Thảo luận bài số 1: Đức Chí Tôn dạy về Ba Hội Lập Quyền Vạn Linh tháng 12 năm 1931.
|
ĐẠI ĐẠO TAM KỲ PHỔ ĐỘ |
VI BẰNG
Tóm lược cuộc họp 13/96.
Đề Tài: THẢO LUẬN BÀI ĐỨC CHÍ TÔN DẠY VỀ BA HỘI
LẬP QUYỀN VẠN LINH.
1/- Thời gian và thành phần tham dự.
1.1/- Thời gian.
Lúc
19g30, thứ Hai ngày 20/12/Canh Tý (DL: 01/02/2021).
1.2/- Tham dự:
Trưởng Ban Chấp Hành CTS Võ Văn Quang.
Ban Kiểm Soát Luật
CTS Trần Quốc Tiến.
Người điều hành: Trần Quốc Tiến.
Các thành viên: Chánh Trị Sự Võ Văn Lực, Chánh
Trị Sự Nguyễn Thị Hương, Chánh Trị Sự Lương Thị Nở, Phó Trị Sự Lê Văn Một,
Thông Sự Nguyễn Thị Thu Hà (Ngân Hà), Huỳnh On (Quan Minh), Dương Xuân Lương
(John Tùng), Nguyễn Ngọc Bích, Trương Văn Mai, Võ Lệ Dung (Mari Dung), Phan
Thùy Linh, Đoàn Thị Xuân, Nguyễn Thị Vân, Ngu, Nguyễn Hồng Phượng (Mãi Mãi).
2/- Thông qua Vi bằng cuộc họp 12/96.
-Thông
qua Vi bằng 12/96
4/- Phân tích thêm bài Thầy dạy về BA HỘI LẬP
QUYỀN VẠN LINH.
4.1/- Quyền vạn linh là gì?
- Quyền
vạn linh là quyền của cả ba hội, Hội Nhơn Sanh, Hội Hội Thánh và Thượng Hội. Ba
hội nầy đi tuần tự từ bên dưới lên. Ba hội thuộc về Chánh Trị Đạo (15 phẩm được
Pháp Chánh Truyền ban Dây Sắc Lịnh thuộc về Hành chánh nên không áp dụng vào ba
hội: Chánh trị đạo).
Luu ý rằng 02 phẩm Giáo Tông và Hộ Pháp cùng
tham dự Thượng Hội nhưng không bàn thảo hay bỏ phiếu; mà khi Thượng Hội đã biểu
quyết xong xuôi các vấn đề từ Hội Nhơn Sanh và Hội Thánh dâng lên thì hai vị nhận
kết quả từ Thượng Hội và đem vào đại điện để biểu quyết.
4.2/- Thiệt tướng của đạo là sao?
Thầy đã dạy rất rõ ràng: …ngày nào quyền-lực
Chí-Tôn đặng hiệp một cùng Vạn-linh thì Đạo mới ra thiệt-tướng.
Nghĩa là phải thi hành đúng theo Luật Ba Hội
Lập Quyền Vạn Linh, hàng năm phải có sự hội họp, bàn định của Ba Hội Lập Quyền
và dâng lên cho Quyền Chí Tôn tại thế xem xét. Nếu cả hai quyền ấy phù hợp
nhau, thì nền đạo mới đi đúng hướng: Tự do trong đạo đức và dân chủ có nhân
quyền.
Ba Hội Lập Quyền Vạn Linh là Chánh Trị Đạo đóng
vai trò viết kế hoạch, chương trình (kịch bản). Hội Thánh tổ chức thực hiện các
điều đã thống nhất (Hành Chánh Tôn Giáo).
Thầy lập pháp cho Đại Đạo Tam Kỳ Phổ Độ là lập
quyền cho nhân loại. Trong nhân loại thì phần đông là dân, cho nên Thầy lấy dân
làm gốc; trong tôn giáo thì lấy Tín Đồ làm gốc nên bắt đầu từ Hội Nhơn Sanh.
Hội Nhơn Sanh mở trước khi có luật là có phải
là hàm ý của Thầy muốn dạy rằng: Do ý chí, nguyện vọng của Nhơn Sanh mà làm ra
luật??? Luật phải phục vụ cho sự tấn hóa của nhơn sanh.
4.3/- Đạo Cao Đài có Quyền Vạn Linh chứ không
có Hội Vạn Linh.
- Đức Hộ
Pháp dạy không có Hội Vạn Linh chỉ có Quyền Vạn Linh mà thôi.
Quyền Vạn Linh là quyền của cả ba hội: Hội Nhơn
Sanh, Hội Hội Thánh và Thượng Hội, ba hội hội riêng với nhau và có thể thức
riêng. Ba hội đi từ dưới lên.
Còn Hội Vạn Linh của Q Đầu Sư (Ngọc Trang Thanh
“Lê Bá Trang” và Thượng Tương Thanh “Nguyễn Ngọc Tương”) tổ chức là đem cả Nhơn
sanh, Chức sắc… vào ngồi hội với nhau là không theo luật nào của đạo hết.
4.4/- Tại sao Thái Bạch hằng giận các con?
Bởi vì khi Đức Lý Giáo Tông và Đức Hộ Pháp hiệp
nhau (là Quyền Chí Tôn) ra lịnh mà môn đệ còn khi lịnh và xem rẻ rúng nên Ngài
giận.
Qua đây chúng ta thấy cái giận của Trời Phật là
do thương nên giận như bài thi Đức Chí Tôn dạy:
Trời hằng
thương mến lủ nhơn sanh,
Giận nổi cưu cưu ở bạc tình.
Ép chí sợ trôi, trôi khó níu,
Thương thì để dạ dụng oai linh.
Lưu ý khi Đức Hộ Pháp cầm Quyền Chưởng Quản Nhị
Hữu Hình Đài Hiệp Thiên và Cửu Trùng ra Huấn Lịnh, Thánh Lịnh… thì những mạng lịnh
đó không quyền nào trong đạo được cải sửa.
4.5/- Tòa Tam Giáo Nữ Phái là sao?
Tân luật chương
VII, điều
Điều Thứ
Ba Mươi:
Tòa Tam Giáo
có Đức Giáo Tông làm đầu. Ba vị Chưởng Pháp nghị án. Vị Đầu Sư phái mình về
phần dâng biểu buộc tội. Một chức sắc Hiệp Thiên Đài làm trạng sư.
Như vậy khi Đầu Sư phái Nữ dâng biểu buộc tội
nhân sự bên phái Nữ thì gọi là Tòa Tam Giáo Nữ Phái.
Theo Pháp Chánh Truyền khi Tòa Tam Giáo Cửu
Trùng Đài xử xong mà bị cáo còn uất ức thì lên Tòa Tam Giáo Hiệp Thiên Đài;
Hiệp Thiên Đài xử xong mà còn uất ức nữa thì dâng lên cho Hộ Pháp để đưa lên
Tòa Tam Giáo Thiêng Liêng (Bát Quái Đài).
5/- Cách dạy của Đức Chí Tôn: Thực hành đi
trước, sau đó hoàn chỉnh luật lệ.
5.1/- Tra cứu đạo sử về Ba
Hội Lập Quyền Vạn Linh:
- Hội Nhơn Sanh
nhóm ngày 15-10- Tân Vì (24-11-1931).
- Hội Thánh nhóm
ngày 16-18/ 11- Tân Vì (24- 26/ 12-1931).
- Thượng Hội nhóm ngày
27-28-29/ 11- Tân Vì (04-05-06/01-1932).
5.2/- Thầy dạy về Ba Hội Lập
Quyền Vạn Linh ngày 23-12-1931.
5.3/-
Ngày
22-01-Nhâm Thân (1932) Đức Quyền Giáo Tông Thượng Trung Nhựt và Đức Hộ Pháp ký
ban hành Nội Luật Thượng Hội.
5.4/-
Ngày
16-11-Giáp Tuất (22-12-1934) Đức Hộ Pháp Hộ Pháp Chưởng Quản Nhị Hữu Hình Đài
Hiệp Thiên và Cửu Trùng ký ban hành 03 luật: Luật Lệ Chung Các Hội; Nội Luật
Hội Nhơn Sanh; Nội Luật Hội Thánh. (Theo bản in: Thái Hoà Ấn Quán Long Thành-
Tây Ninh. Bính Tý Niên 1936).
Đối chiếu 5.1 & 5.2
chúng ta thấy Thầy dạy mở Hội Nhơn Sanh trước sau đó mới dạy về ý nghĩa của Ba
Hội. Sau đó nữa mới có luật về ba hội.
***: Trường hợp
Tân Luật.
Thánh Ngôn Hiệp Tuyển Q 1:
Ngày 18-5-Bính Dần
(27-6-1926) Thầy dạy: … Lịch, Tân Luật
con lập, có Thầy giáng đủ lễ hét, vậy con truyền cho Chư Môn đệ, đặng chúng nó
y theo đó mà hành lễ…
Ngày 15-9-Bính Dần
(24-10-1926) tại Phước Linh Tự, Thầy dạy: Vì
Tân Luật chưa ra nên THẦY phải giải…
Ngày 15-9-Bính Dần (Khai đàn
tại nhà Mr Hồ Quang Châu và Phan Thị Lân) Thầy dạy: … Đạo Quang, con cứ khai dàn cho chúng nó, và chỉ cách thờ Thầy theo Tân
Luật, cần chi chúng nó phải cầu đạo, vốn là môn đệ của Thầy rồi…
Thời gian thành lập Tân
Luật.
Ngày 13-12-Bính Dần
(16-12-1927) Phối Sư Tam Giáo mới dâng luật cho Chưởng Pháp. Chưởng Pháp xem
xét trong một tháng rồi cầu mà xin sửa luật… Đến 1-6-1927 Tân Luật mới ban
hành.
Như vậy cách thức Thầy dạy
lập Tân Luật cũng giống như cách Thầy dạy lập Ba Hội Lập Quyền Vạn Linh: Thi
hành trước một số việc sau đó mới hoàn chỉnh về luật pháp.
6/- Kết thúc cuộc họp lúc 22 giờ.
Viết tóm lược: Thư ký Nguyễn Hồng Phượng.
Công nhận Vi bằng.
Ban
Kiểm Soát Luật. |
Trưởng
Ban Chấp Hành. |
Bài số 1:
THÁNH NGÔN CỦA ĐỨC CHÍ TÔN.
Tây-Ninh (Thảo-xá Hiền-Cung), ngày 23 Décembre
1931.
Thầy, các con
Thầy lấy làm vui được gặp các con đủ mặt
ngày-nay mà hầu Thầy.
Các con nghe lời dặn cần-yếu nầy, mà làm
phận-sự các con cho vẹn vẻ cùng Thái-Bạch.
Các con phải nhớ rằng toàn Thế-giới Càn-khôn,
chỉnh có hai quyền: trên là quyền-hành Chí-Tôn của Thầy, dưới là quyền-hành của
sanh-chúng. Thầy đã lập hình-thể hữu-vi của Thầy, nghĩa là Hội-Thánh của
Đại-Đạo ngày nay rồi thì Thầy cũng phải ban quyền-hành trọn-vẹn của Thầy cho
hình-thể ấy, đặng đủ phương tận-độ chúng-sanh, còn các con cả thảy đều đứng vào
hàng sanh-chúng, dưới quyền-hành chuyển thế của đời, nghĩa là toàn nhơn-loại
đồng quyền cùng Thầy, mà tạo-hóa vạn-linh vốn là con-cái của Thầy, vậy thì
vạn-linh cũng có thể đoạt-vị vào hàng Thần, Thánh, Tiên, Phật đặng.
Trong quyền-hành ấy có nhiều đẳng-cấp, nên khỏi
phải chịu phẩm Người: ấy vậy Người là chủ-quyền của vạn-linh. Thầy nói rõ:
quyền Chí-Tôn là Thầy, quyền Vạn-linh là sanh-chúng, ngày nào quyền-lực
Chí-Tôn đặng hiệp một cùng Vạn-linh thì Đạo mới ra thiệt-tướng. Thầy đã
ban quyền-hành Chí-Tôn của Thầy cho hai đứa làm đầu Hội-Thánh là Giáo-Tông cùng
Hộ-Pháp. Vậy thì quyền-hành Chí-Tôn của Thầy đặng trọn-vẹn khi Giáo-Tông cùng
Hộ-Pháp hiệp một. Còn cả nhơn-loại thì là quyền lực Vạn-linh. Quyền-hành
Chí-Tôn của Thầy, duy có quyền-hành Vạn-linh đối-phó mà thôi.
Thái-Bạch hằng giận các con rằng: mọi điều chi
nó đã hiệp đồng cùng Hộ-Pháp mà ban-hành, thì các con lại còn khi lịnh mà xem
rẻ-rúng. Vậy thì từ đây hễ có mạng-lịnh chi đã đủ hai đứa nó hạ-truyền thì các
con phải hội đủ nhơn-sanh Hội-Thánh và Thượng-Hội mà xét nét cho cặn-kẽ phân-minh,
đặng thi hành phận-sự.
Thái-Bạch đã hứa cùng Thầy rằng, qua ngày Tòa
Tam-Giáo nữ-phái rồi, thì nó sẽ phong Thánh thêm nữa, Các con rán mà chìu theo
lòng nó nghe.
Thầy ban ơn cho các con.
Thăng