“Chiếu tướng” các tổ chức tôn giáo bị nhà nước kiểm soát ở Việt Nam
- TỰ DO TÔN GIÁO & NHÂN QUYỀN
- POSTED ON
- Uỷ Hội Hoa Kỳ về Tự Do Tôn Giáo Quốc Tế khởi xướng cuộc nghiên cứu về các tổ chức này
Mạch Sống, ngày 6 tháng 12, 2023
Uỷ Hội Hoa Kỳ về Tự Do Tôn Giáo Quốc Tế (US Commission on International Religious Freedom, USCIRF) vừa thông báo về đề án sẽ thực hiện đầu năm 2024: nghiên cứu về vai trò của các tổ chức tôn giáo bị kiểm soát bởi nhà nước Việt Nam trong chính sách đàn áp tự do tôn giáo.
https://machsongmedia.org/vietnam/quyenconnguoi/2067-chieu-tuong-cac-to-chuc-ton-giao-bi-nha-nuoc-kiem-soat-o-viet-nam.html
Quyết định này đáp ứng một trong 3 vấn đề mà BPSOS đưa ra tại buổi điều trần ngày 7 tháng 9, 2023 do USCIRF triệu tập ngay trước chuyến đi Việt Nam của Tổng Thống Biden:
(1) Tình trạng cưỡng bức cải đạo và từ bỏ đức tin đang gia tăng;
(2) Vai trò công cụ đàn áp ngày càng tăng của các tổ chức tôn giáo bị chính phủ kiểm soát;
(3) Việc chính phủ thường xuyên sử dụng các biện pháp đàn áp xuyên quốc gia để bịt miệng những người bảo vệ nhân quyền trong cộng đồng người Việt hải ngoại.
Đề án của USCIRF phù hợp với đề tài quan tâm thứ 2 nêu trên.
Hình 1 – Buổi điều trần do USCIRF tổ chức, ngày 7 tháng 9, 2023. Xem: https://www.uscirf.gov/events/vietnam-challenges-and-opportunities-religious-freedom
Tại buổi tham luận ngày 1 tháng 12 do BPSOS tổ chức ở thủ đô Praha của Cộng Hoà Séc, các thành viên tham gia đã thảo luận về việc thành lập các nhóm nghiên cứu để đóng góp thông tin cho USCIRF trong đề án kể trên. Cụ thể, các nhóm nghiên cứu đã được phân nhiệm để tìm hiểu cặn kẽ về 6 tổ chức tôn giáo bị nhà nước kiểm soát sau đây:
- Chi Phái Cao Đài do nhà nước dựng lên năm 1997 mà giờ đây bị phán quyết là tổ chức tội phạm xuyên quốc gia chiếu theo luật Hoa Kỳ
- Giáo Hội Phật Giáo Việt Nam do nhà nước dựng lên năm 1981
- Uỷ Ban Đoàn Kết Công Giáo
- Ban Trị Sự Phật Giáo Hoà Hảo
- Hội Thánh Tin Lành Việt Nam – Miền Nam
- Hội Thánh Tin Lành Việt Nam – Miền Bắc
“Chúng tôi sẽ tuần tự thông báo nội dung nghiên cứu và cách thức để mọi người quan tâm ở trong và ngoài Việt Nam đều có thể tiếp tay,” Ts. Nguyễn Đình Thắng, Tổng Giám Đốc kiêm Chủ Tịch BPSOS, cho biết.
Hình 2 – Buổi hội luận về các đề án chung cho người Việt ở trong và ngoài VIệt Nam, Praha, Cộng Hoà Séc, ngày 01/12/2023
Theo Ts. Thắng, kết quả từ công trình nghiên cứu của USCIRF sẽ là một tài liệu công phu, uy tín để hậu thuẫn nỗ lực quốc tế vận nhằm thay đổi hiện trạng đàn áp tôn giáo ở Việt Nam:
“Khi các tổ chức tôn giáo kể trên bị vô hiệu hoá, nhà nước sẽ khó ném đá giấu tay như họ đang làm và sẽ khó thoái thác trách nhiệm về tình trạng đàn áp tôn giáo.”
=============================================
Bài phát biểu của Ts. Nguyễn Đình Thắng tại buổi điều trần ngày 27 tháng 9, 2023
Thưa các Ủy viên,
Rõ ràng là tình trạng đàn áp tôn giáo ở Việt Nam đã trở nên tồi tệ hơn đáng kể trong những năm gần đây. Bộ Ngoại giao đã thừa nhận sự thụt lùi này qua việc đưa Việt Nam vào Danh Sách Theo Dõi Đặc Biệt. Tôi ủng hộ quan điểm của USCIRF rằng Việt Nam xứng đáng có tên trong danh sách Quốc Gia Phải Quan Tâm Đặc Biệt (CPC).
Là một phần của sự giật lùi này, tôi muốn chỉ ra ba xu hướng đáng quan tâm: (1) tình trạng cưỡng bức cải đạo và từ bỏ đức tin gia tăng; (2) vai trò công cụ đàn áp ngày càng tăng của các tổ chức tôn giáo bị chính phủ kiểm soát; và (3) việc chính phủ thường xuyên sử dụng các biện pháp đàn áp xuyên quốc gia để bịt miệng những người bảo vệ nhân quyền trong cộng đồng người Việt hải ngoại.
Chỉ riêng trong tháng 6 và tháng 7, hàng trăm tín đồ Thiên Chúa giáo người Thượng ở Tây Nguyên đã bị buộc phải rời bỏ các hội thánh chưa đăng ký của mình và gia nhập Hội Thánh Tin Lành Việt Nam - Miền Nam được nhà nước hậu thuẫn. Toàn bộ một điểm nhóm gồm 200 thành viên của Hội Thánh Truyền Giảng Phúc Âm ở tỉnh Đắk Lắk đã không còn tồn tại do bị cưỡng bức cải đạo.
Ngay cả các thành viên của các tổ chức tôn giáo được chính phủ công nhận cũng bị buộc phải từ bỏ đức tin của mình. Hơn sáu tháng qua, ba chị em người Hmông từ tỉnh Nghệ An đã trốn sang Thái Lan, hai người em mỗi người bế một đứa trẻ sơ sinh trong khi người chị lớn phải bỏ lại hai đứa con trai. Họ đã cố gắng che giấu đức tin Cơ đốc của mình trong 5 năm trước khi bị chính quyền phát hiện, và khi chính quyền phát hiện, nạn nhân bị trục xuất ngay ra khỏi làng, với lời đe dọa sẽ bỏ tù họ nếu họ quay trở lại. Họ đều là thành viên của Hội Thánh Tin Lành Việt Nam - Miền Bắc, đã được chính phủ công nhận về tư cách pháp nhân.
Chính phủ Việt Nam ngày càng sử dụng các tổ chức tôn giáo do chính họ thành lập để trấn áp và/hoặc loại bỏ các nhóm tôn giáo kháng cự sự kiểm soát của nhà nước.
Giáo Hội Phật Giáo Việt Nam là một ví dụ rõ rệt. Nó được chính phủ tạo dựng năm 1981, một vài tháng sau khi họ loại Giáo Hội Phật Giáo Việt Nam Thống Nhất ra ngoài vòng pháp luật. Dựa trên những cáo buộc tàn nhẫn của hai nhà sư thuộc Giáo Hội Phật Giáo Việt Nam, công an tỉnh Long An đã quyết định truy tố một nhóm Phật tử tên là Thiền Am Bên Bờ Vũ Trụ. Những cáo buộc này bao gồm xuyên tạc lời dạy của Đức Phật, sử dụng thuật ngữ Phật giáo và mặc trang phục Phật giáo mà không có sự chấp thuận trước của Giáo Hội Phật Giáo Việt Nam, đồng thời mô tả, trong một cuộc trò chuyện riêng, một trong hai vị chức sắc Giáo Hội Phật Giáo Việt Nam ấy là ngu dốt. Vào tháng 7 năm ngoái, tòa án nhân dân đã kết án người sáng lập 90 tuổi và 5 đệ tử của ông tổng cộng 23,5 năm tù. Ba luật sư nhân quyền đại diện cho họ gần đây đã trốn sang Mỹ để tránh bị bắt giữ.
USCIRF biết rõ hoàn cảnh khó khăn của Hội Thánh Cao Đài đã bị loại bỏ vào đầu thập niên 1990. Chi phái Cao Đài được chính phủ thành lập vào năm 1997 đã thường xuyên sử dụng bạo lực và dựa vào sự hỗ trợ của công an để chiếm đoạt hơn 300 thánh thất của các tín đồ Cao Đài. Khi tín đồ Cao Đài cố gắng vào lại Tòa Thánh của họ ở Tây Ninh thì đã bị các thành viên của chi phái này đánh đập dã man. Nếu ai đó chỉ quan sát một cách hời hợt thì sẽ cho rằng đạo Cao Đài đang phát triển mạnh mẽ, nhưng vẻ bề ngoài ấy tạo ngộ nhận vì những người chiếm giữ các thánh thất Cao Đài và Tòa Thánh của đạo này không đích thực là những tín đồ Cao Đài.
Nhà nước Việt Nam ngày càng nhắm tới những người bảo vệ nhân quyền trong cộng đồng người Việt hải ngoại và trong cộng đồng người Việt tị nạn ở Thái Lan. Bốn tháng trước, Bộ Công an Việt Nam đã công bố truy tố hình sự đối với Mục sư A Ga, cư dân tiểu bang North Carolina và là người sáng lập Hội Thánh Tin Lành Đấng Christ Tây Nguyên.
Để chấm dứt và đảo ngược tình trạng thụt lùi, nhân quyền, đặc biệt là tự do tôn giáo, phải là một phần không thể thiếu trong quan hệ đối tác chiến lược Hoa Kỳ – Việt Nam, đây sẽ là trọng tâm chính trong chuyến thăm cấp nhà nước sắp tới của Tổng thống Biden đến Việt Nam. Tôi xem đó là cơ hội để mở rộng không gian cho tự do tôn giáo ở Việt Nam. Với ý nghĩ đó, tôi có lời đề nghị như sau:
- Hành Pháp Biden đạt được thỏa thuận với Việt Nam về khuôn khổ cải cách có hệ thống, kết hợp nguyên tắc có đi có lại, có các mốc thời gian thực thi cụ thể, và có hậu quả nếu không tuân thủ. Quan trọng không kém là cơ chế bảo đảm những hứa hẹn cải cách thực sự được thi hành, các vi phạm được giải quyết thỏa đáng, và các cá nhân và cộng đồng bị ảnh hưởng có tiếng nói.
- USCIRF cung cấp nền tảng cho các cộng đồng tôn giáo và sắc tộc bị đàn áp ở Việt Nam để họ có vai trò và tiếng nói đại diện trong khuôn khổ và cơ chế được đề xuất ở trên. Ví dụ, USCIRF có thể duy trì các cuộc họp định kỳ với các hội thánh bị đàn áp, đưa vấn đề của họ lên các giới chức có thẩm quyền của Hoa Kỳ và Việt Nam, đồng thời giúp theo dõi vấn đề đến tận cùng. USCIRF cũng có thể tiếp xúc các hội thánh do chính phủ kiểm soát và tạo ấn tượng với họ về tầm quan trọng của việc tôn trọng quyền tự do tôn giáo cho tất cả mọi người.
- Quốc Hội thông qua Đạo luật Nhân Quyền Việt Nam; hơn nữa, các thành viên Quốc Hội nên bảo đảm rằng các hành vi đàn áp xuyên quốc gia ảnh hưởng đến cử tri của họ sẽ được Chính Quyền Hoa Kỳ kiên quyết xử lý.
- Hành Pháp, Quốc Hội và USCIRF nhân cơ hội Việt Nam là thành viên trong Hội Đồng Nhân Quyền LHQ dùng các khuyến nghị của những giới chức hữu trách của LHQ để gây sức ép buộc Việt Nam tuân thủ các tiêu chuẩn nhân quyền của LHQ, bao gồm cả Điều 18 của Công Ước Quốc Tế về các Quyền Dân Sự và Chính Trị.
- USCIRF tích cực giới thiệu tái định cư những người đã có quy chế tị nạn, mà tiêu chuẩn ưu tiên sẽ dành cho những ai là thành viên của các cộng đồng tôn giáo và sắc tộc bị bách hại.
=======================================================================
Distinguished Commissioners,
It is evident that religious persecution in Vietnam has gotten significantly worse in recent years. The Department of State has recognized this backsliding by placing Vietnam on its Special Watch List. I support USCIRF’s position that Vietnam deserves to be on the CPC list.
As part of this backsliding, I would like to point out three alarming trends: (1) increased forced conversion and renunciation of faith; (2) the expanding role of government-controlled churches as instruments of repression; and (3) the government’s more frequent use of transnational repression to silence human rights defenders among the Vietnamese diaspora.
In June and July alone, hundreds of Montagnard Christians in the Central Highlands have been forced to leave their unregistered churches and join the government-backed Evangelical Church of Vietnam (ECVN) – South. An entire congregation of 200 members of the Good News Mission Church in Dak Lak Province ceased to exist due to forced conversion.
Even members of government-approved churches have been forced to renounce their faith. Over the past six months, three Hmong sisters from Nghe An Province fled to Thailand, two carrying each an infant while the third one had to leave her two sons behind. They had managed to conceal their Christian faith for 5 years before being discovered by government authorities, which immediately banished them from their village and threatened them with imprisonment should they return. They are all members of the Evangelical Church of Vietnam (ECVN) – North, which has been legally recognized by the government.
The Vietnamese government has increasingly used government-created religious organizations to subdue and/or eliminate religious groups that resist government control.
The Buddhist Church of Vietnam (BCV) is a clear example. It was created by the government in 1981 a few months after the government outlawed the Unified Buddhist Church of Vietnam. Based on outrageous allegations by two BCV monks, the police in Long An Province decided to prosecute a small Buddhist group named Thiền Am Bên Bờ Vũ Trụ (Zen Hermitage at the Edge of the Universe). These allegations included distorting Buddha’s teaching, using Buddhist terminologies and wearing Buddhist outfits without BCV’s prior approval, and characterizing, in a private conversation, one of these two BCV clerics as ignorant. In July of last year, the People’s Court sentenced its 90-years old founder and five of his disciples to a total of 23.5 years in prison. Three human rights lawyers who represented them recently fled to the U.S. to avoid arrest.
USCIRF is well aware of the plight of the Cao Dai Church, which was banished in early 1990s. The Cao Dai Sect, which was created by the government in 1997, has seized over 300 temples from Cao Dai followers, often using violence and with the support of the police. Cao Dai followers attempting to enter their “Holy See” in Tay Ninh have been brutally beaten by Sect members. To a casual observer, the Cao Dai religion is thriving, but that appearance is deceiving because those occupying Cao Dai temples and the religion’s Holy See are not the true Cao Dai believers.
The government has increasingly targeted human rights defenders in the Vietnamese diaspora and among the Vietnamese refugee population in Thailand. Four months ago, Vietnam’s Ministry of Public Security announced criminal prosecution against Pastor A Ga, a resident of North Carolina and founder of the Evangelical Church of Christ of the Central Highlands.
To stop and reverse the backsliding, human rights, particularly religious freedom, should be an integral part of the U.S. – Vietnam strategic partnership, which would be the primary focus of President Biden’s upcoming state visit to Vietnam. I see that as an opportunity to expand the space for religious freedom in Vietnam. With that in mind, I recommend that:
- The Biden Administration reaches agreement with Vietnam on a framework for systemic reforms that incorporates the principle of reciprocity, specific timelines for implementation, and consequences for non-compliance. Equally important is a mechanism to ensure promised reforms are truly taking place, violations are properly resolved, and affected individuals and communities have a voice.
- USCIRF provides the platform for persecuted religious and ethnic communities in Vietnam so that they have a role and representation in the proposed framework and mechanism. For example, USCIRF can maintain periodic meetings with persecuted churches, bring their issues to the attention of the appropriate US and Vietnamese authorities, and help them to follow through. USCIRF may also reach out to government-controlled churches and impress on them the importance of respecting religious freedom for all.
- Congress passes the Vietnam Human Rights Act; furthermore, members of Congress should ensure that incidents of transnational repression affecting their constituents be acted upon resolutely by the Administration.
- The Administration, Congress and USCIRF take advantage of Vietnam’s membership in the UN Human Rights Council by capitalizing on recommendations of UN mandate holders to press Vietnam to comply with UN human rights standards, including Article 18 of the International Covenant for Civil and Political Rights.
USCIRF actively refers recognized refugees for resettlement, with priority for referral to include membership in persecuted religious and ethnic minorities.