Trang

Thứ Hai, 20 tháng 10, 2014

62. HỒI ĐÁP TÂM THƯ VỀ CHƯƠNG TRÌNH HIẾN PHÁP.



NAM MÔ
CAO ĐÀI TIÊN ÔNG
ĐẠI BỒ TÁT MA HA TÁT.

THƯ HỒI ĐÁP.
Nhị vị chức sắc HTĐ về chương trình Hiến Pháp năm 1928

Kính nhị vị hiền huynh Truyền Trạng Trương Ngọc Nam và Sĩ Tải Phùng Văn Phan.
Chúng tiểu đệ, muội là tín đồ Đại Đạo Tam Kỳ Phổ Độ có thư ngày 10.09.2014 thỉnh giáo quí chức sắc Hiệp Thiên Đài còn hiện tiền về chương trình hiến pháp (CTHP) của Hội Thánh Đại Đạo Tam Kỳ Phổ Độ. Cho đến nay chúng tôi chỉ nhận được sự hồi đáp duy nhất từ hai vị. Chúng tôi xin thành thật hoan nghinh tinh thần trách nhiệm của nhị vị. Trước khi hồi đáp phần nội dung chúng tôi xin nêu đôi điều cơ bản từ chương trình hiến pháp.
I/- NHẬN XÉT CƠ BẢN VỀ CTHP.
1/- CTHP do Đức Lý Giáo Tông dạy ngài Phối Sư Thái Ca Thanh soạn ra và trình cho Hội Thánh. Cho đến ngày nay Hội Thánh không có một văn bản nào hủy bỏ (hay tạm ngưng thi hành) CTHP. Như vậy CTHP có đầy đủ giá trị với người biết tự giác tôn trọng chơn truyền ĐĐTKPĐ.
2/- Ngày 14-07-Mậu Thìn (20-08-1928) ban hành CTHP không có một chi phái nào. Các Ngài: Đạo Quang, Ca, Tương, Trang, Cầu Kho... đều ký trong CTHP rồi sau mới tách thành chi phái.
3/- CTHP như một công thức, như một bản cửu chương mà người đạo phải áp dụng khi có liên quan. Châu tri 15 năm 1931 là MỘT trường hợp áp dụng CTHP điển hình. Người hiểu CTHP chỉ áp dụng trong một giai đoạn... ngày nay không còn giá trị là sai. Là tự phá hoại chơn truyền.
II/- ĐỐI CHIẾU CTHP & CÁCH HIỂU CỦA NHỊ VỊ.
Chúng tôi xin phép nhắc lại câu hỏi:
Văn bản của Khối Nhơn Sanh chưa qua sự kiểm duyệt của Hội Thánh. Do vậy Khối Nhơn Sanh tự xét thấy không có quyền dùng đại tự ĐĐTKPĐ đề trên văn bản, blog hay trang web.
Kính mong quí chức sắc chỉ giáo xem Khối Nhơn Sanh hiểu việc KHÔNG ĐƯỢC PHÉP đề đại tự ĐĐTKPĐ trên văn bản khi chưa được Hội Thánh kiểm duyệt có đúng với chương trình Hiến Pháp hay không?
Nghĩa là chúng tôi hỏi việc cụ thể của KNS. Liên quan đến văn bản, blog hay trang web. Không liên quan đến đối tượng khác; PHẢI nói rõ vậy vì một số người mang Ban Đại Diện ma vào ăn có. 
Sau đây chúng tôi gọi chung kinh sách, bố cáo vân vân là văn bản.
Xin lấy CTHP (Đ. 22,23,24) làm gốc để đối chiếu và nhận xét.
Ðiều thứ 22: -Nghiêm cấm trong Ðạo không ai đặng lấy danh Ðại Ðạo Tam Kỳ Phổ Ðộ và dùng THIÊN ÂN, THIÊN NHÃN mà đề vào bìa Kinh sách, Bố cáo, vân vân... hay là in Thánh Tượng, Kinh sách (bán hoặc phát không) nếu Kinh sách và Thánh Tượng ấy không có trình ban kiểm duyệt xem xét trước và đóng con dấu kiểm duyệt.
1/- Đối chiếu và nhận xét 01:
a)- Nhị vị viết:
...CTHP chỉ áp dụng khi Tòa Thánh Tây Ninh có một số chức sắc thiên phong bất tùng mạng lịnh Hội Thánh tự cầu cơ chấp bút in kinh sách thánh ngôn thánh tượng phổ biến đề ngoài bìa kinh sách thánh ngôn thánh tượng nầy không qua sự kiểm duyệt của Hội Thánh là có ý muốn lập riêng một Hội Thánh hay một phái riêng tại Tòa Thánh Tây Ninh.
...theo các dẫn chứng nêu trên chúng tôi thấy chương trình hiến pháp của hội thánh điều 22 chỉ áp dụng vào giai đoạn loạn đạo do số chức sắc thiên phong tạo nên...
b)- Ý kiến chúng tôi.
b.1/- CTHP áp dụng cho tất cả người đạo và cả người ngoại đạo (điều 23). CTHP có giá trị trong Thất Ức niên vì Hội Thánh không bao giờ dám hủy bỏ CTHP do Đức Lý Giáo Tông dạy lập ra. Đạo sẽ áp dụng để diệt tà quyền vãn hồi bản sắc trong lành của đạo. Châu tri 15 là một trường hợp áp dụng CTHP điển hình.
b.2/- Những nội dung khác trong đoạn trên chúng tôi không chia xẽ nên không tiện nêu nhận xét (vì xa rời câu hỏi chúng tôi nêu ra).
2/- Đối chiếu và nhận xét 02:
a). Nguyên nhân và mục đích nhị vị nêu ra (nguyên văn đính kèm).
b). Đặc biệt chúng tôi hoàn toàn không chia xẽ phần nguyên nhân và mục đích mà nhị vị tự nghĩ ra rồi áp đặc cho CTHP. Điều nầy rất nguy hiểm vì nhị vị tự ý nêu ra nguyên nhân và mục đích CTHP mà chắc gì đã đúng ý của Đức Lý Giáo Tông và Hội Thánh. Nguy hiểm được nhân lên vì hiện nay không có Hội Thánh để thỉnh giáo nên sẽ khiến nhơn sanh lầm tin vào nguyên nhân và mục đích của nhị vị nêu ra. Từ đó làm sai với CTHP (lưu ý là văn bản của nhị vị chưa được Hội Thánh kiểm duyệt).
3/- Đối chiếu và nhận xét 03:
3.1). Nhị vị viết: ...CTHP không có văn bản của Hội Thánh hủy bỏ...
...cũng như không có văn bản nào cấm người tín đồ Cao Đài không được sử dụng danh hiệu ĐĐTKPĐ trên tiêu đề các văn bản thông dụng trong tôn giáo Cao Đài hoặc cho phép thay thế vào danh hiệu khác trên tiêu đề các văn bản thông dụng trong phạm vi tôn giáo.
3.2). Ý kiến chúng tôi.
3.2.1./- Nhị vị xác định CTHP còn giá trị đầy đủ. Đó là văn bản NGHIÊM CẤM rất rõ ràng. Rồi nhị vị viết: ... cũng như không có văn bản nào cấm người tín đồ Cao Đài không được sử dụng danh hiệu ĐĐTKPĐ trên tiêu đề các văn bản thông dụng trong tôn giáo Cao Đài...
Hội Thánh ĐÃ nghiêm cấm đề đại tự ĐĐTKPĐ trên đầu văn bản nếu văn bản đó chưa được Hội Thánh đóng dấu kiểm duyệt rành rành ra đó thì nhị vị viết là không có văn bản cấm.
Nhị vị cần xác định mấy chữ: văn bản thông dụng là gì? và văn bản thông dụng trong phạm vi tôn giáo là gì? Có bao gồm văn bản, blog hay trang web mà chúng tôi nêu ra hay không?
3.2.2/- Thánh Ngôn Hiệp Tuyển.
TNHT Q1 trang 12 (bản in 1973) Thầy dạy:
...THẦY khuyên các con nói đạo hằng nhớ đến danh THẦY./.
Danh Thầy là gì? Một trong những danh hiệu của Thầy là Cao Đài Tiên Ông Đại Bồ Tát Ma Ha Tát. Thầy lấy đó làm câu chú: Nam Mô Cao Đài Tiên Ông Đại Bồ Tát Ma Ha Tát. (TNHT Q 1 trang 10 dòng chót).
Văn bản KNS là nói VIỆC đạo nên đề câu chú của Thầy: NAM MÔ CAO ĐÀI TIÊN ÔNG ĐẠI BỒ TÁT MA HA TÁT trên đầu văn bản để làm phép hằng tâm. Tà quái kinh sợ KNS lấy văn bản Hội Thánh làm gốc và niệm câu chú của Thầy; cho nên chúng RA MẶT công kích với đủ phương diện... nhưng đến giờ nầy KNS vẫn vững mạnh và đã trình diện được những điều chính yếu: ĐĐTKPĐ đang bị các chi phái Cao Đài quốc doanh tiêu diệt. Bản Án Cao Đài và Quyết Nghị ngày 13-12-1978 của chính quyền Tỉnh Tây Ninh là thủ phạm diệt đạo còn Đạo Lịnh 01/1979 là nạn nhân. Đặc biệt là chương trình: ĐẠI HỘI NHƠN SANH.
4/- Đối chiếu và nhận xét 04:
4.1). Nhị vị viết:
Do vậy trong tôn giáo Cao Đài chức sắc, chức việc tín đồ khi có văn bản quan hệ trong phạm vi tôn giáo đề danh hiệu ĐĐTKPĐ trên tiêu đề các văn bản là hợp pháp không qua sự kiểm duyệt của Hội Thánh.
Còn KNS cũng là chức sắc chức việc, tín đồ Cao Đài sử dụng tiêu đề ĐĐTKPĐ trên các văn bản thông dụng trong phạm vi tôn giáo là hợp pháp không vi phạm chương trình hiến pháp 1928.
Tuy nhiên chúng tôi cũng không ngăn cản việc không được phép để đại tự ĐĐTKPĐ trên các văn bản của KNS khi chưa được Hội Thánh kiểm duyệt theo chương trình hiến pháp 1928. Và cũng không khuyến khích đề danh hiệu nào khác trên tiêu đề các văn bản thông dụng trong phạm vi Tôn Giáo Cao Đài Tòa Thánh Tây Ninh.
4.2/- Nhận xét.
Chánh án Tòa Án Tối Cao nước Cộng Hòa Xã Hội Chủ Nghĩa Việt Nam tuyên bố: ...Án dân sự tại Việt Nam xử sao cũng đúng... Còn ĐĐTKPĐ có bản sắc trong lành của nó. Cách trả lời của nhị vị theo kiểu SAO CŨNG ĐÚNG là trái lý đạo. Chúng tôi kết luận:
./- Văn bản của nhị vị chưa được Hội Thánh kiểm duyệt mà nhị vị đề ĐĐTKPĐ trên đầu văn bản là vi phạm vào đ 22 và 24 trong CTHP.
./- KNS theo CTHP nên không có quyền đề đại tự ĐĐTKPĐ trên văn bản. Vì các văn bản KNS chưa được Hội Thánh kiểm duyệt.
./- KNS đề câu chú của Thầy: NAM MÔ CAO ĐÀI TIÊN ÔNG ĐẠI BỒ TÁT MA HA TÁT trên đầu văn bản là làm theo thiên thơ (TNHT) nên không phải chờ ai khuyến khích hay thỉnh giáo ai.
Kính thư.
Việt Nam ngày 25-09-Giáp Ngọ (21-10-2014).
CTS Võ Văn Quang (Củ Chi). (ĐÃ KÝ)
CTS Nguyễn Thị Hương. (ĐÃ KÝ).

Đạo Hữu Dương Xuân Lương. (ĐÃ KÝ).


ĐÍNH KÈM THU THỈNH GIÁO VÀ THƯ TRẢ LỜI.

THƯ THỈNH GIÁO.

NAM MÔ
CAO ĐÀI TIÊN ÔNG
ĐẠI BỒ TÁT MA HA TÁT.

THƯ THỈNH GIÁO.
Về chương trình Hiến Pháp năm 1928

Kính quí chức sắc Hiệp Thiên Đài.
Chúng tiểu đệ, muội là tín đồ Đại Đạo Tam Kỳ Phổ Độ xin thỉnh giáo quí chức sắc Hiệp Thiên Đài còn hiện tiền về chương trình hiến pháp của Hội Thánh Đại Đạo Tam Kỳ Phổ Độ ban hành năm 1928. (Châu tri số 15 của Thượng Đầu Sư Thượng Trung Nhựt nhắc lại để dạy người đạo năm 1931).

CHƯƠNG TRÌNH HIẾN PHÁP

. . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . .

CHƯƠNG THỨ V

Ðiều thứ 22: -Nghiêm cấm trong Ðạo không ai đặng lấy danh Ðại Ðạo Tam Kỳ Phổ Ðộ và dùng THIÊN ÂN, THIÊN NHÃN mà đề vào bìa Kinh sách, Bố cáo, vân vân... hay là in Thánh Tượng, Kinh sách (bán hoặc phát không) nếu Kinh sách và Thánh Tượng ấy không có trình ban kiểm duyệt xem xét trước và đóng con dấu kiểm duyệt.
Ðiều thứ 23: -Ai phạm nhằm hai điều lệ trên đây thì các Kinh sách, Tượng ấy phải đem nạp cho Tổng Lý hủy bỏ. Người có lỗi ấy sẽ giao về Bình Viện phân đoán, chiếu theo điều lệ thứ 9 (Chương III)
Thảng như người ngoại Ðạo mà phạm nhằm điều lệ thứ 22 thì Quản Lý Nội Viện chạy tờ Châu Tri cho Chư Ðạo Hữu các nơi biết, mà không dùng đến Kinh sách, Tượng in sái phép ấy.
Ðiều thứ 24: -Kể từ ngày ban hành "Chương Trình Hiến Pháp" duy có một mình Hội Thánh "Cửu Trùng Ðài" được quyền in Kinh sách, Tượng để hiệu "Ðại Ðạo Tam Kỳ Phổ Ðộ".
@@@
PHÂN TÍCH.
I/- CẤM ĐIỀU GÌ? (Nội dung).
Nghiêm cấm trong Ðạo không ai đặng lấy danh Ðại Ðạo Tam Kỳ Phổ Ðộ và dùng THIÊN ÂN, THIÊN NHÃN mà đề vào bìa Kinh sách, Bố cáo, vân vân... hay là in Thánh Tượng, Kinh sách (bán hoặc phát không) nếu Kinh sách và Thánh Tượng ấy không có trình ban kiểm duyệt xem xét trước và đóng con dấu kiểm duyệt.
II/- CẤM AI? (Đối tượng).
1/- Đối tượng bị cấm dùng đại tự ĐĐTKPĐ:
Toàn thể người đạo.
Bất kể đó là chức sắc (một hay nhiều người; không có mạng lịnh Hội Thánh), tín đồ hay kẻ phản loạn chơn truyền.
2/- Với người đời.
Hội Thánh ra Châu Tri cho người đạo biết và không dùng Kinh sách, Tượng in sái phép ấy.
III/- PHẠM VI CẤM.
Không được lấy đại tự ĐĐTKPĐ, Thiên Ân, Thiên Nhãn: đề vào bìa Kinh sách, Bố cáo, vân vân... hay là in Thánh Tượng, Kinh sách (bán hoặc phát không) nếu Kinh sách và Thánh Tượng ấy không có trình ban kiểm duyệt xem xét trước và đóng con dấu kiểm duyệt.
ÁP DỤNG.
Hiện nay Hội Thánh ĐĐTKPĐ không cầm quyền hành chánh tôn giáo nên Tín đồ được quyền công cử nhau mà cầm giềng mối đạo theo Thánh Lịnh 257 ngày 11-01-Đinh Dậu (10-02-1957) của Đức Hộ Pháp.
Khi công cử nhau cầm giềng mối Đạo là công cử các phẩm: Chánh Trị Sự, Phó Trị Sự, Thông Sự có đầy đủ quyền hành trong Hương Đạo và Ấp Đạo (hành chánh tôn giáo).
Vậy khi được công cử thì các vị nầy nằm trong Pháp Chánh Truyền (Vì quyền của Đức Hộ Pháp do PCT mà có. Đức Hộ Pháp ra Thánh Lịnh 257 nên nó nằm trong PCT và các phẩm được công cử cũng trong PCT).
Các phẩm trên nằm trong Hành Chánh Tôn Giáo nên đủ quyền dùng đại tự ĐĐTKPĐ trong phạm vi hành chánh như: Vi bằng công cử, văn thư của đơn vị hành chánh, dâng sớ khi cúng vía, tang tế sự...
PHẦN KHỐI NHƠN SANH.
Khối Nhơn Sanh là một tập thể gồm chức sắc, chức việc và đạo hữu tự nguyện hiệp đồng nhau để làm sáng tỏ chánh giáo chơn truyền vãn hồi bản sắc trong lành của Đạo trong cơn khảo đảo hiện nay; nói tắc là phục hồi cơ đạo. Nguyên tắc của Khối Nhơn Sanh là lấy văn bản của Hội Thánh làm gốc trong mọi việc.
Khối Nhơn Sanh là sự sáng tạo của nhơn sanh để tranh đấu cho đạo quyền nên không nằm trong Pháp Chánh Truyền mà nằm trong Thiên Thơ (Thánh Ngôn Hiệp Tuyển). Thầy dạy phải biết tranh đấu cùng Thầy... nên Khối Nhơn Sanh học theo đó mà tranh đấu.
Văn bản của Khối Nhơn Sanh chưa qua sự kiểm duyệt của Hội Thánh. Do vậy Khối Nhơn Sanh tự xét thấy không có quyền dùng đại tự ĐĐTKPĐ đề trên văn bản, blog hay trang web.
Kính mong quí chức sắc chỉ giáo xem Khối Nhơn Sanh hiểu việc KHÔNG ĐƯỢC PHÉP đề đại tự ĐĐTKPĐ trên văn bản khi chưa được Hội Thánh kiểm duyệt có đúng với chương trình Hiến Pháp hay không?
Nếu sai thì xin chỉ rõ để chúng tôi góp ý lại với Khối Nhơn Sanh.
Nay kính.

Việt Nam ngày 17-08-Giáp Ngọ
(10-09-2014).

1/- Chánh Trị Sự Võ Văn Quang.............(ĐÃ KÝ)

2/- Chánh Trị Sự Nguyễn Thị Hương...(ĐÃ KÝ)

3.- Đạo Hữu Dương Xuân Lương.....(ĐÃ KÝ)


THƯ TRẢ LỜI CỦA NHỊ VỊ CHỨC SẮC HTĐ

TRANG 1.




TRANG 2



TRANG 3

TRANG 4


...

HẾT.