Trang

Thứ Năm, 28 tháng 11, 2024

5499. Vatican có bước tiến về phong chân phước cho linh mục Trương Bửu Diệp

 Giáo Hoàng đã ký sắc lệnh công nhận “cuộc tử đạo của Linh mục người Việt Nam Phanxicô Xaviê Trương Bửu Diệp dưới bàn tay của phiến quân Cao Đài sau khi ông bị bắt làm tù binh cùng với những dân nghèo mà ông ra sức bảo vệ.
BBT muốn góp phần làm sáng tỏ sắc lịnh của Giáo Hoàng về 2 nội dung: Phỉ báng: khi Đức Giáo Hoàng Phanxico gọi Nội Ứng Nghĩa Binh là phiến quân Cao Đài; thứ hai cáo buộc hình sự: phiến quân Cao Đài sát hại ngài Trương Bửu Diệp (12-03-1946).   

Vatican có bước tiến về phong chân phước
cho linh mục Trương Bửu Diệp


Bức tượng Cha Phanxicô Trương Bửu Diệp
ở nhà thờ Tắc Sậy, Bạc Liêu.

Giáo Hoàng Phanxicô vừa chuẩn thuận việc ban hành sắc lệnh công nhận cuộc tử đạo của cố linh mục Trương Bửu Diệp, đánh dấu một cột mốc quan trọng đối với Giáo hội Công giáo tại Việt Nam.

https://www.voatiengviet.com/a/vatican-co-buoc-tien-ve-phong-chan-phuoc-cho-linh-muc-truong-buu-diep/7879790.html

Đây được xem là một bước tiến trong tiến trình phong thánh cho Cha Diệp, ghi dấu việc Giáo hội chính thức công nhận ông đã hy sinh mạng sống vì đức tin.

Vatican loan tin việc ban hành lệnh tuyên phong chân phước (á thánh) nói trên khi Giáo Hoàng tiếp kiến Đức Hồng Y Marcello Semeraro, Bộ trưởng Bộ Tuyên Thánh, hôm 25/11, theo thông cáo báo chí của Tòa Thánh Vatican.

“Cuộc tử đạo của Tôi tớ Chúa Phanxicô Xaviê Trương Bửu Diệp, linh mục triều, sinh ngày 1/1/1897 tại Tân Đức, Việt Nam, đã bị giết vì lòng căm thù đức tin”, thông cáo viết.

VOA đã liên lạc với Bộ Ngoại giao Việt Nam, đề nghị họ đưa ra bình luận về thông cáo của văn phòng báo chí Vatican, nhưng chưa được trả lời.

Cha Diệp, một linh mục giáo phận, chịu tử đạo năm 1946 trong thời kỳ hỗn loạn ở miền nam Việt Nam giữa các bên gồm Việt Minh, thực dân Pháp, Nhật và các phe phái địa phương.

Ngoài ra, Giáo Hoàng cũng cho phép Bộ Tuyên Thánh ban hành sắc lệnh liên quan đến tiến trình phong chân phước và phong thánh cho 5 nhân chứng đức tin khác, các trang Vatican News, Catholic Connect cho hay.

Việc công bố sắc lệnh này đưa vị linh mục quá cố của Việt Nam tiến gần hơn đến việc được phong chân phước, giai đoạn cuối cùng trước khi được tuyên thánh.

Ông Trương Bửu Diệp, sinh ra tại huyện Chợ Mới, tỉnh An Giang, được thụ phong linh mục năm 1924 và phục vụ tại nhiều giáo xứ. Trong thời kỳ chiến tranh, ông đã chọn ở lại với đoàn chiên của mình ở Tắc Sậy, tỉnh Bạc Liêu, dù biết rõ nguy hiểm đang cận kề.

Đến Tắc Sậy thăm Nhà thờ Cha Diệp

No media source currently available

0:003:400:00
 Tải xuống 

Cho đến nay vẫn còn nhiều nguồn thông tin khác nhau về việc ai đã sát hại ông.

“Mặc dù được khuyên nên ẩn náu ở một nơi an toàn, nhưng vì muốn bảo vệ quyền của người dân, không muốn từ bỏ cộng đoàn, nên vào ngày 12/3/1946, cha Diệp bị một nhóm dân quân cùng với những người khác bắt làm tù binh. Cha bị nhốt trong kho gạo, đưa đi thẩm vấn, vài ngày sau người ta phát hiện thi thể của cha, đã bị giết và biến dạng dưới mương”, theo trang tin của Hội đồng Giám mục Việt Nam hôm 26/11.

Trong khi đó,trang tin của Tỉnh Dòng Chúa Cứu Thế Việt Nam hôm 27/11, nhắc đến bản tin hôm 25/11 của trang AsiaNews, trong đó nêu lý do cha Diệp bị giết: “Cha Diệp cuối cùng đã bị bắt bởi những người Nhật đào ngũ liên minh với Việt Minh của Hồ Chí Minh. Ngài đã hy sinh, hiến dâng mạng sống của mình để đổi lấy những giáo dân bị giam cầm”.

Giáo Hoàng đã ký sắc lệnh công nhận “cuộc tử đạo của Linh mục người Việt Nam Phanxicô Xaviê Trương Bửu Diệp dưới bàn tay của phiến quân Cao Đài sau khi ông bị bắt làm tù binh cùng với những dân nghèo mà ông ra sức bảo vệ”, trang Catholic Communications News loan tin hôm 27/11. “Việc công nhận sự tử đạo của ngài mở đường cho việc phong chân phước cho ngài”.

“Với việc nhìn nhận sự tử đạo, bị giết vì thù ghét đức tin vào ngày 12/3/1946 tại Tắc Sậy, cha Phanxicô Xaviê Trương Bửu Diệp sẽ được tôn phong chân phước trong thời gian sẽ được ấn định”, Hội đồng Giám mục Việt Nam cho hay.

“Sắc lệnh được công bố vào ngày 25/11/2024 là nguồn vui sâu sắc cho hơn 15.000 thành viên của Hội Trương Bửu Diệp (TBDF) mà còn là dịp hy vọng và đón tin mừng cho toàn thể cộng đồng người Việt trên toàn thế giới”, ông John Nguyễn, Giám đốc Điều hành của Hội TBDF, tổ chức phi chính phủ có trụ sở ở bang Califirnia, Mỹ, viết cho VOA hôm 27/11. “Điều này mang lại niềm hy vọng mới rằng Cha Trương Bửu Diệp sẽ sớm được phong chân phước trong thời gian rất gần”, hội này cho biết thêm.

Ngoài ra, TBDF cũng bày tỏ niềm tự hào về sự đóng góp của Hội vào quá trình phong thánh của Cha Diệp. Kể từ năm 2012, tổ chức này đã đi đầu trong nỗ lực thu thập gần 25.000 thỉnh nguyện thư được gửi trực tiếp tới TBDF, cùng với hơn 18.000 thỉnh nguyện thư được thu thập trực tuyến, vị đại diện của TBDF cho hay.

“Những lời thỉnh cầu này thể hiện sự đồng lòng và quyết tâm tập thể của các tín hữu trong việc vận động phong thánh cho Cha Diệp. Nhờ những nỗ lực phối hợp này, Giáo phận Cần Thơ đã hoàn thành xuất sắc hồ sơ điều tra đệ trình lên Vatican”, ông John Nguyễn đưa ra nhận xét.

Nơi an nghỉ của Cha Phanxicô Trương Bửu Diệp ở Tắc Sậy, Bạc Liêu.
Nơi an nghỉ của Cha Phanxicô Trương Bửu Diệp ở Tắc Sậy, Bạc Liêu.

Giới quan sát nhận định rằng việc Vatican sắp phong chân phước cho linh mục Diệp có ý nghĩa quan trọng không chỉ đối với Giáo hội Công giáo Việt Nam và mà còn đối với các giáo hội khác trên thế giới.

“Việc Đức Giáo hoàng chấp thuận phong á thánh có ý nghĩa tôn giáo đối với khoảng hơn 2,5 triệu tín đồ Kitô giáo [ở Việt Nam], cảm thấy đó là một sự tri ân, biết ơn, và là tấm gương để những người Kitô hữu dấn thân hơn”, mục sư Nguyễn Hồng Quang ở thành phố Hồ Chí Minh, nêu nhận định với VOA.

“Việc phong á thánh này cũng có ý nghĩa lớn trên tầm quốc tế về người Công giáo Việt Nam”, ông Quang nhấn mạnh.

“Đây là việc công nhận đức anh hùng, tức công nhận sự tử đạo của ngài, có nghĩa là cái chết ấy là hành vi tử đạo. Sự công nhận này là một bước tiến lớn”, nhà báo JB Nguyễn Hữu Vinh ở Mỹ, nêu nhận định.

“Đối với người Việt Nam, từ mấy chục năm nay, họ đã đến viếng cha Trương Bửu Diệp giống như là một bậc thánh vậy!”, luật sư Nguyễn Văn Miếng, một người công giáo đang sinh sống tại Mỹ, nêu ý kiến với VOA.

“Họ tới cầu nguyện và họ đã được những ơn ích mà họ đã cầu nguyện. Họ xem cha Trương Bửu Diệp như một bậc đạo đức mà không sợ hy sinh khi bảo vệ con chiên của mình. Và khi người ta đến cầu nguyện thì cha Trương Bửu Diệp chuyển lời cầu nguyện đó cho Thiên Chúa và người ta đã được ý nguyện”.