Các bài NGỤ ĐỜI trong Đạo Sử Q2 rất đặc biệt, BBT gộp chung các bài để kính dâng lên quý đông đạo (Nếu có sơ sót xin vui lòng báo tin để BBT chỉnh đốn.) Nay kính.
(Lưu ý: các chữ MỘT, HAI, BA... là thứ tự đàn cơ dạy)
Trước đó Đức Lý dạy: Chư Hiền Hữu văn từ dở lắm, trưa bữa nào cũng cầu Lão dạy.
……..
MỘT
Mardi 11 Janvier 1927 (08-12-Bính Dần).
THÁI BẠCH
Chúng đẳng ngồi kiết tường nghe dạy:
Lão viết chậm, Thượng Phẩm Hiền Hữu dặn Sĩ Tải phải
viết cho cẩn thận. Lịch rán đọc cho tử tế, bằng chẳng Lão đuổi ra ngoài ...
nghe à.
Ðiệu văn Ðộng Ðình của Lão dạy chư Tiên, chư Phật, sau
có truyền cho Bạch Vân Ðạo Sĩ gọi là Trạng Trình, song người học đặng có một
điệu truyền thế gọi là điệu Bạch Vân. Lão lấy đề "Ngụ Ðời" nghe.
Ngụ Ðời:
Ðời
hằng đổi, nước non không đổi,
Giữ nhơn luân nhờ mối Ðạo truyền.
Nhẫng lo trọng tước cao quyền,
Ðem thân trần cấu gieo miền trầm luân.
Biệt cành lá rụng đầy rừng,
Con thuyền Bát Nhã lỡ chừng độ duyên.
Sắc,
Tài,
Tửu,
Khí,
Lưng vơi lấy chí anh hùng,
Mượn gươm Thần huệ dứt lần trái oan.
Vụ chữ nhàn....
Giải nghĩa:
Thầy là cội, chúng sanh là lá.... Phải lấy chữ anh hùng hoặc nhiều hay ít mà
dứt oan trái đặng tu tâm dưỡng tánh, hầu vụ chữ nhàn.
HAI
Mercredi 12 Janvier 1927
(09-12-Bính Dần).
THÁI BẠCH
Hỉ chư Ðạo Hữu, chư Ðạo Muội, chư Nhu,
Thượng Trung Nhựt! Hiền Hữu phải dặn Lễ Sanh ra Ðại
Ðiện phải đủ lễ, bằng chẳng có ngày Lão cho chư Thần vật chết nghe à.
Thượng Phẩm! Hiền Hữu nhớ đã đặng một điệu văn Ðộng
Ðình rồi, chừng nào đến điệu Bạch Vân, Lão sẽ nói....
# 2:
Mến
giang san
Phế bủa quan
Ngừa trị loạn
Xem qua như chốn hí tràng,
Lẻ loi mặt nịnh lỡ làng phận trung.
Chẳng ai nắm kiếm Thư Hùng,
Thành nghiêng khôn đỡ vạt rùng khôn nâng.
Sĩ dân,
Soái Tướng,
Quân Thần,
Chinh chuyên thay! phận phàm nhân,
Ðỡ nương chẳng biết dựa gần người binh.
Nghe thấy bắt động tình.
Chú giải:
Rùng là sung sướng. Thư Hùng Kiếm của Trương Tử Phòng dâng cho Hàn Tín. Cái
phận phàm nhơn chịu lắm nỗi chinh chuyên.
BA
Jeudi 13
Janvier 1927 (10-Tháng Chạp Bính Dần).
THÁI BẠCH
Hỉ chư Ðạo Hữu, chư Ðạo Muội, chư Nhu,
Ngồi kiết tường.
Hộ Pháp Hiền Hữu ngâm hai bài trước, Thượng Phẩm Hiền
Hữu hãy đề hai bài số 1 và số 2 Lão còn kết.
Chú giải:
Chinh chuyên: chinh là nghiêng; chuyên là chở. Chở nghiêng nghĩa là chở nặng
nề.
Thần Huệ Kiếm: Huệ trí vỉ vi kiếm tác Ðạo giả: Lấy huệ
trí làm gươm mà hành Ðạo...
# 3:
Dân
dưới phép tụng đình,
Nước dưới phép đao binh.
Nhà dưới phép luật hình,
Còn chi hai chữ thái bình.
Ngửa nghiêng chín bệ gập ghình ba châu,
Non sông nhuộm một màu sầu.
Nền giao cỏ láng sân chầu sương phong,
Dân chẳng hiệp đồng,
Quan chẳng vị công,
Vua chẳng phải giòng,
Về Ðông hết kế Tử Phòng,
Ðoạt binh thơ chẳng Trương Tòng mưu mô.
Tiếc thay một gánh cơ đồ,
Xa thơ khuất dấu ngọn cờ bặt tăm.
Nòi anh phong đó, cơ nghiệp hỏi ai cầm?
# 4:
Cũng
xương, cũng thịt, cũng khí, cũng huyết Nam,
Cũng văn, cũng pháp, cũng phong, cũng tục Nam,
Cũng xã tắc, cũng triều đình của nhà Nam.
Ngôi Tiên đã lấm gót phàm,
Kẻ chăn dân lại ra làm con buôn.
Dân như cá chậu gà chuồng,
Tiếng oan trăm họ trêu buồn ngậm than.
Bát Quái:
Quốc
gia nghèo nàn, dân khó mở mang,
Lăng điện phá hoại, Văn miếu bỏ hoang,
Trí quân lánh mặt, hồn nước điêu tàn.
Gặp cơn xúi ác giục loàn,
Người ngay tránh dạng, đứa gian khoe mình.
Tỷ như một đám bù nhìn,
Cân đai một vẻ thân hình một nơi.
... Ấy cũng gọi đời .......
Lão dặn Thượng Phẩm phải biên số, là vì điệu văn Ðộng
Ðình chẳng phải mỗi điệu vậy là dứt, Lão còn kết thêm nữa.
Tỷ như:
Bài số một, gọi là điệu Thái Cực.
Bài thứ nhì, gọi là điệu Lưỡng Nghi.
Bài thứ ba, gọi là điệu Tứ Tượng.
Bài Lão nói là điệu Bát Quái.
Vậy Lão làm tiếp rồi sẽ chỉ....
Bài số 4:
.... Hộ Pháp giải nghĩa.... Vậy thì gọi là điệu Thái
Cực là sao? Lão chỉ cho Thượng Phẩm: - Ðọc bài số 1, khi nhập đề như vậy, thì
là không không, chưa hiểu căn cước đề thân, thì gọi là nhập: Hư Vô. Thái Cực
là vì đó một tiếng. Nhập lại Hư Vô.
Bài số 2 ba tiếng là Tam Giáo. Sĩ dân hai tiếng
ấy là Lưỡng Nghi.
Bài số 3, ngũ ngôn ấy là Ngũ Chi. Bốn chữ ... Tứ
Tượng là đó.
Bài số 4, chín chữ là Cửu Lưu đó. Tám chữ ...
ấy là Bát Quái.
Lão sẽ tiếp điệu Biến Hóa Vô Cùng rồi mới kết
cho toàn điệu.
Chư Ðạo Hữu lấy điệu văn ấy làm ra mỗi người một bài
cho Lão sửa. Phải tùy theo từ chữ, từ giọng, vậy mới trúng niêm luật; bài của
Lão chỉ dùng làm kiểu đó thôi...
BỐN
Jeudi 20
Janvier 1927 (17-12-Bính Dần).
THÁI BẠCH
Hỉ chư Ðạo Hữu, chư Ðạo Muội, chư Nhu,
Lão dạy lập Hiệp Thiên Ðài tạm trong khi sửa Luật, chớ
chánh Hiệp Thiên Ðài chẳng phải như vậy.
Bề cao 9 thước mộc.
Bề đàn cho tới nóc là 8 thước mộc.
Bề ngang bằng bề ngang Thánh Thất.
Phải làm thang lầu ngay Ðại Ðiện cho Hộ Pháp đi thẳng
một đường từ Hiệp Thiên Ðài vào Ðại Ðiện hiểu à.
Bề sâu 4 thước Lang sa.
Lão dạy văn. Chư Nhu ngồi kiết tường. Thượng Phẩm Hiền
Hữu có điệu biến hóa số 1. Bốn bài kia rồi, bây giờ lấy lại số 1 Lão tiếp nữa.
Số: 1 Trên là Tứ Thời,
giữa Tam Tài gọi điệu văn Tam Tài.
Nhơn
vật khác vời,
Vị chữ kim thời,
Phong dời tục đổi,
Ðiền viên đất nổi lên vàng,
Oằn vai nông chịu muôn ngàn thuế sưu.
Tròn năm luống phận cần cù,
Không nuôi thê tử không bù thân sanh.
Nhỏ tùng đinh,
Lớn tùng binh,
Già nằm canh.
Mảnh tơi còn phận chưa lành,
Máu đưa quan núc mỡ dành làng ăn.
Thân trâu phải chịu nhọc nhằn,
Ðòn roi lão mục, tiếng dằn thằng chăn.
Phải tùy phương nắng, dõi dắn dai dù.
NĂM
Vendredi 21
Janvier 1927 (18-12-Bính Dần).
THÁI BẠCH
Hỉ chư Ðạo Hữu, chư Ðạo Muội, chư Chúng Sanh,
Ngồi kiết tường. Thượng Trung Nhựt bạch hỏi kiểu Thiên
Phục Thái Giáo Hữu. Mặc như các Giáo Hữu phái Thượng, màu vàng.
Hộ Pháp, Hiền Hữu ngâm hết.
Hay! Nhưng Hiền Hữu nhớ thuộc lòng mỗi bài Lão cho
nghe... Lão tiếp.
No-2 Trên là Bát
tuyết, giữa là Ngũ hành, gọi là điệu văn Ngũ Hành.
Một
thổ võ xưa kia nên tuấn tú,
Bị tay phàm làm xấu nét phong quang.
Ôi! Thương thay cho cẩm tú giang san,
Ðầy sông ngui ngút khói thuyền,
Ðầu non súng giữ, cuối triền gươm đoanh.
Công dân đắp lũy bồi thành,
Tay mình lại cột lấy mình thảm thay.
Nỗi lương tháng bổng ngày,
Nỗi tiền hỏi bạc vay,
Nỗi trả thuế đóng bài.
Thợ hay đầy đủ đức tài,
Giũa đêm chẳng đủ, bào ngày không kham.
Miệng ăn quá sức tay làm,
Thê nhi thiếu kém thân phàm chẳng no.
Cũng trò.
SÁU
Samedi 22 Janvier
1927 (19-12-Bính Dần).
THÁI BẠCH
Hỉ chư Ðạo Hữu, chư Ðạo Muội, chư Chúng Sanh,
Thượng Trung Nhựt, đốt sớ "Hành Hương".
... Cười ... Hộ Pháp Hiền Hữu bảo hộ há? ... Kêu Hành
Hương quì ngay cơ.
Chịu vậy khá tuân vậy, phải trở lại ngày kỳ hẹn... em
nghe... em lui.
Thượng Trung Nhựt xin phép khai đàn cho chư Ðạo Hữu
nhà ở gần Thánh Thất Long Thạnh.
- Ðừng làm như vậy mất phép công bình và mất Luật lệ
Ðạo, để phận sự Kỳ...
Nghe dạy văn:
Số 3: Trên là Lưỡng
Khí, giữa là Cửu Thiên.
Lợi
bỏ,
Không lo,
Cướp to,
Giựt nhỏ.
Trường thương lấp ló ít người,
Nơi tay dị chủng như Trời nắng mưa.
Quốc dân ăn thẩy uống thừa,
Khôn ngăn bán lận khó ngừa buôn gian.
Cửa Sàigòn tính bán áp chế nội hàng,
Gạo bắp chở ngoại bang giành phần xuất cảng.
Dùng mưu phản gián Nam Bang,
Ðoạt thâu cho sạch vàng ngàn bạc muôn.
Nọc ăn máu nước thúi ruồng,
Khô khan lạc khí hao mòn hồn tinh.
Tính toán vốn lời mình, đừng chịu làm thinh e lỗ vốn.
BẢY
Dimanche 23
Janvier 1927 (20-12-Bính Dần).
THÁI BẠCH
Hỉ chư Ðạo Hữu, chư Ðạo Muội, chư Chúng Sanh,
Ngồi kiết tường nghe Lão dạy văn:
Ngụ đời Số 4: Trên là Thập Nhị
Thời. Giữa là Thập Ðiện Diêm Cung. Gọi là điệu văn Thập Ðiện.
Kìa
Quan viên Chức sắc bôn chôn, cũng lũ dại học khôn,
Nọ binh lính Tổng làng chộn rộn, cũng lũ ngu ăn hổn.
Mua phẩm hàm tước hộ cầu tôn, tiền ngàn không sợ tốn.
Cửa công huyện mãn nha còn,
Dạ thưa lưỡi mỏi, cúi lòn lưng cong.
Lằn xanh ưa hửi mùi đồng,
Ham thân nô lệ mến vòng tôi con.
Lớp lương tháng chẳng tròn, nỗi vợ con ương yếu,
Rủi phải cơn thốn thiếu, chịu người níu kẻ đòi.
Ðã quen tiếng buộc lời lơi,
Gian làm ra phải lỗi dời thành ngay.
Dày công đếm số mề đay,
Mực văng nhuộm tánh, viết mài tiêu tâm.
Có chi ham ....
TÁM
Lundi 24 Janvier
1927 (21-12-Bính Dần).
THÁI BẠCH
Hỉ chư Ðạo Hữu, chư Ðạo Muội, chư Chúng Sanh,
Ngồi kiết tường.... Hộ Pháp, Hiền Hữu ngâm mấy bài
trước cho Lão chỉ tên bốn bài chót.
Thượng Phẩm Hiền Hữu có đề số 1:
No 1 - Trên là "Tứ Thời" giữa là "Tam
Tài", gọi điệu văn Tam Tài.
No 2 - Bài nhì, trên là Bát Tuyết giữa là Ngũ Hành,
gọi điệu văn Ngũ Hành.
No 3 - Bài ba, trên là "Lưỡng Khí" giữa là Cửu
Thiên.
No 4 - Bài tư, trên là "Thập Nhị Thời" giữa
là Thập Ðiện Diêm Cung, gọi là điệu văn Thập Ðiện. Chỉ rõ ràng Bát Quái,
Bát Quái đã biến đủ nhứt âm, nhứt dương.
Lão tiếp thêm cho đủ 12 điệu văn, gọi là "Thập
Nhị Khai Thiên" Ðộng Ðình Hồ....
Ngụ đời Số 5:
Nguồn
nước cấm
Thủy lợi thâu
Chiếc thuyền câu
Ra thủ phạm
Nghề xưa hạ bạc đã nhàm
Nay dân đói khó ra làm không no
Lúc giăng lưới khi đóng nò
Mảng lo tàu chặn, nhẫn dò bè trôi.
Cá chê mồi
Bởi quen muối,
Không tránh lưới
Nào khi nguyệt giỡn sóng cười
Thú hay mặt nước chơn trời ngửa nghiêng
Kinh luân đứt nối khó truyền
Gãy câu Khương Tử, đắm thuyền Ngư Công.
Song cũng vẫn một lòng....
CHÍN
Mardi 25 Janvier
1927 (22-12-Bính Dần).
THÁI BẠCH
Hỉ chư Ðạo Hữu, chư Ðạo Muội, chư Nhu,
Ngồi kiết tường. Thượng Phẩm, Lão tiếp 5 tiếng. Ðiệu
văn "Thập Nhị Khai Thiên Ðộng Ðình Hồ".
Ngụ đời số 6:
Thân
đói khô như nhộng,
Hỏi ăn chi đặng sống.
Rằng hớp khí thanh không.
Lánh thân khóm bá rừng tòng,
Tiều chưa thoát khỏi trong vòng tôi con.
Cây ăn lưỡi búa đã mòn,
Rừng cao hết củi nồi còn không cơm.
Lão Lục ngó lườm lườm,
Chú Săn đơm khẩu súng.
Non xanh vắng gót anh hùng,
Bỏ cơn Võ Kiết lánh vòng Văn Vương.
Thành Thang buông mặt lưới trương,
Biết khôn cầm thú kiếm đường cao sâu.
Nạn củi quế gạo châu, Thiên sầu Ðịa thảm ...
Phải mua khoảnh đất Bàu Cà Na làm Ðộng Ðình Hồ, nghe
à!
Thăng.
@@@