Trang

Thứ Năm, 28 tháng 11, 2024

5.500. Liệt kê niên biểu Đức Hộ Pháp và Nội Ứng Nghĩa Binh (1941-1946)

Tại sao phải liệt kê? 

Hậu tấn có nghĩa vụ nhớ ơn các chiến sĩ Nội Ứng Nghĩa Binh.

Do Pháp đàn áp Đạo Cao Đài, bắt Đức Hộ Pháp và các vị Chức sắc đày đi Madagascar và tịch thu Tòa Thánh Tây Ninh, nhiều cơ sở khác nên mới có Nội Ứng Nghĩa Binh.

Nội Ứng Nghĩa Binh góp phần đảo chánh thực dân Pháp, tranh đấu cho độc lập, chủ quyền của dân tộc Việt Nam trên quê hương Việt Nam đặc biệt là bảo vệ Đạo Cao Đài.

Đức Giáo Hoàng Phanxico đứng trên quan điểm nào, căn cứ vào đâu mà gọi Nội Ứng Nghĩa binh là phiến quân Cao Đài?

Ngày 25-11-2024, Đức Giáo Hoàng Phanxico căn cứ vào chứng cứ nào để cáo buộc Nội Ứng Nghĩa Binh giết Linh mục người Việt Nam Phanxicô Xaviê Trương Bửu Diệp tại Tắc Sậy ngày 12-03-1946.

https://www.voatiengviet.com/a/vatican-co-buoc-tien-ve-phong-chan-phuoc-cho-linh-muc-truong-buu-diep/7879790.html

Đức Giáo Hoàng ra Sắc lệnh viết: “cuộc tử đạo của Linh mục người Việt Nam Phanxicô Xaviê Trương Bửu Diệp dưới bàn tay của phiến quân Cao Đài sau khi ông bị bắt làm tù binh cùng với những dân nghèo mà ông ra sức bảo vệ”,



A/- Về Đức Hộ Pháp.

Ngày 11-7-1941. Pháp bắt ba vị Chức sắc Thiên phong và bắt thêm tại Cao Miên một vị và Sài gòn một vị.

Ngày 7 -8 quân đội Pháp chiếm đóng Toà Thánh.

Ngày 04- 6 nhuận- Tân Tỵ “27-7-1941” Pháp đày Đức Phạm Hộ Pháp và 5 vị Chức sắc: Ngài Khai Pháp Trần Duy Nghĩa. Ngài Phối Sư Thái Phấn Thanh, Phối sư Ngọc Trọng Thanh, Giáo sư Thái Gấm Thanh và Sĩ Tải Đỗ Quang Hiển sang Madagascar (Phi Châu) dưới chiếc tàu Covupiège.

Thoả ước ngày 9-6-1946 ra đời…

Đức Hộ Pháp: Về sài gòn 26-7- Bính Tuất (22-8-46).

Về Toà Thánh: 04-8-Bính Tuất (30-8-46).

B/- Về Nội Ứng Nghĩa Binh.

Năm 1942 Nội Ứng Nghĩa Binh ra đời.

Ngày 09-3-1945 Nhựt đảo chính Pháp… lực lượng Cao Đài đóng vai chính yếu trong cuộc đảo chánh đó.

Ngày 18-3-1945. lực lượng Cao Đài diễn binh ở Vườn Ông Thượng.

Nhật bị Mỹ ném bom nguyên Tử ở hai thành phố Hiroshima ngày 06-8-1945 và Nagasaki ngày 08-8-1945.

Ngày 18-8- 1945: Nhật đầu hàng đồng minh và giao chánh phủ lại cho Việt Nam.

Ngày 19-8- 1945: Việt Minh nổi lên cướp Chánh quyền ở miền Bắc. “Bắc Kỳ”.

Nội Ứng Nghĩa Binh hợp tác với Việt Minh để kháng chiến chống Pháp. Thiểu Úy Nguyễn Thành Phương phụ trách lực lượng Nội Ứng Nghĩa Binh miền Tây.

Ngày 09-10- 1945 ông Trần Quang Vinh đi về miền Tây đến Bình Điền thì bị trạm kiểm soát của Việt Minh chặn xe hơi lại kiểm tra và bắt giữ. Ông Vinh bị chuyển đi nhiều nơi đến ngày 26-01-1946 thì phá được nhà giam và tìm cách về Sài gòn ngày 11-02- 1946.

(Theo Hồi Ký Trần Quang Vinh: Quốc Gia Tự Vệ Cuộc của ông Nguyễn Văn Trấn bắt ông Trần Quang Vinh tại cầu Bình Điền “cách SG khoản 15km” và đưa về trại giam chợ Đệm, sau đó chuyển về Bình Hòa Gia Định.

Ở kho lúa Bình Hòa một tuần lễ, họ lại di chuyển nữa, chuyến này họ chở tới kho lúa của Hội Đồng Sầm, tại rạch Hàm Vồ, cách chợ Cậu Mười Bảy khoảng bốn cây số ngàn, ở đây hơi lâu cỡ 40 ngày. 

Từ giã Hàm Vồ, tàu kéo ghe tù nhân đi ngang qua chợ Cậu Mười Bảy, lúc rạng đông, chạy dài theo kinh gãy, ra sông Cửu Long, cho đến khuya mới đến Châu Thành, Sadéc. 

Di Chuyển Tù Nhân Đến Bạc Liêu Và Gia Ray.  

Tàu dòng ghe tách bến, qua kinh Lấp Vò, đến Vàm Cống, băng qua Rạch Cái Xắng, đi suốt con kinh tới Rạch Giá, đi trên một con sông nhỏ, tàu dòng ghe chạy chậm, nên các xuồng buôn bánh và trái cây cập theo ghe mà bán. 

Trưa lại ghe tách bến trở xuống Bạc Liêu, vào kinh đi Gia Ray.  Chiều lại tới Gia Ray,

Ở lẩm lúa này chừng 10 ngày, rồi di chuyển nữa.

Ghe tàu rời bến buổi chiều, trở ra Gia Ray, trực chỉ về hướng Cà Mau, đi theo con kinh Bạc Liêu - Cà Mau.

Đám Tù Nhân Di Chuyển Lần Cuối Cùng

Ba ngày sau, di chuyển về hướng Cà Mau.  Chiều, ghe tàu đậu nghỉ ngơi tại bến chợ Cà Mau. 

Sáng hôm sau, tiếp tục đi nữa, chuyến này họ định chở tù nhân để định cư một nơi thật xa Cà Mau, chỗ đó kêu là “Thứ Mười Một”.

Sau bữa cơm trưa, tiếp tục ra đi cho tới chiều thì tới chỗ gọi là Miệt Thứ, nơi đây là Thứ Mười Một.  Ghe tàu ghé bến tạm nghỉ đợi sáng hôm sau, thì di chuyển vào Kim Qui mà người ta hằng kêu là Kim Qui Đá Bạc.

Bị giam tại Kim Qui từ đầu tháng chạp năm Ất Dậu (1945)

 Ngày 26-01-1946 (âl. 24-12 Ất Dậu) phá khám

Về tới Saigon ngày 11-2-1946 (âl.10-1 Bính Tuất).

Sáng ngày mùng 8 tháng Tư năm Bính Tuất (dl.8-5-1946), nhân viên Ty Công An Pháp bắt được Thông Sự Võ Tòng Lục trước, đem về Sở Công An ở đường Catinat tra tấn dã man.  Sức người chịu đựng có hạn, nên Võ Tòng Lục buộc lòng phải khai chỗ trú ngụ của ông Đại-Biểu tại xóm Minh Phụng (Phú Lâm) và dẫn Công An đi khám xét bắt ông Đại-Biểu và vợ của ông.

Ngày 8-4-Bính Tuất (8-5-1946) các cơ sở Đạo Cao Đài ở Sài gòn bị chánh phủ Pháp phong toả và bắt giam người lãnh đạo.

Ngày 8-4-Bính Tuất (8-5-1946) các cơ sở Đạo Cao Đài ở Sài gòn bị chánh phủ Pháp phong toả và bắt giam người lãnh đạo.  Giáo sư Thượng Vinh Thanh cũng bị bắt và sau đó Pháp yêu cầu hợp tác.

Đến ngày 30-5-1946, tất cả bổn bộ (Ngài Vinh) đều được trả tự do.

Ông đưa ra bốn nguyện vọng.

1. Xin nhà cầm quyền Pháp trả Tòa Thánh Tây Ninh lại cho Đạo và mở cửa các Thánh Thất bị chánh quyền Pháp đóng cửa.

2. Trả tự do cho những tín đồ bị bắt về lý do chánh trị.

3. Chánh quyền Pháp phải công nhận hẳn sự tự do tín ngưỡng.

4. Chánh quyền Pháp phải trả tự do cho Đức Hộ-Pháp Phạm Công Tắc và năm vị Chức-Sắc đang bị lưu đày bên hải đảo Madagascar.

Đổi lại NƯNB Cao Đài phải ngưng chiến và hiệp tác với quân đội Pháp.
Nhờ đó mà tất cả tín hữu được thả ra. Hết trích)

Đức Hộ Pháp về Sài Gòn 22-8-46 (26-7- Bính Tuất).

Về Toà Thánh: 30-8-46 (04-8-Bính Tuất).


C/- Đức Giáo Hoàng Phanxico phỉ báng và cáo buộc hình sự với Nội Ứng Nghĩa Binh.


Ngày 12-0302024, Linh mục người Việt Nam Phanxicô Xaviê Trương Bửu Diệp bị giết tại Tắc Sậy. Ngày 25-11-2024 Đức Giáo Hoàng ra Sắc lệnh viết: “cuộc tử đạo của Linh mục người Việt Nam Phanxicô Xaviê Trương Bửu Diệp dưới bàn tay của phiến quân Cao Đài sau khi ông bị bắt làm tù binh cùng với những dân nghèo mà ông ra sức bảo vệ”,

 

Để làm rõ việc Đức Giáo Hoàng Phanxicô cáo buộc Nội Ứng Nghĩa Binh phạm tội hình sự: giết Linh mục người Việt Nam Phanxicô Xaviê Trương Bửu Diệp tại Tắc Sậy, ngày 12-03-1926.

Đức Giáo Hoàng Phanxicô ký sắc lệnh công nhận “cuộc tử đạo của Linh mục người Việt Nam Phanxicô Xaviê Trương Bửu Diệp dưới bàn tay của phiến quân Cao Đài sau khi ông bị bắt làm tù binh cùng với những dân nghèo mà ông ra sức bảo vệ”, trang Catholic Communications News loan tin hôm 27/11. “Việc công nhận sự tử đạo của ngài mở đường cho việc phong chân phước cho ngài”.

1/- Phỉ báng.

Sắc lệnh được công bố vào ngày 25/11/2024 viết: “cuộc tử đạo của Linh mục người Việt Nam Phanxicô Xaviê Trương Bửu Diệp dưới bàn tay của phiến quân Cao Đài sau khi ông bị bắt làm tù binh cùng với những dân nghèo mà ông ra sức bảo vệ”,

Đức Giáo Hoàng gọi Nội Ứng Nghĩa Binh là phiến quân Cao Đài là phỉ báng. 

Phiến quân là gì?

Là quân phiến loạn, quân làm loạn, quân bất nghĩa, vô pháp luật, xúi bẩy làm điều xấu. Phiến quân là chỉ thành phần xấu.

Đức Giáo Hoàng Phanxico có quyền gì, đứng trên quan điểm nào để gọi Nội Ứng Nghĩa Binh là phiến quân Cao Đài?

2/- Cáo buộc hình sự:

Nội Ứng Nghĩa Binh phạm tội hình sự với Linh mục Phanxicô Xaviê Trương Bửu Diệp.

Do vậy Đức Giáo Hoàng phải chứng minh:

Nội Ứng Nghĩa Binh bắt ngài Trương Bửu Diệp.

Nội Ứng Nghĩa Binh giết ngài Trương Bửu Diệp.

Dĩ nhiên Đức Giáo Hoàng có nghĩa vụ phải chứng minh theo trình tự của cáo buộc hình sự.


D/- Nhiệm vụ của người Đạo Cao Đài.

1/- Thỉnh giáo để Đức Giáo Hoàng trình bày quan điểm tại sao gọi Nội Ứng Nghĩa Binh là phiến quân Cao Đài?

2/- Đức Giáo Hoàng cung cấp chứng cứ Nội Ứng Nghĩa Binh Cao Đài bắt và giết Linh Mục Trương Bửu Diệp, theo thủ tục cáo buộc hình sự.

3/- Phương pháp tiến hành:

3.1/- Các đơn vị hành chánh tôn giáo cấp Hương, Tộc, Châu viết thỉnh giáo gởi đến nhà thờ của Vatican nơi địa phương mình nhờ chuyển theo hệ thống của Vatiacan.

Có 2 cách gởi:

Cách 1: Gởi qua bưu điện có báo phát.

Cách 2: Đến tận nơi có nhà thờ để gởi.

3.2/- Cá nhân theo Đạo Cao Đài.

Những nơi không có các cấp hành chánh tôn giáo thì gởi theo tư cách cá nhân.

4/- Cần thủ lễ với Đức Giáo Hoàng là lãnh đạo một tôn giáo; nên lời lẽ ôn hòa nhã nhặn, theo phong cách khiêm cung đúng mực.

Nay kính.
BBT Blog.