VOA. 05/04/2017
“Nếu Mỹ và Việt Nam muốn xây dựng mối quan hệ vững mạnh hơn, chính
phủ Việt Nam phải tôn trọng những nhân quyền cơ bản của người dân Việt Nam,” thông
cáo nói tiếp....
...những vấn đề nhân quyền lớn nhất ở Việt Nam là những hạn
chế nghiêm ngặt của chính phủ đối với những quyền chính trị của công dân, “đặc
biệt là quyền của họ được thay đổi chính phủ thông qua những cuộc bầu cử tự do
và công bằng.” Ngoài ra còn có những giới hạn nhắm vào những quyền dân sự của công
dân, bao gồm quyền tự do tụ tập, lập hội và biểu đạt.
Chủ
tịch Ủy ban Đối ngoại Hạ viện Hoa Kỳ chiều 4 tháng 4 đã tổ chức một cuộc gặp riêng
với Đại sứ Hoa Kỳ tại Việt Nam để bàn về tình hình nhân quyền ở quốc gia Đông
Nam Á này.
Trong
cuộc gặp gỡ, Dân biểu Hoa Kỳ Đảng Cộng hòa Ed Royce đến từ bang California, một
trong những nhà lập pháp thường hay lên tiếng về tình hình nhân quyền ở Việt
Nam, đã bàn về sự cần thiết phải có những cải cách nhân quyền nghiêm túc ở Việt
Nam, theo thông cáo báo chí của Ủy ban Đối ngoại Hạ viện về sự kiện này.
“Nếu
Mỹ và Việt Nam muốn xây dựng mối quan hệ vững mạnh hơn, chính phủ Việt Nam phải
tôn trọng những nhân quyền cơ bản của người dân Việt Nam,” thông cáo nói tiếp.
Theo
Báo cáo về Tình hình Nhân quyền Năm 2016 mà Bộ Ngoại giao Mỹ công bố hồi gần đây,
những vấn đề nhân quyền lớn nhất ở Việt Nam là những hạn chế nghiêm ngặt của chính
phủ đối với những quyền chính trị của công dân, “đặc biệt là quyền của họ được
thay đổi chính phủ thông qua những cuộc bầu cử tự do và công bằng.” Ngoài ra còn
có những giới hạn nhắm vào những quyền dân sự của công dân, bao gồm quyền tự do
tụ tập, lập hội và biểu đạt.
Tổ
chức Theo dõi Nhân quyền nhận định rằng thành tích nhân quyền ở Việt Nam “vẫn rất
nghiêm trọng ở khắp các lĩnh vực.”
Dân
biểu Ed Royce trước đây từng giới thiệu hoặc đồng giới thiệu một số dự luật
trong Hạ viện nhằm cải thiện tình hình nhân quyền ở Việt Nam, như Đạo luật Nhân
quyền Việt Nam (2015) cổ súy tự do, nhân quyền và nền pháp trị như là một phần
trong mối quan hệ Hoa Kỳ-Việt Nam, hay Đạo luật Chế tài Nhân quyền Việt Nam
(2014) kêu gọi áp đặt chế tài lên những quan chức Việt Nam đồng lõa trong những
vụ vi phạm nhân quyền nhắm vào người dân Việt Nam.
Hồi
tháng 9 ông Royce đã gửi một bức thư gửi lời chia buồn và lên án việc nhà chức
trách Việt Nam phá bỏ Chùa Liên Trì ở thành phố Hồ Chí Minh trong khuôn khổ một
dự án phát triển đô thị.
Cũng
liên quan tới tình hình nhân quyền Việt Nam, Ủy ban Cứu trợ Người Vượt biển
(BPSOS) hôm 17 tháng 3 đã hoàn tất và đệ trình danh sách 168 tổ chức, cá nhân,
kể cả quan chức cao cấp, vi phạm nhân quyền trầm trọng ở Việt Nam lên Bộ Ngoại
Giao Hoa Kỳ để áp dụng các chế tài trừng phạt theo Đạo Luật Nhân Quyền Toàn Cầu
Magnitsky.
Đạo
luật này thông qua bởi cựu Tổng thống Barack Obama vào tháng 12 năm ngoái quy định
các biện pháp trừng phạt đối với những cá nhân, tổ chức bị chính phủ Mỹ coi là đã
tham gia các hoạt động tham nhũng hay vi phạm nhân quyền.
Theo luật này, một số các
Ủy ban của Hạ và Thượng viện (bên lập pháp), hay bộ phận chuyên trách dân chủ,
nhân Quyền và lao Động trong Bộ Ngoại Giao (bên hành pháp) đều có thể lập ra
danh sách đề nghị chế tài. Nếu đề nghị được chấp thuận thì những cá nhân hay tổ
chức bị nêu tên sẽ bị đóng băng tài sản ở Mỹ cũng như bị cấm nhập cảnh vào Mỹ.