Nhà cầm quyền Việt Nam đã tạo ra Chi phái 1997 làm công cụ diệt Đạo Cao Đài 1926. Sau khi chiêu dụ được Trần Quang Cảnh làm tay sai thì họ đã bí mật đi nước cờ rất thâm độc: Đăng ký độc quyền danh hiệu DAI DAO TAM KY PHO DO TOA THANH TAY NINH với Bộ Thương Mại Hoa Kỳ và đa được cấp giấy phép tạm (2015).
Khối Nhơn Sanh, Thánh Thất Mountain View đã phối hợp với tổ chức BPSOS để yêu cầu Bộ Thương Mại Hoa Kỳ hủy bỏ việc cầu chứng độc quyền.
Khối Nhơn Sanh đã thu thập sử liệu về danh hiệu ĐẠI-ĐẠO TAM-KỲ PHỔ-ĐỘ dùng vào việc yêu cầu Bộ Thương Mại Hoa Kỳ hủy bỏ việc cầu chứng danh hiệu độc quyền của chi phái 1997.
SỬ LIỆU & PHÁP LÝ
DANH HIỆU ĐẠI ĐẠO TAM KỲ PHỔ ĐỘ.
Đại
Đạo Tam Kỳ Phổ Độ nói tắt là Đạo Cao Đài là một tôn giáo có những đặc điểm
riêng. Một trong những đặc điểm đó là tôn giáo được
xây dựng trên nền tảng Quốc Đạo (Đạo có tổ chức như
một quốc gia) nên
ngay từ khi thành lập đạo có tam quyền phân lập (lập pháp, tư pháp và hành
pháp), có hiến pháp, có bộ máy hành chánh như cách thức tổ chức một quốc gia.
Pháp luật tôn giáo
điều chỉnh toàn bộ mối quan hệ cá nhân và các cơ quan trong tôn giáo, không ai đứng
trên pháp luật đạo. Đó là cơ sở để khẳng định rằng Đạo Cao Đài là một tôn
giáo pháp quyền.
Các
quan chức thời Pháp thuộc nhìn ra điều đó nên báo cáo về mẫu quốc: Đạo Cao Đài
lập một quốc gia trong một quốc gia.
I/- SỬ LIỆU.
Là
một tôn giáo pháp quyền nên danh hiệu đạo là điều rất
quan trọng và bất khả xâm phạm.
1/- Đức Lý Giáo
Tông dạy về cầu chứng con dấu:
Chùa
Gò Kén, Le 19 Février 1927 (19-01-Ðinh Mão).
... chư Chưởng
Pháp, Ðầu Sư phải sắm ấn. Chưởng Pháp mộc thí phải làm tròn như con dấu thường
đề chung quanh vòng ngoài chữ Lang Sa: Amnistie de Dieu en Orient, vòng trong
đề chung quanh: Ðại Ðạo Tam Kỳ Phổ Ðộ chữ Nho; Thoàn thì khắc giữa một bình Bát
Du, Ðạo thì cây Phất Chủ, Nho thì bộ Xuân Thu.
Ấn của Ðầu Sư cũng
in vậy, song chính giữa đề chữ: Thái, Thượng, Ngọc. Ðem vào Tòa Luật cầu chứng
cho khỏi mạo nhận, khá làm các điều ấy sau Lão sẽ dạy thêm nữa.
Đạo
Sử Q 2 trang 222 (Bản in Hoa Kỳ).
Nhận xét:
Đức
Lý Giáo Tông đã ra lịnh cầu chứng con dấu thì chắc chắn là các vị tiền bối đã
thực hiện. Qua đây ta thấy Ngài không dạy cầu chứng danh hiệu một tổ chức mà
dạy cầu chứng CON DẤU của tổ chức. Chúng ta tin rằng
hồ sơ nầy có trong thư khố của chính phủ Pháp, nhưng hiện nay khả năng chúng ta
yếu kém nên chưa tìm ra được.
Về
ấn Chưởng Pháp: Có 03 vị Chưởng Pháp cho ba phái. Theo lời dạy trên đây thì
Thoàn là Phái Thái: khắc giữa một bình
Bát Du; Ðạo là Phái Thượng khắc cây Phất Chủ, Nho là Phái Ngọc khắc bộ Xuân
Thu. Theo
ý nghĩa trên ấn thì Chưởng Pháp tượng cho Tam giáo. (Tam giáo là lời dạy của
chư Phật, Chư Tiên và chư Thánh.)
(Xem
bài đầy đủ của đàn cơ nầy tại phụ lục 01).
2/- Chương trình
Hiến pháp (1928).
Trong
phần trích dẫn trên đây đoạn cuối Đức Lý có dạy: ... khá làm các điều ấy sau Lão sẽ dạy thêm
nữa.
Đến
năm 1928 Ngài dạy Phối sư Thái Ca Thanh lập Chương Trình Hiến Pháp.
Điều thứ
22: Nghiêm cấm trong Đạo không ai đặng lấy danh ĐẠI ĐẠO TAM KỲ PHỔ ĐỘ và
dùng Thiên Ân, Thiên Nhãn mà đề vào bìa Kinh Sách, Bố Cáo v.v… Hay là in Thánh
Tượng, Kinh Sách (bán hoặc phát không), nếu Kinh Sách và Thánh Tượng ấy không
có trình Ban Kiểm Duyệt xem xét trước và đóng con dấu kiểm duyệt.
Điều thứ
24: Kể từ ngày ban hành “chương trình Hiến Pháp” duy có một mình Hội
Thánh Cửu Trùng Đài được quyền in Kinh Sách, Tượng để hiệu Đại Đạo Tam Kỳ Phổ
Độ
(Xem
phụ lục 02).
II/- PHÁP NHÂN
ĐĐTKPĐ.
1/- Hiến chương
1965.
VIỆT NAM CỘNG HÒA
_____
ỦY BAN LÃNH ĐẠO QUỐC GIA
PHỦ CHỦ TỊCH
CHỦ TICH ỦY BAN LÃNH ĐẠO QUỐC GIA
Chiếu Ước Pháp ngày 19 tháng 06 năm 1965.
Chiếu quyết định số 3-QLVNCH/QĐ ngày 14 tháng 06 năm
1965 của Đại Hội Đồng các Tướng Lãnh Quân Lực Việt Nam Cộng Hòa thành lập và ấn
định thành phần Ủy Ban Lãnh Đạo Quốc Gia.
Chiếu Sắc Lệnh số 001-a CT/LĐQG/SL, ngày 19 tháng 06
năm 1965 ấn định thành phần Ủy Ban Hành Pháp Trung Ương.
Chiếu Dụ số 10 ngày 06 tháng 08 năm 1950 sửa đổi bởi
Dụ số 24 ngày 19 tháng 11 năm 1952 và Dụ số 06 ngày 03 tháng 04 năm 1954 ấn
định quy chế Hiệp Hội.
Chiếu đề nghị của Chủ Tịch Ủy Ban Hành Pháp Trung
Ương.
Sau khi Ủy Ban Lãnh Đạo Quốc Gia thảo luận và biểu
quyết.
SẮC LUẬT
ĐIỀU
THỨ 1- Đại Đạo Tam Kỳ Phổ Độ được phép hoạt động trên toàn lãnh thổ
Việt Nam theo Hiến Chương ngày 21 tháng 01 năm 1965 đính theo Sắc
Luật nầy.
ĐIỀU THỨ 2- Đại Đạo Tam Kỳ Phổ Độ có tư cách Pháp nhân được
quyền sở hữu, thủ đắc, tạo mãi, hoặc chuyển nhượng những động sản và bất động
sản cần thiết để đoạt mục đích của Giáo Hội.
Những
bất động sản đó gồm có Tòa Thánh và những Thánh Thất, Tịnh Thất, trụ sở và các
cơ sở hoạt động văn hoá xã hội.
ĐIỀU THỨ 3- Đại Đạo Tam Kỳ Phổ Độ được quyền thâu nhận những
tài sản do các Thể nhân hay Pháp nhân sinh tặng hoặc di tặng.
ĐIỀU THỨ 4- Dụ số 10 ngày 6 tháng 8 năm 1950 ấn định Quy chế
Hiệp Hội và các Luật Lệ trái với Sắc Luật nầy, không áp dụng cho Đai Đạo Tam Kỳ
Phổ Độ.
Sắc Luật nầy sẽ đăng vào Công Báo Việt Nam Cộng Hòa.
Sài Gòn,
ngày 12 tháng 07 năm 1965
(Ấn Ký)
Trung Tướng Nguyễn Văn Thiệu
NƠI
NHẬN:
- Văn Phòng Phủ Chủ Tịch UBLĐQG
- Văn Phòng Phủ Chủ Tịch UBHPTƯ
- Văn Phòng Phụ Tá tại Phủ Chủ Tịch UBHPTƯ
- Tòa Tổng Thơ Ký Phủ Chủ Tịch UBHPTƯ
- Sở Công Báo VNCH
- Bộ Nội Vụ (Để tống đạt)
- Các Bộ khác
- Các Nha, Sở tại Phủ Chủ Tịch UBHPTƯ và các cơ quan
trực thuộc.
- Văn Phòng Dân Vụ các Vùng Chiến Thuật
- Các Tòa Đô Chánh Sài Gòn, Hành chánh Tỉnh và Thị
Chánh.
PHỤ BẢN
ĐỔNG LÝ VĂN PHÒNG
Ký tên: ĐỖ VĂN CHƯỚC
BẢN SAO
PHÓ ĐỔNG LÝ VĂN PHÒNG
PHỦ CHỦ TịCH
ỦY BAN HANH PHÁP TRUNG ƯƠNG
(Ấn Ký)
Đào Xuân Dung
1.1/ Danh hiệu và
cơ sở trung ương theo hiến chương 1965.
ĐIỀU THỨ 1. -
Danh hiệu là: Đại-Đạo Tam-Kỳ Phổ-Độ, gọi tắt là (Đạo Cao Đài).
ĐIỀU THỨ 2.- Hội
Thánh Cao Đài đặt địa điểm Trung Ương tại Tòa Thánh Tây Ninh.
(link:https://khoinhonsanh2014.blogspot.com/2015/03/238-chuyen-e-03-hien-chuong-1965.html#more)
1.2/- Cách dùng
danh hiệu trên công văn.
Công
văn của Hội Thánh ngày 13. 09. 1968.
2/- Chi phái Bến Tre tranh chấp
Ngày
12-07-1965, Chính Phủ ra Sắc Luật số 003/65 cho phép ĐĐTKPĐ được hoạt dộng theo
hiến chương 1965,
ngày 21/01/1956, chi phái Bến Tre có công văn gởi đến
chính phủ: Yêu cầu Chính Phủ minh xác sắc luật thừa nhận tư cách pháp nhân
Đại-Đạo Tam-Kỳ Phổ-Độ. Có
hai điểm chính:
Thưa nhị vị Chủ
Tịch.
Chúng tôi
không có tham vọng được Chánh phủ thừa nhận, nhưng sự thừa nhận của Chánh phủ
vừa rồi đã gây cho toàn thể Tín Đồ những sự thắc mắc khó nghĩ về những hậu quả
của tư cách Pháp Nhân với sự duyệt y Hiến Chương của Hội Thánh Tây Ninh.
Hiện tại sự khó
khăn cho chúng tôi về sự tạo mãi tài sản là không thể dùng pháp nhân Đại Đạo
Tam Kỳ Phổ Độ để đứng bộ các bất động sản của Đạo:
1/- Chúng tôi
không thể chịu ràng buộc theo Hiến Chương của Hội Thánh Tây Ninh đã được Chánh
phủ duyệt y thì Chánh phủ sẽ đối với chúng tôi thế nào về Tư Cách Pháp Nhân?
2/- Trong trường
hợp chờ Chánh phủ giải quyết các việc tạo mãi tài sản và bất động sản của
Đạo, chúng tôi có thể dùng Tư Cách Pháp Nhân của Hội Thánh Đại Đạo Tam Kỳ
Phổ Độ do Đức Giáo Tông Nguyễn Ngọc Tương đứng bộ được chăng?
Chính
phủ có PHÚC TRÌNH ngày 03/12/1965:
Về
khoản 1:
Hôm nay Ban Chỉnh
Đạo không chịu nhìn nhận Bản Hiến Chương là họ đi ngoài khuôn viên Luật Pháp
chơn truyền của Đại-Đạo Tam-Kỳ Phổ-Độ tức là cố tình gây rối trong tình trạng
khẩn trương của đất nước hiện nay.
Về
khoản 2:
Chánh Phủ cũng
không ban Tư Cách Pháp Nhân cho Chi phái Ban Chỉnh Đạo thì Chi phái chỉ thi
hành theo tư cách hiệp hội của dụ số 10 mà thôi, thì làm gì có Tư Cách Pháp
Nhân!
https://khoinhonsanh2014.blogspot.com/2017/07/2411-chi-phai-ben-tre-yeu-cau-minh-xac.html
III/- PHÁP NHÂN
CHI PHÁI 1997.
1/ Hiến chương
1997.
1.1/ Quyết định công nhận pháp nhân
(1997).
Quyết định tt
1.2/ Danh hiệu
CHÚ Ý:
HC
1997 có 32 trang; đánh số từ trang 1 đến 32.
Chi
phái 1997 che dấu từ trang 21. Bản chi phái tung ra đến
trang 20 là hết.
(Link:https://khoinhonsanh2014.blogspot.com/2018/04/2637-chi-phai-1997-dau-bot-12-trang.html)
2/- Hiến chương
2002.
Danh
hiệu như HC 1997: Đại Đạo Tam Kỳ Phổ Độ Cao Đài Tây Ninh,
gọi tắt là Đạo Cao Đài Tây Ninh.
2.1/- Quyết định công
nhận HC 2002.
Quyết định công
nhận HC 2002.
tt
2.2/- Danh hiệu HC 2002:
giống như HC 1997.
Danh
hiệu Đại Đạo Tam Kỳ Phổ Độ Cao Đài Tây Ninh, gọi tắt là Đạo Cao Đài Tây Ninh.
(Link:
https://khoinhonsanh2014.blogspot.com/2015/03/233-chuyen-e-02-co-but-tai-cung-ao-tt.html#more)
3/- Hiến chương
2007.
Đến
HC 2007 không có Q Đ công nhận mà chỉ có THƯ CÔNG NHẬN.
Danh
hiệu: “Đại
Đạo Tam Kỳ Phổ Độ (Cao Đài Toà Thánh Tây Ninh)”, gồm 12 từ cộng với
hai dấu ngoặc đơn. Tên gọi tắt là “Đạo Cao Đài Toà Thánh Tây Ninh”
HC
2007 có Chương IV: Việc hành đạo ở nước ngoài (Vì đã thu phục được Trần Quang
Cảnh. Mở màn cho việc cầu chứng độc quyền danh hiệu đạo tai Mỹ)
3.1/- THƯ CÔNG NHẬN.
THƯ CÔNG NHẬN tt
3.2/- DANH HIỆU HC 2007.
Tại
điều một danh hiệu có sự thay đổi.
Từ
Đại Đạo Tam Kỳ Phổ Độ Cao Đài Tây Ninh, gọi tắt là Đạo Cao Đài Tây Ninh. Đổi
sang danh hiệu: “Đại
Đạo Tam Kỳ Phổ Độ (Cao Đài Toà Thánh Tây Ninh)”, gồm 12
từ cộng với hai dấu ngoặc đơn. Tên gọi tắt là “Đạo Cao Đài Toà Thánh Tây Ninh”
HC
2007 có Chương IV: Việc hành đạo ở nước ngoài (Vì đã thu phục được Trần Quang
Cảnh. Mơ màn cho việc cầu chúng độc quyền danh hiệu đạo tai Mỹ)
(Link:https://khoinhonsanh2014.blogspot.com/2018/04/2646-hien-chuong-2007-cua-chi-phai-1997.html#more)
4/- Đăng ký độc quyền danh hiệu đạo bị hủy bỏ.
4.1/- Dấu gạch chéo trên giấy phép tạm đã cấp cho ông Trần Quang Cảnh.
4.2/- Quyết định hủy bỏ giấy phép tạm đã cấp cho ông Trần Quang Cảnh.
(Link: https://khoinhonsanh2014.blogspot.com/2019/08/2903-chi-phai-tay-ninh-1997-tham-bai.html#more)
IV/- ĐỐI CHIẾU
DANH HIỆU
1/- Danh hiệu HC 1965 (Gốc) và HC
1997 (Chi phái)
Căn
cứ vào hiến chương 1965 của Cao Đài 1926 và hiến chương Chi phái 1997.
Danh hiệu Đạo Cao Đài 1926. |
Danh hiệu chi phái 1997. |
ĐIỀU THỨ NHỨT: Danh hiệu là: Đại-Đạo Tam-Kỳ Phổ-Độ,
nói tắt là (Đạo Cao Đài). |
Điều 1: Danh hiệu Đại Đạo Tam Kỳ Phổ Độ Cao Đài Tây
Ninh, gọi tắt là Đạo Cao Đài Tây Ninh. |
Phân
tích:
Đạo
Cao Đài 1926 là gốc, danh hiệu có 06 chữ, nói tắt có 03 chữ. Chi
phái 1997 danh hiệu có 10 chữ gọi tắt có 05 chữ.
2/- Tư cách trung
ương và cơ sở trung ương.
Tư
cách trung ương: HC 1965. |
Tư cách chi phái: HC 1997. |
ĐIỀU THỨ 2: Hội Thánh Cao Đài đặt địa điểm Trung
Ương tại Tòa Thánh Tây Ninh. ĐIỀU THỨ 19.- TÒA THÁNH Trung Ương (Tây Ninh) là
nguồn gốc khai sáng Đại Đạo Tam Kỳ Phổ Độ. ĐIỀU THỨ 27.- Hiến Chương nầy sẽ là Luật căn bản
thống nhứt đối với tất cả Chi Phái Cao Đài nào ngày sau chấp nhận và ký tên. |
Điều 4: Trụ sở của ĐĐTKPĐ Cao Đài Tây Ninh đặt tại
Tòa Thánh Tây Ninh. |
Địa điểm biên soạn HC 1965: Hiến chương ghi: Lập tại TÒA THÁNH Trung Ương |
Địa điểm biên soạn HC 1997: Hiến Chương nầy gồm: Lời
Nói Đầu, 09 Chương và 36 Điều, được Đại Hội Đại biểu Cao Đài Tây Ninh họp tại
Tòa Thánh Tây Ninh ngày 5-4-1997 biểu quyết nhất trí thông qua. |
Phân
tích:
2.1/- Đạo Cao Đài
1926 là gốc nên Hội Thánh Cao Đài có tư cách để viết chữ TRUNG ƯƠNG đối với các
chi phái. Nghĩa là Hội Thánh Cao Đài 1926 là trung ương, Tòa Thánh Tây Ninh là
trung ương để qui hiệp các chi phái Cao Đài theo điều 27. Hiến chương 1965
nhiều lần xác định tư cách trung ương.
Trên
thực tế đã có nhiều cuộc họp của Hội Thánh và các chi phái để qui về Tòa Thánh
Tây Ninh. Một số chi phái đã qui hiệp về Tòa Thánh.
2.2/- Hiến chương chi
phái 1997: không có điều khoản nào xác định Tòa Thánh Tây Ninh là trung ương
đối với các chi phái Cao Đài. Ngay cả địa điểm biên soạn cũng không viết Tòa
Thánh là trung ương so với các chi phái khác.
Bản
thân họ cũng là một chi phái và ra đời sau nhiều chi phái khác. Đồng thời chi
phái 1997 cũng đã cướp Tòa Thánh Tây Ninh của Đạo Cao Đài 1926, tiếm danh
ĐĐTKPĐ. Các chi phái trước kia muốn qui về Tòa Thánh Tây Ninh cũng đã bất hợp
tác với chi phái 1997.
LƯU
Ý: Về ý nghĩa chữ trung ương của chi phái 1997.
Trung
ương theo HC 1997 dùng cho nội bộ, tổ chức giáo hội của chi phái 1997. Hiến
chương 1997 tại Chương III: Hệ thống tổ chức. Điều 11: Giáo Hội Đại Đạo Tam Kỳ
Phổ Độ Cao Đài Tây Ninh có cơ cấu tổ chức hai cấp:
1-
Cấp Trung ương tại Tòa Thánh Tây Ninh là Hội Thánh.
2-
Cấp Cơ sở tại các Thánh Thất, Tịnh Thất, Điện Thờ Phật Mẫu là các Họ Đạo.
Cũng
tại chương III. Điều 20: Ngoài hai cấp: Hội Thánh Trung ương, Họ Đạo cơ sở, còn
có Đại diện của HĐCQ Hội Thánh Cao Đài Tây Ninh:
3/- Đối chiếu danh hiệu HC 1965 (Gốc) và HC 2007 (Chi phái)
Danh
hiệu Đạo Cao Đài 1926 tại HC 1965. |
Danh hiệu chi phái tại HC 2007. |
ĐIỀU THỨ NHỨT: Danh hiệu là: Đại-Đạo Tam-Kỳ Phổ-Độ,
nói tắt là (Đạo Cao Đài). |
Điều 1: Danh hiệu Đại Đạo Tam Kỳ Phổ Độ (Cao
Đài Tòa Thánh Tây Ninh),
gọi tắt là Đạo Cao Đài Tòa Thánh Tây Ninh. |
4/- Chi phái 1997 mạo danh trên công văn (mạo nhận theo mẫu của Hội Thánh
Cao Đài).
5/- Đối chiếu mẫu công văn của Hội Thánh Cao Đài và Chi phái 1997.
&&&
PHỤ LỤC 01.
Chùa
Gò Kén, Le 19 Février 1927 (19-01-Ðinh Mão).
THÁI
BẠCH
Hỉ
chư Ðạo Hữu, chư Ðạo Muội,
Cười...
Thượng Trung Nhựt ngày nay rán lắng nghe Lão dạy nghe, chẳng vì Thánh Thất Như
Nhãn phản ngôn mà trễ phổ thông Thánh giáo, cười... Ðã hiểu đời còn mê muội,
chẳng phân đặng chơn giả thế nào, thảm thay! Có một điều đáng trách là một phái
yêu dấu của Chí Tôn dám cả gan nghịch Thiên mà phải đọa trầm luân muôn kiếp.
Xét đến công tu khó ngăn giọt lụy, Chí Tôn đau đớn bấy nhiêu, Lão càng giận bấy
nhiêu. Biết bao phen Lão cầm viết toan bôi xóa cho rồi trọn phái oan nghiệt mà
Chí Tôn nằng nằng xin Lão để cho Người gia công độ rỗi. Ngày nay Lão nhứt định
chùa nầy trả lại. Song trước khi trả phải cất Thánh Thất cho xong y như lời
dạy. Chư Ðạo Hữu phải hiệp sức nhau đặng lập thành Tòa Thánh, chi chi cũng ở
tại Tây Ninh nầy mà thôi. Vì là Thánh Ðịa, vả lại phong thổ tốt cho nhiều nước
ngoại quốc đến đây học Ðạo. Lão muốn nơi khác mà Chí Tôn không chịu.
Thượng
Trung Nhựt, phải làm thế nào chừa đất dư ra ít nữa là 50 mẫu là cả trọn bản đồ
Bạch Ngọc Kinh và cho đủ Thánh Ðịa ấy. Hiền Hữu đi chọn đất về cho Lão hay cầu
khẩn Chí Tôn nghe.
Còn
sổ bộ của Tín Ðồ phải làm cho hoàn toàn. Các nơi phong thêm Trị Sự và Chức Việc
chư Hương Ðẳng đặng tiện lo cho chư Môn Ðệ của Thầy. Nhiều kẻ ngã lòng cũng vì
Hiền Hữu trễ nải; ấy là tội với Chí Tôn lắm đó. Mỗi nơi xa Thánh Thất phải lập
thêm Tiểu Thánh Thất cho thuận tiện. Nếu Hiền Hữu không lo trong đôi tháng nữa
Hiền Hữu lo không kham. Ðạo càng ngày càng thạnh nhiều, chư Hiền Hữu biếng nhác
thể nào thành Ðạo? Vì vậy Lão phong thêm Chức Sắc Hội Thánh cho phu phỉ việc
làm. Lão sở cậy mỗi người chung với Lão hết lòng hành sự. Mỗi Tín Ðồ phải cầm
giấy chứng của Hội Thánh ban cho chúng nó, phải khai tịch họ hàng con cái cho
Hội Thánh cầm; nhiều đứa cả gan tròng tên tráo tuổi chư Hiền Hữu đâu rõ thấu.
Chức Sắc phải có cấp bằng, chư Chưởng Pháp, Ðầu Sư phải sắm ấn. Chưởng Pháp mộc
thí phải làm tròn như con dấu thường đề chung quanh vòng ngoài chữ Lang Sa:
Amnistie de Dieu en Orient, vòng trong đề chung quanh: Ðại Ðạo Tam Kỳ Phổ Ðộ
chữ Nho; Thoàn thì khắc giữa một bình Bát Du, Ðạo thì cây Phất Chủ, Nho thì bộ
Xuân Thu.
Ấn
của Ðầu Sư cũng in vậy, song chính giữa đề chữ: Thái, Thượng, Ngọc. Ðem vào Tòa
Luật cầu chứng cho khỏi mạo nhận, khá làm các điều ấy sau Lão sẽ dạy thêm nữa.
(Tham
khảo thêm tại link:
https://khoinhonsanh2014.blogspot.com/2019/12/3013-cong-thuc-dan-chu-cao-ai-giao-tt-1.html#more)
PHỤ LỤC 02.
ĐẠI ĐẠO TAM KỲ PHỔ ĐỘ.
Đệ Nhị Niên.
Toà Thánh Tây
Ninh.
VI BẰNG.
Chiều
ngày 14-7- An Nam năm Mậu Thìn y theo tờ mời nhóm của Hiệp Lý Cửu Trùng Đài,
các Quản Lý Cửu Viện tựu tại Toà Thánh hồi 07 giờ tối với các Chức Sắc Thiên
Phong có mặt kể ra sau nầy.
Ông
Phối Sư Thái Ca Thanh đọc chương trình Hiến Pháp:
CHƯƠNG TRÌNH HIẾN PHÁP.
………………….
CHƯƠNG THỨ NĂM.
Điều
thứ 22: Nghiêm cấm trong Đạo không ai đặng lấy danh ĐẠI ĐẠO TAM KỲ PHỔ ĐỘ
và dùng Thiên Ân, Thiên Nhãn mà đề vào bìa Kinh Sách, Bố Cáo v.v… Hay là in
Thánh Tượng, Kinh Sách (bán hoặc phát không), nếu Kinh Sách và Thánh Tượng ấy
không có trình Ban Kiểm Duyệt xem xét trước và đóng con dấu kiểm duyệt.
Điều
Thứ 23: Ai phạm nhằm 2 điều lệ trên đây thì các kinh sách, tượng ấy phải đem
nạp cho Tổng lý huỷ bỏ. Người có lỗi ấy sẽ giao về Bình Viện phán đoán chiếu
theo điều lệ thứ 9. (Chương III).
Thảng
như Người ngoại đạo phạm nhằm điều lệ thứ 22 thì Quản Lý Nội Viện chạy tờ Châu
Tri cho chư Đạo Hữu các nơi biết mà không dùng đến Kinh Sách, Tượng in sái phép
ấy.
Điều
thứ 24: Kể từ ngày ban
hành “chương trình Hiến Pháp” duy có một mình Hội Thánh Cửu Trùng Đài được
quyền in Kinh Sách, Tượng để hiệu Đại Đạo Tam Kỳ Phổ Độ.
Lập
Tại Toà Thánh ngày 15-7-Mậu Thìn. (dl: 28-8- 1928)
Chưởng Pháp Trần Đạo
Quang
(Ấn Ký).
ĐẦU SƯ
Thượng Trung Nhựt
Ấn ký
Ngọc Lịch Nguyệt.
Ấn ký
CHÁNH PHỐI SƯ
Ngọc Trang Thanh
Ấn ký
Thượng Tương Thanh
Ấn ký
Thái Thơ Thanh
Ấn ký
Phối Sư
Thái Ca
Thanh. Thái
Bính Thanh
Giáo Sư
Thượng Thành Thanh. Thượng Giảng Thanh
Thượng Vinh Thanh (Nguyễn Thế Vinh)
Thượng Lai Thanh Ngọc Tựu Thanh
(THAM KHẢO:
https://khoinhonsanh2014.blogspot.com/2014/10/hoi-ap-tam-thu-ve-chuong-trinh-hien-phap.html#more)
HẾT.