Ngài Q Đầu Sư Ngọc Trang Thanh hợp tác với Ngài Thượng Tương Thanh lập chi phái Ban Chỉnh Đạo. Khi Ngài Trang qui vị, Ngài Tương muốn đưa về an táng tại Tòa Thánh Tòa Thánh Tây Ninh. Nhân dịp đó đưa 2.000 người về để đánh chiếm Tòa Thánh Tây Ninh, hợp thức hóa phẩm Giáo Tông. BBT.
Đem 2.000 người đánh chiếm Tòa Thánh Tây Ninh lần thư ba.
Ngày 17-7-1936 (29-5-Bính Tý) Thượng Chưởng Pháp Lê Bá Trang qui vị.
Ngài Lê Bá Trang, sanh năm 1879 tại Sa Đéc, bị bịnh kiết lỵ và qui vị tại Thánh Thất An Hội, Bến Tre ngày 17-7-1936 (29–5– Bính Tý), hưởng dương 58 tuổi.
Ban Chỉnh Đạo báo tang và gởi điện tín cho:
Đức Hộ Pháp: Chúng tôi đau đớn báo tin anh lớn của chúng ta Lê Bá Trang quy thiên ngày 17-7, an táng ngày 21-7.
Bà Nữ Chánh Phối Sư Hương Thanh: Chúng tôi đau đớn báo tin Chưởng Pháp Lê Bá Trang đã quy thiên hôm nay tại Bến Tre. Mong muốn được an táng phía sau Đền Thánh Tây Ninh. Chúng tôi chờ phúc đáp ngày mai.
Chiều ngày 19-7-1936 (02-6 Bính Tý), Ban Chỉnh Đạo nhận được hai điện tín chia buồn của Đức Hộ Pháp và Bà Nữ Chánh Phối Sư kèm theo chấp thuận được an táng ở phía sau Đền Thánh Tây Ninh.
Hội Thánh Bến Tre cử hai vị Cao Quỳnh Diêu, Phạm Văn Ngọ lên Tòa Thánh Tây Ninh trước để phụ lo mọi việc …. Liên đài quàng tại Thánh Thất An Hội 3 ngày để tế lễ.
Đưa ngài Lê Bá Trang về Tòa Thánh Tây Ninh.
Sáng sớm ngày 21–7–1936 (04-6-Bính Tý), Hội Thánh Bến Tre đưa liên đài về Tòa Thánh Tây Ninh. Phái đoàn đưa tang được Thống Đốc Nam Kỳ là Pagès đỡ đầu và Tham Biện tỉnh Tây Ninh ủng hộ nên có khoảng 2.000 vị.
Khi đến Bến Kéo, (cách Tòa Thánh 8 km), dừng lại để tập hợp và ngài Nguyễn Ngọc Tương mặc Thiên phục Giáo Tông; phái đoàn đến Cửa Hòa Viện Tòa Thánh Tây Ninh khoảng 3 giờ chiều.
Các vị Bảo Thể ra lịnh dừng lại, chờ lịnh của Hội Thánh.
Tỉnh Trưởng Tây Ninh, Vilmont cho một toán lính da đen vào để giữ gìn an ninh trật tự, (nhưng thật sự là để ủng hộ ngài Tương). Toán lính nầy không phân biệt được ai là người của Tòa Thánh Tây Ninh và ai là người của Bến Tre (do đạo phục giống nhau), nên ra lịnh giải tán tất cả và đứng canh. Do vậy lực lượng của Bến Tre bị chia cắt, Ngài Tương bị cô lập nên đến can thiệp, nhưng không hiệu quả.
Cùng lúc Đức Hộ Pháp cho người ra nói rõ đây là Lễ an táng ngài Trang, nên phải theo nghi lễ đạo; yêu cầu phải mặc tang phục hay đạo phục, ngài Tương không được mặc Thiên phục Giáo Tông vào Tòa Thánh. Ngài Tương không chịu thay Thiên phục Giáo Tông ra, nên kéo dài đến gần 5 giờ chiều.
Phu nhân ngài Trang thấy yêu cầu của Hội Thánh là chánh lý, và chờ lâu quá nên trình bày với ngài Tương đây là lễ tang của chồng bà, chớ không phải lễ của Đạo, vậy ngài Tương nên thay Thiên phục Giáo Tông ra để đưa liên đài vào Tòa Thánh kẻo tối. Nhưng ngài Tương vẫn chưa chấp nhận.
Bỗng trời chuyển mưa, rồi một cơn mưa rất lớn ập tới, những người theo đưa tang bị ướt hết quần áo và lạnh. Ngài Tương cũng bị ướt và lạnh nên phải thay Thiên phục Giáo Tông, mặc vào quần áo khô.
Khi tạnh mưa, Hội Thánh thấy ngài Tương không còn mặc Thiên phục Giáo Tông nên mời phái đoàn đưa liên đài vào Tòa Thánh (tại Nhà Giảng), sau 21 giờ thì mọi việc xong xuôi.
Ngày 23-7-1936 (06-6 Bính Tý), lúc 8 giờ sáng, Hội Thánh đưa liên đài ngài Lê Bá Trang an táng phía sau Đền Thánh.
Buổi chiều, ngài Nguyễn Ngọc Tương và một số vị trong phái đoàn đến Hộ Pháp Đường chào từ biệt Đức Hộ Pháp, trở về Bến Tre.
Ngài Tương muốn nhân cơ hội Lễ tang ngài Trang để hợp thức hóa phẩm Giáo Tông, và đánh chiếm Tòa Thánh Tây Ninh lần 3 nhưng bị thất bại. Sau lễ tang của ngài Trang thì ngài Tương không còn cơ hội nào nữa.
Đánh chiếm lần 1:
https://khoinhonsanh2014.blogspot.com/2024/11/5489-tra-loi-ban-oc-ve-viec-q-au-su.html#more
https://khoinhonsanh2014.blogspot.com/2024/11/5490-q-au-su-thuong-tuong-thanh-co-lien.html
Đánh chiếm lần 2:
https://khoinhonsanh2014.blogspot.com/2024/11/5497-giao-tong-chi-phai-ban-chinh-ao.html#more