|
ĐẠI ĐẠO TAM KỲ PHỔ ĐỘ |
VI BẰNG
Tóm lược cuộc họp 14/96.
Chủ đề: BA HỘI LẬP QUYỀN VẠN LINH.
Bài thảo luận: Bài số 2. Đàn cơ ngày 12-2-1933
(29-12-Quí Dậu) tại Phạm Môn, Tây Ninh (Thánh Ngôn Hiệp Tuyển Q 2): Đại Từ Phụ trở pháp, Ngọc Hư Cung chuyển pháp, sửa cải Pháp Chơn Truyền.
1/- Thời gian và thành phần tham dự.
1.1/- Thời gian
Lúc
19g30, thứ Hai ngày 18/01 Tân sửu (DL: 01/03/2021).
1.2/- Tham dự:
Trưởng Ban Chấp Hành CTS Võ Văn Quang.
Ban Kiểm Soát Luật
CTS Nguyễn Hữu Khanh
Người điều hành: Trần Quốc Tiến.
Các
thành viên: Chánh Trị Sự Võ Văn Lực, Chánh Trị Sự Nguyễn Thị Hương, Chánh Trị
Sự Lương Thị Nở, Phó Trị Sự Lê Văn Một, Thông Sự Nguyễn Thị Thu Hà (Ngân Hà),
Huỳnh On (Quan Minh), Dương Xuân Lương (John Tùng), Ngọc Bích, Trương Văn Mai,
Võ Lệ Dung (Mari Dung, Nguyễn Thị Vân, Nguyễn Hồng Phượng (Mãi Mãi).
2/-
Thông qua Vi bằng cuộc họp 13/96.
-Thông
qua Vi bằng 13/96
3/- Chia sẻ Đạo sự các địa phương
- Các
thành viên HTE đồng ý cố gắng mua bảo hiểm cho bản thân và gia đình. Đây là sự
tiến bộ của xã hội về phương diện; thể hiện sự tương thân tương ái, người không
bị bênh chia sẻ khó khăn với người bị bệnh, về sự phòng xa khi mình có bị bệnh
cũng giảm gánh nặng tài chánh cho gia đình và đồng đạo. Ngoại trừ Trưởng Ban
Chấp Hành và CTS Nguyễn Thị Hương (HTE ĐĐTKPĐ tôn trọng sự riêng tư của cá
nhân).
- HTE
Cử một đại diện và thành viên tham dự lớp học giáo lý do TT Mountain View tổ
chức. Học vào lúc 8 giờ đến 9 giờ sáng thứ hai hàng tuần (giờ VN).
- Đại
diện HTE: CTS Trần Quốc Tiến. Các thành
viên khác CTS Lương Thị Nở, TS Nguyễn Thị Thu Hà, Nguyễn Thị Chợ, Nguyễn Hồng
Phượng
4/- Phân tích bài số 2.
Phải hiểu bối
cảnh lịch sử đạo taị thời điểm bài thánh giáo ra đời mới hiểu được phần nào ý
tứ sâu xa trong đó.
/- Năm 1930
lập ra Sáu Đạo Nghị Định, ấn định quyền hành chức sắc trong hành chánh, lập ra
các cấp hành chánh.
/- Đức Lý Giáo
Tông ban quyền Giáo Tông phần xác cho Ngài Đầu Sư Thượng Trung Nhựt (Đạo Nghị
Định thứ hai).
/- Ban Hành
Pháp Chánh Truyền Chú Giải tháng 4-1931.
/- Hội Nhơn
Sanh nhóm lần đầu tiên tháng 11-1931.
/- Đức Chí Tôn
dạy về ý nghĩa của Ba Hội Lập Quyền Vạn Linh, tháng 12-1931.
/- Kinh Thiên
Đạo và Thế Đạo có năm ẤT HỢI 1935
/- Các chi phái tách ra khỏi Tòa Thánh Tây Ninh
và một số chức sắc Hiệp Thiên Đài cũng không trọn tin vào Quyền Chí Tôn tại thế
trong cơ trở pháp và chuyển pháp.
Chia ra làm 2 phần: một: Bà Bát Nương; hai: Bà
Lục Nương.
4.1/ Phần một
Bà Bát Nương Diêu Trì Cung.
Phần nầy có
hai phần văn vần và văn xuôi.
Phần văn vần:
Mầng
nhau vì thấy giúp nên nhau,
Mầng Đạo từ
đây đẹp vẻ màu.
Mầng xác chí
linh thêm mãnh lực,
Mầng thần
chơn-lý đặng danh cao.
Mầng
duyên nhân loại đường tu vững,
Mầng
phước nguyên-hồn chẳng chút hao.
Mầng
Đạo từ nay nâng thế giới,
Mầng
nền chánh-giáo trở thanh-cao.
Về hình thức.
Đây là bài Đường thi. Đường thi là thể thơ hoàn chỉnh vào đời nhà Đường (Trung
Hoa). Đường thi có hai loại thất ngôn bát cú (bảy chữ tám câu) và thất ngôn tứ
tuyệt (bảy chữ 4 câu). Thánh Ngôn Hiệp Tuyển có rất nhiều bài Đường thi.
Một bài thất
ngôn bát cú luôn luôn có 4 phần: đề, thực (hay trạng), luận và kết. Bố cục bài
Đường thi như là một bức tranh bằng chữ khi tả cảnh, tả tình, vịnh sử hay trình
bày một vấn đề…
Câu 1&2: gọi
là đề. Câu một là phá đề (hay mở bài) phát họa bối cảnh hay khung cảnh. Câu hai
là thừa đề, nối ý câu phá đề để xác định sự việc hay tình huống.
Câu 3&4:
gọi là thực hay trạng. Đây là phần giải thích hay làm rõ đầu bài. Nghĩa là chọn
điểm nhấn cho cảnh vật hay điểm uốn của hoàn cảnh, sự tình ra giải bày hay công
đức của nhân vật… (tự thân toát ra). Thực là thực chất, thực sự, trạng thái
thật sự, thực trạng.
Câu 5&6: gọi
là luận. Là bàn bạc việc của đầu bài như thế nào; cảnh dó xinh đẹp thế nào, nếu
là tình tự thì cung bậc cảm xúc, nhân vật lịch sử thì đáng khen hay đáng chê
trách hoặc so sánh với cảnh khác, người khác, việc khác theo đạo lý, luân lý,
lịch sử. Luận là bàn luận với một chủ thể khác một hoàn cảnh khác, một khúc
quanh khác. Nếu là một nhân vật cũng có thể là bàn luận về chính nhân vật đó
trong khúc quanh nhân vật đo thăng hoa hay sa ngã.
Câu 7&8:
gọi là kết. Tóm lại ý nghĩa cả bài, thể hiện sự cảm nhận về tác dụng và ý nghĩa
của nó với cá nhân hay xã hội trong hiện tại lẫn tương lai…
Bài Thánh ngôn
của Bà Bát Nương là thất ngôn bát cú. hai chữ đầu tiên (Mừng nhau) là đều là
vần bằng nên là bài luật bằng, vần bằng.
Về nội dung. Muốn
hiểu đúng nội dung phải nhờ vào đoạn văn xuôi bên dưới.
Câu 1&2: Mầng nhau vì thấy giúp nên nhau,
Mầng Đạo từ đây đẹp vẻ màu.
Câu 1: phá đề
hay mở bài. Cho biết mừng nhau vì có sự giúp nhau, đến câu 2 mới nói rõ mừng việc
đạo. Đạo có Hiệp Thiên và Cửu Trùng hỗ trợ nhau để làm nên cho đài mình và giúp
nhau. Cá nhân giúp cá nhân, cá nhân giúp cho đài mình, hai đài giúp nhau. Đạo
Cao Đài hữu hình đi liền với vô vi nên cũng bao hàm ý rằng các Đấng phò trợ cho
nhân sự hành đạo. Gắn hai câu nầy vào hoàn cảnh đạo lúc đó (1933) là Thầy đã
dạy về Ba Hội Lập Quyền Vạn Linh và Đức Quyền Giáo Tông Thượng Trung Nhựt sắp
đăng tiên để Đức Hộ Pháp cầm quyền Chí Tôn tại thế xây dựng thể pháp căn bản
cho nền đạo.
Đặc biệt là
sắp ban cho TÂN KINH CHUYỂN PHÁP (Kinh Thiên Đạo và Thế Đạo). Chuyển Sinh Lão
Bịnh Tử thời nhị kỳ phổ độ sang Luân Chuyển Hóa Sanh của tam kỳ. Chuyển pháp
của thời Nhị Kỳ sang tùng thị Pháp điều Tam Kỳ Phổ Độ tất đắc giải thoát. Pháp
điều của Tam Kỳ Phổ Độ là gì? Lòng sớ Tân Cố và Tuần cửu viết: Tùng thị pháp điều Tam Kỳ Phổ Độ lập công
bồi đức…. Đức Hộ Pháp dạy: lập công, lập đức và lập ngôn (tam lập). Tam lập
là Tam diệu tam bồ đề.
Các Đấng thọ
lịnh Bát Quái Đài sắp sửa ban kinh cho Đại-Đạo Tam-Kỳ Phổ-Độ (1935).
Pháp Chánh
Truyền chú giải phẩm Chưởng pháp: "Chính
Thầy đã giáng cơ nói: Ngọc Hư Cung bác luật, Lôi Âm Tự phá cổ; ấy vậy Cựu Luật
thì Ngọc Hư Cung đã biếm bác, còn Cổ Pháp thì Lôi Âm Tự đã phá tiêu, vậy thì
ngày nay Cựu Luật và Cổ Pháp chẳng còn ý vị chi hết. Những bực tu hành mà tưởng
lầm phải tùng Cựu Luật hay là Cổ Pháp thì trái hẳn với Thiên Điều của
ĐĐTKPĐ thể Thiên hành chánh.
Cựu luật đã
chuyển sang Tân Luật (1927).
Cổ pháp đã phá
tiêu nên ban TÂN PHÁP là Pháp Chánh Truyền, ban Kinh Thiên Đạo và Thế Đạo là
chuyển pháp trọn vẹn. Bởi vì không có Tân Kinh thì Cửu Trùng Đài không có pháp
để đem ơn phước của Bát Quái Đài đến cho nhơn sanh, ấy là Cửu Trùng Đài yểm
quyền Bát Quái Đài (xem PCTCG phần Chánh Phối Sư).
Chú ý về thời
gian: bài thi dạy vào ngày 29 tháng chạp (không có ngày 30) nên là ngày cuối
cùng của năm Quí Dậu (1933), theo phong tục của Việt Nam đó là ngày sum họp,
ngày vui để mừng năm đã qua và đón mừng năm mới. Theo luật đạo là ngày rước Chư
Thần Thánh Tiên Phật dáo tân niên và đàn cơ thường diễn ra vào ban đêm. Vậy thì
có nhiều khả năng bài thánh ngôn này là đêm giao thừa.
Câu: Em an dạ, từ đây đã quan-kiến sự kết-cuộc
của Chí-Tôn đã định trước... thể hiện Bà đã được Đức Chí Tôn dạy rõ về cách
lập pháp và trở pháp trong nền đạo từ A đến Z.
Câu 3&4: Mầng xác chí linh thêm mãnh lực,
Mầng thần chơn-lý đặng danh cao
Xác chí linh: Cửu Trùng Đài được thêm sức mạnh,
bởi vì đến năm 1935 thì các Đấng ban cho Kinh Thiên Đạo và Thế Đạo cho Cửu
Trùng Đài có phương tiện hành pháp.
Thần chân lý là: Hiệp Thiên Đài làm cho tỏ rạng
mối chơn truyền.
Cặp thực hay trạng là điểm nhấn tự thân hai đài
toát ra
Câu 5&6: Mầng duyên nhân loại đường tu vững,
Mầng phước
nguyên-hồn chẳng chút hao.
Hiệp Thiên và Cửu Trùng làm tròn phận sự: Giáo
hóa và luật pháp giúp cho nhân loại êm bước trên đường tu và các bậc nguyên
nhân làm tròn sứ mạng khi lãnh lịnh Đức Chí Tôn khi đến thế gian khai sang mối
đạo.
Cặp luận là bàn rộng ra bối cảnh bên ngoài.
Câu 7&8: Mầng Đạo từ nay nâng thế giới,
Mầng nền chánh-giáo trở thanh-cao.
Theo sự trở pháp của Đức Chí Tôn thì Cửu Trùng
Đài sẽ cầm số mạng của nhơn loại và có Phước Thiện (của Hiệp Thiên Đài) trợ
giúp để nền đạo tự lực tự cường, mới tự chủ theo triết lý Quốc Đạo.
Trong sự quan kiến của Bà Bát Nương thì nhờ sự
trở pháp nền đạo có đủ tài mguyên và môi trường để xây dựng nền văn minh mới.
4.2/-
Lục Nương Diêu Trì Cung.
Phần của Bà
Lục Nương có bài văn xuôi trước sau đó mới có bài thi. Bài thi là của Đức Phật
Mẫu mà Bà thuật lại, Bà cũng cho biết thêm cả Cung Diêu Trì đều đổ lụy nghĩa là
có rất nhiều Đấng góp phần vào đàn cơ nầy. Cũng như Đức Quan Âm cậy bà báo tin
cho hai vị khác.
Phần văn xuôi
có đề cập đến: Cả Thiên-thơ hủy phá,
sửa-cải Pháp Chơn-Truyền. Vậy Pháp Chơn Truyền là gì? Thiển nghĩ
Pháp Chơn Truyền có trong thiên thơ như Hành Chánh Đạo, Chánh Trị Đạo, Phước
Thiện… và nhiều cơ quan khác xuất phát từ thiên thơ… mà Đức Hộ Pháp đã báo
trước vào năm 1951 khi trả lời Ngài Truyền Trạng Phạm Ngọc Trấn, Chơn Nhơn
Trịnh Phong Cương và Hội Thánh đăng lại trong Bán Nguyệt San Thông Tin số 77
(10-06-1973).
Pháp Chơn Truyền
là một tập hợp lớn, Pháp Chánh Truyền là một tập hơp con (một phần) của Pháp
Chơn Truyền. Pháp Chánh Truyền thiên về hành chánh tôn giáo cấm sửa đổi còn Pháp
Chơn Truyền đã được Chí Tôn cải sửa. Chơn truyền của thời Nhị Kỳ Phổ Độ khác
với chơn truyền buổi Tam Kỳ Phổ Độ. Kinh Đại Tường 1935: Hỗn Ngươn Thiên dưới quyền Giáo chủ, Di Lặc đương thâu thủ phổ duyên.
Tái sanh sửa dổi chơn truyền, Khai cơ tận độ cửu tuyền diệt vong…
Trở pháp và
chuyển pháp đi liền nhau, Có trở pháp mới có chuyển pháp trong Đại-Đao Tam-Kỳ
Phổ-Độ cũng như trong cả thời Nhị Kỳ Phổ Độ và Tam Kỳ Phổ Độ. Bài nầy chúng ta
chú trọng đến sự trở pháp và chuyển pháp trong nền đạo.
(Lưu ý rằng
trong Pháp Chánh Truyền Chú Giải phần Chánh Phối Sư Đức Lý Giáo Tông có nhắc
đến Hội Thánh Chơn Truyền: Mừng thay cho nhơn loại chút ít rồi. Hội Thánh Chơn
Truyền Tân Pháp đã đạt đặng như…..).
Bài thi:
Vú mẹ chưa lìa đám trẻ con,
Độ sanh chưa rõ phận vuông tròn.
Quyền cao Ngự-Mã là vinh bấy,
Phận mỏng Hiệp-Thiên biết giữ còn.
Lợt điểm Thánh tâm trần-tục khảo,
Vẻ tươi bợn thế nét dò-đon.
Thà xưa ví bẵng nay gìn vậy,
Lòng mẹ
ngại-ngùng con hởi con!
Về hình thức đây là bài thi Đường. Hai chữ đầu tiên đều là vần trắc nên
luật trắc và vần trắc.
Bên trên có câu: Em an dạ, từ
đây đã quan-kiến sự kết-cuộc của Chí-Tôn đã định trước…. là các Đấng
đã nhìn thấy tiền đồ tốt đẹp của đạo do trở pháp. Trong cuộc vận hành để trở pháp sẽ có nhiều con cái của Phật Mẫu
không hiểu, không theo kịp sự biến chuyển của trở pháp mà sanh ra nghịc lẫn
nhau rồi dẫn đến lập ra chi phái.
Bài thi trên của bà
Bát Nương vui mừng chung cho nền đạo thì bài thi của Phật Mẫu là cả một sự xót
xa riêng cho con cái của người. Bài trên là mừng vui còn bài của Phật Mẫu là
lời than thống thiết ai bi cho số phận những con cái không đủ may duyên để
hiểu. Bà Lục Nương thố lộ: nhưng vì cái mừng ấy mà làm cho Người đổ-lụy
ngâm bài than.
Câu 1&2: Vú
mẹ chưa lìa đám trẻ con,
Độ sanh chưa rõ phận vuông tròn.
Chí Tôn giao cho Phật Mẫu độ rỗi con cái của Ngài mà Phật Mẫu dạy dỗ
chưa đặng bao lâu, chưa được thỏa lòng thì có sự trở pháp. Chư Thần Thánh Tiên
Phật còn ngạc nhiên thì con cái của Người khó lòng mà hiểu đặng bổn phận, khó
lòng mà biết được sự chuyển pháp ấy có ý nghĩa như thế nào trên bước đường phổ
độ chúng sanh. Chữ độ sanh trong câu 2 là độ cả chúng sanh trong khi sống và
khi chết. Như câu kinh Tùng theo Chơn pháp độ lần chúng sanh.
Câu 3&4: Quyền
cao Ngự-Mã là vinh bấy,
Phận mỏng Hiệp-Thiên biết giữ còn.
Trong khi trở pháp Đức Hộ Pháp sẽ nắm Quyền Chí Tôn tại thế nên rất
nhiều con cái của Phật Mẫu không hiểu và không trọn tin gây ra sự ngang trái
cho chính mình và cho nền đạo. Sau khi Đức Quyền Giáo Tông đăng tiên thì hơn
một nữa số nhân sự và Thánh Thất tách ra lập chi phái. Nhiều vị chức sắc cao
cấp của Hiệp Thiên Đài cũng không trọn tin vào Đức Hộ Pháp.
Câu 5&6: Lợt
điểm Thánh tâm trần-tục khảo,
Vẻ tươi bợn thế nét dò-đon.
Trong việc trở pháp phải giữ thánh tâm là ý chí thanh cao, nhìn vào đại
nghiêp đạo còn như so bì địa vị đắn đo quyền lợi riêng tư của bản thân hay gia
đình sẽ bị trần tục kéo đi ra khỏi đường đạo. Nhưng mấy ai can đảm thú nhận sự
thật là do sự so hơn tính thiệt về quyền lợi, địa vị của bản thân hay của gia
đình, sự chọn lựa con đường phế đời hành đạo hay chùng bước hành đạo để lo cho
đạo nhơn luân rồi dùng những lý do khác để che dấu sự thật hầu biện minh cho
việc xa rời chánh giáo trong thời chuyển pháp.
Câu 7&8: Thà
xưa ví bẵng nay gìn vậy,
Lòng mẹ
ngại-ngùng con hởi con!
Sự thử thách quá khắc nghiệt, Phật Mẫu đã thấy tiền trình của nhiều con
cái bị khảo đến nước phải than thở như thế. Đoạn văn xuôi bên dưới cho biết
thêm không phải chỉ mình Mẹ khóc mà cả Cung Diêu Trì đều đổ lụy.
Nhị Ca trong bài là Đức Hộ Pháp. Đức Hộ Pháp nắm thiên điều tại thế nên
Bà muốn Đức Hộ Pháp hiểu lòng Phật Mẫu hiểu lòng cả Cung Diêu Trì mà xoay sở
trong cơ trở pháp.
Chính Đức Chí Tôn cũng than rằng:
Con khổ mà Cha
sướng đặng nào,
Ai từng cắt
ruột lại không đau.
Chia quyền
những sợ quyền chia lại,
Muốn liệng cho
xa mảnh đế bào.
Tóm lại bài thi là tâm tình thương yêu của người Mẹ thiêng liêng dối
với con cái trong buổi chuyển pháp rất khó khăn. Nước mắt của Mẹ lăn dài nhưng
kết cuộc cũng sẽ tốt đẹp.
5/- Kết thúc cuộc họp lúc 22 giờ.
Viết tóm lược: Thư ký Nguyễn Hồng Phượng.
Công nhận Vi bằng.
Ban Kiểm Soát Luật. |
Trưởng Ban Chấp Hành. |
NGUYÊN VĂN BÀI THÁNH NGÔN.
Bài số 2.
Tây Ninh (Phạm-Môn) 12 Février 1933
(29-12 Quí-Dậu)
BÁT NƯƠNG
Mầng nhau vì thấy giúp nên nhau,
Mầng Đạo từ đây đẹp vẻ màu.
Mầng xác chí-linh thêm mãnh-lực,
Mầng thần chơn-lý đặng danh cao.
Mầng duyên nhân-loại đường tu vững,
Mầng phước nguyên-hồn chẳng chút hao.
Mầng Đạo từ nay nâng thế-giới,
Mầng nền chánh-giáo trở thanh-cao.
Em an dạ, từ đây đã quan-kiến sự kết-cuộc của
Chí-Tôn đã định trước. Em nhớ lại, khi Ngọc-Hư định cho Hiệp-Thiên-Đài cầm
số-mạng nhơn-sanh, lập thành chánh-giáo, thì Đại-Từ-Phụ lại trở pháp, giao
quyền ấy cho Cửu-Trùng-Đài. Cả Ngọc-Hư Chư Thần, Thánh, Tiên, Phật đều
ngạc-nhiên sự lạ. Đại-Từ-Phụ phổ-giáo rằng: Hay, hay không lẽ để phận hèn,
ngày sau sẽ rõ thánh-ý Người quyết liệu.
LỤC NƯƠNG DIÊU TRÌ CUNG
Em chào mấy anh, em đương ở Ngự Quan-Cung,
Bát-Nương đến cho hay rằng mấy anh đương ngưỡng nghĩa, nên vội-vã đến hầu. Khi
mơi nầy em đặng tin lành: Ngọc-Hư lo chuyển pháp. Cả Thiên-thơ hủy phá, sửa-cải
pháp chơn-truyền. Chư Thần, Thánh, Tiên, Phật vui mừng chẳng xiết, Diêu-Trì
Từ-Mẫu đẹp dạ không cùng, nhưng vì cái mừng ấy mà làm cho Người đổ-lụy ngâm
bài than nầy:
Vú mẹ chưa lìa đám trẻ con,
Độ sanh chưa rõ phận vuông tròn.
Quyền cao Ngự-Mã là vinh bấy,
Phận mỏng Hiệp-Thiên biết giữ còn.
Lợt điểm Thánh tâm trần-tục khảo,
Vẻ tươi bợn thế nét dò-đon.
Thà xưa ví bẵng nay gìn vậy,
Lòng mẹ ngại-ngùng con hởi con!
Nhị-Ca ôi! Bài thi làm cho cả cung Diêu-Trì đều
đổ lụy. Mấy anh nên lấy nó làm phép hằng tâm, thì bước vinh-diệu thiêng-liêng
không lạc nẻo. Anh Qu... Th..., lịnh
Quan-Âm dạy anh ẩn-nhẫn, đợi Người lo giúp.
Thăng
(Hết)