại đem tên tôi vô, và đóng con dấu nữa, vì tôi có
nói với 2 ông rồi, vì tôi có bịnh không dự việc đạo đã lâu rồi, nên không dám
dự điều chi hết.
Nay kính.
Ký tên: Thái Thơ Thanh.
6/- QUYỀN HÀNH ĐẦU SƯ.
Chiếu y luật đạo thì Đầu Sư không có
quyền hành chánh, nghĩa là chỉ có quyền cai trị chớ không được cầm quyền chánh
trị của Đạo, là quyền đặc biệt của Chánh Phối Sư.
Trong Pháp Chánh Truyền Chú giải,
Đức Hộ Pháp có giải rành rẽ phần nầy. Nghĩa lý khác nhau duy tại 2 chữ Cai trị
và Chánh trị. Cai trị thì cả Chức sắc của Hội T hánh đều được một phần quyền
cai trị, tùy theo phẩm vị của mỗi người. Vậy thì Đầu Sư phải cai trị thế nào?
Buổi chúng tôi mới bắt đầu cầm
quyền chánh trị của Đạo, chúng tôi đã thấy chư vị Quyền Đầu Sư chưa hiểu rõ
trách nhậm của mình, cho nên trong chương trình hành đạo, chúng tôi có giải
rành trước, phòng sau nầy khỏi phản khắc đạo quyền. Tiếc thay! Nếu chư vị Quyền
Đầu Sư nghe theo chúng tôi thì ngày nay đâu có ra đến đỗi.
Chúng tôi không có in phần Chú giải
về quyền hành Đầu Sư trong Châu Tri số 1 là vì từ phẩm Đầu Sư đổ lên thì chỉ
còn giao thiệp với Chánh Phối sư mà thôi, chớ không có giao thiệp ngay với Chức
sắc dưới và Đạo hữu nữa.
Chúng tôi tưởng ngày nay cũng nên
giải rõ ra đây khoản Chú giải phần cai trị từ Đầu Sư đến Giáo Tông cho chư Hiền
huynh và chư Hiền tỷ biết.
CHƯƠNG
TRÌNH HÀNH ĐẠO (Phái Ngọc)
Định trách nhậm của mỗi Chức sắc
CTĐ nam và nữ:
CHÚ GIẢI: Trách nhậm của Chức sắc
CTĐ, tuy đã có định rành trong Pháp Chánh Truyền, Tân Luật và Đạo Nghị Định,
nhưng trong việc thi hành luật pháp còn thấy phản khắc đạo quyền.
Trách nhậm của mỗi Chức sắc trong
khi hành chánh không thấy rõ giới hạn, sự phản khắc thường do nơi không hiểu sự
trật tự trong các quyền hành. Phản khắc lại chính từ ngôi Giáo Tông cho đến 3
vị Chánh Phối Sư, cho nên cần phải phân ra mặt luật các quyền hành ấy như vầy:
Bắt từ dưới đổ lên thì quyền hành
chánh tức là cả quyền chánh trị của Đạo đến nơi tay của 3 vị Chánh Phối Sư cầm,
chiếu y theo Đạo Nghị Định thứ nhì, thứ ba và thứ tư của Đức Lý Giáo Tông. Vậy
thì quyền chánh trị là quyền đặc biệt của Chánh Phối Sư, nhưng từ đây phải buộc
Chánh Phối Sư lập chương trình hành đạo và đem ra cho 3 Hội phê chuẩn rồi mới
được thi hành.
Điều thứ ba trong Đạo Nghị Định thứ
nhì lại buộc Chánh Phối Sư phải tùng quyền Giáo Tông mà hành chánh về phần
chánh trị của Đạo. Vậy thì Chánh Phối Sư phải thi hành các mạng lịnh của Giáo
Tông hay không? Chánh Phối Sư không được nghịch với mạng lịnh nào cả, song le
các mạng lịnh của Giáo Tông phải gởi cho Đầu Sư trao lại cho Chánh Phối Sư, và
chính Giáo Tông cũng không được ra mạng lịnh nào trái với luật đạo hay là ngoài
cái chương trình hành đạo của 3 Hội đã phê chuẩn. Trước khi trao lịnh của Giáo
Tông cho Chánh Phối Sư, Đầu Sư được quyền xem xét, như không trái luật đạo,
không ngoài chương trình hành đạo thì nội trong 2 ngày sau khi được thơ phải
trao cho Chánh Phối Sư thi hành. Thoảng như lịnh ấy trái luật đạo thì cũng nội
trong 2 ngày, Đầu Sư phải trả lại cho Giáo Tông và phải cho biết vì lẽ nào lịnh
ấy trái luật đạo hay ngoài chương trình. Giáo Tông sẽ gởi cho Chưởng Pháp xét
nét lại. Như Chưởng Pháp đệ tờ lên Giáo Tông cho hay rằng đều đồng ý kiến với
Đầu Sư thì Giáo Tông phải nghe theo. Còn như Chưởng Pháp đồng ý với Giáo Tông
thì Giáo Tông sẽ gởi ngay mạng lịnh và tờ phúc của Chưởng Pháp cho Chánh Phối
Sư, rồi thì Chánh Phối Sư cứ tuân lịnh thi hành.
Sau khi chứng tôi viết xong phần Chú Giải trên
đây, chúng tôi cũng có cầu xin các Đấng thiêng liêng chỉ giáo thêm đặng tránh
khỏi điều sơ sót.
Dưới đây là Thánh giáo ngày 20
tháng 4 trả lời những câu hỏi của Ngọc Chánh Phối Sư (Khai Pháp):
Ngọc Chánh Phối Sư bạch: – Thưa
Chánh Phối Sư phải tùng quyền Đầu Sư hay là Giáo Tông mà hành chánh?
Lục Nương Diêu Trì Cung trả lời: – Theo Đạo luật thì Trần Hiền
Quân [1] là Chánh Phối Sư, nghĩa là chủ quyền chánh trị. Hành quyền chánh trị
thọ tại nơi đâu? Có phải là nơi quyền Chí Tôn chăng? Hễ quyền Chí Tôn ở nơi Hộ
Pháp và Giáo Tông hiệp một; vậy nơi có quyền Chí Tôn ban xuống là Giáo Tông,
chớ Đầu Sư có quyền gì mà thọ mạng. Đầu Sư là trung gian quyền Chí Tôn và Vạn
linh, có quyền xin sửa cải mạng lịnh chớ không có quyền ban mạng lịnh.
[1] Trần Hiền Quân là Thời Quân Khai
Pháp Trần Duy Nghĩa, hiện đang nắm quyền Ngọc Chánh Phối Sư. |
Ngọc Chánh Phối Sư bạch: – Có người
còn nghi kỵ trong việc hành động của Đức Quyền Giáo Tông, chỗ Ngài phải thọ
mạng lịnh nơi Đức Lý Giáo Tông. Họ hiểu rằng Đức Quyền Giáo Tông là phần xác
của Đức Lý Đại Tiên, nếu xác thì sự hành động cũng phải do theo lịnh của Đức Lý
Giáo Tông mới chánh lý.
Trả lời: – Không ai có phép nào biết điều
ấy đặng. Tỷ như Hiền Quân muốn ban quyền hành của Hiền Quân lại cho người nào
thì tự nơi Hiền Quân trọng nhiệm, chớ kẻ ngoại nhân ăn thua chi vào đấy mà chối
cãi. Vậy thì Đức Lý Giáo Tông đã chọn Lý Trưởng huynh [2] thì do nơi Ngài chịu
trách nhậm. Thoảng như Lý Trưởng huynh phải thọ thưởng hay là phạt cũng ở tay
Ngài. Còn người ngoại nhân không phép ngó vào sự hành động của Lý Trưởng huynh,
đặng tìm sở hành của Đức Lý Thái Bạch. Vậy thì Lý Trưởng huynh duy tự liệu cùng
Đức Lý Giáo Tông rồi tự do hành lịnh.
[2] Lý Trưởng
huynh là Đức Quyền Giảo Tông vì nguyên linh của Ngài là Lý Thiết Quả, đứng
đầu Bát Tiên. |
7/- GIÁO
TÔNG ĐƯỜNG.
Chúng tôi xin tuyên bố cho chư Chức
sắc và chư Đạo hữu lưỡng phái các nơi biết rằng, chúng tôi có xin Đức Quyền Giáo
Tông lập ra thể lệ tiếp khách tại Giáo Tông Đường như sau nầy:
1. Kể từ ngày 1–12–1933, mỗi tuần
tiếp khách có 3 lần mà thôi:
Thứ hai: mỗi bữa từ 9 giờ đến 11
giờ sớm mai.
Thứ tư: .............–nt–
.................
Thứ sáu: ............–nt–
.................
2. Bất kỳ vị nào muốn đến hầu
chuyện với Ngài về việc Đạo, phải đến Tòa Nội Chánh xin giấy của Chánh Phối Sư
trước. Có giấy của Chánh Phối Sư cho rồi mới được phép vô thăm Ngài. Nếu không
tuân theo thể lệ nầy thì người gác cửa không đặng phép cho vào.
3. Ngài đã có nhà tư ngoài Tòa Thánh thì các
việc riêng không thuộc về Đạo, phải đến đó thương lượng với gia quyến của Ngài.
Ở tại Giáo Tông Đường thì chỉ được phép bàn về việc Đạo với Ngài mà thôi.
Chúng tôi xin cho chư Chức sắc và
chư Đạo hữu biết rằng từ đây các thơ từ thuộc về Đạo phải gởi cho Chánh Phối Sư
mà thôi, chớ không đặng giao thiệp ngay với Đức Quyền Giáo Tông như trước nữa.
Việc nào đáng thì Chánh Phối Sư sẽ đệ lên Ngài đặng để Ngài có thời giờ lo việc
Đạo lớn lao khác.
8/- HỘ PHÁP
ĐƯỜNG.
Ở Hộ Pháp Đường thì thể lệ tiếp khách
như vầy:
1. Mỗi tuần tiếp khách 1 lần mà thôi,
là ngày thứ hai từ 6 giờ tới 11 giờ sớm mai,
2. Muốn vô thăm, phải có giấy của
Tiếp Thế cho mớỉ được.
9/- NỘI
LUẬT THÁNH THẤT.
Chúng tôi xin chư Đầu Tỉnh Đạo buộc
các Thánh Thất phải thi hành Nội Luật Thánh Thất của Hội Thánh mới ban hành, về
tên người được thay mặt cho Đạo đặng đứng bộ các Thánh Thất thì sau nầy sẽ có
Châu Tri cho hay.
10/- PHÓ
TRỊ SỰ và THÔNG SỰ.
Chiếu theo Đạo Nghị Định thứ ba, điều
thứ hai của Đức Lý Giáo Tông, Hội Thánh xin chư vị Đầu Tỉnh Đạo buộc mỗi làng
phải có một vị Chánh Trị Sự mà thôi, còn mỗi Ấp thì 1 vị Phó Trị Sự và 1 vị Thông
Sự.
Tờ Châu Tri nầy tức nhiên hủy tờ Châu
Tri số 21 của Đức Q. Giáo Tông nói về mỗi làng duy được có 1 Thông Sự,
11/- VỀ
CHỨC SẮC BỊ NGƯNG QUYỀN hay là KHÔNG HÀNH CHÁNH và TÍN ĐỒ KHÔNG TÙNG LUẬT ĐẠO.
Hội Thánh xin chư vị Đầu Tỉnh Đạo
truyền bá cho chư Chức sắc, Chức việc và Đạo hữu rõ các điều nhứt định sau nầy:
1. Chức sắc hay Chức việc nào đã
thọ mạng lịnh mà không hành chánh thì kể vào hạng hàm phong, mà ở hạng hàm
phong thì không được quyền dự vào việc chánh trị của Đạo.
2. Chức sắc bị ngưng quyền hay là
bị án Tòa Tam Giáo thì không còn quyền dự cử và công cử.
3. Chức sắc mà không tùng luật đạo,
nghĩa là không tuân y Pháp Chánh Truyền, Tân Luật và Đạo Nghị Định thì không
đặng dự vào việc chánh trị của Đạo và phải bị đệ ra Tòa Tam Giáo.
4. Tín đồ không tùng Hội Thánh,
không có tên trong bộ Tòa Thánh, không có phái cấp thì kể như người ngoại đạo. Không
có quyền gì hưởng được các ân huệ của Đạo như lễ Hôn phối, Cầu siêu. Dưỡng Lão,
cấp Cô Độc viên, Ấu Trĩ viên, v.v…
Tòa
Thánh, ngày 1–12–1933.
Thái
Chánh Phối Sư. Thượng Chánh Phối Sư. Ngọc Chánh Phối Sư
Phạm Tấn Đãi.
Thái Văn Thâu. Trần Duy Nghĩa.
Nguyên văn (Pháp ngữ)
các bức thư.
Thư của Đầu Sư Thượng
Tương Thanh.
Recommandée
avec A. R. Récépissé No 47.
No 54 Tây
Ninh, le ler Avril 1933.
A Monsieur Le
Gouvemeur de la Cochinchine, Saigon. Monsieur le Gouvemeur, J’ ai l’ honneur de
venir très respectueusement vous faire connaitre qu’ à partir du ler Avril
1933, je ne représente plus le Caodaisme en Cochinchine.
Élevé à la dignité de
Đầu Sư, je ne m’ occupe plus de par mes nouvelles attributions que des
questions spirituelles.
Le successeur de mon
ancien poste sera choisi ultérieu- rement par le Sacerdoce et porté à votre
connaissance par les soins du Supérieur du Caodaisme, Monsieur Lê Văn Trung.
Espérant que vous
voudriez bien réserver à mon futur remplacant la même bienveillance que vous
avez toujours eue pour moi, je vous prie d’ agréer, Monsieur le Gouvemeur, l’
hommage de mes sentiments respectueux et dévoués.
Signé:
Nguyễn Ngọc Tương.
Monsieur Nguyễn Ngọc
Tương, Phủ en retraite à Tây Ninh.
Thư của Đức Quyền
Giáo Tông.
Tây Ninh.
Le 18 Avril 1933.
No 69
Recommandée Récépissé
No 276.
A Monsieur Le
Gouvemeur de la Cochinchine, Saigon.
Monsieur le Gouvemeur, Comme suite de la
lettre No 45 du 1er Avril 1933 de M. Nguyễn Ngọc Tương, j’ ai l’ honneur de
vous faire connaitre que le Sacerdoce a choisi M. Léopold Latapie comme
successeur de M. Nguyễn Ngọc Tương aux fonctions de représentant du Caodaisme
auprès de l’ Administration en Cochinchine.
M. Léopold Latapie,
Giáo sư (Êvêque) de la section francaise du Caodaisme, assure ses nouvelles
attributions à compter de ce jour.
Veuillez agréer.
Monsieur le Gouvemeur, l’ assurance de mes sentiments respectueux et dévoués.
Signé: Lê
Văn Trung.
Monsieur Lê Văn
Trung,
Chevalier de la Légion d’ honneur
Ancien membre du Conseil de Gouvernement de l’ Indochìne.
Pape intérimaire du Đại Đạo Tam Kỳ Phổ Độ (3è Amnistie de Dìeu en Orient).
Tây Ninh.
Thư của Nguyên soái
Nam Kỳ gởi Đức Quyền
Giáo Tông.
Gouvernement Général |
RÉPUBLIQUE FRANÇAISE |
LE GOUVERNEUR DE LA COCHINCHINE
Officier de la Légion d’ honneur
À Monsieur Lê Văn Trung, à CHOLON.
Monsieur,
Par lettre en date du
6 Mai 1927, vous m’ avez demandé de vous autoriser à ouvrir, aux endroits
indiqués sur une liste annexée, des maisons de culte et de propagande du
Bouddhisme indochinois rénové.
Comme suite à ma
lettre No 3633 en date du 11 Mai 1927 et réponse à votre lettre précitée, j’ ai
l’ honneur de vous faire connaitre qu’ il ne m’ est pas possible d’ autoriser
l’ ouverture de tous les oratoires dont vous envisagez la création.
Vous trouverez
ci-joint la liste des oratoires pour lesquels j’ estime qu’ il n’y a aucun
inconvénient d’autoriser l’ouverture. Ceux qui n’y figurent pas devront, à
compte du 1er Aout, être fermés.
D’autre part, j’attire
votre attention sur les conditions de célébration des cérémonies Caodaistes.
1. Pour toute réunion
de plus de vingt personnes, le propriétaire đe l’ immeuble servant d’ oratoire
devra prévenir au moins trois jours à l’ avance le Chef de Province ou le Maire
de la Ville de Saigon du jour et de l’ heure de la cérémonie.
2. Les cérémonies,
quelque soit le nombre des participants devront, dans tons les cas, être
publiques.
3. Enfin, toutes
discussions ou allusions politiques, toutes pratiques de spiritsme, de
sorcellerie ou de magnétisme seront formellement interdites.
J’ajoute qu’ il
demeure entendu que l’ouverture de tout nouvel oratoire est subordonné à mon
autoriation préalable.
Je vous prie de m’accuser
réeeption le plus tôt possible de la présente lettre. Veuillez agréer,
Monsieur, l’assurance de ma consideration distinguée.
Signé: Blanchard de
la Brosse.
HẾT.